Tống Thì Hành

Sau lần ân ái đã khiến khoảng cách giữa Ngọc Doãn và Yến Nô đã rút ngắn lại rất nhiều.

Nếu như nói trước đây giữa hai người có gì ngăn cách, thì giờ phút này sự ngăn cách ấy đã tan thành mây khói.

Gió nhẹ nhẹ, ánh mặt trời quyến rũ.

Người ngồi dưới tán cây hòe, những chuyện ở thành Khả Đôn giờ cũng đã tan thành mây khói.

- Đúng rồi, sau khi huynh đi, có người đã đến tặng vài thứ.

Yến Nô ngồi ở bên bàn may vá xiêm y, bất chợt nhớ ra gì đó liền đứng dậy đi đến phòng Ngọc Doãn, chỉ có điều dáng đi của nàng không được tự nhiên, trong lòng Ngọc Doãn lập tức dâng lên sự áy náy, vội đứng lên nói:

- Cửu nhi tỷ đi lại không tiện, nên để ta đi lấy.

Yến Nô đỏ mặt lên nhưng cũng không khách khí.

- Ở dưới giường ý, hai rương lớn, còn có một cái bọc.

- Biết rồi.

Ngọc Doãn đáp một câu rồi đi vào phòng ngủ.

Về tới nhà tới này hắn vẫn chưa vào phòng của mình, lần này đi vào tâm trạng rất thư thái.

Bài trí trong phòng không có gì thay đổi, nhưng cửa sổ vẫn sạch sẽ, rõ ràng từ lúc hắn đi ngày nào Yến Nô cũng quét dọn, ga trải giường cũng rất sạch sẽ, rất phẳng. Mặt bàn sáng sạch gần như có thể soi gương được, trên đó còn bày một vài bộ sách và văn chương.

Mở cửa sổ ra, cây tử đằng bên Quan Âm viện bò sát tới bên ngoài cửa sổ.

Ánh mặt trời chiếu vào làm cây tử đằng đó vô cùng tươi tắn. Trong không khí tràn ngập mùi thơm ngát, chính là mùi thơm từ hoa của cây đằng tử đó. Ngọc Doãn hít sâu một hơi, cất bước đi đến bên cửa sổ, cúi người rút ra hai rương ở dưới giường.

Rương này được chế tác bằng gỗ hoàng hoa lê thượng đẳng.

Ngọc Doãn có thể nhận ra chất liệu hoàng hoa lê này phải trên trăm năm, toàn bộ rương không có một khe hở nào, mang đậm phong cách cổ vô cùng đặc biệt bắt mắt.

Nếu ở hậu thế, rương này ít nhất có giá trị hơn trăm vạn.

Đương nhiên ở thời đại này làm ra loại rương như này chỉ sợ giá cả cũng rất xa xỉ, xem chừng phải trên dưới một trăm quan tiền.

Chiếc rương được chạm trổ tinh tế, vừa nhìn là biết do người thợ giỏi tay nghề làm ra.

Ngọc Doãn nhấc chiếc rương lên, mày nhăn lại, quay đầu ra ngoài gọi:

- Cửu Nhi tỷ, sao chiếc rương này lại nặng vậy?

- Đúng vậy, nô cũng không biết trong đó là thứ gì.

Một chiếc rương khác lại khá nhẹ, Ngọc Doãn liền đem chiếc rương đó ra sân trước.

Về phần chiếc rương nặng kia, đoán chừng phải mấy trăm cân, Ngọc Doãn sau một lúc do dự cũng mang ra ngoài phòng.

Dưới gầm giường còn có một bọc đồ, không quá lớn, cũng không quá nặng.

Ngọc Doãn mang túi đồ ra ngoài phòng, đặt nó lên bàn, đột nhiên lại nhớ túi đồ mình mang từ Thành Khả Đôn đến, liền xoay người đi vào phòng Yến Nô, ôm ra. Vừa mới đặt xuống chợt nghe tiếng thét kinh hãi của Yến Nô.

- Sao vậy?

- Tiểu Ất, huynh mau nhìn đi.

Ngọc Doãn vội đi tới, thấy chiếc rương nặng kia đã được mở nắp hòm.

Bên trong xếp gọn gẽ từng chồng thỏi bạc, nhìn chế tác của thỏi bạc, Ngọc Doãn biết đó là quan ngân, từng chồng từng chồng thỏi bạc được xếp lên, dưới ánh mắt trời lóe ra chói mắt khiến người ta hoa mắt không mở ra được. Không phải Ngọc Doãn chưa từng nhìn thấy bạc. Lúc trước Lý Sư Sư đưa cho hắn bạc, sau đó Mã Nương Tử cũng đưa cho hắn bạc, nhưng lại không chấn động bằng số bạc trước mắt này. Lúc Lý Sư Sư đưa bạc tới là nửa đêm, cộng thêm lúc ấy lòng đang lo lắng chuyện khác nên Ngọc Doãn và Yến Nô cũng không để ý. Mà bạc của Mã Nương Tử thì hơi vụn, toàn không không chỉnh tề gọn gẽ như bạc trước mắt, càng khiến người ta có một sự chấn động khó hiểu, thậm chí còn có một tia lo lắng sợ hãi.

Chiếc rương bạc ngày phải đến năm sáu trăm cân.

Nói một cách khác, trong này ít nhất phải có năm nghìn quan...

Trên nén bạc đặt một phong thư, Ngọc Doãn sau chút do dự liền cầm lên.

Mở ra, chữ viết trong thư rất đẹp, rõ ràng là nét bút con gái. Đầu bút gầy thẳng cao, nét sổ thu bút mang chấm, nét phẩy như chủy thủ, nét mác như thiết đao, sổ móc dài mảnh....từng chữ hơi liên kết, giống như tơ nhện, thoạt nhìn khá giống hành thư. Đây là Sấu kim thể! Là Sấu kim thể do Tống Huy Tông sáng tạo ra, chỉ là người viết thư tuy viết giống hình dạng nhưng không thấu đáo có thần, nhìn có chút tối nghĩa khô khan, hoàn toàn không giống thần vận thể chữ của Tống Huy Tông.

Kiếp trước Ngọc Doãn từng thấy thác bản “Đại quan thánh bi” của Tống Huy Tông, cho nên cũng có nghiên cứu với Sấu kim thể của Tống Huy Tông.

- Thư của ai?

Ngọc Doãn nhìn tiêu đề, lập tức ngây người.

Nghe Yến Nô hỏi liền thuận miệng đáp:

- Thư của Mậu Đức Đế Cơ.

- Mậu Đức Đế Cơ!

Yến Nô lập tức kêu lên sợ hãi, rồi che miệng nhỏ nhắn lại.

Lúc này Ngọc Doãn mới bừng tỉnh, đời sau lưu truyền Hoàng tử đời Tống thường xuyên đi lại trong đường phố, dường như rất thân cận với dân chúng, mà dân chúng cũng rất ưa thích. Nhưng trên thực tế, nơi này là thời đại hoàng quyền tối thượng, đường đường là Công chúa, hơn nữa lại là người đã có chồng, cho nên với tiểu dân thị tỉnh như Yến Nô mà nói thì đó là tầng lớp cao cao tại thượng không thể với tới. Mà một công chúa cao quý với một tiểu dân thành thị...bất kể là Yến Nô hay là người nào cũng sẽ không nghĩ đó là thư của Mậu Đức Đế Cơ.

- Còn nhớ trước đó tại Bắc Viên ta có tham gia thi xã, từng thắng được một cây đàn cổ.

Chẳng qua đàn cổ đó là thuộc về Thái Tể Vương phủ, cho nên không cầm về. Mậu Đức Đế Cơ cũng rất thích cây cầm cổ đó, cho nên mới viế thư báo cho biết, hy vọng ta có thể bán lại cây cầm đó cho cô ấy. Tuy nhiên cô ấy lại không có nhiều tiền bạc, chỉ có năm nghìn quan để mua thôi. Mà cây cầm kia giá trị đến ngàn quan, bởi vậy, cô ấy còn dùng vật phẩm khác để đổi.

Ngọc Doãn vừa giải thích vừa cảm thán trong lòng.

Đây chính là công chúa, đường đường là công chúa đế quốc....nếu như đổi lại ở hậu thế, thì cũng không phải là vấn đề gì, nhưng cô ấy không dùng sức mạnh đoạt lấy, mà lại mua theo giá thị trường.Ngọc Doãn lắc đâu, đóng rương gỗ lại, mở rương gỗ kia.

- Ôi chao.

Khi Ngọc Doãn vừa mở chiếc rương đó ra, lập tức tròn mắt.

Không ngờ trong rương là một cây đàn cổ, nhìn kiểu dáng cũng cổ cầm Đường Liên Châu thức.

Hắn cúi xuống cẩn thận lấy cây đàn cổ trong rương ra, xoay người đến bên chiếc bàn thấp đặt xuống đó. Yến Nô vội đi đến tò mò đánh giá cây đàn cổ, không kìm nổi hỏi:

- Tiểu Ất ca, đây là cầm gì, sao quái dị như vậy.

Đúng vậy, đàn cổ Liên Châu Thức này có chút quái dị.

Toàn bộ được sơn màu đen, nước sơn không quá dầy, mà đen của nước sơn có ánh áng, thân dài 120cm, rộng 20cm, đuôi chiều rộng 13 đến 14cm, dày 6cm.

Cầm thể được chế tạo bằng gỗ sam, hình hơi tròn dẹt.

Ngọc Doãn vỗ vỗ đầu, đàn này sao mà nhìn quen mắt vậy?

Hắn ngẫm nghĩ một chút, lật cầm lại, lộ ra chữ khắc trên đó.

Trên long trì có khắc chữ “Khô Mộc long ngâm”, trong lòng hắn rung lên, vui mừng như điên.

Khô Mộc Long Ngâm, không ngờ là Khô Mộc Long Ngâm!

Cây cầm này đời trước Ngọc Doãn đã từng nhìn thấy, vốn là cây cầm nổi tiếng được cất tại nhà Uông Mạnh Thư. Sau này cầm cổ này được cất trong viện nghiên cứu âm nhạc và nghệ thuật Trung quốc. Kiếp trước cha hắn từng dẫn hắn đi xem cây đàn cổ này, cho nên rất có ấn tượng.

Chỉ có điều đời sau Khô Mộc Long Ngâm bởi vì đủ loại nguyên nhân mà bị tu sửa lại.

Thí dụ như nước sơn, màu sắc.

Đời sau Khô Mộc Long Ngâm dùng là sơn son, chỉ có điều không được mài nhẵn, rồi không biết xuất phát từ nguyên nhân gì mà lại ngừng lại, đồng thời răng ngà mạt trên mặt cầm, nước sơn xám khổng tước thạch cũng là do Uông Mạnh Thư tu sửa, hoàn toàn đổi thành ngọc chẩn và ngọc nhạn.

Cũng chính bởi nguyên nhân này khiến Ngọc Doãn lúc đầu nhìn đã không nhận ra lai lịch của đàn cổ này.

Tuy nhiên Khô Mộc Long Ngâm này có một chút độc đáo, như long trì hiện lên hình tròn, phượng chiểu lại là hình tròn dẹt, nạp âm khá bình, hơn nữa lại chọn dùng thủ pháp Niêm niêm, dùng đồng mộc chế tạo thành. Đây cũng là điểm đặc biệt của Khô Mộc Long Ngâm.

- Khô Mộc Long Ngâm, quả nhiên là Khô Mộc Long Ngâm!

Ngọc Doãn không kìm nổi cười ha ha, thậm chí cười đến chảy cả nước mắt.

Yến Nô thì vẻ mặt hoang mang nhìn hắn, có chút không hiểu. Thái độ này của Tiểu Ất ca chắc hẳn Khô Mộc Long Ngâm này rất tốt, nhưng vấn đề là một cây đàn cổ cần gì phải tỏ ra như thế? Nàng đâu có biết, kiếp trước cha Ngọc Doãn từng dày công nghiên cứu đàn cổ, đồng thời trong lòng cũng có hy vọng được dùng nó để diễn tấu một bản.

Ai ngờ khát vọng này bị mọi người châm chọc chỉ trích khiến cha Ngọc Doãn đau lòng mà từ bỏ.

Chuyện này đã thành một tâm bệnh của cha Ngọc Doãn, thấy đàn hay mà không được dùng, đối với cầm gia mà nói là một sự thống khổ.

Ngọc Doãn đối với chuyện này cũng canh cánh trong lòng.

Sau này khi thành tài hắn từng có cơ hội được mời biểu diễn tại viện nghiên cứu nhưng lại không chút do dự mà cự tuyệt.

Nhưng hiện tại Khô Mộc Long Ngâm này là của ta!

Ngọc Doãn cười, nước mắt không ngăn được chảy xuống.

Ngón tay trượt nhẹ qua cầm, hắn cười nói với Yến Nô:

- Có cây cầm này cũng đủ để sánh với cây cầm Mai Hoa Lạc kia.

Yến Nô thấy Ngọc Doãn vui, nàng cũng vui mừng theo.

Cầm huyền trong bọc còn là dây cổ cung thanh văn thượng đẳng.

Loại dây đàn này nghe nói là chọn lông bờm trên cổ bạch long mã Tây Vực dùng phương pháp cổ để chế thành. Bên trong lông bờm Bạch Long mã có ước chừng hơn mười bộ lông ánh sáng màu phát xanh, là chất liệu tốt nhất để chế dây cung, khiến cho khi sử dụng cầm, tay chỉ khẽ động dây đàn sẽ sinh ra một làn sóng gợn xanh nhạt, cho nên loại dây đàn này tên là Thanh Vân, giá cực kỳ đắt tiền.

Tại thời Bắc Tống, môt bộ thanh vân này phải có giá trị hơn mấy trăn quan, không phải cầm gia bình thường có thể sử dụng.

Nhưng dây cung thanh van này âm sắc cực đẹp, cũng là vật mà cầm gia the đuổi cả đời. Ở hậu thế, phương pháp chế tạo bằng thanh vân đã thất truyền, cho nên Ngọc Doãn dù đạt tới kỳ danh cũng chưa từng thấy dây cung này.Không ngờ, thật sự không ngờ nay trước thì có Khô Mộc Long Ngâm, sau lại được thanh vân, trong lòng vui mừng khó có thể diễn đạt thành lời. Ngọc Doãn quay người lại ôm lấy Yến Nô xoay tròn không ngừng ở trong đình viện.

Yến Nô thì mờ mịt, nhưng thấy Ngọc Doãn mừng vui đến vậy thì cũng vui vẻ.

***

Ban đêm, gió nổi lên.

Lý Dật Phong mặt âm trầm, cất bước đi vào trong tửu lâu.

Dưới lầu, âm thanh sáo trúc ca múa vang bên tai không dứt, nhưng trong lòng Lý Dật Phong lại vô cùng nặng nề.

Y đi vào cửa nhã gian, giơ tay đẩy cửa phòng ra, thấy trong đó ngồi ngay ngắn vài thanh niên, thấy Lý Dật Phong tiến vào, cũng đều đứng lên.

Từ Quỹ, Lý Nhược Thủy đã ở đó.

Trừ hai người này còn có một thanh niên áo gấm.

Quần áo khá hoa mỹ nhưng dáng vẻ hơi gầy yếu, mỏng manh.

- Đại Lang, sao giờ này mới tới?

Thanh niên cười ha hả đứng dậy chắp tay với Lý Dật Phong.

Lý Dật Phong thì mặt âm trầm:

- Tam ca đã đến rồi ư, ta đã đến muộn.

Y ngồi xuống trước bàn rượu, sau đó giơ tay lên ra hiệu cho chị em đang hầu rượu đi ra hết, rồi trầm giọng nói:

- Tiểu Ất đã quay về rồi!


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui