Tinh Linh Nước Mang Hoa Mặt Trăng

"Con trai mẹ nấu cháo ngon quá ta." - Cô lấy tay xoa đầu Minh Lâm khi đang ăn từng muỗng cháo do cậu đưa.

"Nếu mẹ thấy ngon thì cứ ăn nhiều vào, con nấu dư lắm đấy." - Cậu thổi đừng nhẹ trên bề mặt muỗng cháo.

"Thương con trai mẹ quá ta ơi! Hôm nay, con không đi học ah?"

"Con được nghỉ." - Cậu ấp úng đáp.

"Vào đi cháu." - Cô đưa tay gọi Diệp Thư vào.

"Cháu chào bác, bác đỡ hơn chưa? Đây là chút quà của mẹ cháu."

"Quý hóa quá, đến thăm là vui rồi quà cáp làm gì. Bác đỡ nhiều rồi cháu. Hôm nay, thằng Lâm nhà bác nghĩ học cậu có xin phép không cháu." - Cô lườm Minh Linh nhưng vẫn mang nụ cười trên gương mặt.

"Dạ có, cậu ấy nói với cháu rồi."

"Vậy con trai bác làm phiền bác rồi. Này Lâm, mẹ muốn ăn ít trái cây con đi mua dùm mẹ nha để Diệp Thư ở đâu chơi với mẹ tí. Lâu lâu, mới gặp được con bé."

"Rồi, con biết rồi." 

Sau khi Minh Lâm ra khỏi cửa, cô ngắm nhìn tia nắng vàng chiếu qua khung cửa của tiế trời sắp chớm đông giá lạnh. Những cành cây trụi lá run rẩy trong cơn gió, với những chú chim đang hót ríu rít như lời than: "Sao nay trời lạnh thế?" trước cái lạnh cuối thu, cô cười vì suy nghĩ trẻ con đó của mình. Rồi cô đưa mắt ngắm nhìn những bệnh nhân đang dảo bước thư thản dưới khu vườn đầy những loài hoa xinh đẹp, nhưng có lẽ nhiều nhất là Hoa Mười Giờ loại lớn. Cô nhắm mắt lại hưởng thức nó một lần nữa rồi cô quay sang cầm tay Diệp Thư:

"Con trai bác lúc nào cũng làm phiền cháu hết phải không?" - Một giọng nói ân cần của người phụ nữ đã ngoài trung niên.

"Không đâu bác, cậu ấy không làm phiền cháu nhiều lắm đâu. Dù sau con với vậu ấy cũng là bạn mà." - Lòng cô chút thắt lại khi nhắc về Lâm như một người "bạn".

"Cháu biết không từ ngày cha nó mất. Nó cứ như vậy suốt, lầm lầm, lì lì chẳng chịu nói chuyện với ai. Rồi ngày qua ngày, nó càng trở nên đơn độc. Nhiều khi bác thấy nó ngồi trước nhà mà nó khóc đó con, nhìn mà tội nó nhưng bác cũng không thể giúp gì. Chỉ biết lẳng lặng nhìn nó như thế." - Cô uống nhẹ ly trà trên tay. - "Nuôi nó từ nhỏ, nên hiểu tính thằng Lâm này lắm. Nó ngoan hiền, dễ bảo, ngoài thì anh hùng vậy đó chứ nó chỉ là anh hùng rơm thôi. Nhưng từ khi ba nó mất, no đã bắt buộc mình phải đóng vai một người hùng thật sự đấy Thư. Mới mười mấy tưổi đầu, mà phải lăn lộn với cuộc đời rồi. Thân bác là mẹ nó, mà chẳng giúp gì được cho nó cả trong người con mắc bệnh nữa. Cuộc sống giờ là thêm cái mạng này nữa, cứ đè nặng dần trên vai nó. Mấy ngày mà cô giáo nó gọi về báo cáo tình học tập sa sút của nó mà bác buồn lắm. Không phải vì kết quả học tập, là vì bác nên nó mới như thế. Dần dần, nó mới trở nên ngổ ngáo như bây giờ. Bác nhớ lúc trước, nó còn nhỏ thật." - Ánh mắt trẻ trung nhưng đã già cõi theo thời gian, theo gánh nặng của cuộc đời mang theo niềm buồn gửi gắm xuống ly trà trước mặt.

"Con không ngờ, cậu ấy lại ra như vậy?" 

"Ừm nó là vậy đấy, nhưng giờ bác yên tâm hơn đôi phần rồi." - Cô nhìn Diệp Thư với ẩn ý. - "Từ dạo gần đây, nó về nhà là hay kể chuyện về cháu lắm. Nào là nhỏ bốn mắt thế này, là thế nọ. Chưa bao giờ nó nói nhiều về một người nào khác như vậy. Nó thay đổi nhiều lắm, có lần bác thấy nó ngồi làm toán ở bàn mà mắc cười lắm, vò đầy bứt tóc để làm làm cho đến khi ra mới thôi. Mặt dù kế bên là cuốn tập của con đấy. Thằng bé lúc nào cũng cố gắng quá sức hết quá ta ơi. Dù sao thì bác cũng cảm ơn con nhiều lắm. Nhờ con mà nó mới thay đổi, thay đổi nhiều lắm đấy." - Cô siết chặt bàn tay Thư.

"Hãy thay Bác chăm sóc cho nó nha, giờ bác đã trở thành người "cần chăm sóc" rồi." - Cô cười lên thành tiếng.

"Dạ, con biết rồi."

"Con mua thanh long về rồi đây, mày ăn luôn đi bốn mắt. Tao mua dư nhiều lắm."

"À đúng rồi, cảm ơn con về đôi găng tay luôn nha Thư. Nó đẹp lắm! Cả con nữa Minh Lâm."

Minh Lâm, Diệp Thư ra về khi mẹ cậu đã chìm vào giấc nghỉ trưa nhẹ nhàng một cách vui vẻ. Cậu chở cô về, nhưng lần này cô nằng nặc đòi Minh Lâm cho cô chở. Vì cô muốn chăm sóc cậu, và cơn gió trưa khẽ hát lên những tiếng sáo vi vu trên nền trời trong veo áng mây ấy.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui