Giày vải của Triệu Yến đã rách nát không thể vá được nữa, ta thật sự không vá nổi, chỉ có thể năn nỉ tỷ tỷ làm cho hắn một đôi mới.
Tỷ tỷ vừa may giày vừa ngẩng đầu nhìn ta nhiều lần, muốn nói lại thôi, lông mày nhíu chặt, đợi đến khi may xong đôi giày mới, cuối cùng không nhịn được hỏi ta: "Muội thích hắn à?"
Ta đang chuẩn bị đi bán đậu phụ, bị nàng làm giật mình đánh rơi đòn gánh, đập vào ngón chân, nhăn nhó cãi lại: "Làm gì có! Muội, muội chỉ là cảm thấy nợ huynh ấy một ân tình lớn! "
Tỷ tỷ lại lẩm bẩm một mình: "Triệu Yến ấy à, nhìn cũng được, nhưng ta phải tìm hiểu thêm đã.
Thế này đi, đợi tướng quân về, ta sẽ nhờ chàng ấy làm mối! "
"Không không không! " Ta lắp bắp, "Tỷ tỷ! Muội, muội không có ý định lấy chồng!"
Tỷ tỷ hoàn toàn không nghe lời ta, lại lôi bọc vải ra đếm xem đã dành dụm được bao nhiêu tiền.
Thấy ta nép sát tường định chuồn, tỷ tỷ tiện tay nhéo một hạt đậu, từ nơi cách xa tám trượng ném trúng ngay trán ta: "Chưa nói xong mà! Muội cứ như con khỉ nghịch ngợm ấy.
Thôi được rồi, về sớm nhé.
"
Ta thầm lẩm bẩm sao tỷ tỷ lại ném chuẩn thế, nhét đôi giày vải mới làm vào ngực, đẩy xe ra phố.
Bán đậu phụ xong, ta như thường lệ đi rình Triệu Yến.
Kết quả còn chưa thấy Triệu Yến đâu, bỗng nhìn thấy một đám ăn mày nhỏ đánh nhau ở đầu phố, mà Đông Tử - đứa trước đây chỉ đường cho ta - đang bị chúng đè xuống đất đánh túi bụi.
Bọn trẻ vừa đánh vừa la hét: "Đánh c.
h.
ế.
t nó đi, đánh c.
h.
ế.
t cái thằng không ra nam không ra nữ này đi!"
Ta chạy tới kéo chúng ra, quát: "Đều là thân phận long đong, đánh nó làm gì!"
Một đứa ăn mày lớn tuổi hơn thản nhiên nói: "Ai bảo nó là thằng hoạn, nhìn thấy nó là chúng ta bực mình!"
Nói xong, đám trẻ giải tán, để lại Đông Tử nằm trên đất ôm đầu nức nở, dưới thân còn có một vũng nước tiểu.
Ta đỡ Đông Tử dậy.
Cậu bé bị đánh bầm dập mặt mày, xấu hổ che cái quần ướt đẫm nước tiểu, nước mắt lưng tròng nhìn ta, trong tay nắm chặt nửa cái bánh cứng.
Ta đành phải đưa cậu bé về nhà, định bảo nó cởi y phục ra để ta giặt, nhưng nó lại sợ hãi túm chặt lấy cạp quần, khuôn mặt nhỏ nhắn tái mét.
Tỷ tỷ bước ra khỏi phòng, do dự nhìn Đông Tử một cái, rồi nói nhỏ với ta: "Muội vào trong đi, để tỷ tỷ giặt cho nó.
"
Ta không biết tỷ tỷ đã nói gì với Đông Tử, nhưng khi ta nấu cơm xong, Đông Tử đã tắm rửa sạch sẽ, ngồi trên ghế đẩu để tỷ tỷ lau tóc cho, đôi mắt to tròn đảo qua đảo lại, thỉnh thoảng lại len lén liếc nhìn tỷ tỷ.
Buổi tối ba chúng ta cùng ăn một bữa cơm nóng, Đông Tử cúi đầu húp cháo, không dám động đến thức ăn.
Ta liền gắp thức ăn vào bát cho nó, nói: "Ăn hết rồi lấy thêm.
"
Ai ngờ nó đột nhiên khóc òa lên, vừa sụt sịt, vừa nước mắt lưng tròng ăn sạch cơm canh trong bát.
Đêm đó, cậu bé ngủ ở cuối giường, cuộn tròn như một cây nắm nhỏ ở góc tường, trên mặt vẫn còn vương nước mắt.
Tỷ tỷ ngồi bên cạnh phe phẩy quạt cho cậu bé một lúc, đợi nó ngủ say, liếc mắt ra hiệu cho ta.
Hai tỷ muội ra sân, tỷ tỷ bất ngờ nói nhỏ: "Ta muốn nuôi nó.
"
Ta sững sờ, nghe tỷ tỷ tiếp tục: "Ta bị ép uống hồng hoa, cả đời này sẽ không có con được nữa.
Đông Tử cũng giống như ta, đều không toàn vẹn, chi bằng hai ta nương tựa vào nhau.
"
Cứ như vậy, trong gia đình nhỏ của ta và tỷ tỷ có thêm một "đệ đệ".
Đông Tử năm nay tám tuổi.
Rửa sạch khuôn mặt nhỏ nhắn, là một đứa trẻ xinh xắn môi đỏ răng trắng.
Cậu bé rất hiểu chuyện, tự giác giúp ta xay đậu, giúp tỷ tỷ giặt giũ quét dọn.
Chơi thân với ta rồi, cậu bé mới thổ lộ "bí mật" của mình.
Cũng như ta, mẹ nó mất sớm, trong nhà tính cả nó thì có đến bảy tám đứa con, cha nó nuôi không xuể, nên sinh lòng bất chính.
Trong làng có một ông "Tam gia gia", vốn là thái giám già, nghe đồn từng hầu hạ vài vị nương nương.
Già rồi xuất cung, nhờ của cải ban thưởng tích cóp bấy lâu mà sắm được nhà cửa to lớn.
Một ngày, cha của Đông Tử uống say, nhìn lũ trẻ trong nhà đang há miệng chờ ăn, càng nhìn càng thấy phiền, bỗng dưng cảm thấy làm thái giám cũng tốt, còn được ăn lương của triều đình.
Thế là ông ta hồ đồ, túm lấy Đông Tử - đứa nhỏ tuổi nhất, ấn nó lên bàn, lột quần nó ra, cầm con d.
a.
o làm bếp, phun ngụm rượu, rồi một d.
a.
o c.
h.
é.
m xuống.
Đông Tử mạng lớn, tiếng kêu thảm thiết đã dẫn một thẩm thẩm hàng xóm đến, đưa cậu bé đến chỗ thầy lang, may mắn giữ được mạng sống.
Cha nó vẫn không hối cải, cho rằng mình đã tìm cho con một con đường tốt.
Đợi đến khi cầm m.
á.
u được, ông ta lôi cậu bé đi tìm Tam gia gia, muốn vị thái giám già này tiến cử Đông Tử vào cung.
Nào ngờ Tam gia gia cười ngặt nghẽo, cười xong bịt mũi nói với vẻ chán ghét: “Ngu xuẩn, hoàng cung đâu phải nơi muốn vào là vào! Tội nghiệp thằng bé, bị cha ruột hoạn như heo con, sau này sống c.
h.
ế.
t còn chưa biết! Xui xẻo!”
Cha Đông Tử lúc này mới nhận ra nhát d.
a.
o của mình không mang lại vinh hoa phú quý cho con, mà lại cắt đứt đường con cái của nó.
Vết thương của Đông Tử mãi không lành, cha cậu bé vì muốn vứt bỏ gánh nặng này, đã bỏ cậu bé lại nơi rừng thiêng nước độc.
Nhưng cuối cùng cậu bé vẫn sống sót, không dám về nhà, một đường đi thẳng xuống núi, đi mãi, cuối cùng theo dòng người tha hương đến đây.