Tiết Diệu Dẫn thấy anh không ăn được cay, không khỏi bộc phát lương tâm, đưa những món không cay và ít cay đến trước mặt anh: “Món kiến leo cành cây và bánh bột lọc thanh đạm, Thiếu soái có thể nếm thử.”(*) Kiến leo lên cây là một món ăn Tứ Xuyên cổ điển trong ẩm thực Trung Quốc.“Hay ăn món mặn lắm sao?” Thẩm Đạc thấy cô rất chuyên nghiệp, bèn hỏi một câu.Tiết Diệu Dẫn nghĩ sinh hoạt hằng ngày khác nhau rất lớn thì sẽ là một điểm lợi, gật đầu lia lịa: “Nhà chúng tôi đều thích, ngày ba bữa đều ăn như thế này, nếu không tinh thần sẽ xuống dốc.
Tôi thấy Thiếu soái không ăn được cay, đôi ta đúng là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược mà.”Không biết Thẩm Đạc có hiểu ý tứ của cô hay không, chỉ quẳng lại một câu: “Đau dạ dày.”Tiết Diệu Dẫn xuất thân là dân học trung y, nên rất bận tâm đến thân thể, nghe anh nói thế liền nhắc nhở mấy câu: “Vậy Thiếu soái nên chú ý đến việc ăn uống, ăn ít nhưng chia nhiều bữa nhỏ, lấy thanh đạm làm chủ chốt, kỵ thuốc, kỵ rượu và kỵ cay nữa.” Tiết Diệu Dẫn vừa nói vừa lấy hết những món đồ cay nhiều ớt ra khỏi chỗ của anh, đổi thành các món thanh đạm như xào và hấp.Thẩm Đạc nghe cô nói rất có logic, không khỏi nhớ đến cha mình từng thổi phồng trung y tốt như thế nào.
Bây giờ lại thấy, cưới một cô nàng trung y về đúng là có lợi thật.Tuy rằng khẩu bị của hai người khác nhau rất nhiều, nhưng bữa ăn này cả chủ lẫn khách đều khá là vui.Tiết Diệu Dẫn chú trọng đến dáng người, cơm nước xong xuôi sẽ không lười vận động, vậy nên nói là sẽ đi bộ về.Tiết Chính Dương thấy sắc trời hẵng còn sớm, Thẩm Đạc vẫn ở đây, nghĩ ngợi rồi dẫn năm bà vợ lẽ ngồi xe về trước.Tiết Diệu Dẫn tiễn anh trai chị dâu đi rồi quay lại nhìn Thẩm Đạc đứng bên cạnh, vừa định há miệng thì bắt gặp ánh nhìn của Thẩm Đạc.
Hai người đều mới nói được một từ ‘anh/cô’, sau đó liền giằng co trong yên lặng.Tiết Diệu Dẫn nhìn dòng người lui đến, nhấp môi chủ động lên tiếng: “Nếu Thiếu soái không bận thì cùng dạo bộ một đoạn nhé.”Thẩm Đạc không hé răng, phất tay với cấp dưới rồi đi đến bên cạnh cô.Tuy rằng tiết trời vẫn chưa ấm lên, nhưng Việt Châu phồn hoa sẽ không bao giờ là tĩnh lặng.
Bóng đêm chưa rủ xuống, mà thành phố đã xa hoa trụy lạc.Mà thành phố huyên náo này, một nửa đã là công lao của nhà nhà họ Thẩm.Trước khi Tiết Diệu Dẫn xuất ngoại đã nghe rất nhiều lời về Thẩm Đạc, nhưng so với những câu chuyện huyền thoại về anh thì cô lại càng tò mò về chuyện tại sao anh lại đồng ý với cuộc hôn nhân này hơn.Người mà ngay cả Vô Định Đường cũng có thể nuốt chửng được, thì hẳn sẽ không có chuyện không làm chủ được chuyện hôn nhân của mình đâu.Tiết Diệu Dẫn có nghi vấn trong lòng, cũng không muốn vòng vo quanh co, hỏi thẳng thừng: “Tại sao Thiếu soái lại đồng ý với hôn ước này?”Thẩm Đạc thoáng suy tư, song không tìm ra được lý do, chỉ vì cụ già trong nhà vừa mắt, lại thêm anh cũng đã đến tuổi rồi thôi.Có điều, Thẩm Đạc vẫn uyển chuyển nói lời cao thâm, “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa.”Tiết Diệu Dẫn cân nhắc ý tứ trong câu nói này, xem ra cũng hiểu được mấy phần.
Ngày này có thể nói rất có ý nghĩa với Thẩm Đốc quân và ông nội cô, tuy rằng nhà họ Tiết không được đặt song song được với một trong bốn gia tộc lớn, nhưng cũng có được cơ nghiệp trăm năm, đây gọi là địa lợi, có điều về phần nhân hòa thì…Tiết Diệu Dẫn đứng yên, nhếch cằm nhìn ‘khoảng cách’ giữa mình và Thẩm Đạc ngày một xa, đến tận bây giờ, số câu giao tiếp giữa hai người chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay, làm thế nào cũng không đạt được đến ‘nhân hòa’, vậy nên chuyện hôn nhân này vẫn còn thiếu chút gì đấy.“Thẩm Đốc quân là người trọng tình trọng nghĩa, ông cụ cũng vì bận tâm đến lời hứa hẹn với ông nội tôi, mới ép buộc anh đồng ý với cuộc hôn nhân này.
Có điều tôi cũng không phải kẻ càn quấy, nếu trong lòng Thiếu soái có người thương thì cứ nói thẳng với tôi, chúng ta đều không có tình cảm với nhau, nếu thế Thẩm Đốc quân cũng sẽ không cưỡng cầu.”.