Được bao phủ bởi một lớp tuyết trắng xóa, pháo đài Baxtiơ đồ sộ trông càng đen ngòm và ghê sợ hơn ngày bình thường. Chắc chắn ở phòng ông quản đốc và phòng cai ngục có đốt lửa, nhưng Angiêlic dễ dàng hình dung sự lạnh lẽo, ẩm thấp của những tòa tháp cao của pháo đài, ở đó những người tù “bị bỏ quên” đang nằm co ro trên đệm rơm ướt bẩn.
Để nàng được thoải mái trong khi chờ mình quay lại, Đêgrê đưa nàng vào ngồi nghỉ trong một quán ăn nhỏ ở cửa ô Xanh-Ăngtoan, ông có vẻ khá quen thân với chủ quán và đặc biệt là cô con gái ông ta.
Nhìn từ một góc cửa sổ nhô ra phía trước, Angiêlic có thể quan sát được tất cả mà không ai nhìn thấy nàng. Nàng thấy rõ những người lính gác ở một góc nhọn của pháo đài; họ đang hà hơi vào tay mình cho đỡ cóng, và giậm chân gần như tại chỗ quanh những khẩu đại bác.
Cuối cùng Angiêlic thấy Đêgrê bước qua cầu treo đi ra và lại gần nàng, trái tim đập mạnh, nàng cảm thấy một nỗi lo âu khó tả. Nàng chú ý thấy ánh mắt và dáng vẻ của ông là lạ, gượng cười, nói liến thoắng, cố tỏ ra vui vẻ. Ông nói là đã gặp ông Perắc không khó khăn gì lắm, và ông quản đốc nhà ngục đã để cho hai người nói chuyện riêng trong chốc lát. Ông ta cũng thỏa thuận để Đêgrê lo liệu việc bào chữa cho người tù của mình
Thoạt đầu ông Bá tước không muốn có luật sư biện hộ cho mình. Ông cho rằng nhận điều này là mặc nhiên chấp nhận quyết định đưa mình ra xét xử ở một tòa án thường chứ không phải ở một tòa án của Nghị viện như ông đòi hỏi. Ông muốn tự bào chữa lấy trước tòa án, nhưng sau một lúc trò chuyện, ông đã đồng ý để luật sư cãi cho mình.
- Tôi ngạc nhiên khi thấy một con người nóng tính như nhà tôi mà nhượng bộ dễ dàng đến thế - Angiêlic ngỡ ngàng nói - Tôi nghĩ là ông phải vật lộn gian nan mới thuyết phục nổi nhà tôi đấy.
Người luật sư trán như bị nhức đầu và gọi cô con gái ông chủ quán xin một cốc bia. Cuối cùng ông nói, giọng hơi l
c đi:
- Ông nhà nhượng bộ ngay, khi trông thấy nét chữ bà viết cho ông ấy.
- Nhà tôi đã đọc thư tôi rồi chứ? Thư tôi có làm anh ấy vui lên không hở ông?
- Tôi đọc thư cho ông ấy.
- Tại sao? Anh ấy…
Nàng im bặt, rồi lẩm bẩm bằng một giọng không hồn:
- Ông muốn nói anh ấy không thể tự mình đọc được? Vì sao? Anh ấy ốm à? Nói đi! Tôi có quyền được biết chứ.
- Bà hãy can đảm lên. - Người luật sư nói với vẻ thương xót chân thành. - Đúng là bà cần được biết mọi điều. Ông quản đốc nhà ngục Baxtiơ không hề che giấu tôi là Bá tước Perắc đã bị tra tấn ít nhiều.
Angiêlic mặt tái mét không còn hột máu.
- Họ đã làm gì anh ấy? Họ đã đánh gãy đôi chân tội nghiệp của anh ấy rồi ư?
face="Tahoma">- Không. Nhưng cực hình rõ ràng đã làm ông nhà suy yếu đến nỗi ông chỉ có thể nằm. Đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Nhân lúc ông quản đốc không có mặt ở đấy, ông nhà đã nói cho tôi vài chi tiết về lễ giải tà mà linh mục Bêse đã buộc ông phải chịu đựng, dụng cụ thử mà thầy tu dùng là một công cụ thiết kế kỳ quặc để thỉnh thoảng đâm một cái kim dài vào thịt ông. Đột nhiên bị đau quá, ông nhà đã không sao kìm nổi những tiếng hú thét; điều này đã được những người chứng kiến giải thích với dụng ý rất xấu. Còn khi đem đối chất với bà nữ tu sĩ bị quỷ ám, thì ông nhà không nhận ra được là ai vì lúc đó ông đã gần như ngất đi rồi.
- Anh ấy có đau lắm không? Anh ấy có tuyệt vọng không?
- Ông nhà rất dũng cảm, mặc dù thân thể bị kiệt quệ sau khi bị tra tấn tới gần ba chục lần.
Ngưng một lát, ông Đêgrê nói thêm:
- Liệu tôi có nên nói thật hết không? Bề ngoài ông nhà lúc đầu làm tôi khiếp sợ, tôi không ngờ được bà lại là vợ người đàn ông đó. Nhưng rồi, chỉ sau vài ba câu trò chuyện, khi ông đưa đôi mắt sáng long lanh nhìn tôi, tôi đã hiểu….
***
- Bây giờ chúng ta thấy công việc được rõ hơn. - Cha Xăngxê nói, sau khi nghe người luật sư tường thuật lại những việc vừa xảy ra. - Ông luật sư, ông có cho rằng bên công tố sẽ chỉ đóng khung bản cáo trạng vào các hành động gọi là phù thủy và sử dụng các biên bản về giải tà của linh mục Bêse làm chứng cớ không?
- Tôi tin chắc như vậy, bởi vì những tin đồn chúng tìm cách phao ra về cái gọi là “sự bội phản của Bá tước Perắc đối với Đức vua” đã bị gạt bỏ do thiếu căn cứ.
- Tốt lắm. Như vậy, ta phải thuyết phục các thẩm phán trước hết là không có gì siêu phàm trong công việc khai mỏ của người em rể tôi. Mặt khác, điều cốt yếu là phải vạch trần sự giả dối của cuộc giải tà trừ ma m công tố dùng làm căn cứ để buộc tội.
- Chúng ta sẽ được kiện nếu thuyết phục nổi những vị thẩm phán sùng đạo này rằng cuộc giải tà là giả mạo.
- Chúng tôi sẽ giúp ông chứng minh được điều đó. Bời vì có một điều mà ông không biết, ông luật sư ạ. - Vị linh mục dòng Tên nói giọng quả quyết, dứt khoát. - Một điều mà thậm chí nhiều vị chức sắc tột đỉnh trong nhà thờ nước Pháp ta cũng không rõ. Đó là: ở nước này, chỉ có một người độc nhất được Giáo hoàng cho phép thử thách và giải tà cho những người bị quỷ ám. Người đó phải là một thành viên của Hội sáng danh Chúa. Luật sư Đêgrê, tôi tin rằng ông sẽ làm các thẩm phán kinh ngạc khi báo cho họ biết: trước mắt nhà thờ công giáo, tờ biên bản về giải tà duy nhất có giá trị phải mang chữ ký của cha Kiêcse đáng kính, linh mục chủ trì giải tà của vương quốc.
Linh mục Raymông Xăngxê đứng lên nói:
- Hãy đợi tôi ít phút.
Chỉ một lát sau, ông quay lại cùng với một linh mục khác mà ông giới thiệu là cha Kiêcse. Ông nói là cha Kiêcse đã nghe ông nói về vụ án này, và nay ông thuật lại những sự kiện mới nhất cho cha nghe.
- Vấn đề có vẻ đơn giản thôi. - Cha Kiêcse nghe xong nói. - Đến lượt tôi phải tiến hành một lễ giải tà hợp lệ. Biên bản lễ này, mà ông luật sư sẽ đem đọc trước phiên tòa và tôi sẽ đích thân xác nhận, nhất định sẽ đặt các vị thẩm phán vào tình thế khó xử với lương tâm.
- Không quá đơn giản như thế. - Đêgrê gãi đầu nói. - để đưa cha vào ngục Baxtiơ, dù với danh nghĩa linh mục, để gặp người tù được canh gác theo chế độ đặc biệt nghiêm ngặt này, đối với tôi là cả một vấn đề…
- Hãy can đảm, cô em thân mến của tôi. - Cha Raymông nói dịu dàng. - Lễ Giáng sinh của Chúa đem lại cho mọi người chúng ta niềm hy vọng: bình yên cho những kẻ ngay lành.
Nhưng những giờ phút hy vọng và thất vọng nối tiếp nhau đó đã làm mòn dần sức lực người thiếu phụ. Dòng suy nghĩ đưa nàng tr lại ngày lễ hội Giáng sinh mới nhất nàng đã sống ở Tuludơ, nàng bất giác rùng mình sợ hãi trước con đường dài mình đã trải qua. Làm sao một năm trước nàng có thể tưởng tượng được rằng, trong đêm trước lễ Giáng sinh năm nay, giữa lúc chuông nhà thờ ở Pari đang ngân vang dưới bầu trời xám xịt, nàng lại trơ trọi không nơi nương thân nào khác, ngoài bếp lửa của bà quả phụ Coócđô? Bên cạnh bà già đang xe chỉ và đứa con trai tập sự đao phủ của bà đang nô đùa hồn nhiên với bé Phlôrimông, nàng hầu như chỉ còn đủ sức giơ hai bàn tay ra sưởi trước lửa. Ngồi cạnh nàng trên cùng một chiếc ghế dài, phu nhân Xcarông cũng trẻ đẹp, cũng đau buồn và đơn độc như nàng, thỉnh thoảng lại luồn cánh tay nhẹ nhàng ôm lấy ngang lưng bạn và nép mình vào người nàng.
Có tiếng gõ cửa.
- Có người hỏi bà Angiêlic, - cậu con trai bà chủ nhà nói.
Angiêlic đứng lên, tưởng đấy là Đêgrê. Nàng thấy một người cưỡi ngựa chân đi ủng, mặc áo choàng, khuôn mặt lấp dưới chiếc mũ dạ kéo sụp xuống gần mi mắt.
- Anh đến để tạm biệt cô, em gái thân yêu ạ.
Đó là linh mục Raymông.
- Anh đi đâu vậy? - Nàng ngạc nhiên hỏi.
- Đi Rôma… Anh không thể nói chi tiết hơn với em về công việc anh được giao. Nhưng, ngày mai mọi người sẽ biết là quan hệ giữa Đại sứ quán Pháp với Tòa thành Vatican đã xấu đi. Ông Đại sứ của ta đã từ chối không làm theo chiếu chỉ của Đức Thánh cha yêu cầu là nhân viên ngoại giao chỉ được chấp nhận trong giới hạn khu vực sứ quán mà thôi. Đức vua Luy 14 đáp lại rằng bất cứ âm mưu áp đặt cho sứ quán những quyết định gì khác với vận mệnh của chính Hoàng thượng sẽ bị trả lời bằng sức mạnh. Chúng ta đang ở ngưỡng cửa của sự đoạn tuyệt giữa Nhà thờ nước Pháp và Tòa thánh Rôma. Đó sẽ là một tai họa mà chúng ta cần phải tránh bằng mọi giá. Anh phải đi ngựa hỏa tốc đến Rôma để tìm cách thương lượng một giải pháp.
- Anh đi ư? - Nàng lo sợ nói - Thế là cả anh nay cũng bỏ rơi em. Thế còn bức thư của Giáo hoàng về việc của chồng align="justify">- Than ôi, em tội nghiệp của anh. Anh rất lo là trong tình hình hiện nay, mọi lời thỉnh cầu từ phía Đức Thánh cha sẽ không được Đức vua của chúng ta tiếp nhận thuận lợi. Nhưng cô có thể tin là anh sẽ quan tâm tới việc này trong khi anh lưu lại ở Rôma. Đây, em nhận lấy ít tiền. Bây giờ hãy nghe anh. Cách đây một giờ anh đã gặp Đêgrê: chồng em đã được chuyển sang nhà giam thuộc tòa án đang xét xử.
- Như thế nghĩa là thế nào?
- Nghĩa là ông ấy sắp được đem ra xử ở tòa án. Chưa phải đã hết. Ở tòa án, luật sư Đêgrê tin tưởng rằng ông ta sẽ xin được cho cha Kiêcse và những phụ tá của cha vào nhà giam. Ngay đêm nay, có hy vọng là cha Kiêcse và mấy phụ tá sẽ vào gặp bị can trong tù. Anh tin chắc cuộc thử nghiệm này sẽ có tính quyết định. Cô hãy giữ vững lòng tin!
Nàng đứng nghe với trái tim nguội lạnh, không sao nhen lên được một tia hy vọng. Vị linh mục, nắm lấy hai vai gầy của nàng kéo lại gần mình và đặt cái hôn dịu dàng của người anh lên đôi má lạnh như băng của nàng.
- Hãy tin tưởng, em yêu quý! - Ông nhắc lại.
Nàng nghe thấy tiếng vó hai con ngựa nhè nhẹ phi xa dần trên con đường tuyết phủ, qua cổng thành, đi vào Pari.
Đêgrê sống ở gần Cầu nhỏ, cầu này nối khu đảo Đô thành với khu Đại học.
Bồn chồn chờ tin mãi cuối cùng Angiêlic tự ý đi gặp ông. Nàng đã hỏi được địa chỉ ở quán “Ba cái vồ”. Đi đến chỗ người ta chỉ dẫn, nàng ngập ngừng một chút. Căn nhà có dáng dấp như Đêgrê: nghèo nàn, quê kệch, nhưng có một chút ngạo nghễ. Nàng leo lên cầu thang uốn khúc, có lan can gỗ đã mọt chạm trổ lằng nhằng.
Ở trên đầu cầu thang, chỉ thấy có một cái cửa. Nàng gõ cửa: một cô gái mặt bự phấn, đội chiếc khăn phủ trùm xuống bộ ngực đồ sộ, ra mở cửa. Angiêlic ngỡ ngàng lùi lại. Cô gái hỏi:
- Bà hỏi gì
- Luật sư Đêgrê có ở đây không?
Có tiếng người động đậy trong phòng, rồi người luật sư hiện ra, chiếc bút lông ngỗng trên tay.
- Mời vào, thưa bà. - Ông nói giọng rất bình thường.
Rồi ông đẩy cô gái ra khỏi phòng và khép cửa lại.
- Vậy là bà đã chẳng có một chút xíu kiên nhẫn nào ư? - Ông nói, vẻ trách móc - Bà đã phải đến tìm tôi ở tận xó xỉnh này, không sợ nguy hiểm đến tính mạng mình…
- Tôi chẳng có tin gì từ…
- Mới có sáu ngày.
- Kết quả cuộc giải tà thế nào?
- Bà cứ ngồi xuống, - Đêgrê nói không chút nương nhẹ. - Và hãy để tôi viết xong cái tôi sắp viết đây. Rồi ta sẽ nói chuyện.
Angiêlic ngồi xuống chiếc ghế ông chỉ, thật ra chỉ là một cái hộp gỗ. Nàng đưa mắt nhìn quanh, nghĩ thầm rằng chưa thấy nơi nào bẩn thế này. Ánh sáng chỉ lọt vào phòng qua mấy ô cửa kính nhỏ xanh xanh đóng khung bằng chì. Một ngọn lửa nhỏ ở bếp sưởi không đủ làm tan hơi ẩm bốc lên từ mặt sông chảy giữa các chân của Cầu Nhỏ. Sách để chất đống trên sàn gác, trong một góc phòng. Đêgrê không có bàn. Ngồi trên ghế đẩu, ông viết lên một tấm ván đặt lên đùi. Lọ mực để bên cạnh.
- Chà! - Đêgrê kêu, rồi đứng lên vươn vai. - Chưa bao giờ trong đời tôi, tôi nói nhiều đến thế về Chúa và Nhà thờ. Bà có biết những tờ giấy rải ra khắp sàn nhà kia là cái gì không?
- Không, tôi không biết.
- Đấy là bài nói của uật sư Đêgrê, luật sư bào chữa, sẽ đọc tại vụ xử ngài Perắc, bị buộc tội phù thủy sẽ bắt đầu trong phiên tòa ngày 20 tháng Giêng năm 1661.
- Ngày mở phiên tòa đã định rồi ư? - Angiêlic kêu lên, mặt tái đi. - Ôi! Nhất định tôi phải có mặt tại đó. Hãy cải trang cho tôi thành một luật sư áo chùng hay một tu sĩ. Tôi đang có mang, đúng thế, nhưng bụng chưa to lắm.
- Có một vài nữ tu sĩ sẽ được phép vào phòng xử án. Bà có thể tự cải trang lấy với một cái mạng che mặt và một vòng tràng hạt. Nhưng liệu bà có giữ được vẻ điềm tĩnh không?
- Tôi hứa sẽ ngồi im như thóc.
- Tôi chưa hiểu rồi tình hình sẽ diễn ra như thế nào. Nhưng các tòa án thường chịu ảnh hưởng những chứng cớ hiển nhiên đưa ra ở phiên tòa. Vì vậy tôi đã dự trữ mấy cách bào chữa này. Sẽ có cuộc biểu diễn khoa học về sản xuất vàng để bác bỏ lời buộc tội về việc luyện đan. Và nhất là sẽ có lời khai của cha Kiêcse, đại diện duy nhất có thẩm quyền của Nhà thờ, tuyên bố rằng ông nhà không có biểu hiện gì là bị quỷ nhập vào người.
- Cảm ơn Chúa! - Angiêlic thở dài nhẹ nhõm. - Chúng ta sẽ được kiện chứ?
Người luật sư có một động tác tối nghĩa. Im lặng một lát, rồi ông nói:
- Tôi đã gặp ông Phrít Hâuơ, ông ta đã đến đây cùng các dụng cụ của mình. Tôi đã phải giấu ông trong tu viện ở cửa ô Xanh-Giắc. Còn anh chàng Morơ, tôi đã có dịp được nói chuyện với anh ta khi tôi lẻn vào điện Tuylơri dưới cái vỏ anh bán giấm: chắc chắn anh ấy sẽ giúp chúng ta. Trước hết, không được để lộ kế hoạch của tôi cho bất cứ ai. Tính mạng của những con người tội nghiệp ấy sẽ có thể bị đe dọa. Và thành công của chúng ta tùy thuộc ở những nhân chứng này.
Người luật sư tiếp:
- Tôi sẽ đưa bà về nhà, Pari không phải nơi an toàn cho bà. Từ nay đến buổi xử án, bà đừng rời khỏi khu Tămplơ nữa. Sẽ có một nữ tu sĩ đến tìm bà, và mang quần áo đến cho bà, và dẫn bà đến phòng xét xử. Bà nữ tu sĩ chính là chị ruột tôi. Bà ấy rất thương tôi. Bà có thể tin cậy bà ấy.
Ra đến phố, Đêgrê khoác cánh tay Angiêlic. Khi hai người đến đầu Cầu nhỏ, con Xoócbon đứng sững lại dỏng tai lên.
Cách đấy vài bước, một bóng người lực lưỡng, ăn mặc rách rưới hình như đang chờ hai người. Dưới cái mũ sờn cũ tô điểm thêm bằng một chiếc lông chim, có thể nhìn thấy một phần khuôn mặt có một tĩnh mạch tím, và một mắt bịt vải đen. Người đàn ông đó đang mỉm cười quá hỗn xược.
Con Xoócbon nhảy xổ vào hắn. Tên côn đồ nhảy né sang một bên nhanh nhẹn như người làm xiếc, rồi chạy vụt vào một cái cổng của một trong mấy ngôi nhà trên Cầu nhỏ. Con chó phóng đuổi theo. Rồi nghe có tiếng “ùm” thật to.
- Tên Calăngbrơden khốn khiếp! - Đêgrê thét lên. - Nó đã nhảy bừa xuống sông Xen, mặc dù nước đã đóng băng. Tôi đánh cuộc rằng lúc nãy nó đang lẩn lút giữa các chân cầu. Nó có hàng loạt hang ổ như hang chuột dưới chân các cầu ở Pari. Đó là một trong những tên cướp táo tợn nhất ở thành phố này.
Con Xoócbon quay về, đuôi cụp xuống giữa hai chân sau.
Angiêlic cố sức kiềm chế cơn sợ hãi, nhưng vẫn không thể nào gạt bỏ hết mọi cảm giác lo âu. Nàng thấy dường như tên lưu manh vừa lù lù hiện ra giữa đường nàng đi là biểu tượng của một số mệnh hãi hùng.