Tình sử Angélique

Đầu mùa hè năm 1648, u già Phăngtin bắt đầu phỏng đoán rằng bọn cướp và những đạo quân sắp tràn qua. Cho đến lúc này vùng quê có vẻ yên ổn nhưng bà vú xưa nay thường linh cảm được nhiều điều, bây giờ đã “ngửi” thấy mùi của bọn cướp giữa những ngày hè nóng nực. Tối hôm đó Angiêlic quyết định đi câu lươn với chú chăn cừu Nicôla. Chẳng hề báo trước, cô phóng xuống túp nhà tranh nơi gia đình Nicôla ở - cái xóm nhỏ gồm ba, bốn căn nhà lụp xụp ở ven khu rừng Niôn rộng bao la. Cánh đồng mà gia đình bác Méclô cấy rẽ thì lại thuộc sở hữu của Nam tước Xăngxê. Nhận ra con gái ông chủ, bà tá điền mở vung nồi thức ăn đang đun trên bếp và ném thêm vào một miếng thịt mỡ cho canh có thêm hương vị. Angiêlic đặt lên bàn một con gà giò cô vừa mới bóp cổ trong sân sau của tòa lâu đài. Đây không phải là lần đầu cô bé tự thiết đãi mình ở bàn ăn nhà nông dân; và cũng như mọi lần; cô không quên mang theo một quà tặng nhỏ: theo tục lệ phong kiến, chỉ lãnh chúa mới có quyền có những chuồng gà và chuồng chim bồ câu trong cả vùng chung quanh lâu đài của mình.
Người tá điền đang ngồi cạnh bếp lửa ăn miếng bánh mì đen. Cô gái lớn của bác, Phrăngxin đến hôn Angiêlic. Lớn hơn Angiêlic hai tuổi, cô phải coi sóc các em trai nhỏ từ khá lâu rồi, và không còn được cùng đứa em lang thang như trước nữa. Cô ta tính nết dịu dàng, lễ phép và có đôi má xinh xắn hồng hào tươi mát. Bà Xăngxê mong muốn sẽ mượn cô làm gái hầu phòng thay chân Nanet, vì cô này hỗn hào khiến bà khó chịu. Ăn xong bữa tối, Nicôla kéo riêng Angiêlic ra một chỗ bảo:
- Ra ngoài chuồng bò đi, tôi sẽ kiếm một cái đèn xách tay.
Họ ra khỏi nhà. Đêm đã tối mịt, trời sắp nổi giông bão. Vào rừng càng tối đen hơn. Hai đứa bé chả mấy chốc đã tới một con suối; chúng lấy mấy cái giỏ có gài những mẩu thịt mỡ làm mồi đặt trên lòng suối. Thỉnh thoảng chúng nhấc giỏ lên, thấy ngọ nguậy những búi lươn xanh bị ánh đèn thu hút vào. Chúng cúi xuống gỡ lươn, ném vào một cái thúng đem theo. Bỗng nhiên cả hai ngồi thẳng người lên.
- Này, có nghe thấy tiếng gì không?
- Có, có người nào kêu.
Hai đứa bé đứng yên một lúc rồi lại tiếp tục bắt lươn, nhưng chả mấy chốc đã dừng lại.
- Lần này tớ nghe rõ lắm. Đúng có ai k
- Tiếng kêu từ trong xóm đấy.
Nicôla nhanh chóng thu nhặt dụng cụ câu lươn và quàng thúng lên lưng, còn Angiêlic xách đèn. Bước thật êm nhẹ, hai đứa quay về trên một lối mòn phủ rêu. Ra tới gần bìa rừng, chúng đứng sững: một quầng sáng hồng lọc qua khe lá, chiếu rõ các thân cây.
- Sao trời sáng đấy à?
- Không, có đám cháy.
- Trời ơi! Có lẽ là nhà cậu cháy đấy! Mau lên!
Nhưng thằng bé giữ Angiêlic lại:

- Khoan đã! Kêu thét ầm ĩ thế thì đâu phải là đám cháy. Có chuyện gì khác rồi.
Cả hai rón rén tiến ra những cây to đầu tiên ở ngoài rừng. Một bãi cỏ dốc thoai thoải xuống phía căn nhà gần nhất là gia đình nhà bác Méclô; rồi xa hơn khoảng năm trăm thước nữa là ba cái nhà tranh khác ở bên đường cái. Một trong ba nhà này đang bốc cháy. Những ngọn lửa lan trên mái chiếu sáng từng đám người đông đặc la hét, lao vào các căn nhà tranh rồi lao ra khiêng các tảng thịt sấy và cướp các con bò, con lừa lôi đi. Khối người đông nhất từ đường cái đổ về, tràn qua những cây gậy và ngọn giáo giương lởm chởm, dòng người ào tới trang trại của gia đình Méclô, tràn ngập toàn khu vực rồi cuồn cuộn kéo về Môngtơlu. Nicôla nghe thấy tiếng mẹ mình kêu. Có một tiếng súng nổ. Ông già Méclô đã kịp tháo khẩu súng trường cũ kĩ của mình xuống và nạp đạn. Nhưng chỉ lát sau ông ta đã bị lôi sền sệt ra sân và bị bọn cướp đánh túi bụi bằng gậy.
Angiêlic trông thấy một phụ nữ mặc áo sơ mi vừa chạy qua sân, vừa kêu khóc. Mấy tên cướp đuổi theo. Người phụ nữ tìm cách chạy trốn vào rừng nhưng bị chúng tóm được và lôi qua cánh đồng cỏ.
- Đấy là chị Polét - Nicôla
Hai đứa bé đứng dựa vào nhau đằng sau thân một cây sồi cực lớn theo dõi cảnh tượng khủng khiếp, mắt trố ra và nấc lên khiếp sợ. Nicôla lại thốt lên:
- Bọn chúng cướp đi con lừa và con lợn của nhà mình rồi!
Đến lúc tảng sáng, lửa lụi dần trở thành vàng vọt. Những tên cướp đã không đốt các túp lều tranh khác. Vì số đông trong bọn chúng đã không thèm dừng chân ở cái xóm nhỏ vô danh này. Chúng đang mải mê lao về phía Môngtơlu. Những tên đã dừng lại cướp bóc bốn túp lều trong xóm thì bây giờ cũng đã rời bỏ nơi chúng vừa gây tội ác. Người ta có thể nhìn thấy những quần áo rách rưới, những gò má hốc hác và râu ria lởm chởm của chúng. Có tiếng chúng gọi nhau ơi ới qua làn sương mù sáng sớm bốc lên trên khu đầm lầy. Chỉ độ mươi lăm đứa còn ở lại. Đi quá trang trại nhà Méclô một chút chúng dừng lại khoe nhau “chiến lợi phẩm”. Qua điệu bộ và giọng nói của chúng thì thấy chúng chê của vơ được quá nghèo nàn: một ít khăn trải giường và khăn tay, mấy cái bình, hũ, nồi niêu, cùng với Bánh mì cứng và ít phó mát. Mấy đứa bị lùa đi trước. Rồi những tên ăn cướp cuối cùng cũng thu thập nốt mẻ lưới tồi tàn của chúng chia thành vài ba bao tải, để tiếp tục lang thang đi nơi khác, chẳng buồn ngoái cổ lại. Angiêlic và Nicôla chờ một lúc lâu rồi mới rời nơi ẩn nấp trong đám cây rừng. Mặt trời rực rỡ đã làm sương tan trên đồng cỏ, khi hai đứa bé mạo hiểm đi xuống cái xóm nhỏ lúc này đã im lìm một cách kì lạ. Khi đến gần trại của nhà Méclô đôi bạn nghe thấy tiếng khóc của một đứa con nít.
- Đứa em trai nhỏ của tôi đấy. - Nicôla thì thầm. Ít nhất thì nó cũng còn sống.
Vẫn sợ một vài tên cướp còn sót lại chăng, hai đứa bé rón rén mò vào trong sân, tay cầm tay và hầu như đi một bước lại dừng một bước. Đầu tiên chúng vấp phải ông già Méclô, mặt gục xuống đống phân bò. Nicôla cúi xuống cố sức nâng đầu bố em lên, nói:
- Chắc bố mình chết mất rồi, nhìn xem, bố trắng bệch ra thế này. Mọi khi bố vẫn hồng hào biết bao!
Bên trong túp nhà, đứa con nít đang gào khóc. Ngồi trên cái giường bị đạp đổ xuống đất, em bé ngọ nguậy nắm tay nhỏ xíu một cách đáng thương, Nicôla vội chạy đến bếem lên, nói:
- Tạ ơn Đức Bà thiêng liêng, em bé bỏng của tôi không việc gì.
Angiêlic trố mắt khiếp sợ nhìn Phrăngxin. Cô gái nằm sõng sượt trên đất, người trắng bệch và mắt nhắm nghiền. Angiêlic lẩm bẩm:

- Nicôla ơi, cái gì… chúng nó làm gì chị ấy vậy?
Nicôla quay sang nhìn chị gái và bỗng vẻ mặt trở nên khủng khiếp, khiến em già hẳn đi. Đưa mắt nhìn ra ngoài cửa, cậu ta lầu nhầu chửi rủa:
- Lũ lợn! Lũ lợn hôi thối!
Nicôla trao đứa con nít cho Angiêlic một cách cục cằn:
- Giữ nó hộ.
Và cậu bé quỳ xuống bên chị gái, ngượng ngùng kéo thấp cái váy trong đã rách bươm.
- Chị Phrăngxin, em đây, Nicôla đây. Trả lời em đi, chị không bị chúng giết chết đấy chứ?
Từ chuồng bò cạnh nhà có tiếng rên rỉ. Mẹ cậu bước vào và rên lên, người cúi gập:
- Con trai mẹ đấy ư? Ôi, các con đáng thương, các con khốn khổ của mẹ ơi! Tai họa biết bao! Bọn chúng đã cướp đi mất cả con lừa, cả con lợn và tất cả tiền dành dụm của nhà ta. Mẹ vẫn luôn luôn giục bố các con đem tiền chôn giấu đi mà bố không nghe!
- Mẹ có bị chúng hành hạ không mẹ?
- Không phải lo lắng cho mẹ. Mẹ là một phụ nữ đứng tuổi rồi, không còn ngây dại gì nữa. Thế nhưng khổ cho Phrăngxin đáng thương của mẹ, con gái bé bỏng dịu dàng biết chừng nào, khéo không nó chết mất thôi. Bà mẹ ôm con gái vào lòng, vừa khóc vừa vỗ về đu đưa con trong đôi cánh tay nông dân to chắc.
- Các em con đâu cả rồi, mẹ? - Nicôla hỏi.
Tìm kiếm một hồi lâu, ba người mới tìm thấy ba đứa trẻ con khác, một đứa trai và hai đứa gái, nấp kín trong cái hòm to đựng bánh mì, khi bọn cướp xông vào nhà lôi bà mẹ và chị gái chúng ra ngoài cưỡng hiếp.

Một người láng giềng đến hỏi thăm. Rồi những người dân khốn khổ trong xóm cũng tới để cùng nhau xem xét hậu quả tai ương. Có hai người thiệt phận phải chôn cất: ông già Méclô và một ông già khác cũng tìm cách dùng súng chống trả. Những nông dân khác thì bị bọn cướp trói vào ghế và đánh đập nhưng không đến nỗi thành tàn phế. Không có đứa trẻ con nào bị bóp cổ. Một bác tá điền đã kịp phá cửa chuồng bò cho đàn bò của mình chạy tản ra cánh đồng, chắc chắn là sau này sẽ tìm lại được. Nhưng nhiều quần áo, vải tốt đã bị cướp đi cùng với toàn bộ củi tốt để đốt lò sưởi, và chỉ rất ít lương thực và rất ít tiền dành dụm thoát khỏi bàn tay vơ vét.
- Ta phải rời bỏ chỗ này thôi - bác Méclô gái nói, hai cánh tay vẫn ôm chặt cổ cô con gái. Phrăngxin còn bất tỉnh - có thể là những toán cướp khác còn tràn tới được đây.
- Ừ phải. Chúng ta nên chạy vào rừng với những bò ngựa còn sót được. Trước đây, khi quân lính của ngài Risơliơ tràn đến, chúng ta cũng đã làm thế mà.
- Chúng ta nên chạy về Môngtơlu
- Về Môngtơlu à? Chính đấy là nơi bọn chúng nó đang cướp phá kia mà!
- Thôi hãy đến trú trong lâu đài của lãnh chúa đi - một người nêu ý kiến.
Tất cả bằng lòng ngay.
- Phải đấy về lâu đài đi.
Linh cảm do cha ông để lại đã thúc đẩy đám nông dân đổ xô về dinh cơ lãnh chúa để trú ẩn sau những bức tường thành và ngọn tháp của nhà quý tộc cai quản họ, về cái lâu đài từ mấy thế kỉ đã tỏa bóng che chở vùng đồng ruộng này.
- Phải rồi, ta về lâu đài - Angiêlic nói - nhưng chớ có đi theo đường cái hoặc theo những lối mòn tắt qua các cánh đồng. Bởi vì nếu bọn cướp còn ở quanh quẩn đây thì đi như vậy sẽ không lọt tới cửa lâu đài được. Ta chỉ có thể đi xuống phía những bãi lầy đã cạn khô và tiến về phía lâu đài men theo đường hào lớn. Phía đó có một cái cửa nhỏ đã bỏ từ lâu không ai dùng đến, nhưng tôi biết cách mở cửa này để vào lâu đài.
Angiêlic không muốn nói rõ là chính cánh cửa nhỏ này bị chặn một nửa với gạch vụn của một đường hành lang ngầm dưới đất, lại là lối đi cô nhiều lần dùng đến để lén ra ngoài lâu đài dạo chơi; còn một trong những ngọn tháp cao ở một góc lâu đài là nơi bí mật cô ta giấu cha là Nam tước Xăngxê đến pha chế những thứ thuốc nước thần diệu theo gương mụ phù thủy Mêludin.
Đám nông dân lắng nghe Angiêlic một cách tin tưởng. Bấy giờ mấy người nhận ra cô con gái ông lãnh chúa ở trong xóm của mình. Nhưng mọi người hầu như đã quen coi cô bé như một nàng tiên nhỏ giáng trần nên cũng chẳng ai ngạc nhiên gì lắm khi thấy cô bé xuất hiện đúng vào lúc họ gặp tai họa.
Thế là Angiêlic dẫn đầu đám nông dân đi vòng qua đám sình lầy dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt mày đen nhẻm đất bùn, cô bé thúc giục những người nông dân rảo bước đi lên. Cô dẫn họ đi qua cái cửa nhỏ bí mật nhìn ra đường hào đã bỏ quên, rồi vào hành lang đào dưới đất. Khí lạnh xộc lên làm đám người thấy mát mẻ, nhưng trẻ con kêu khóc vì sợ tối.
- Nào, nào, đừng sợ! - Angiêlic cất tiếng nói dỗ dành - sắp đến nhà bếp rồi, và u già sẽ cho các em ăn xúp nhé.
Theo gót chân cô con gái Nam tước, đoàn nông dân trèo lên những bậc thang lung lay, chân vấp, miệng rên rỉ, rồi đi qua những phòng rộng đầy những gạch vụn, chuột cống chạy tứ tung, Angiêlic tiến thẳng không chút ngập ngừng: đây là vương quốc riêng của c

Khi cả bọn đi tới gian phòng rộng lớn, tiếng nói ồn ào làm họ lo ngại một lúc. Nhưng cả Angiêlic và những người nông dân đi theo cô không ai nghĩ rằng tòa lâu đài có khả năng bị tấn công. Đến gần nhà bếp, ai nấy đều phấn chấn khi ngửi thấy mùi thơm của xúp và rượu nho. Chắc chắn là ở đây rất đông người, nhưng không phải là bọn cướp, vì tiếng nói của họ nhỏ nhẹ chậm rãi và hơi buồn. Đấy là những nông dân trong làng và các trang trại đã đến đây trước đoàn của Angiêlic, cũng để trú ẩn bên trong những bức tường lâu đài cũ kỹ.
Khi những người mới đến xuất hiện, tiếng kêu sợ sệt nổi lên khắp phòng, vì người ta lầm tưởng họ là kẻ cướp, nhưng trông thấy Angiêlic bà vú già chạy xô ra ôm chầm lấy cô bé:
- Ôi của quý của tôi! Còn sống! Lạy chúa, tạ ơn chúa. Tạ ơn Thánh Radơgong, thánh Hilerờ.
Lần đầu tiên Angiêlic đẩy u già ra, không thích được ôm hôn nồng nhiệt như vậy. Cô chẳng đã vừa mới chỉ huy “quân của mình” vượt qua những bãi sình lầy đó sao? Suốt mấy giờ liền cô đã thấy rõ ràng đoàn người khốn khổ theo sát gót chân mình. Mình không còn là trẻ con nữa! Một cách gần như thô bạo, cô bé vùng khỏi vòng tay ôm của u già Phăngtin.
- U cho họ ăn cái gì đi - cô bé ra lệnh.
Sau đó, gần như cảnh trong mơ, Angiêlic trông thấy mẹ lại gần với đôi mắt đẫm lệ, vuốt má cô. Bà nói:
- Con đã làm cho cả nhà lo sợ hết hồn, con gái mẹ ạ.
Rồi cô Puynsêri cũng đến, gầy đét như cành cây khô mắt đỏ hoe vì khóc nhiều, rồi cả bố, cả ông nội cũng đến. Angiêlic cảm thấy ngộ nghĩnh như xem đoàn người chạy trong đèn kéo quân vậy! Sau khi uống ừng ực hết một bát to rượu nho hâm với chất cay, cô bé say đờ đẫn và chìm dần vào trạng thái mê mẩn lâng lâng. Chung quanh mọi người đang bàn tán về những sự việc diễn ra trong đêm bi thảm vừa qua. Làng xóm bị cướp bóc, nhiều nhà bị đốt trụi, ông xã trưởng bị quẳng ra ngoài cửa sổ tầng gác mới xây thêm mà ông ta vẫn lấy làm hãnh diện. Khá nhiều người đã kịp chạy trốn: một số chạy vào rừngkhác luồn ra vùng đầm lầy, còn số đông chạy vào lâu đài. Có nhiều chỗ trong các sân và các phòng lớn làm chỗ trú cho đàn gia súc đã phải mất nhiều công sức mới cứu thoát được. Chẳng may vì bò ngựa tháo chạy mà một số tên cướp đã rượt theo đến tận cửa lâu đài. Tình trạng khá nguy ngập dù ông Nam tước còn có một khẩu súng trường. May mà ông già Guyôm đã đột nhiên nảy ra sáng kiến: lấy hết sức mình, ông già níu lấy những dây xích sắt đã gỉ của cái cầu treo bịt cổng thành của lâu đài và đã nâng được cầu lên. Tựa một bầy sói hoảng sợ, lũ cướp vội lùi lại trước cái hào sâu nước đọng đen ngòm. Tiếp đó đã diễn ra một cảnh kỳ lạ: ông già Guyôm đứng ở cổng thành la hét những lời chửi rủa bằng tiếng mẹ đẻ và giơ nắm đấm về phía kẻ thù rách rưới chạy đi chạy lại trong đêm tối. Bỗng nhiên một tên cướp đã đứng lại và trả lời bác Guyôm. Cuộc đấu khẩu gay gắt bằng thổ ngữ Đức cổ diễn ra trong đêm tối thấp thoáng những ánh lửa đám cháy. Không ai hiểu được Guyôm và tên đồng hương của bác nói gì với nhau. Nhưng kết quả, cả toán cướp không có đứa nào quay lại tấn công và đã rút hết khỏi làng Môngtơlu vào lúc tảng sáng. Bác Guyôm được coi là một vị “anh hùng” quân sự mà mọi người có thể tin cậy.
Rồi những nhà cháy rụi trong làng lại được dựng lại. Công việc làm khá nhanh, vì là nhà mái tranh vách đất. Những người nông dân bắt tay vào việc thu thập những thứ lương thực đã cất giấu được; lương thực vẫn còn tốt, đó là điều an ủi đối với nhiều người. Duy chỉ hai cô gái nhỏ tuổi, trong đó có Phrăngxin không hồi sức được vì đã bị bọn cướp cưỡng bức quá dã man, cả hai đều ốm nặng rồi qua đời.
Vụ cướp thật ra cũng không tác động gì nhiều đến cuộc sống bình thường ở bên trong lâu đài. Dĩ nhiên, ông nội già nua của Angiêlic hay than phiền nhiều hơn trước về sự không thần phục của những người theo đạo Tin lành, về những tai họa đã giáng xuống đất nước từ sau khi Đức vua nhân ái Angri đệ tứ thất lộc.
Hôm đó, nghe ông nội phàn nàn như vậy Angiêlic và cậu anh Gôngtơrăng đưa mắt nhìn nhau, vẻ đồng lõa: công việc hiện nay quả là hoàn toàn vượt ra ngoài tầm nhận biết của ông nội rồi!
Lũ cháu đều kính yêu cụ Nam tước già, nhưng ít khi chấp nhận những phán xét lỗi thời của cụ. Cậu con trai, nay đã gần mười hai tuổi tròn, cả gan nhận xét:
- Ông ạ, bọn cướp này đâu có phải dân Tin lành. Họ là những người công giáo đã chuồn khỏi quân đội vì đói ăn, cùng với những lính nước ngoài đánh thuê mà không được trả lương, chính họ nói vậy; hoặc giả họ còn là những nông dân ở những vùng có chiến trận ấy.
- Nhưng cớ gì bọn chúng kéo đến đây? Dầu sao ông cũng không tin được rằng bọn chúng lại không được bọn Tin lành giúp đỡ. Đành rằng ở thời ông, ông công nhận là quân đội trả lương cho lính ít tiền thật, nhưng vẫn trả đều đặn. Hãy tin lời ông, tất cả mọi cái lộn xộn như thế đều là do nước ngoài xúi giục, có lẽ là người Anh hoặc người Hà Lan đấy…
Thật khó mà hiểu rõ được anh chàng Gôngtơrăng: cậu ta ít nói và ưa ở một mình. Không có gia sư kèm cặp mà cũng không được đến trường trung học, cậu đành bằng lòng với chút kiến thức văn hóa sơ sài tiếp thu được của giáo viên tiểu học và linh mục trong làng. Phần lớn thời gian cậu ta rút lui về góc riêng ở gác xép của mình để nghiền những miếng đất sét pha màu, rồi đem dùng để bôi vẽ những hình kỳ quái mà cậu gọi là “bức tranh”, “bức họa”. Mặc dù cũng cẩu thả đối với bản thân mình như tất cả đàn con Nam tước Xăngxê, cậu ta hay chê trách em gái Angiêlic đi đứng như con trai, không xứng với địa vị dòng họ.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận