Tống Y

Gương mặt già nua của Lý Thường lúc đỏ lúc trắng, đôi môi run rẩy. Ông ta muốn nói gì đó để vãn hồi lại nhưng lại không biết mở miệng thế nào nên đánh nhìn Tư Mã Quang cầu cứu.

Nhưng trong lúc này tâm trạng của Tư Mã Quang lại phấn chấn như những ngày huy hoàng xưa cũ. Trong lòng ông ta cũng hiểu rất rõ ràng Thái Hoàng Thái Hậu đề bạt ông ta cũng không phải để ông ta chống đối với mình, không phải là không thể thành lập cái nha môn có quyền lực siêu việt kia, cũng không phải không thể đứng vững trước sức ép. Vấn đề mấu chốt chính là nhìn người.

Thật ra bản thân Tư Mã Quang cũng rất tin tưởng vào nhân phẩm của ân nhân cứu mạng mình. Ông ta tin tưởng con người này tuyệt đối không làm gì có hại cho quốc gia xã tắc vì vậy ông ta đã có quyết định đứng ngoàii chuyện này. Ông ta rất vất vả mới có quyền lực nên không muốn mất đi. Tuổi ông ta đã cao nên không muốn vào những năm tháng gần đất xa trời lại để sự nghiệp của mình biến mất.

Lần này Tư Mã Quang chính là người cầm đầu phe phản đối đề cao địa vị của võ tướng. Ông ta chưa nói lời nào, Vương Giai chưa nói lời nào. Thái Xác đã bị hạ chức. Lý Thường bị éo bãi quan lui về ở ẩn. Thượng phương bảo kiếm trao cho tân quan Đề Cử cục an toàn, Đô Chỉ Huy Sứ đội quân đặc chủng Đỗ Văn Hạo. Một loạt hành động này đã trấn áp được quần thần. Ai nấy đều biết không phải Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao trưng cầu ý kiến của mọi người mà bày ra thế nhất định phải làm. Ai dám ngăn cản thì hãy nghĩ tới hậu quả.

Cao Thao Thao nhìn lướt qua đám quần thần yên lặng như ve mùa đông, chậm rãi nói: "Tiểu Tiêu tử, hãy phái người hộ tống Lý ái khanh từ quan về nhà".

Tiêu công công khom người trả lời rồi phất tay. Mấy điện tiền thị vệ lập tức bước tới điệu Lý Thường đi ra ngoài đại điện.

Lý Thường nức nở gào lên: "Thái Hoàng Thái Hậu, Thái Hoàng Thái Hậu…" Mới gào được mấy tiếng. Ông ta vẫn chưa kịp nghĩ ra cách nào để lấy lại thể diện thì đã bị đám thị vệ kéo ra ngoài Tử Hoàn điện.

Âm thanh của Lý Thường, quần thần trên điện đưa mắt nhìn nhau, bầu không khí tĩnh lặng như tờ.

Cao Thao Thao lạnh lùng nói: "Đại Tống ta hơn một trăm triệu người. Thiếu tiền, thiếu lương, thiếu nhà ở chứ không thiếu người. Ái khanh nào không muốn ở lại thì cứ việc lên tiếng. Đừng tưởng thiếu mình thì Đại Tống không còn tồn tại. Vầng thái dương phía đông không bao giờ tắt. Ha ha. Ai gia tin tưởng rằng dù các khanh không muốn làm thì bên dưới còn rất nhiều người nguyện ý. Còn ái khanh nào muốn từ quan nữa không?"


Trên đại điện vô cùng tĩnh lặng, không một tiếng động.

Nguyên nhân gây ra chuyện này là do việc đề cao địa vị của võ tướng mà nên vì vậy việc thành lập một nha môn có quyền lực siêu việt khác cũng khiến đám võ tướng bất mãn nhưng tất cả đều biết mục đích của Thái Hoàng Thái Hậu là muốn đề cao võ tướng, tiến hành cải cách quân đội. Việc thành lập nha môn này cũng là để đảm bảo việc cải cách quân đội có thể tiến hành thuận lợi. Mục đích thứ nhất của cải cách này là đề cao địa vị của võ tướng nên đã được lòng các võ tướng. Hiển nhiên bây giờ không một võ tướng nào bước ra phản đối.

Trong khi đó quan văn cũng rất giỏi tính toán cò con. Nếu bình tĩnh xét đoán thì việc đề cao võ tướng cũng chỉ khiến võ tướng gần có địa vị như quan văn mà thôi chứ không thể có địa vị cao hơn quan văn vì vậy đây cũng không phải vấn đề có tính nguyên tắc. Hơn nữa cũng cần hiểu rằng bản thân võ tướng tắm máu quyết chiến quyết thắng hẳn cũng nên ban thưởng công lao. Việc xoá bỏ thích chữ binh lính cũng chẳng có gì quan trọng. Sở dĩ đám quan văn vào hùa theo mấy người Lý Thường, Tư Mã Quang vì chỉ muốn đảm bảo đặc quyền của quân văn mà thôi, bảo đảm sự kiêu căng của mình trước mặt đám võ tướng mà thôi. Cho dù địa vị của đám võ tướng có được đề cao thì sự đãi ngộ với đám quan văn bọn họ cũng không bị tổn hại, cùng lắm thì hai bên ngang bằng. Nói cho cùng thì vẫn có thể chấp nhận được.

Hiện tại Tư Mã Quang đã được đề bạt làm hữu Thừa tướng kiêm Trung thư thị lang, đã bị mua chuộc. Lý Thường chỉ vì nhanh mồm nhanh miệng, lấy việc cáo lão hồi hương ép bức kết quả bị Thái Hoàng Thái Hậu hạ chỉ bãi quan. Điều này chứng tỏ Thái Hoàng Thái Hậu muốn làm tới cùng. Bây giờ chẳng còn ai dám mang tiền đồ của mình bước ra phản đối cả.

Cao Thao Thao thấy không còn ai phản đối, nàng liếc mắt nhìn Đỗ Văn Hạo. Hai người cùng nhếch miệng cười. Trước đó hai người cũng đã dự đoán được chuyện này, đã đề ra các phương án đề phòng. Mọi chuyện xảy ra hôm nay đều nằm trong các dự đoán của hai người nên Cao Thao Thao mới dựa theo dự tính của mình mà tiến hành. Quả nhiên vừa ra quân đã đánh thắng.

Cao Thao Thao chậm rãi nói: "Tất cả những ý chỉ của Ai gia, Ai gia đã suy tính rất kỹ lưỡng. Chỉ mong chư vị ái khanh hãy hiểu lòng Ai gia, có thể trợ giúp Ai gia".

Cuối cùng Vương Giai bước ra khỏi hàng, chắp tay nói: "Thái Hoàng Thái Hậu gắng sức, tận tâm tận lực vì nước mạnh binh cường. Chúng thần nhất định sẽ tận tâm tận lực phò tá Thái Hoàng Thái Hậu hoàn thành nỗi khổ tâm này".

Thái Xác cũng bước ra khỏi hàng, cất lời ngợi khen kế sách trị quân cùng việc hao tổn tâm trí trị quốc của mình.


Đỗ Văn Hạo thầm than thở. Thái Xác quả thực không hổ là lão luyện trong quan trường. Trong bất kỳ tình huống nào ông ta vẫn có thể duy trì sự trấn tĩnh của mình. Hơn nữa còn có thể vuốt mông ngựa mà sắc mặt vẫn không đổi. Có thể nói là không quan tâm tới thắng thua.

Thái Kinh, phủ doãn phủ Khai Phong bước ra khỏi hàng, cầm hốt nói: "Đại Tống ta suy nhược lâu ngày, nguyên nhân chủ yếu là tại Sương quân. Đây chính là nhận thức chung của cả triều đình và dân chúng. Tiên đế cũng vì việc này mà cố gắng giải quyết. Nay Thái Hoàng Thái Hậu và Trấn Quốc công kiên quyết, dùng suy nghĩ bất đồng để loại bỏ ung tật này. Quả thực thái độ kiên quyết đi tiên phong này rất đáng quý. Hơn nữa hiệu quả cho tới lúc này rất vững chắc. Việc cắt giảm Sương quân không những không có tác hại ngược lại mà còn nhận được rất nhiều lời khen. Bởi vậy có thể thấy được hành động lần này thu được lòng người rất sâu đậm. Tuy có mất một ít tiền nhưng xét về lâu dài thì lợi nhiều hơn hại vì vậy vi thần thực sự ủng hộ".

Cao Thao Thao gật đầu, nàng nhìn Thái Kinh gật đầu.

Đỗ Văn Hạo nhìn Thái Kinh. Hắn thầm nghĩ tên đại gian thần này đã bắt đầu bộc lộ bản lĩnh. Xem ra bản thân hắn phải nhanh chóng ra tay, không thể để tới sau khi Thái Kinh thành công được.

Tư Chính điện đại học sĩ Lữ Công bước ra khỏi hàng, tay cầm hốt ra sức tán dương. Lão đại học sĩ này cũng là nguyên lão tam triều nhưng thuộc thành phần kiên định của phái bảo thủ. Sau màn ca tụng của Lữ Công, liên tiếp Hàn lâm học sĩ Lữ Đại Phòng, Lại bộ Thượng thư Phạm Thuần Nhân, Ngự Sử tri tạp sự Lưu Kình. Thượng thư bộ Hộ Kỳ Trung Ngạn, Hàn lâm học sĩ Hứa Tương, thị lang bộ Hộ Triệu Chiêm bước ra đồng thanh ca tụng Thái Hoàng Thái Hậu.

Phần lớn những người này khi trước thuộc phải bảo thủ, phán đối quyết liệt biến pháp của Vương An Thạch vì sự phản đối của mình mà bị biếm quan. Thái Hoàng Thái Hậu là thủ lãnh của phái bảo thủ phản đối biến pháp. Lần này bọn họ đứng ra ủng hộ Thái Hoàng Thái Hậu không phải cho rằng những biện pháp này của Thái Hoàng Thái Hậu rất hay mà chỉ là một thái độ biểu thị thái độ cùng tiến cùng lùi.

Lúc này Xu Mật viện sứ Hàn Chẩn sắc mặt tái nhợt. Ông ta chậm rãi bước ra khỏi hàng, quỳ trên mặt đất, cầm hốt nói: 'Thái Hoàng Thái Hậu, lão thần không phải là muốn cáo lão hồi hương nhưng lão thần vẫn không thể hiểu được đối với việc xóa bỏ thích chữ của binh lính, gióng trống khua chiêng biểu giương chiến công, đề cao địa vị quân nhân và thành lập một nha môn có quyền lực siêu việt. Tuy có vết xe đổ của Lý Thường nhưng bản thân lão thần là Xu Mật viện sứ không thể cứ ngồi yên nhìn việc coi thường tổ huấn xảy ra trước mắt mình. Lão thần khẩn cầu Thái Hoàng Thái Hậu thu hồi thánh mệnh. Lấy việc bảo toàn giang sơn xã tắc làm trọng".


Các đại thần vô cùng kinh hãic. Trước đó đã có Lý Thường vì phản đối cải cách của Thái Hoàng Thái Hậu mà bị cách chức, Hàn Chẩn lại vẫn dám mạo hiểm. Quả thực rất dũng cảm nhưng hậu quả thì rất đáng tiếc.

Thái Hoàng Thái Hậu cũng không ngờ vẫn còn xuất hiện một kẻ không sợ chết, hơn nữa người này cũng lại là nguyên lão tam triều nên nàng liếc mắt nhìn Đỗ Văn Hạo.

Hai tay Đỗ Văn Hạo nắm lại để ngang ngực. Hai mắt nhìn nàng chớp chớp. Đây chính là ám hiệu của hai người. ý muốn để nàng bình tĩnh không nóng vội. Chờ đợi một lát xem còn có ai đứng ra phản đối rồi mới áp dụng biện pháp phản công.

Cao Thao Thao gật đầu nói: "Hàn ái khanh, ý của Ai gia đã quyết. Khanh không muốn…".

"Thái Hoàng Thái Hậu!" Hàn Chẩn cao giọng nói: "Thời Ngũ đại thập quốc, chính vì đề cao võ tướng nên đã phá vỡ chuyện triều đình. chuyện này nhất quyết không thể tiếp tục tái diễn".

Cao Thao Thao bình tĩnh nhìn lướt qua quần thần bên dưới: "Chư vị ái khanh, còn ái khanh nào tán thành lời can gián của Hàn ái khanh không?"

Lời nói này ẩn chứa sự uy hiếp. Có mấy quan văn vốn định bước ra khỏi hàng phụ hoạ theo nhưng vội vàng bo bo giữ mình rụt chân lại.

Thế nhưng vẫn có mấy người có dũng khí bước ra can gián. Những người này ngày thường đều có giao hảo với Lý Thường, Hàn Chẩn. Phó viện sứ Xu Mật viện Lâm Hi bước ra trước tiên, tỏ vẻ ủng hộ sau đó tới Thượng thư tả thừa Thái Biện, Thượng thư hữu thừa Hoàng Lý, chính điện đại học sĩ Hàn Duy, thị Ngự Sử Thịnh Đào lần lượt bước ra khỏi hàng.

Cao Thao Thao thoáng biến sắc. Bốn người đầu tiên đều là Tể Chấp đương triều, nằm trong nhóm tám vị Tể Chấp. Vương Giai và Đỗ Văn Hạo một bên. Thái Xác đã bị cách chức đổi lại là người của mình Tư Mã Quang. Ngoại trừ Môn hạ thị lang Chương Hoàng vẫn yên lặng, không ra mặt. Bốn vị Tể Chấp khắc đã ra mặt phản đối nên khiến Cao Thao Thao không khỏi bối rối, nàng liếc mắt nhìn Đỗ Văn Hạo.

Hàn quang hiện lên trong mắt Đỗ Văn Hạo, bàn tay trước ngực hắn khẽ lật. Đây là ám hiệu của hai người: động thủ, kiên quyết ra tay.


Cao Thao Thao đang định nói thì Thái sư Văn Ngạn Bác chậm rãi bước ra khỏi hàng, ông ta cầm hốt nói: "Đất nước suy kiệt, Nhũng binh là một trong những nguyên nhân quan trọng. Lần nay Thái Hoàng Thái Hậu ra tay sửa trị nhũng binh, lão thần cho rằng đã hốt thuốc đúng bệnh. Nếu có tai hoạ gì, lão thần sẽ lấy cái chết đền nợ nước".

Mấy câu nói đó cũng không có gì gọi là cường điệu nhưng rất có khí phách. Lập tức trên đại điện bầu không khí lặng ngắt như tờ.

Thái sư Văn Ngạn Bác năm nay hơn thất tuần, đức cao vọng trọng, nguyên lão tứ triều. Hơn nữa nhân tài trong gia tộc xuất hiện lớp lớp. Con cháu có mấy người được phong Ấm ( ấm - thời đại phong kiến, do cha ông có công mà đem lại quyền lợi cho con cháu được đi học và được bổ làm quan ). Tằng tổ phụ là Yên Quốc công, tổ phụ là Chu Quốc công, phụ thân là Nguỵ Quốc công. Bản thân ông ta ngay từ thời Tống Nhân Tông đã là thị đồng trung thư môn hạ, Bình chương sự, Chiêu Anh quán đại học sĩ. Thời Anh Tông là Xu Mật viện sứ. Thời Tống Thần Tông vì phản đối biến pháp của Vương An Thạch mà bị cách xuống làm quan địa phương nhưng được gia phong làm nhất phẩm Thái sư. Điều này có thể thấy được địa vị của Văn Ngạn Bác trong mắt Tống Thần Tông. Trong triều đình, ông ta rất ít khi nói những mỗi khi nói đều là chuyện chuẩn mực. Tiếng nói rất có trong lượng.

Lần này đây Văn Ngạn Bác đứng ra ủng hộ việc cải cách quân đội cùng với thành lập cục an toàn của Thái Hoàng Thái Hậu. Một khi lão gia hoả này đã đứng ra ủng hộ, đương nhiên trọng lượng không giống người khác.

Lập tức Cao Thao Thao phấn chấn tinh thần. Nàng không nhịn được tươi cười nói: "Được Thái sư đắc lực ủng hộ Ai gia, Ai gia rất vui mừng.

Văn Ngạn Bác khom người nói: "Hoạ nhũng binh đã rõ như ban ngày. Mọi người đã khoe khoang múa bút đánh dẹp nhiều năm nhưng không bao giờ chạm tới vấn đề mấu chốt. Chúng ta không thể chỉ có thể khoa chân múa tay nói phét lác trên triều đình mà không thực sự ra tay hành động. Nay Thái Hoàng Thái Hậu cắt giảm nhũng binh, lão thần nguyện dùng tính mạng mình đảm bảo".

"Đa tạ lão Thái sư".

Mắt Cao Thao Thao ươn ướt, nàng liên tiếp gật đầu rồi nhìn lướt qua đám quần thần bên dưới, chậm rãi nói: "Ai gia thường nghe tiên đế nói qua. Một bề tôi không thể ngồi trên một chức quan quá lâu, nhất định phải thay phiên. Phải tôi luyện ở những vị trí khác nhau thì mới tôi luyện được bản lĩnh của mình, tăng cường kiến thức, tăng bản lĩnh an bang trị quốc. Hiện này đã cách lần cuối cùng tiên đế điều chỉnh quan lại ở các nha môn hơn một năm. Ai gia buông rèm nhiếp chính đã được hai tháng, cần phải có sự điều chỉnh. Ai gia quyết định hôm nay điều chỉnh phần lớn quan chưởng ấn các nha môn trong triều cùng với các vị trí tá quan.

Lập tức quần thần đều ngẩn người. Lúc này đây Thái Hoàng Thái Hậu thay đổi vị trí quan lại không phải là chủ ý nhất thời. Rõ ràng là ra tay với phái chống đối, gây dựng thế lực cho mình. Xu Mật viện Hàn Chẩn vừa mới bước ra khỏi hàng chống đối Thái Hoàng Thái Hậu quyết liệt thì lại càng toát mồ hôi trán. Ông ta giờ đây cũng không biết vận mệnh của mình như thế nào.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận