Tống Y

Đỗ Văn Hạo vô cùng xúc động xem ra sau này hắn phải giải quyết vấn đề truyền máu. Sau khi bình phục phải tiến hành nghiên cứu thêm về vấn đề này nếu không sau này gặp lại chuyện này không những máu toàn thân bị hết sạch, không cứu được nhiều người mà bản thân hắn cũng mất mạng vì cái danh người truyền máu vạn năng đó.

Vì hắn là sinh viên tốt nghiệp pháp y chuyên ngành, biết được nhóm máu của mình , biết được nhóm máu của mình không cần phải tuân theo tiêu chuẩn kháng nguyên huyết thanh vì thế việc xác định xem người bệnh có cùng nhóm máu với hắn hay không không thành vấn đề. Trong khi đó việc truyền máu cũng không đòi hỏi kỹ thuật hay thiết bị phức tạp.

Thế nhưng từ trước tới nay hắn không dám tiến hành thử nghiệm vấn đề này chủ yếu là vì hắn không có kinh nghiệm ở lĩnh vực truyền máu, hắn lo lắng sẽ thất bại nhưng hiện tại vấn đề cấp bách này đã được giải quyết. Lần truyền máu thành công này là một khích lệ rất lớn với dũng khí của hắn.

Sau khi Đỗ Văn Hạo uống hết một bát thuốc, Bàng Vũ Cầm mới dùng nước muối cứu tỉnh Tô đại thiếu gia sau đó đưa nàng đẩy bàn giải phẩu di động đưa Tô đại thiếu gia rời phòng giải phẫu.

Ngô tri châu, Tạ đại phu, Tô chưởng quỹ cùng người nhà chờ đợi bên ngoài thấy vậy vây quanh nóng lòng hỏi: "Thế nào rồi?"

Bàng Vũ Cầm cười gượng nói: "Không có vấn đề gì. Phu quân của ta đã tận lực nghĩ hết mọi cách cứu chữa. Hiện tại coi như cũng khá ổn, chỉ cần yên tĩnh tĩnh dưỡng là ổn" Nói tới đây Bàng Vũ Cầm lại nghĩ tới tướng công của mình vì cứu chữa cho Tô Đại thiếu gia mà suýt nữa mất mạng, nàng không khỏi thấy đau lòng, nước mắt trào ra. Nàng vội vàng quay mặt đi.

Lập tức mọi người liền reo hò ầm ĩ. Những người này bị thần kỹ cải tử hoàn sinh của Đỗ Văn Hạo làm sợ ngây người, tất cả tập trung nhìn Tô đại thiếu gia, có còn ai chú ý tới Bàng Vũ Cầm đang đau lòng rơi lệ đâu.

Lúc này Tô đại thiếu gia đã tỉnh lại, hắn mệt mỏi mở mắt nhìn xung quanh rồi khẽ cười nhìn người cha già gầy yếu, môi mấp máy nhưng không sao nói được.

Chỉ cần một động tác đó thôi cũng làm mọi người vui mừng phát điên, chứng minh người chết đã sống lại.

Người vui mừng nhất là con gái của Tô đại thiếu gia Tiểu Ny càng reo hò tung tăng như chim sẽ. Tiểu Ny ôm chầm lấy phụ thân mình vừa khóc vừa cười. Mẫu thân, phu nhân của Tô đại thiếu gia cũng khóc vì sung sướng.

Ngô tri châu thì liên tục vuốt râu mỉm cười. Tạ đại phu thì trợn tròn mắt nhìn, tựa hồ như ông ta không tin vào điều đang xảy ra trước mắt.

Tô chưởng quỹ chắp tay nói với Bàng Vũ Cầm: "Phu nhân, đa tạ ơn trời biển cứu giúp. Lão hủ không bao giờ quên. Ngự y đại nhân ở đâu? Lão hủ muốn đích thân bày tỏ sự biết ơn".

Bàng Vũ Cầm cúi đầu để không ai nhìn thấy những giọt nước mắt của nàng. Nàng cố lấy giọng bình tĩnh nói: "Tướng công, chàng rất mệt. Chàng đã đi nghỉ sớm. Có việc gì ngày mai hãy nói sau".

Tô lão gia liên tục gật đầu nói: "Đúng, đúng, để ngày mai hãy tới bái tạ".

Cả đám người giúp Bàng Vũ Cầm đẩy Tô đại thiếu gia vào trong phòng bệnh. Bàng Vũ Cầm muốn để lại hai người ở lại trông nom người bệnh. Sau khi thảo luận một hồi thì tất cả nhất trí để lại con gái của Tô đại thiếu gia là Tiểu Ny và Tô nhị thiếu gia Tô Thi sau đó mọi người mới ra khỏi phòng.

Những người dân hiếu kỳ tụ tập bên ngoài biết Tô đại thiếu gia đã được Ngự y tới từ kinh thành cứu sông. Ai nấy cũng rất kinh ngạc. Tất cả tụ tập trước cửa khách sạn, kích động bàn luận với nhau không muốn giải tán.

Ở trong phòng giải phẫu, Tuyết Phi Nhi vẫn cứ ôm chặt Đỗ Văn Hạo để hắn nằm nghỉ ngơi trong lòng mình. Sau khi Bàng Vũ Cầm đưa người bệnh tới phòng bệnh rồi quay lại hai người mới dìu Đỗ Văn Hạo về phòng ngủ.

Lâm Thanh Đại và Liên nhi đang ngồi chờ trong phòng ngủ cũng sụt sùi khóc khi cả hai nghe kể lại chuyện đã xảy ra. Cả hai ôm Đỗ Văn Hạo vào lòng khóc trách hắn sao không muốn sống nữa, sao không để ý tới cảm giác của mọi người. Kha Nghiêu lại không ôm Đỗ Văn Hạo khóc lóc. Nàng chỉ đứng lặng lẽ rơi lệ nhìn hắn.

Kha Nhiêu cứ đứng lặng lẽ khóc như thế cho tới khi nghe thấy nói Đỗ Văn Hạo suýt mất mạng thì tất cả những nỗi lo lắng, thương tâm, ai oán biến thành sự tủi thân tới cực độ, nàng nhào tới trước giường, ôm chầm lấy Đỗ Văn Hạo, khóc rống lên.

Tối đó chúng nữ không ai muốn quay về ngủ, tất cả chỉ muốn ngồi bên cạnh Đỗ Văn Hạo. Anh Tử cũng bế Hổ Tế sang cùng ngồi trông hắn cho tới khi Đỗ Văn Hạo bắt các nàng quay về ngủ, chỉ cần để lại mình Liên nhi trông coi mình, hắn nói ngày hôm sau còn phải huấn luyện cho bà đỡ, nữ y, cần sự giúp đỡ của mọi người lúc đó chúng nữ mới đồng ý. Tất cả dặn dò Liên nhi nhớ buổi tối phải cho Đỗ Văn Hạo uống Tham Phụ Lý Trung thang rồi tất cả mới lưu luyến quay về phòng mình ngủ.

Thực tế Đỗ Văn Hạo không mất quá nhiều máu, ngoại trừ lúc ban đêm Liên nhi đánh thức hắn dậy để uống Tham Phụ Lý Trung thang còn thời gian còn lại hắn ngủ say. Hắn cứ ngủ như thế tới tận giữa trưa ngày hôm sau mới tỉnh lại.

Khi Đỗ Văn Hạo mở mắt ra nhìn quanh mới phát hiện chúng nữa đang lặng lẽ ngồi xung quanh nhìn hắn, chúng nữ rất vui mừng khi nhìn thấy Đỗ Văn Hạo tỉnh lại

Bàng Vũ Cầm hỏi: "Tướng công, chàng đã tỉnh, chàng ngủ có ngon không?"

Đêm qua Liên nhi cho hắn uống Tham Phụ Lý Trung thang, hắn cảm thấy hiệu quả rất rõ ràng, mặc dù lúc này sức khoẻ hắn còn khá yếu nhưng rõ ràng cơn sốc của ngày hôm qua với trước mắt tối đen, chân tay giá lạnh, mồ hôi lạnh đổ liên tục thì ngày hôm nay đỡ hơn nhiều.

Đỗ Văn Hạo quay đầu nhìn Liên nhi, hắn thấy sắc mặt nàng mệt mỏi, vành mắt thâm tím hiển nhiên đêm qua nàng đã không ngủ. Đỗ Văn Hạo liền đưa tay cầm lấy tay nàng nói: "Tối qua ta ngủ rất ngon, chỉ khổ cho Liên nhi cả đêm vất vả không ngủ bây giờ thành chú gấu mèo đáng yêu".

Chúng nữ đều cười vui vẻ, Liên nhi xấu hổ, hai má nàng đỏ như hai quả hồng.

Bàng Vũ Cầm vội hỏi: "Tướng công, chàng có muốn ăn gì không, thiếp sẽ đi làm?".

"Ừ, cái gì cũng được, ta đói bụng quá, tình trạng của Tô Đại thiếu gia thế nào" Đỗ Văn Hạo trả lời.

"Chàng cứ yên, tình trạng khá tốt, đã đi tiểu, ống dẫn lưu vẫn hoạt động bình thường. Mạch tuy vẫn còn tế sổ nhưng đã hồi phục khá nhiều, hắn đã có thể nói chuyện được rồi".

"Vậy là tốt rồi. Mấy người Ngô tri châu có tới đây không?"

"Có tới, đang chờ dưới phòng khách".

"Mau đỡ ta dậy".

Bàng Vũ Cầm vội vàng đỡ Đỗ Văn Hạo dậy và nói: "Chàng đừng nóng vội, chàng phải ăn cơm đã. Bọn họ đã đợi tới giờ này thì đợi thêm một lúc nữa cũng không sao. Ngô tri châu cũng nói hôm qua chàng vất vả nên mệt mỏi, cứ để chàng nghỉ ngơi thoải mái".

"Có đưa tới người bệnh nào bệnh nặng, nguy hiểm không?".

"Không có. Tiền Bất Thu đã sơ bộ xem xét qua. Tất cả chỉ là mấy tạp chứng lâu ngày không khỏi nên trong lúc này cũng không cần phải vội vàng".

"Có nhiều người không?"

"Cũng tương đối nhiều, đầy một sân. Sáng sớm nay khi đưa người bệnh tới, thiếp đã làm như mọi khi là để Tiền Bất Thu và Diêm Diệu Thủ chẩn bệnh trước, bọn họ không chữa được thì mới tới lượt chàng chữa trị. Tới bây giờ còn hai người bệnh nữa mà bọn họ không nắm chắc có trị được hay không. Chàng cứ ăn cơm xong rồi hãy ra xem bệnh cho họ".

"Tốt, thế còn bà đỡ cùng với nữ y thì sao?"

"Ngô tri châu cũng đã triệu tập, trước mắt cũng đã tìm được một sản phụ sắp sinh, hai ngày nữa thì sinh. Trước tiên cứ giản giải cho bọn họ tới khi sinh thì mới tiếp tục làm mẫu cho mọi người thấy".

"Vậy sao nàng không đi giảng giải cho bọn họ. Nàng tới chăm nom ta làm gì?"

"Vì thiếp lo lắng cho chàng nên thiếp bảo mọi người cứ chờ một lát".

"Ta không việc gì. Nàng hãy cùng Phi Nhi mau đi đi, đừng để cho người ta chờ lâu. Việc nấu cơm đã có Thanh Đại làm. Nàng hãy nấu cháo thịt nạc với Đương Quy, ăn vừa ngon vừa bổ máu".

Lâm Thanh Đại mỉm cười nói: "Được. Cầm nhi, Phi nhi, hai muội đi đi, tỷ sẽ cố gắng chiếu cố cho tướng công".

Bàng Vũ Cầm cùng Tuyết Phi Nhi đồng ý. Cả hai dặn dò mọi người mấy câu rồi mới chịu rời đi.

Lâm Thanh Đại nhanh chóng hầm cháo thịt nạc cùng Đương Quy mang tới. Đỗ Văn Hạo vừa thổi vừa ăn hết sạch sẽ. Hắn còm làm ra vẻ chưa no, liếm liếm lưỡi, chọc mấy người Lâm Thanh Đại cười khanh khách.

Đỗ Văn Hạo lại uống tiếp Tham Phụ Lý Trung thang. Khi Anh Tử rời hắn xuống giường, hắn cảm thấy hai chân mình vẫn chưa thật, cử động vẫn còn yếu ớt. Sau khi Anh Tử giúp hắn rửa mặt, thay đổi quan bào, việc đầu tiên là hắn đi tới phòng bệnh của Tô Đại thiếu gia khám lại.

Tô Đại thiếu gia tên là Tô Thành, đang ngồi nghiêng dựa vào đầu giường nói chuyện với vợ và con gái, mấy người nha hoàn hầu hạ ở bên cạnh. Vợ Tô Thành là Lương thị và con gái thấy Đỗ Văn Hạo đi vào phòng cả hai vội vàng đứng dậy vái chào.

Tiểu Ny nói: "Phụ thân, đây là Đỗ Ngự y từ kinh thành tới. Tối hôm qua đại nhân đã phẫu thuật chữa thương cứu sống phụ thân'.

Tô Thành vội vàng cử động muốn đứng dậy. Đỗ Văn Hạo vội khoát tay nói: "Không cần khách khí. Hãy mau nằm xuống, coi chừng miệng vết thương nứt ra".

Lương thị vội vàng mang tới một cái ghế để Đỗ Văn Hạo ngồi xuống cạnh giường. Sau khi Đỗ Văn Hạo hỏi chẩn qua loa, hắn lại bắt mạch, xem lưỡi. Hắn nhận ra Tô Thành đã hồi phục rất nhiều, căn bản đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Điều này chủ yếu là được truyền một lượng máu lớn vào cơ thể, làm giảm rất nhiều tình trạng thiếu máu, giống như nắng hạn lâu ngày gặp mưa, lập tức sự sống hồi phục, phát triển rất nhanh.

Lương thị đã bỏ ống thông dạ dày từ trên mũi của Tô Thành xuống nên việc nói chuyện của hắn không bị ảnh hưởng. Hắn chắp tay, yếu ớt nói: "Bỉ nhân tự biết bản thân mình chắc chắn sẽ chết, bỉ nhân cũng đã nghe chiết thê nói mình đã tắt thở nằm ở linh đường. Ngự y đại nhân đã kéo tiểu nhân quay về từ quỷ môn quan. Ơ cứu mạng của Ngự y đại nhân trọn đời bỉ nhân không quên".

"Không cần khách khí" Đỗ Văn Hạo nói: "Được rồi, ta có chuyện muốn hỏi ngươi".

"Có chuyện gì xin mời đại nhân cứ nói".

"Ừ. Ta phát hiện gan của ngươi có một vết nứt. Ứng với vết thương ở gan ngoài bụng có một vết tím hình tròn đọng máu dưới da. Đó chắc chắn là do ngoại thương gây ra. Vết ngoại thương đó suýt chút nữa đã lấy mạng của ngươi. Căn cứ theo hình luật Đại Tống đó là một hành vi phạm tội, nhất định phải bắt hung thủ về quy án. Rốt cuộc là ai đã làm ngươi bị thương?"

Sắc mặt Tô Thành khẽ tái, khẽ nhăn trán. Tô Thành chần chừ một lát rồi nói: "Đại nhân, bỉ nhân thực sự không nhớ rõ bản thân mình đã bị thương như thế nào. Có thể là do bỉ nhân không cẩn thận va chạm vào đâu đó mà thành. Bỉ nhân nhớ mấy ngày trước đó thường xuyên uống rượu, có lẽ đã ngã và va vào một tảng đá, cũng có thể đã đâm vào một đầu gỗ nào đó. Đại nhân bất tất phải quan tâm".

Đỗ Văn Hạo lắc đầu nói: "Từ hình dáng vết thương mà nói, không phải là do ngã va vào đá hay đâm vào đầu cọc gỗ bởi vì hình dáng của vết thương hình như rất gọng gàng, hơn nữa còn có cả dấu giày. Ta nghi rằng ngươi bị người khác đá bị thương chứ không phải do bất kỳ vật nào khác".

Tô Thành cười vẻ xấu hổ, hắn cố gắng nhúc nhích người nói: "Thật không dám giấu đại nhân, ta thực sự cũng không nhớ bản thân đã bị thương như thế nào. Bây giờ trong đầu bỉ nhân rất hỗn loạn, rất nhiều chuyện xảy ra trước kia bỉ nhân không sao nhớ ra được".

Tình trạng mất trí nhớ sao? Đỗ Văn Hạo nhíu mày suy nghĩ. Theo lý mà nói gan nứt hoàn toàn không gay ra tình trạng mất trí nhớ. Kiểm tra ban đầu trước khi phẫu thuật cũng không phát hiện ra chấn thương ở đầu. Đỗ Văn Hạo chăm chú nhìn Tô Thành, bắt gặp ánh mắt kỳ quái của Tô Thành, Đỗ Văn Hạo thầm nghĩ chẳng lẽ trong chuyện này có chuyện gì khó nói sao?

Đỗ Văn Hạo cũng không hỏi tiếp nữa. Hắn chỉ dặn bảo những việc cần lưu ý rồi hắn bảo Anh Tử dìu ra khỏi phòng, xuống lầu đi tới phòng khách.

Trong phòng khách, Ngô tri châu, Thông Phán, Điển Sử, tá quan và cả Tô lão chưởng quỹ đang chờ ở đó. Mọi người thấy Đỗ Văn Hạo đi vào liền đứng dậy thi lễ.

Ngô tri châu nhìn thấy sắc mặt Đỗ Văn Hạo tái nhợt, bước đi còn loạng choạng, ông ta vội ân cần tiến tới đón: "Ngự y đại nhân, ngài có chuyện gì không?"

"Ta không có việc gì" Đỗ Văn Hạo cười nói rồi ngồi xuống ghế, Anh Tử đứng ngay sau hắn.

Tô lão chưởng quỹ vui cười hớn hở tiến lên cúi dạp người vái chào Đỗ Văn Hạo nói: "Ngự y đại nhân, đa tạ ngài đã cứu tính mạng khuyển tử lão hủ. Toàn gia lão hủ vô cùng cảm kích".

"Đâu có, đó là bổn phận của người đại phu. Lão gia tử không nên đa lễ".

Tô lão gia quay đầu liếc nhìn quản gia đang đứng ngay sau ghế của ông ta. Người quản gia vội vàng lấy từ trong tay áo ra một tờ danh mục quà tặng rồi tiến lên cung kính đưa cho Tô lão gia, Tô lão gia tươi cười cầm lấy rồi ông ta hai tay dâng lên Đỗ Văn Hạo: "Ngự y đại nhân, đây là thành ý của lão hủ, cảm tạ đại nhân cứu mạng. Kính mong đại nhân vui lòng nhận cho".

Đỗ Văn Hạo liếc mắt nhìn một dẫy hộp lễ vật để bên tường. Hắn mỉm cười tiếp nhận tờ danh mục, liếc mắt nhìn qua thì thấy có ngoại trừ một ngàn lượng bạc trắng còn có trân châu mã não cùng với mấy hòm tơ lụa và vải lĩnh. Phần lễ vật này kể ra cũng hậu hĩnh. Tô gia là một phú hộ ở Gia châu. Đỗ Văn Hạo nghĩ tới việc bản thân mình cứu tính mạng con trai của ông ta suýt chút nữa thì mất mạng, chút lễ vật này coi như là bồi thường nên hắn cũng không từ chối. Đỗ Văn Hạo mỉm cười đưa tờ danh mục cho nha hoàn Anh Tử ở phía sau rồi chắp tay nói với Tô lão gia: "Cám ơn lão gia".

Tô lão gia còn nói mấy câu cảm kích rồi mới quay về chỗ ngồi.

Ngô tri châu thấy sắc mặt của Đỗ Văn Hạo khó coi, liền ân cần nói: "Ngự y đại nhân, hôm nay sức khoẻ của ngài không tốt, hay chúng ta cứ để hôm khác hẵng chẩn bệnh cho người bệnh, được không?"

Đỗ Văn Hạo lắc đầu nói: "Ta không sao. Đồ đệ của ta là Tiền Bất Thu chính là Thái y thừa Thái y viện y thuật hoàn toàn không dưới ta. Có ông ấy ở đây chẩn bệnh trước ta cũng đỡ bận rộn hơn. Ta nghe nói trước mắt chỉ còn hai người bệnh vẫn chưa chắc chắn nên cũng không có vấn đề gì lớn".

Tô lão gia vuốt râu, ân cần nói: "Đại nhân, hết thảy vẫn cứ cẩn thận là hơn. Tốt nhất đại nhân cứ tạm nghỉ một, hai ngày, đợi khi bình phục hoàn toàn rồi tiếp tục khám bệnh cũng không muộn. Dù sao cũng chỉ có hai người bệnh, hơn nữa cũng không phải là bệnh nặng, nguy hiểm. Ha, ha, ha".

Lúc trước Đỗ Văn Hạo cứ chần chừ không biết có nên nói cho mấy người Ngô tri châu nghe chuyện Tô Thành bị đả thương làm gan bị nứt hay không. Bây giờ nghe Tô lão gia nói hắn liền hạ quyết tâm vì e ngại sau này có ảnh hưởng gì tới bọn họ. Đỗ Văn Hạo chắp tay nói với Ngô tri châu: "Ta có chuyện muốn chuyện muốn báo với tri châu đại nhân".

Ngô tri châu, Thông Phán, Huyện uý, Điền Sử vội vàng khom người chắp tay thi lễ, không dám nhận, chỉ thỉnh Đỗ Văn Hạo ra chỉ thị.

Đỗ Văn Hạo nói: "Bệnh tình hiểm nghèo của Tô đại thiếu gia lần này kỳ thật không phải là bệnh mà là do thụ thương".

Mấy người Ngô tri châu thoáng nhìn nhau, tất cả không hiểu ý tứ của Đỗ Văn Hạo: "Là thụ thương sao?"

"Đúng, vị trí gan của hắn bị người ta dùng một vật đánh trúng, gây nứt gan, không ngừng chảy máu trong đến nỗi nguy tới tính mạng. Trước khi bản quan phẫu thuật cho hắn đã phát hiện ở vị trí của gan rõ ràng có vết ngoại thương, giống với vết giày. Loại vết thương này tuyệt đối không thể xem thường nên bản quan nghi ngờ Tô Đại thiếu gia bị người khác dùng chân đá bị thương, có người cố tình đả thương Tô Đại thiếu gia làm bị trọng thương. Việc này đã vi phạm hình luật nên phải điều tra rõ ràng, đưa hung phạm ra công lý".

Mọi người giật mình kinh hãi. Huyện uý là người quản lý các vụ án. Huyện uý Gia châu họ Lưu vội vàng đứng dậy, ôm quyền khom lưng nói: "Đại nhân có từng hỏi Tô đại công tử là ai đã gây thương tích không? Hạ quan sẽ lập tức đi bắt về quy án".

Đỗ Văn Hạo nói: "Mới rồi ta có hỏi qua Tô đại công tử. Hắn nói sau khi hắn tỉnh lại đã quên rất nhiều chuyện lúc trước. Hắn thật sự không nhớ là ai đã đả thương hắn. Hắn còn nói là có thể đã say rượu ngã nên bị thương nhưng từ tình huống vết thương khả năng này hoàn toàn bị loại trừ. Tô lão gia hôm đó lệnh lang có bị say rượu không?"

Tô lão gia vuốt ria mép, cau mày suy nghĩ: "Lão hủ nhớ rõ, hôm khuyển tử bị thương không có uống rượu, trên người cũng không có mùi rượu, nó cũng không có nói là bị ngã nên bị thương. Sáng sớm hôm đó nó có việc đi ra ngoài mãi tới lúc trời tối đen mới quay về. Ngay khi về tới nhà nó đã ôm bụng bảo là bị đau bụng. Lão hủ có hỏi hắn đã xảy ra chuyện gì nó cũng không nói".

"Vậy thì thật kỳ quái" Lưu Huyện uý gãi gãi, nhìn Ngô tri châu nói: "Tri châu đại nhân ngài xem chuyện này…".

Ngô tri châu khẽ hắng giọng rồi ông ta nghiêm mặt nói: "Vụ án này đích thân Ngự y đại nhân giao cho chúng ta, phải lập tức lập án điều tra, tìm ra công đạo cho Ngự y đại nhân. Lưu Huyện uý, vụ án này đích thân ngươi phụ trách điều tra, nhất định phải bắt được hung phạm đả thương Tô đại công tử về quy án. Hạn trong năm ngày phải phá án".

Lưu Huyện uý vội vàng khom người bái tạ nhận lệnh.

Đỗ Văn Hạo nói: "Vậy Huyện uý đại nhân hãy mau đi điều tra án. Việc điều tra phá án cũng cấp bách như trị bệnh cho người bệnh, phải tranh thủ từng phút, mặt khác đại nhân hãy nhớ tăng cường bảo vệ an toàn cho Tô đại thiếu gia. Nếu hung thủ muốn gây bất lợi cho Tô đại thiếu gia biết Tô đại thiếu gia vẫn còn sống, nhất định khi đó hắn sẽ có mưu đồ khác".

Lưu Huyện uý thoáng rùng mình, hắn khom người nói: "Đa tạ Ngự y đại nhân đã chỉ bảo. Bọn tiểu nhân sẽ bố trí người chừo hung thủ sa vào bẫy".

Sau khi Lưu Huỵên uý vội vã rời đi, Tô lão gia vội đứng dậy khom người nói: "Đa tạ Ngự y đại nhân chiếu cố cho khuyển tử. Lão hủ vô cùng cảm kích".

Đỗ Văn Hạo nói mấy cây khách sao rồi hắn nói tiếp: "Những người bệnh khó xử lý ở đâu? Việc này không nên chậm trễ, bắt đầu hội chẩn thôi. Những đại phu danh tiếng ở trong châu đều phải mời tới để cùng nhau hội chẩn, luận bàn y thuật".

Ngô tri châu vội vàng khom người nói: "Các đại phu cũng đã tới. Bọn họ đang ở tiền đường tham quan, học tập cao đồ của đại nhân là Tiền Thái y chẩn bệnh. Những người bệnh cũng đang ở trong phòng bên cạnh, hạ quan sẽ phái người đi gọi các đại phu tới".

"Vậy rất tốt! Trước hết ta sẽ sang đó xem sao".

Tô lão gia vội vàng nói: "Ngự y đại nhân, mấy lễ vật này lão hủ cho người mang hộ đại nhân lên lầu giao cho tôn phu nhân có được không?"

"Ừ, vậy làm phiền Tô lão gia".

Anh Tử dìu Đỗ Văn Hạo đi sang căn phòng bên cạnh.

Phòng bên này là một căn phòng đôi biến thành phòng bệnh. Có hai người bệnh đang nằm trên giường. Người nhà của người bệnh đang đứng, ngồi lo lắng xung quanh giường bệnh. Sắc mặt ai nấy cũng đều tỏ ra vui mừng khi thấy Đỗ Văn Hạo tiến vào trong phòng. Những người ở đây cũng không biết mặt Đỗ Văn Hạo. Mọi người chỉ nghe Ngự y tới từ kinh thành là một người trẻ tuổi liền phỏng đoán chính là người này nên ai nấy đều vội vàng đứng lên, có mấy người chưa nói gì đã quỳ xuống dập đầu khóc, cầu khẩn Đỗ Văn Hạo cứu mạng.

Đỗ Văn Hạo vội vàng mời bọn họ đứng lên. Ngô tri châu nói: "Lần này Ngự y đại nhân tới đây chính là muốn chữa bệnh cho người bệnh. Các ngươi không nên ở đây làm ảnh hưởng tới việc chữa trị của Ngự y đại nhân. Mỗi người bệnh chỉ để lại hai người nhà quen thuộc với tình trạng của người bệnh còn những người khác hãy rời khỏi đây".

Tri châu đại lão gia đã nói thế còn ai dám không nghe lời. Sau một hồi bàn bạc chỉ để lại mấy người ở lại chăm nom cho người bệnh còn tất cả ra ngoài sân đợi.

Lúc này Tiền Bất Thu, Diêm Diệu Thủ và cả Tạ đại phu cùng mới một nhóm người đi vào phòng bệnh. Tất cả khom người thi lễ với Đỗ Văn Hạo.

Đỗ Văn Hạo bảo mọi người không nên khách khí rồi hắn mỉm cười nói với Tiền Bất Thu: "Bất Thu, đã khổ cực rồi".

Tiền Bất Thu vội vàng cúi người hành lễ nói: "Không dám. Đây là bổn phận của đệ tử".

Đỗ Văn Hạo gật đầu. Hắn mất máu quá nhiều, mới đi mấy bước đã thở hổn hển, tim đập loạn, trước mắt thoáng tối đen. Anh Tử cũng lập tức nhận ra phản ứng bất thường của Đỗ Văn Hạo, nàng vội vàng dìu hắn đi tới ngồi trên một cái ghế cạnh giường một người bệnh. Nàng khẽ hỏi hắn: "Thiếu gia, cảm thấy thế nào? Có cần phải quay về nghỉ ngơi một lát đã không?"

Đỗ Văn Hạo quay đầu nhìn gương mặt xinh xắn tràn ngập sự ân cần của Anh Tử, cười nói: "Ta không việc gì, có thể tiếp tục được".

Đỗ Văn Hạo nhìn người bệnh đang nằm nghiêng trên giường. Đó là một nữ nhân hơn hai mươi tuổi, sắc mặt tái nhợt, hơi thở dốc, khi thở có khi phải há mồm, rụt cổ có vẻ rất khổ cực. Bên cạnh vị cô nương đó là một cặp vợ chồng trung niên với ánh mắt chờ mong đang nhìn Đỗ Văn Hạo.

Đỗ Văn Hạo hỏi cô nương đó: "Ngươi có chỗ nào không khoẻ?"

Nam tử trung niên vội vàng trả lời thay: "Hen suyễn. Khi mới được mấy tuổi đã mắc bệnh, khi lớn lên thì có đỡ hơn nhưng mấy năm gần đây bệnh thở lại trở nên ngày càng nặng thêm, chỉ có thể nằm tĩnh lặng một chỗ, chỉ cần khẽ cử động một lát là sẽ thở dốc, đôi khi ngay cả thở cũng không được, đã mấy lần bất tỉnh nhân sự. Đại nhân, van cầu ngài hãy cứu khuê nữ của tiểu nhân".

Đỗ Văn Hạo gật đầu nói: "Yên tâm đi thế nhưng không cần các ngươi trả lời thay, hãy để chính con gái các ngươi trả lời. Cô nương, ngoại trừ thở dốc ra còn chỗ nào không thoải mái?"

Nam tử trung niên vội vàng nói với con gái của mình: "Con gái, Ngự y đại nhân hỏi con, con hãy mau trả lời đi".

Cô nương đó thở hổn hển mấy cái rồi nói vẻ yếu ớt, gần như là thì thào: "Chính là hởi thở dốc. Trước kia còn bị lạnh giá ở sau lưng nhưng từ khi Cảnh đại phu cho dùng thuốc thì ở sau lưng không còn thấy lạnh nữa nhưng hơi thở thì vẫn như thế, không đỡ".

Đỗ Văn Hạo ồ một tiếng rồi hỏi: "Vào mùa hè lưng có phát lạnh không?"

"Dạ,một năm bốn mùa đêu như vậy. Vùng bị lạnh to bằng bàn tay".

"Có ho khan, có hay khạc đờm không?"

Cô nương đó lắc đầu nói: "Không ho khan, cũng không có đờm".

Đỗ Văn Hạo lại hỏi về ăn uống, giấc ngủ cùng với kinh nguyệt. Cô nương đó nói ngoại trừ giấc ngủ do bệnh thở nên không tốt lắm còn mọi thứ vẫn bình thường. Bệnh sử của cô nương đó cũng không có gì đặc biệt. Đỗ Văn Hạo tiếp tục chẩn mạch, xem lưỡi cho cô nương đó, hắn nhận ra lưỡi béo, đài lưỡi trắng, trơn nhẵn, mạch nhỏ, yếu.

Đỗ Văn Hạo quay đầu hỏi các đại phu: "Vị cô nương này là người bệnh của vị đại phu nào?"

Một lão giả gầy còm vội vàng bước ra, ông ta khom người thi lễ nói: "Hồi bẩm Ngự y đại nhân, cô nương này là bệnh nhân của lão hủ. Lão hủ họ Cảnh".

"Ồ, Cảnh đại phu, ông chẩn đoán bệnh của cô nương này thế nào?'

Cảnh đại phu chắp tay nói: "Lão hủ chẩn đoán cô nương này là mắc chứng Tâm lưu ẩm*. Lão hủ đã dùng Linh Quế Truật Cam thang* làm chủ. Hoạch Đáp bốn tiền, Quế Chi bốn tiền, Bạch Thuật bốn tiền, Viêm Cam Thảo ba tiền. Sau khi uống thuốc. Sau lưng không còn thấy lạnh nữa nhưng hơi thở dốc vẫn như cũ. Lão hủ trăm mối không lời giải đáp nên mới tới cầu Ngự y đại nhân chỉ điểm sai lầm của lão hủ".

Đỗ Văn Hạo quay đầu nhìn Tiền Bất Thu nói: "Bất Thu, lúc trước ngươi chẩn đoán như thế nào?"

* ẨM CHỨNG

Đại Cương:

Ẩm chứng là loại tật bệnh lượng thủy dịch trong cơ thể tăng cao chủ yếu ứ đọng ở một bộ phận nào đó không chuyển hóa được.

Chứng này có tên là ‘Tích Ẩm’ ghi trong sách Nội Kinh; Sách ‘Kim Quĩ Yếu Lược’ gọi là ‘Đàm Ẩm’. Tuy nhiên, dựa vào vị trí thủy ẩm tích chứa khác nhau, trong nghĩa rộng của bệnh danh Đàm ẩm, chia làm bốn loại: Loại ẩm tà lưu đọng ở dưới sườn gọi là Huyền ẩm; Ẩm tà tràn ra tay chân gọi là Dật ẩm; Ẩm tà phạm vào vùng ngực và Phế, gọi là Chi ẩm. Ngoài ra, còn có các tên Vi ẩm, Lưu ẩm, Phục ẩm v.v ... cũng đều vẫn thuộc bốn loại ẩm nói trên

Trong lâm sàng, các loại Viêm Khí Quản Mạn Tính, Hen Suyễn, Tràn Dịch Màng Phổi, Rối Loạn Tiêu Hóa, Tắc Ruột v.v... thuộc Y học hiện đại, ở giai đoạn nào đó, có thể đối chiếu với ẩm chứng để biện chứng luận trị.

Nguyên Nhân

Có thể do nội nhân và ngoại nhân.

Nội nhân do dương khí bất túc, tân dịch vận hóa vô lực gây nên.

Ngoại nhân do do cảm nhiễm hàn thấp lâu ngày hoặc tổn thương ăn uống, khiến dương khí bị uất không vận hóa được gây nên.

Trong quá trình phát bệnh, hai loại này thường ảnh hưởng lẫn nhau.

1) Ngoại cảm hàn thấp: Khí hậu ẩm lạnh, hoặc lội nước dầm mưa, thủy thấp từ bên ngoài thấm vào, phần dương bảo vệ bên ngoài bị thương trước tiên, dần dần từ biểu vào lý, dương khí của nội tạng bị thấp tà làm khốn đốn đến không được thoải mái khiến cho thủy thấp ứ đọng mà thành bệnh. Sách ‘Tố Vấn’ viết: “Thấp tà thắng thì người ta bị ẩm tích lại mà thành chứng tâm thống”.. đó là chỉ trường hợp này.

2) Bị tồn thương do ăn uống - như uống nước lạnh hoặc ăn nhiều thứ sống lạnh, nóng và lạnh làm tổn thương nhau, dương khí ở trung tiêu bị uất kết, Tỳ không vận hóa được đọng lại thành chứng ẩm, như sách Kim Quỹ Yếu Lược viết: “Uống nước nhiều, ắt sẽ bị khó thở (suyễn), và ăn ít uống nhiều, nước đọng lại ở dưới Tâm. ... Nói lên ăn uống không điều độ, hoặc uống nước nhiều sẽ đọng lại thành chứng ẩm.

3) Dương khí suy yếu: Thủy dịch của cơ thể phải nhờ dương khí mới biến hóa được. Người bị ốm lâu thể lực yếu hoặc vì tuổi cao khí yếu, dương khí Tỳ Thận bất túc, thủy dịch khó chuyển hóa, bị ứ đọng lại thành chứng ẩm.

Sự trao đổi thủy dịch bình thường là do quá trình khí hóa thống nhất của ba tạng Tỳ Phế Thận hợp tác điều hòa với nhau. Trong đó Phế có tác dụng làm cho thủy dịch lưu thông xuống dưới, Tỳ có công năng hấp thụ và chuyển vận đi lên, Thận có công năng

phân biệt trong đục, chưng cất thủy dịch và làm nhiệm vụ mở đóng. Dương khí của ba tạng này đầy đủ, phối hợp với nhau, mới có thể hoàn thành sự hấp thụ, vận hành và bài tiết thủy dịch.

Trong ba tạng, dương khí ở tạng Thận và rất quan trọng. Trong trường hợp bệnh lý, Phế Tỳ Thận ảnh hưởng lẫn nhau, như ngoại cảm hàn thấp, đầu tiên phạm Phế rồi mới đến Tỳ, Thận tổn thương. Bị tổn thương vì ăn uống thì Tỳ Vị bị hại, bệnh kéo dài sẽ lan tới Phế Thận. Chứng ẩm do dương hư là phát từ bên trong, tuy chủ yếu là do Tỳ Thận, nhưng cũng có thể đi nghịch lên ảnh hưởng đến Phế, vì vậy trên lâm sàng có những loại chứng khác nhau.

Biện Chứng

Trước tiên cần phân biệt ẩm tà ứ đọng ở vị trí nào mới có thể có biện pháp điều trị.

Ẩm tà lưu ở Vị Trường thì vùng trung quản có tiếng nước óc ách, uống nước vào thì mửa, hoặc trong ruột có tiếng sôi réo.

Ẩm tà đọng ở Phế thường có chứng ho suyễn, khạc đờm có nhiều bọt trắng.

Ẩm tà ở dưới hông sườn thì hông sườn trướng đau, khi ho thì đau tăng.

Ẩm tà ứ đọng ở Bàng quang thì bụng dưới căng cứng hoặc chướng đầy, tiểu tiện không thông...

Đồng thời, còn căn cứ vào các đặc điểm của bệnh như dương hư âm thịnh, hoặc bản hư tiêu thực, linh hoạt nắm vững hư hay thực, hoãn hay cấp, khi biện chứng mới xác đáng.

Về phương diện điều trị, sách ‘Kim Quĩ Yếu Lược’ có nêu ra các phương pháp: tuyên tán, lợi thủy, trục thủy và ôn hóa khác nhau, và đề ra nguyên tắc "Bệnh đàm ẩm, nên dùng thuốc ấm để hòa". Đó là do ẩm là dương tà, gặp lạnh thì tụ, được ấm thì lưu thông, dù dùng thuốc tuyên tán, lợi thủy hay trục ẩm đều phải chú ý đến việc ôn hóa. Nếu nghiêng về dương hư, phải lấy kiện Tỳ ôn Thận làm chủ yếu, để củng cố gốc.

Triệu Chứng

Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

Ẩm Tà Hại Phế

Chứng: Ho suyễn, ngực đầy, thậm chí không nằm được, đờm nhiều, gặp thời tiết lạnh thì bệnh tăng. Thoạt tiên có thể có biểu chứng: sốt, sợ lạnh, cơ thể đau, dần dà vùng mặt bị phù thũng nhẹ, lưỡi nhạt, mạch Huyền Khẩn.

Biện Chứng: Do ẩm tà tích ở Phế, Phế khí không tuyên giáng, làm cho ho và ngực đầy, không nằm được, đờm nhiều. Thủy theo khí đưa lên làm cho phù thũng vùng mặt. Rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Khẩn là dấu hiệu hàn ẩm thịnh ở trong.

Điều trị: Ôn phế, hóa ẩm, bình suyễn, chỉ khái.

Chủ yếu dùng Ôn Phế Hóa Ẩm Thang (tức Tiểu Thanh Long Thang) gia giảm. Bài này vừa ôn Phế hóa ẩm, vừa biểu tán phong hàn, thích hợp với chứng do Hàn ở bên ngoài dẫn đến nội ẩm.

Nếu ẩm tà lâu ngày uất lại hóa nhiệt, có thêm chứng dưới Tâm cứng đầy, sắc mặt sạm, phiền khát mà uống nước không nhiều, rêu lưỡi vàng hoặc trắng vàng lẫn lộn. Mạch Trầm Khẩn, nên cần phải hành thủy, tán kết, thanh nhiệt, bổ hư, dùng Mộc Phòng Kỷ Thang gia giảm. Trong bài dùng cả hai vị Phòng Kỷ và Quế chi vừa hành thủy vừa làm tan khí kết, có thể tiêu được bỉ rắn ở dưới Tâm; Thạch cao để thanh uất nhiệt, Nhân sâm để bổ hư phù chính.

Sau khi uống thuốc, nếu dưới Tâm vẫn đầy, bỏ Thạch cao thêm Bạch linh, Mang tiêu để thông thủy, tán kết.

Ẩm Ứ Đọng Ở Ngực Sườn.

Chứng: Ngực sườn chướng đau, khi ho thì đau tăng, xoay mình và hít thở cũng đau, đôi khi hơi thở ngắn, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền.

Biện chứng: Ngực sườn là con đường thăng giáng của khí cơ, nếu ẩm ứ đọng ở ngực sườn, cản trở lưu thông đường thở gây nên đau ngực và khó xoay chuyển. Thủy ẩm dồn ngược lên Phế do đó ho và ngắn hơi, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền là triệu chứng thủy ẩm ứ đọng trong cơ thể.

Điều trị: Công trục thủy ẩm.

Dùng bài Thập Táo Thang gia giảm. Phương này trục ẩm hạ mạnh, chỉ được dùng khi ẩm tà ủng thực mà chính khí chưa suy. Trong bài có Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, trục thủy mạnh, liều lượng nên dùng vừa phải. Nếu bệnh ở loại chính hư tà thực, có thể dùng Đình Lịch Đại Táo Tả Phế Thang hợp với Tam Tử Thang gia giảm.

Ẩm Ứ đọng ở Trường Vị

Chứng: Hình thể gầy ốm, ăn uống kém, trong dạ dầy có tiếng nước óc ách hoặc sôi, tiêu lỏng, sợ lạnh, nhất là vùng lưng, đôi khi chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, ngắn hơi, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt.

- Biện chứng: Tỳ Vị kiện vận mất chức năng cho nên ăn uống sút kém, thủy cốc không hóa ra chất tinh vi để nuôi dưỡng cơ thể cho nên gầy còm. Thủy ẩm đọng ở trong dạ dày hoặc chảy xuống ruột, không chuyển hóa được, uống vào dễ mửa hoặc bụng óc ách, sôi, tiêu lỏng. Thanh dương bị ẩm tà ngăn trở không phát huy được, cho nên sợ lạnh, chóng mặt, hoa mắt. Thủy ẩm tràn lên Tâm Phế, làm cho hồi hộp, ngắn hơi; Rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt là hiện tượng hàn ẩm ứ đọng.

Điều trị: Ôn dương, lợi thủy.

Dùng bài Linh Quế Truật Cam Thang để lợi ẩm và ôn Tỳ dương. Trong bài có Phục linh vị đạm, có tác dụng thấm dẫn nước chảy xuống dưới; Quế, Cam thảo để ôn dương hóa khí; Bạch truật kiện Tỳ trừ thấp. Nếu nôn mửa, chóng mặt, thêm Bán hạ, Sinh khương đế hòa Vị, giáng nghịch. Dương hư nặng, có thể dùng thêm Can khương, Nhục quế để lấy tân ôn trợ dương, hiệu quả càng nhanh.

Bệnh tình khá nặng có triệu chứng vùng bụng chướng đầy, sôi bụng, táo bón, miệng khô, lưỡi ráo, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng tro, mạch Trầm Huyền, đó là ẩm tà đọng ở Trường Vị lâu ngày hóa nhiệt, điều trị theo phép lợi thủy, trục ẩm, dùng bài Kỷ Tiêu

Lịch Hoàng Hoàn gồm những vị cay đắng, có tác dụng tuyên tiết để tiêu thủy. Có đằng trước và đằng sau khiến thủy ẩm bài tiết theo đường đại, tiểu tiện.

Ẩm Tà Ứ Đọng Ở Bàng Quang

Chứng: Bụng dưới chướng đầy, tiểu tiện không thông, chóng mặt, hoa mắt, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt.

Biện chứng: Ẩm tà ứ đọng ở Bàng quang, khí hóa không lợi cho nên bụng dưới chướng đầy mà tiểu ít. Nước tràn lên trên thì gây nên chóng mặt, hoa mắt. Rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt đều là chứng hậu của thủy ẩm ứ đọng.

Điều trị: Hóa khí, hành thủy.

Phương dược 1: Dùng bài Ngũ Linh Tán. Trong bài có Quế chi, Bạch truật để ôn dương hóa khí; Phục linh, Trư linh, Trạch tả để đưa nước chảy xuống, đồng thời có công hóa khí hành thủy.

Nếu bụng dưới co cứng cảm giác lạnh, suyễn, hơi thở ngắn, ớn lạnh, chân tay lạnh, lưỡi bệu mà nhuận, mạch Trầm Tế là chứng hậu của Thận dương hư suy, nên tăng cường sức ôn Thận, hóa ẩm. Dùng bài Ngũ Linh Tán có thể thêm Phụ tử, Nhục quế. Nếu bệnh nhẹ có thể dùng bài Thận Khí Hoàn điều trị tiếp tục.

Chứng Dật Ẩm ghi trong sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ thì chứng trạng chủ yếu là đau nhức nặng nề toàn thân. Thậm chí chân tay phù thũng, căn cứ vào đó, có thể xếp Dật ẩm thuộc phạm vi thủy thũng. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ cũng ghi: "Dật ẩm tức ngày nay gọi là phong thủy, bì thủy", đó là lý do không giới thiệu Dật ẩm trong ẩm chứng ở đây nhưng lại có ảnh hưởng đến nhau.

Tóm lại, ẩm chứng thuộc loại dương hư âm thịnh, ‘bản’ hư mà "tiêu' thực. ‘Bản’ thuộc Tỳ Thận dương hư không vận hóa được chất tinh vi, ‘Tiêu' là thủy ẩm ứ đọng. Còn kiện Tỳ ôn Thận là phép chính trị, đợi khi thủy ẩm tạm ổn, rêu lưỡi hóa dần, mạch chuyển Hư Nhược, vẫn cần phải ôn bổ Tỳ Thận, phù chính đã làm bền gốc để củng cố về sau: Đồng thời chú ý phòng ngừa ngoại tà xâm phạm, hạn chế rượu, thuốc và thức có mỡ, kết quả điều trị càng được nâng cao.

* LINH QUẾ TRUẬT CAM THANG

( Thương hàn luận)

Thành phần:

Bạch linh 12 - 16g

Quế chi 8 - 10g

Bạch truật 12g

Chích thảo 4 - 6g

Cách dùng: sắc nước uống chia 3 lần trong ngày.

Tác dụng: Kiện tỳ thẩm thấp, ôn hóa đàm ẩm.

Giải thích bài thuốc:

• Bạch linh kiện tỳ thẩm thấp lợi thủy là chủ dược.

• Quế chi thông dương ôn hóa thủy ẩm.

• Bạch truật kiện tỳ táo thấp.

• Cam thảo bổ tỳ ích khí điều hòa các vị thuốc.

Ứng dụng lâm sàng: Bài thuốc chủ trị chứng đàm ẩm, có triệu chứng lâm sàng: ngực sườn đau, chóng mặt hồi hộp, hoặc ho khó thở, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt huyền, hoạt, hoặc trầm khẩn.

1. Trường hợp nôn ra đàm nước gia Khương Bán hạ để ôn hóa hàn đàm, giáng nghịch chỉ ẩu; đờm nhiều gia Trần bì lý khí hóa đàm; nếu tỳ hư gia Đảng sâm ích khí bổ tỳ.

2. Trường hợp thấp tả do tỳ dương hư kết hợp với Bình vị tán để tán thấp chỉ tả.

[/QUOTE]


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui