Tố Hoa Ánh Nguyệt

Du Nhiên rất khách quan nói:

- Bà ấy vẫn luôn săm soi chọn người, tiếc là không có ai vừa mắt. Mấy năm đầu Trương Từ qua đời, không ít người trong tộc ngoài sáng trong tối thân cận bà ấy, mang tiểu hài tử còn nhỏ tuổi đến cho bà ấy nhìn. Chẳng qua bà ấy chê mấy tiểu hài tử đó tư chất bình thường nên không chịu.

Có lẽ trong lòng bà ấy, ai cũng không xứng làm nhi tử của Trương Từ.

Hóa ra là thế. A Trì cười ngọt ngào:

- Mẹ, chuyện con không hiểu còn nhiều lắm, mẹ đừng chê con ngốc mà từ từ dạy bảo con. Con tuy ngốc nhưng nhất định sẽ dụng tâm học.

- Ai ngốc?

Trương Mại nghe động tĩnh bên này thì không xem đánh cờ nữa mà bước qua:

- Chúng ta lúc nào thì có tiểu ngu ngốc? Nào nào nào, để ta xem thử.

Du Nhiên cười khanh khách nhìn tiểu nhi tử, rất có ý cười trên nỗi đau người khác, Mại Mại con mà tin mấy lời tán gẫu ngoài miệng, nếu A Trì về nhà tính sổ với con thì không ai có thể giúp con đâu! Nhi tử, vợ mình con tự dỗ đi, mẫu thân lực bất tòng tâm.

Đúng lúc sư công thấy thế cờ không tốt, có xu hướng sắp thua, nghe vậy cũng không hạ cờ nữa, cười hì hì nhìn qua:

- Tiểu ngu ngốc đâu, tiểu ngu ngốc ở đâu? Ta cũng muốn xem một cái.

Ông vừa nói vừa không cẩn thận tiện tay gẩy gẩy làm loạn các quân cờ.

- Sư phụ …….

Trương Tịnh thắng thế, đang tập trung nghĩ cách thừa thắng truy kích, lại bị lão gia tử giở trò vô lại, không khỏi nghẹn họng nhìn trân trối. Trương Kình rất biết quan sát, bình tĩnh thu cờ:

- Tối rồi, nên nghỉ ngơi thôi. Sư công, phụ thân, con thu dọn tàn cục.

Sư công tán thưởng, cười hì hì nhìn Trương Kình, lại đắc ý nhìn Trương Tịnh, đứng dậy đi về phía A Trì:

- Tiểu cô nương, giầy của sư công con đã nghĩ xong kiểu dáng chưa? Nhất định phải oai phong lẫm liệt đó!

A Trì thong dong trả lời:

- Điều đó là đương nhiên. Sư công, ngài thấy giày da viền cao thế nào? Dùng da hươu hoặc da dê, vừa nhẹ vừa êm, còn rất dễ nhìn nữa.

Sư công mặt mày hớn hở:

- Được, chỉ cần có thể xứng với áo bào đỏ và kim quan của ta là được.

Trương Tịnh không nói lời nào. Sư phụ là anh hùng hào kiệt tung hoành thiên hạ, là bô lão phái Hoa Sơn, nhưng cứ như tiểu hài tử đón Tết, háo hức với xiêm y, giày, mũ buộc tóc mới………Sư phụ, sáng mai con đặc biệt ra ngoài một chuyến mua cho ngài ít pháo hoa về đốt, để ngài chơi cho đã.

Thấy thời gian thật không còn sớm, Trương Mại cùng A Trì đành phải đứng dậy cáo từ. Sư công lưu luyến, rất muốn theo họ về, A Mại và tiểu cô nương nhà ta thú vị biết mấy, chơi vui biết mấy, nhưng nghĩ đến chuyện quan trọng, sư công liền quyết đoán dừng bước, tự kiềm chế chính mình.

Trở lại Ngụy quốc công phủ, không còn chuyện gì khác, họ tắm rửa rồi lên giường nghỉ ngơi. Hôm sau, A Trì đang xem lướt qua danh sách mời rượu tất niên thì cung sứ từ Khôn Ninh Cung tới truyền ý chỉ của Hoàng hậu: “Lâm thái phu nhân tuổi tác đã cao, miễn chầu mừng Nguyên Đán.”

Thốn Hàn khuôn mặt tươi cười, lặng lẽ đút một hà bao nặng trịch vào tay áo cung sứ, cung sứ mặt không đổi sắc khép lại tay áo, ánh mắt mang theo ý cười hài lòng, hồi cung phục mệnh.

Cung sứ do A Trì ra mặt tiếp đãi, sau khi cung sứ đi, thái phu nhân Lâm thị mới biết được chuyện này, tức giận gần chết. Ta hiện nay quanh năm suốt tháng cũng chỉ có mấy cơ hội được xuất đầu lộ diện! Nguyên Đán không được tiến cung, ngay cả mặt của Thái hậu, Hoàng hậu cũng không thấy, cho dù có lời muốn nói thì có thể nói cho ai nghe?

Đúng lúc thân sinh nữ nhi Trương Tư về phủ đưa quà Tết, an ủi bà:

- Lễ nghi chầu mừng Nguyên Đán cực kỳ phức tạp, các thái phu nhân có tuổi, ai không hi vọng được ân điển như vậy? Cầu còn cầu không được nữa là. Đây cũng nhờ Ngụy quốc công phủ có thể diện trong triều, mẹ mới có thể được chuyện tốt như vậy.

Lời này của Trương Tư không hề giả dối, là lời nói thật, không biết sao thái phu nhân Lâm thị lại không thích nghe.

- Những thái phu nhân có tuổi kia, người nào giống ta không có nhi tử ruột, tôn tử ruột hầu hạ dưới gối?

Người ta có con dâu, cháu dâu phát huy công dụng rồi, đương nhiên không cần lết thân già tự mình ra trận. Ta có thể so với người ta sao?

Trương Tư nổi giận:

- Mẹ, mẹ cứ an ổn chọn một hài tử thông minh sáng dạ làm tôn tử thừa tự, an ổn sống qua ngày không tốt sao? Ngụy quốc công phủ này đã đổi chủ rồi, mẹ còn lăn qua lăn lại cái gì, mẹ có ý gì?

Lâm thị tức muốn đánh Trương Tư:

- Mày là đồ ăn cây táo, rào cây sung! Không lo cho mẹ ruột mày mà cứ lo cho người ngoài!

Ta sao phải cần tôn tử thừa tự, để sau này ta phải trông coi một đứa không hiểu chuyện, không phải tôn tử ruột của ta mà sống qua ngày hả? Ngụy quốc công phủ này ta đã quản lý hơn nửa đời người, đến lúc cuối cùng, con bảo ta cam tâm tình nguyện giao lại cho một con ranh mười sáu mười bảy tuổi?

Trương Tư đang tuổi trung niên, việc nhà bề bộn, gia cảnh sa sút, trượng phu là một kẻ vô dụng lại ham chơi, hôn sự của con cái và các khoản chi tiêu trong nhà toàn bộ đều do một mình bà ứng phó khiến cả thể xác lẫn tinh thần đều mệt mỏi. Bà không nói gì nữa, chỉ lặng lẽ ngồi một lát, ở lại chỗ Lâm thị dùng cơm trưa qua loa rồi vội vã cáo từ rời đi.

Hai mẹ con chia tay trong không khí chẳng vui vẻ gì.

Thái phu nhân Lâm thị đau ngực. Mọi người chi thứ hai trừ Tô thị còn nằm trên giường “dưỡng bệnh” ra, bọn người Đường thị, Trương Vũ đều hầu hạ bên giường bệnh thái phu nhân. Thái phu nhân nhìn mấy người con dâu và tôn nữ này thì sinh lòng chán ghét, ngực càng khó chịu.

Càn Thanh Cung.

Hoàng đế triệu Từ thứ phụ yết kiến, quăng hai bản tấu chương xuống:

- Bản tấu này của Từ khanh không thỏa đáng, viết lại.

Từ thứ phụ cuống quýt tạ tội, quỳ xuống nhặt hai bản tấu chương, vẻ mặt xấu hổ.

Hoàng đế bệ hạ dù không hài lòng với tấu chương của nội các đại thần cũng cực ít khi bác bỏ thẳng mặt như vậy. Là tấu chương của mình vô cùng trái với thánh ý, hay bệ hạ buồn bực trong lòng nên giận cá chém thớt? Từ thứ phụ không rõ ràng lắm.

Từ thứ phụ kính cẩn quỳ trước mặt Hoàng đế, trên trán rỉ ra mồ hôi hột.

Hoàng đế phất phất ống tay áo, đứng lên:

- Sắp Tết mà Từ khanh vẫn bận công vụ, không được nghỉ ngơi, là một thần tử trung thành, trẫm biết. Từ khanh cực khổ rồi, lui xuống đi.

Hoàng đế hẳn là buồn bực trong lòng nên giận cá chém thớt. Từ thứ phụ trong lòng mơ hồ cảm thấy như vậy, không dám nói thêm gì, cung kính dập đầu, lui ra ngoài điện.

Từ thứ phụ mới ra ngoài chưa được hai bước, trong điện liền truyền ra tiếng vật nặng rơi xuống đất. Từ thứ phụ mắt nhìn thẳng, bước chân mau lẹ không hề tương xứng với tuổi tác chạy về phía cửa cung. Tâm tình bệ hạ rõ ràng không tốt. Loại thời điểm này trốn được càng xa càng tốt.

Từ thứ phụ ra khỏi Càn Thanh Cung, trở lại Văn Uyên Các, cúi đầu nhìn hai bản tấu chương trong tay, buồn bực. Đây là tấu chương mình phỏng đoán tâm ý bệ hạ mà viết, lại vẫn không hợp thánh ý? Phải làm sao mới tốt đây.

Thỉnh giáo Nghiêm thủ phụ. Từ thứ phụ hít một hơi thật dài, đưa ra quyết định. Mình là thứ phụ, có chỗ nghi hoặc không rõ, đương nhiên phải thỉnh giáo thủ phụ đại nhân rồi, không lẽ có thể tự chủ trương?

Từ thứ phụ vững bước đi về phía sảnh bên trái, nơi làm việc của Nghiêm thủ phụ. Trong sảnh có một ông lão cao gầy, râu tóc hoa râm, mi mày thưa thớt đang đứng, Từ thứ phụ kính cẩn hành lễ:

- Thủ phụ đại nhân.

Nghiêm thủ phụ cũng cười gọi một tiếng:

- Từ các lão.

Giọng nói của Nghiêm thủ phụ vừa to vừa the thé, vô cùng phù hợp với hình tượng “gian thần” trên sân khấu kịch. Nếu chỉ đơn thuần nhìn bề ngoài, thực không nhìn ra tướng phú quý.

Từ thứ phụ tới là để thỉnh giáo, bèn không khách sáo cầm hai bản tấu chương trong tay trình lên:

- Bệ hạ bác bỏ, tôi nghĩ tới nghĩ lui vẫn không biết nên làm thế nào.

Từ thứ phụ vô cùng thẳng thắn thừa nhận:

- Tôi không có năng lực, không còn cách nào khác mới đến cầu ngài.

Nghiêm thủ phụ tuổi tác đã cao, sang năm là đại thọ tám mươi, tinh lực tất nhiên không còn tốt. Ông không nhìn tấu chương mà cười quay đầu vào phòng trong gọi một tiếng:

- A Khánh!

Một nam tử trên dưới năm mươi tuổi lên tiếng đáp lời, không nhanh không chậm bước ra.

Nam tử này là nhi tử duy nhất của Nghiêm thủ phụ Nghiêm Khánh, Nghiêm Khánh dáng người mập lùn, da trắng, cùng Nghiêm thủ phụ vừa cao vừa gầy tạo thành sự tương phản rõ rệt.

Nghiêm Khánh thong dong nhận lấy hai bản tấu chương, trầm ngâm suy tư chốc lát, rồi nhấc bút, xoay bút như bay, viết ra bản tấu chương khác.

- Từ lão, bêu xấu.

Hắn ngông nghênh đưa tấu chương cho Từ thứ phụ.

Từ thứ phụ vẻ mặt tươi cười đa tạ:

- Vất vả vất vả rồi, tôi rất cảm kích.

Nghiêm thủ phụ đắc ý cười nói:

- Chỗ thân thiết với nhau, cần gì phải nói mấy lời này. Từ các lão, tấu chương do tiểu nhi làm chưa bao giờ bị bệ hạ bác bỏ, ông cứ yên tâm.

Từ thứ phụ liên tục nói lời đa tạ rồi trở về chỗ của mình. Nghiêm Khánh trời sinh nhạy bén, biết dùng thủ đoạn, tự mình kết giao với nội thị trong cung nên việc sinh hoạt hàng ngày, ăn uống, sở thích của bệ hạ đều nắm rõ trong lòng bàn tay, nghe nói hắn ta phỏng đoán thánh ý cực kỳ chuẩn xác, chưa từng xảy ra một sai sót nào.

Đây cũng xem là một loại bản lĩnh. Từ thứ phụ trong lòng đối với Nghiêm Khánh thật có mấy phần thưởng thức. Thời gian ông ở nội các không ngắn nên hiểu rõ, muốn đem mỗi một phần tấu chương đều viết hợp tâm ý Hoàng đế là vô cùng khó khăn.

Nội thị tới thu tấu chương:

- Từ lão đại nhân, thánh thượng đang chờ, ngài đã nghĩ xong chưa?

Từ thứ phụ mỉm cười đưa lên:

- Xong rồi.

Người như Từ thứ phụ, nhiều nhất chỉ có thể khách sáo với nội thị, chứ nịnh bợ lấy lòng nội thị, ông thực không làm được.

Lần này, Từ thứ phụ không bị triệu vào nữa. Hai bản tấu chương kia, đoán chừng là được thông qua rồi, không sao nữa.

Trong gió lạnh rét buốt tháng chạp, Từ thứ phụ chậm rãi bước trên cầu Kim Thủy, trong lòng chỉ có ý niệm này: “Nhất định phải nghe ngóng được tình hình trong cung, nghe ngóng được yêu thích của bệ hạ! Tài trí thông minh của ta sao lại bại bởi Nghiêm Khánh? Chẳng qua là ta không hạ mình kết giao như hắn thôi.”

Nghiêm thủ phụ đã tuổi già sắp tắt, tinh lực không tốt, việc chính vụ phần lớn đều dựa vào Nghiêm Khánh hỗ trợ. Kéo Nghiêm Khánh xuống, vặn ngã hắn thì Nghiêm thủ phụ cũng sụp đổ. Từ thứ phụ nghĩ đến những khuất nhục đã từng chịu, vẻ mặt lạnh lẽo nắm thật chặt cổ áo choàng, từ từ đi xuống cầu Kim Thủy.

Hôm sau, Từ thứ phụ đến Văn Uyên Các làm việc như thường lệ, lại bị Hoàng đế triệu kiến. Hoàng đế rõ ràng rất cao hứng, thuận lợi nói xong chính sự, còn vui vẻ hỏi thăm đến việc nhà:

- Lệnh tôn nữ gả cho thứ tử Bình Bắc hầu phủ phải không? Như vậy cũng kết thân thích cùng Đặng gia rồi.

Bất kể Hoàng đế cao hứng thế nào, Từ thứ phụ vẫn cẩn thận, cân nhắc trả lời:

- Bệ hạ thánh minh! Hôm qua thần về nhà, khuyển tử lòng đầy băn khoăn kể lại, nói trên đường tình cờ gặp Đặng chỉ huy sứ, Đặng chỉ huy sứ luôn miệng gọi nó là “tam thúc phụ” chứ đâu làm thân thích nổi.

Đặng quý phi hiển nhiên là phó Hoàng hậu, Đặng Du là em vợ chính thức của Hoàng đế, ông nào dám luận thân thích, nào dám đường đường chính chính nhận làm trưởng bối của Đặng Du chứ.

Từ thứ phụ thận trọng lo sợ, hết sức kính cẩn, Hoàng đế là người thích được khen tặng, a dua, thích các đại thần nghe lời, bèn cười nói:

- Chuyện này có gì mà làm không nổi.

Tiểu tử Đặng Du kia vừa nhắc tới “biểu thúc” “đại biểu ca” “nhị biểu ca” là mắt gian cứ sáng lấp lánh, thúc phụ nhạc gia của “nhị biểu ca”, hắn không vồn vã sao được.

Tiểu tử này tuy phong lưu ham vui không có tiền đồ nhưng tâm địa không xấu, biết kính trọng anh hùng, xem như có chỗ đáng khen. Hoàng đế nghĩ tới đệ đệ thích sinh sự, gây chuyện của Đặng quý phi thì cũng có chút thưởng thức.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui