Vào nửa đêm Phan cục phán tới thăm. Ông ta nói Thái y cục Đề cử đại nhân cho cung nữ ra báo tin bệnh tình trong cũng đã được khống chế nên sắp xếp Đỗ Văn Hạo giảng bài vào ngày hôm sau. Hà Đề cử đại nhân muốn đích thân dự thính.
Đây chính là cơ hội tốt cho Ngũ Vi đường, vì thế sáng hôm sau Bàng Vũ Cầm và Anh Tử thay cho Đỗ Văn Hạo trang phục mới tinh, phái Ngốc béo dắt lừa cho Đỗ Văn Hạo tới Thái y cục.
Thái y cục Đề cử đại nhân đến nghe giảng còn có ai không dám tới đây? Đúng thế, trong đại lễ đường của Thái y cục không còn một chỗ trống, tất cả có tổng cộng hơn ba trăm người. Toàn bộ các giáo sư cũng muốn nghe Đỗ Văn Hạo giảng bài nên tới dự đông đủ, ngồi chật lễ đường.
Đỗ Văn Hạo đi lên bục, hắn nhìn các đệ tử đông nghịt và các giáo sư ở phía dưới rồi cúi người thật sâu thi lễ: “Cảm tạ Đề cử đại nhân đồng ý tạo cho tại hạ cơ hội trao đổi y thuật cùng mọi người. Đầu tiên tại hạ muốn xin lỗi lần trước có chuyện riêng nên nửa chừng đã rời đi, không trao đổi cùng mọi người hết buổi. Lần này tại hạ thực sự cảm tạ mọi người cho tại hạ cơ hội đền bù lại sơ sót đó. Tại hạ một lần nữa xin lỗi vì sự gián đoạn ở buổi giảng lần trước!” Nói xong hắn lại cúi đầu thi lễ.
Bên dưới tiếng vỗ tay nhiệt liệt vang lên.
Đỗ Văn Hạo nói tiếp: “Nhớ lần trước chúng ta đã nói tới Phong vi bách bệnh chi thủy sau đó chúng ta nói tới sản hậu trung phong (trúng gió sau khi sinh) của sản phụ. Bây giờ tại hạ có một câu hỏi: Nguyên nhân của sản hậu trung phong là gì?”
Nếu đây chỉ là một lớp học bình thường, chắc chắn sẽ có không ít người giơ tay xin trả lời nhưng bây giờ có Đề cử của Thái y cục dự thính. Liệu có ai có dũng khí đứng lên trả lời lung tung không? Ăn nói lung tung trước mặt Đề cử đại nhân, nói xong chắc chắn sẽ bị người chê cười nên ai cũng nín thinh.
Điều này làm cho Đỗ Văn Hạo bất ngờ. Hắn dành phải tự trả lời: “Người lưng bị cong lên, cấm khẩu, âm dương chi mạch, sản hậu khí huyết hư, tà khí xâm nhập khiến cho dương kinh, làm cho sản phụ mắc chứng sản hậu trung phong lưng cong ưỡn lên, sinh ra chứng co giật. Bây giờ chúng ta dựa vào quan điểm y học của mình nghĩ xem quan điểm này có đúng không?”
Vẫn không ai trả lời.
Đỗ Văn Hạo không thể làm khác hơn là tự mình trả lời: “Theo quan điểm của tại hạ là không đúng. Ở buổi trước tại hạ đã đề cập qua vấn đề này. Sản hậu trung phong kỳ thật không phải do phong. Mọi người có thể đã biết trong khoảng thời gian này Ngũ Vị đường của tại hạ nhận sự ủy thác của nha môn Khai Phong phủ tiến hành bồi dưỡng kỹ thuật cho các bà mụ của nha môn. Công việc đang được tiến hành. Đã có khá nhiều bà mụ trải qua bồi dưỡng. Phan cục phán đại nhân từng tiến hành điều tra tình hình các bà mụ đã qua bồi dưỡng, phát hiện ra sau khi tiếp thu tân pháp của chúng ta, tỷ lệ số ca sản hậu trung phòng giảm từ mười xuống chưa tới một, thấp hơn rất nhiều so với các ca đỡ đẻ theo phương pháp thông thường. Phan cục phán đại nhân hẳn cũng đã biết các bà mụ sau khi được bồi dưỡng đã mở cửa sổ cho thông thoáng gió ở các phòng đỡ đẻ. Nếu như sản hậu trung phong thực sự do gió gây ra thì sau khi tiếp thu tân pháp số ca mắc sản hậu trung phong phải cao hơn mới đúng, có phải vậy không Phan đại nhân?”
Phan cục phán đứng lên xoay người lại nhìn mọi người nói: “Không sai, chúng ta đã tiến hành điều tra sau khi được Đỗ tiên sinh ở Ngũ Vị đường bồi dưỡng, phòng đỡ đẻ của các bà mụ đã mở thêm một cái cửa sổ để thông thoáng khí. Sản phụ sau khi sinh nở vẫn mở cửa sổ hít thở không khí bình thường mà không hề trúng gió độc. Số lượng sản phụ mắc sản hậu trung phong sau khi áp dụng phương pháp đỡ đẻ mới thấp hơn so với đỡ đẻ thông thường”.
Các đệ tử và giáo sư bên dưới bắt đầu xì xào thảo luận với nhau. Hà Đề cử không nói câu nào chỉ mỉm cười nhìn Đỗ Văn Hạo.
Đỗ Văn Hạo chờ tiếng ồn ào lắng dần hắn mới tiếp tục nói: “Vì vậy có thể nói sản hậu trung phong không phải do gió mà là chứng kinh (bệnh co gân, xương sống cứng thẳng, mình mẩy uốn cong như bệnh phải gió gọi là kinh, chính là uốn ván). Cũng chính vì đây là chứng kinh mà chúng ta lại nói là chứng phong. Bởi vì khi giải phẫu không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ từ độc nên mới bị lây chứng kinh vì vậy sản phụ và hài tử mới bị uốn cong người, co rút chân tay, cấm khẩu, co giật. Chúng ta sai lầm cho là sản hậu trung phong và chứng co cơ, bịt kín phòng đẻ như một căn hầm đất, không có không khí để hít thở, ngược lại còn mắc chứng tà độc, không chỉ không thể ngăn chặn nguy cơ sản hậu trung phong mà còn tăng thêm cơ hội mắc chứng bệnh đó. Vì thế muốn giảm thiểu sản hậu trung phong đầu tiên phải sửa chữa quan điểm sai lầm đó. Sản hậu trung phong thực sự không phải do gió gây ra mà là do các lọai tà độc xâm nhập trong quá trình sinh nở. Muốn phòng ngừa sản hậu trung phong phải nghiêm túc thực hiện quy định về trừ độc trong khi sinh”.
Hà Đề cử rốt cuộc cũng giơ tay: “Đỗ tiên sinh. Nói như vậy theo ý tiên sinh, quan điểm của người xưa là sai lầm?”
“Đúng vậy!” Đỗ Văn Hạo khẳng định: “Cổ nhân cũng không hoàn toàn chính xác. Bởi vì Trường Giang sóng trước đè sóng sau. Lịch sử phát triển, y học cũng không ngừng phát triển bởi vì tri thức y học của người xưa không phải từ trên trời rơi xuống. Hoặc không phải do thần tiên báo mộng. Những cái gọi là thần tiên dạy y thuật đều là vớ vẩn. Bọn họ cũng do tổng kết kinh nghiệm thành công của mình mà hình thành nên lý luận y học của mình. Những lý luận này không phải vừa xuất hiện đã tuyệt đối chính xác mà phải trải qua thời gian kiểm nghiệm, không ngừng sửa đổi. Vì thế khi chúng ta học y thư cổ, chúng ta không thể mù quáng sùng bái người xưa. Người xưa cũng chỉ là người. Bỏ qua yếu tố thần thoại của người xưa thì có thể nói y học của người xưa không thể sánh với y học của Đại Tống chúng ta. Cổ đại y giả không thể sánh với y giả Đại Tống chúng ta. Rất nhiều y thư của người xưa cần phải xem xét lại hoặc sửa đổi”.
Hà Đề cử nói: “Đỗ tiên sinh có thể đưa ra dẫn chứng không?”
“Trong y học kinh điển, Thần nông bổn thảo kinh là y thư sớm nhất của nước ta, một trong tứ đại y học kinh điển. Bất kỳ y giả nào cũng phải nghiên cứu quyển kinh điển này. Trong đó có ghi lại ba trăm sáu mươi lăm loại dược liệu, cho tới nay cũng là những loại dược liệu chúng ta thường dùng nhất. Nó được coi là công trình vĩ đại nhưng nó cũng có sai lầm. Ví như nó chia dược liệu thành ba phần thượng, trung, hạ phẩm. Trong đó thượng phẩm có một trăm hai mươi loại, cho rằng được liệt vào thượng phẩm thì không có độc tính hoặc độc tính rất yếu, có khả năng bồi bổ cơ thể, kéo dài tuổi thọ, đều có thể dùng lâu dài. Loại đệ nhất thượng phẩm được liệt kê trong cuốn sách này là Chu sa, công dụng của Chu sa thế nào có đệ tử nào biết không?”
Vấn đề này cũng khá đơn giản các đệ tử không sợ mất thể diện vì thế có rất nhiều người giơ tay xin trả lời. Đỗ Văn Hạo chỉ một đệ tử giơ cao tay nhất, gần như đứng hẳn lên: “Đệ tử này hãy trả lời đi”.
Đệ tử đó dứng lên nói: “Bổn Kinh nói: Chu sa là chủ dược chữa được bách bệnh, an dưỡng tinh thần, an hồn vía, ích khí sáng mắt, sát tà ma ác quỷ, dùng lâu trường sinh bất lão”.
“Tốt lắm. Xin mọi người chú ý Bổn Kinh có viết dùng Chu sa trương kỳ có thể trường sinh bất lão hay cũng chính có thể đắc đạo thành tiên. Đệ tử này nói thế có đúng không?”
Đệ tử đó nói: “Đã ghi lại trong kinh điển, không phải là lời nói suông”.
Đỗ Văn Hạo nói: “Ta hỏi người Chu sa ngoài dùng làm dược liệu còn dùng làm gì nữa?”
“Luyện đan. Dùng lâu thì trẻ mãi không già, có thể dùng để chế đan trường sinh bất lão”.
“Vậy có bao nhiêu người dùng đan luyện từ Chu sa trường sinh bất lão?”
Đệ tử đó trợn tròn mắt: “Tới bây giờ chưa nghe nói. Hơn nữa phương pháp luyện đan đã thất truyền”.
“Ta hỏi người Tần Thủy Hoàng nhất thống thiên hạ băng hà năm bao nhiêu tuổi?”
“Theo sử liệu ghi lại là năm mươi tuổi, băng hà trong lần tuần du thứ năm”.
“Tại sao Tần Thủy Hoàng ăn rất nhiều thuốc trường sinh bất lão lại không trường sinh bất lão?”
“Cái này có thể do phương pháp luyện đan không đúng”.
“Mặc dù nguyên nhân gây ra cái chết của Tần Thủy Hoàng vẫn còn là một ẩn số nhưng có thể khẳng định không phải chết do mưu sát hay chết bắt đắc kỳ tử. Tần Thủy Hoàng chết do đã dùng Chu sa là nguyên liệu chủ yếu để chế tác thuốc trường sinh bất lão. Chu sa không thể làm cho người ta trường sinh bất lão ngược lại làm cho con người đoản mệnh. Chu sa không chỉ có độc mà độc tính không hề nhẹ, không thể dùng trong một thời gian dài.
Dùng thời gian dài sẽ bị tích tụ độc tố và trúng độc. Rất nhiều nhà luyện đan dùng Chu sa để luyện thuốc trường sinh bất lão kết quả đều trúng độc chết. Vì thế Bổn Kinh liệt Chu sa vào vị trí thứ nhất của các loại dược liệu thượng phẩm, cũng như cho rằng có thể dùng Chu sa lâu dài là một quan điểm sai lầm”.
Hắn vừa nói ra ở dưới xôn xao không ngừng.
Một giáo sư râu tóc bạc phơ không nhịn được giơ tay nói: “Tiên sinh nói thế có căn cứ gì không?”
Dùng Chu sa trong một thời gian dài sẽ gây ra trúng độc. Vấn đề là trải qua mấy ngàn năm y học vẫn chưa nhận ra vấn đề này cho tới tận triều Thanh, y điển Bổn thảo bị yếu mới bắt đầu chú y ghi chép lại loại bệnh này nhưng vẫn còn rất mơ hồ, không phát hiện ra độc tính thật sự của Chu sa. Tới y học hiện đại mới nghiên cứu xác định chính xác độc tính của Chu sa. Đó là chuyện của những năm tám mươi thế kỷ hai mươi. Đỗ Văn Hạo nói: “Tại hạ nói đương nhiên có căn cứ. Nhưng căn cứ của tại hạ không dựa vào y điển bởi vì cho tới hiện nay tất cả các ghi chép về Chu sa đều không đúng. Nhưng tại hạ thực sự không có cách nào để chứng minh quan điểm của tại hạ là đúng bởi vì Chu sa (thạch tín) không phải là kịch độc mà phải dùng trong một thời gian dài mới gây nhiễm độc, trong thời gian ngắn không thể xác định”.
Vị giáo sư ung dung nói: “Đấy chỉ là lý thuyết. Liệu tiên sinh nói thế bản thân có mộng tưởng quá không? Để lòe thiên hạ phải không?” Lời nói này làm không ít đệ tử và giáo sư cười vang.
Đỗ Văn Hạo lạnh nhạt nói: “Tại hạ chỉ nói quan điểm của mình. Tiên sinh tin hay không thì tùy. Tin thì kiên nhẫn lắng nghe, không tin tiên sinh cứ việc ra khỏi đây”.
Vị giáo sư đó đứng lên giận dữ nói lớn: “Tại sao tiên sinh lại nói vậy? Lão hủ chẳng qua chỉ muốn lãnh giáo y thuật của tiên sinh. Tiên sinh nói vậy là không biết kiềm chế”.
Đỗ Văn Hạo trả lời một cách châm biếm: “Tại sao tiên sinh lại bảo tại hạ không đúng? Không biết tiên sinh dựa vào cái gì để nói quan điểm của tại hạ là vô căn cứ nói ra chỉ để lòe thiên hạ? Tiên sinh vô duyên vô cớ chỉ trích người khác. Chẳng lẽ tiên sinh không biết kiềm chế mình ư?”
“Ngươi...”