Cánh tay phải của thầy hiệu truởng - ở các truờng thông thuờng là thầy hiệu phó - ông Ma-ru-y-a-ma, về nhiều mặt hoàn toàn trái nguợc với ông Kô-ba-y-a-si. Giống như tên gọi của ông - "quả đồi tròn", có nghĩa là đầu ông tròn như quả bóng, trên đỉnh không có lấy một sợi tóc nhưng lại có một vành tóc trắng quây lấy sau gáy ngang tầm tai. Ông đeo kính tròn, với đôi má hồng haò. Không những trông ông hoàn toàn khác với ông Kô-ba-y-a-si, mà ông còn hay ngâm bài thơ theo thể thơ cổ điển Trung Quốc với giọng trang nghiêm.
Vào buổi sáng ngày muời bốn tháng muời hai, khi học sinh đã có mặt đông đủ ở truờng, ông Ma-ru-y-a-ma tuyên bố như sau:
- Hôm nay là ngày mà cách đây gần hai thế kỷ ruỡi "Bốn muơi bảy Rô-nin" đã tiến hành cuộc trả nợ máu nổi tiếng của họ. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ đi đến đền Sen-ga-ku-ti để viếng thăm phần mộ của họ. Cha mẹ các em đã biết về chuyện naỳ.
Thầy hiệu trưởng không phản đối kế hoạch của ông Ma-ru-a-y-ma. Ông Kô-ba-y-a-si nghĩ gì về chuyện này, cha mẹ các em không thể biết được, song họ hiểu rằng nếu ông không phản đối có nghĩa là ông đã tán thành, và chuyến viến thăm mộ "Bốn mươi bảy Rô-nin" của học sinh trường Tô-mô-e trở thành một hoạt đông đầy thú vị.
Trước khi đi, ông Ma-ru-y-a-ma đã kể cho các em nghe câu chuyện về "bốn mươi bảy Rô-nin" nổi tiếng - chuyện về những chàng trai dũng cảm và trung thành của ngài A-sa-nô đã bàn mưu tính kế trong gần hai năm để trả thù cho danh dự của ông chủ đã chết oan uổng nghiệt ngã. Ngoài "Bốn mươi bảy Rô-nin" còn có một người lái buôn dũng cảm tên là Ri-hây A-ma-nô-y-a. Chính ông là người cung cấp vũ khí và khi bị bắt ông đã khẳng khái tuyên bố: "Ta là Ri-hây A-ma-nô-y-a đây" và đã từ chối không chịu thú nhận hay tiêt lộ bí mật. Các em không hiểu lắm về câu chuyện này nhưng tất cả đều hồi hộp lắm về việc phải rời lớp học đi đến một nơi xa hơn đền Ku-hon-bút-su và một cuộc vui chơi ăn uống ở ngoài trời. Được thầy hiệu trưởng cho phép, tất cả năm mươi học sinh bắt đầu lên đường dưới sự hướng dẫn của ông Ma-ru-y-a-ma. đó đây trong hàng ngũ các em lại vang lên tiêng nói:"Ta là Ri-hây A-ma-nô-y-a đây". Các em gái cũng hô vang như vậy làm cho những người đi qua phải ngoái đầu lại mỉm cười.
Từ trường đến đền Sen-ga-ku-gi khoảng bảy dặm, nhưng xe gắn máy lúc đó rất hiếm. Bầu trời tháng mười hai trong xanh, và đối với các em vừa đi tản bộ vừa hô:"Ta là Ri-hây A-ma-nô-y-a đây" làm cho quãng đường dường như ngắn lại.
Khi đến đền Sen-ga-ku-gi, ông Ma-ru-y-a-ma đưa cho mỗi em một nén hương và mấy bông hoa. Đèn này nhỏ hơn đền Ku-hon-bút-su, nhưng lại có rất nhiều nấm mộ xếp thành hàng. Ý nghĩ đây là nơi linh thiêng tưởng nhớ bốn mươi bảy Rô-nin làm cho Tôt-tô-chan cảm thấy rất nghiêm trang khi em cắm hương và đặt hoa trước mộ, rồi cúi đầu im lặng bắt chước ông Ma-ru-y-a-ma. Một không khí im lặng bao trùm lên các em. Lặng im là một điều khác thường đối với học sinh trường Tô-mô-e. Khói hương trước các nấm mồ bốc lên vẽ thành những bức tranh trong không khí một hồi lâu.
Sau đó, mùi hương luôn luôn làm cho các em nhớ tới ông Ma-ru-y-a-ma và ông Ri-hây A-ma-nô-y-a. Đó cũng là hương vị của sự trầm lặng đối với các em.
Có thể các em không hiểu nhiều về bốn mươi bảy Rô-nin nhưng đối với ông Ma-ru-y-a-ma, người đã kể say sưa về họ, các em cũng tỏ ra rất quý trọng như đối với ông Kô-ba-y-a-si, tuy dưới hình thức khác. Còn Tôt-tô-chan thì lại lại yêu đôi mắt nhỏ tí sau cặp kính dày và giọng nói dịu dàng - cái giọng nói dường như không hòa hợp với cơ thể to béo của ông.
Chú thích "Bốn mươi bảy Rô-nin": Ở Nhật vào thời kỳ Ê-đo (1603-1867), đất nước đặt dưới quyền cai trị của các Xa-mu-rai (võ sĩ đạo). Và đối với đẳng cấp Xa-mu-rai, danh dự là quan trọng hơn cả. Một hôm trong Hoàng cung một quan chức Xa-mu-rai tên là A-sa-nô Ta-ku-mi-nô-ka-mi, bị một quan chức Xa-mu-rai khác tên là Ki-ra Kô-u-giu-kê-nô-su-ke lăng mạ. Vì danh dự, A-sa-nô đã rút gươm chém vào trán Ki-ra.
Hoàng thượng đã ra lệnh cho A-sa-nô phải tự kết liễu đời mình vì hành động đó. A-sa-nô đã tự "rạch bụng mình".
Những người ủng hộ A-sa-nô được gọi là "Rô-nin", có tổng số là bốn mươi bảy người.
Bốn mươi bảy người này quyết định trả thù. Ngày mười bốn tháng mười hai họ tiến hành cuộc tấn công bất ngờ và giết Ki-ra.
Sau cuộc trả thù, bốn mươi bảy người này đã tự sát. Và những thần dân dưới thời đó đã rất tán thành việc làm của "Bốn mươi bảy Rô-nin". Đây là một sự kiện lịch sử. Và sự tích này đã được trình diễn trên các sân khấu. Cho đến ngày nay nó vẫn là một sự tích mà người Nhật yêu thích.
Ma-sô-u-chan
Trên đường từ nhà đến ga, Tôt-tô-chan thường đi qua trước một ngôi nhà có người Triều Tiên ở. Dĩ nhiên, em không biết họ là người Triều Tiên. Điều duy nhất em biết về họ là ở đó có một người phụ nữ, rẽ ngôi giữa, tóc túm lại đằng sau thành búi to. Bà này khá béo, đi giày cao su trắng đầu nhọn như những chiếc thuyền con vậy. bà mặc một áo váy dài có một cái băng tất thành một cái nơ to ở phía trước áo sơ mi nữ ngắn. Hình như lúc nào bà cũng đi tìm đứa con trai vì lúc nào cũng thấy gọi tên nó: “Ma-sô-u-chan”. Và đáng lẽ gọi bình thường là “Ma-sô-u-chan”, bà lại nhấn mạnh âm thứ hai, và kéo dài âm “cha-an” thành ra một giọng cao the thé nghe rất buồn cười đối với Tôt-tô-chan.
Ngôi nhà ở ngay cạnh tuyến đường tàu Ôi-ma-chitosan, trên một con đường nhỏ, đắp cao. Tôt-tô-chan biết Ma-sô-u-chan là ai. Cậu ta lớn hơn em một chút, có lẽ học lớp 2, mặc dù em không biết cậu ta học ở trường nào. Đầu tóc cậu ta lúc nào cũng bù xù và bao giờ cậu ta cũng dắt chó. Một hôm, khi Tôt-tô-chan đang đi về nhà qua con đường đắp cao, Ma-sô-u-chan đứng trên đường, hai chân dạng ra, tay chông nạnh rất ngông nghênh:
Triều Tiên! – nó quát Tôt-tô-chan.
Giọng nó thật gay gắt và hằn học. Tôt-tô-chan sợ lắm.
Em chưa bao giờ làm điều gì xấu đối với nó, thậm chí nói chuyện với nó, nên em thấy sửng sốt khi nó đứng trên đường quát tháo giận dữ như vậy.
Khi về nhà, em kể cho mẹ biết tất cả những chuyện đó. Em nói:
- Ma-sô-u-chan gọi con là Triều Tiên!
Mẹ lấy tay bịt miệng và em thấy mắt mẹ đầy nước mắt. Tôt-tô-chan luống cuống, nghĩ rằng đây hẳn là một việc rất xấu. Mẹ không lau nước mắt và mũi đỏ hẳn lên. Bà nói:
- Thật tội nghiệp. Chắc người ta đã gọi nó là “Triều Tiên” nhiều lần, đến nỗi nó cho đó là một từ xấu. Có lẽ nó không hiểu vì còn quá nhỏ. Nó nghĩ tiếng này cũng tựa như “ba-ka”, có nghĩa là “đồ điên”, nên nó cũng muốn nói một câu gì tục tằn với người khác, bởi thế nó gọi con là Triều Tiên đấy thôi. Sao người ta lại ác thế!
Lau khô nước mắt, mẹ nói với Tôt-tô-chan rất chậm rãi:
- Con là người Nhật, còn Ma-sô-u-chan là người Triều Tiên. Nó cũng là một đứa trẻ, như con. Cho nên, con ạ, con chớ nên coi người ta là khác lạ, chớ nên nghĩ rằng “người kia là người Nhật, còn người này là người Triều Tiên”. Hãy tốt với Ma-sô-u-chan. Thật là buồn khi có một số người nghĩ rằng người khác không tốt chỉ vì họ là người Triều Tiên.
Tôt-tô-chan hơi khó hiểu những điều đó, nhưng em biết rõ là Ma-sô-u-chan luôn bị người khác nói xấu vô cớ. Em nghĩ chính vì thế mà bà mẹ của Ma-sô-u-chan lúc nào cũng tìm cậu ta một cách lo lắng. Bởi thế sáng hôm sau, khi em đi qua chổ đường đắp cao và nghe tiếng bag mẹ gọi the thé: “Ma-sô-u-chan!” em băn khoăn không biết cậu ta ở đâu, và quyết định rằng mặc dù không phải người Triều Tiên, nhưng nếu, Ma-sô-u-chan có gọi em như thế, em vẫn sẽ trả lời: “Chúng ta là trẻ con cả! Chúng ta như nhau!” và em sẽ cố gắng kết bạn với cậu ta.
Giọng của mẹ Ma-sô-u-chan, vừa bực dọc vừa lo âu, có một nét rất đặc biệt, ngân mãi trong không gian, cho đến khi bị át đi vì tiếng tàu chạy qua.
- “Ma-sô-u-chaan!”
Cái giọng buồn thảm đầy nước mắt ấy, ai đã nghe một lần không thể nào quên được.
Bím đuôi sam
Vào lúc này, Tôt-tô-chan có hai mơ ước lớn. Một là mặc quần túm thể thao và hai là tết tóc đuôi sam. Trông thấy các nữ sinh lớn hơn có bím tóc dài, em quyết định cũng tết tóc như thế. Trong khi các bạn nhỏ khác cùng lớp để tóc ngắn cắt ngang trước trán, Tôt-tô-chan để tóc dài hơn, rẽ đầu ngôi bên và buộc ruy băng. Mẹ cũng thích để tóc như thế, và Tôt-tô-chan muốn tóc dài để tết đuôi sam.
Cuối cùng, một hôm, em nhờ mẹ tết cho hai đuôi sam con, hai đầu buộc chặt bằng dây cao su và ruy băng, em cảm thấy mình lớn hẳn lên. Khi soi gương, em nhận ra rằng không giống các bạn gái trên tàu, bím tóc của em nhỏ, ngắn và trông thật giống như đuôi chuột, nhưng em vẫn chạy đến bên con Rốc-ky, giơ hai bím tóc lên một cách tự hào. Rốc-ky nháy nháy mắt.
Em nói:
- Tao ước sao có thể tết bím cho mày.
Khi lên tàu, em cố giữ yên cái đầu để các bím tóc khỏi bị tuột ra. Em nghĩ: “Giá có ai chú ý đến chúng và vảo “bím tóc tết đẹp quá” thì hay biết mấy!”. Nhưng không ai để ý cả. Tuy nhiên, khi em đến trường mấy bạn cùng lớp Mi-y-ô-cham, Sac-kô-chan và Kây-kô Ao-ki đều đòng thanh kêu lên:
- Úi chà chà! Bím tóc đẹp quá!
Em thấy rất phấn khởi, để yên cho các bạn xem tóc của mình.
Không một cậu con trai nào xem ra có vẻ quan tâm đến cái bím tóc của em. Nhưng sau bữa cơm trưa, một cậu ở lớp em tên là Oe bỗng nói rất to:
- Ái chà! Tôt-tô-chan đã làm đầu!
Tôt-tô-chan mừng rơn vì đã có một cậu con trai chú ý và nói một cách tự hào:
- Bím tóc đấy!
Ngay lúc ấy, cậu ta đi tới, nắm lấy bím tóc bằng hai tay và nói:
- Tớ mệt quá. Tớ phải vịn vào nó một lúc, hừ vịn vào đây thú hơn vịn vào tay cầm trên tàu.
Oe to lớn gấp đôi bé Tôt-tô-chan gày gò. Thực tế, cậu ta lớn nhất và béo nhất lớp. Vì vậy mỗi lần cậu ta kéo cái bím tóc, Tôt-tô-chan lại loạng choạng và cuối cùng ngã ngồi xuống đất nghe đánh “phịch” một cái. Gọi đôi bím tóc là cái tay vịn cũng đã quá lắm rồi, đằng này lại còn kéo ngã xuống đất nữa. Và khi Oe cầm bím tóc kéo em dậy, vừa kéo “Hò dô ta nào! Hò dô ta nào!”, như kéo co trong ngày thể thao, Tôt-tô-chan òa lên khóc.
Đối với em, bím đuôi sam là dấu hiệu của một em gái đã lớn. Em trông chờ mọi người đối xử lịch sự với em. Em vừa khóc vừa chạy đến phòng thầy hiệu trưởng. Khi ông nghe thấy em gõ của, thút thít, ông mở cửa và như thường lệ cúi xuống gần sát mặt em hỏi:
- Có việc gì vậy?
Sau khi nhìn lại xem bím tóc của em còn tử tế không, em nói:
- Thưa thầy, Oe kéo bím tóc của em và “Hò dô ta”.
Thày hiệu trưởng nhìn tóc em. Ngược hẳn lại với khuôn mặt đầm đìa nước mắt của em, hai bím tóc xinh xinh trông như đang nhảy múa vui vẻ. Thày hiệu trưởng ngồi xuống, bảo Tôt-tô-chan cùng ngồi trước mặt ông. Như thường lệ, ông vui vẻ cườ, chẳng để ý đến chiếc răng khuyết.
Ông nói:
- Đừng khóc! Tóc em đẹp lắm.
Em rụt rè ngước bộ mặt đầm đìa nước mắt hỏi:
- Thầy có thích em để tóc kiểu này không ạ?
Ông nói:
- Thật tuyệt.
Tôt-tô-chan nín hẳn, ngồi xuống ghế nói:
- Em sẽ không khóc nữa cho dù Oe có nói “Hò dô ta”.
Thầy hiều trưởng cười đồng ý. Tôt-tô-chan cũng cười. Bộ mặt tươi cười của em thật hợp với đôi bím tóc. Cúi chào thầy hiệu trưởng, em chạy ra chơi với các bạn khác.
Em hầu như quên là mình đã khóc khi thấy Oe đứng trước mặt, gãi gãi đầu. Cậu ta nói to, giọng lạnh lung:
- Lúc nãy, tớ kéo bím tóc của bạn, tớ xin lỗi. Thầy hiệu trưởng đã mắng tớ. Thầy bảo phải đối xử tốt và giúp đỡ các bạn gái.
Tôt-tô-chan có phần ngạc nhiên. Chưa bao giờ em nghe thấy ai đó nói là phải đối xử tốt với các bạn nứ. Bao giờ con trai cũng được phục vụ cơm và quà trước, nếu con gái có nói, các bà mẹ thường bảo: “Con gái là để cho người ta nhìn, chứ không được nói”.
Vậy mà thầy hiệu trưởng đã bảo Oe là phải chăm sóc, giúp đỡ các bạn gái. Thật là quá đối với Tôt-tô-chan! Và em nghĩ thế thì tốt biết mấy. Được chăm sóc, giúp đỡ thì còn gì bằng.
Đối với Oe, đây là một sự bất ngờ. Ai đời lại phải nhẹ nhàng, tử tế với nữ bao giờ! Dù sao đây cùng là lần đầu tiên và là lần cuối cùng, ở Tô-mô-e, cậu ta bị thầy hiệu trưởng quở trách. Không bao giờ cậu ta quên ngày hôm đó.
Xin cảm ơn
Sắp đến ngày nghỉ tết, khác với nghỉ hẻ, học sinh không phải tập trung ở trường mà được ở nhà với gia đình.
“Tớ sẽ về ăn tết, với ông tớ ở Ky-u-su”, Mi-ga-ta nói với mọi người, trong khi đó Tai-chan thích làm các thí nghiệm khoa học nói: “Tớ sẽ đi với anh tớ tham quan một phòng thí nghiệm vật lý”. Cậu ta mong chờ dịp này lắm. Còn thì ai cũng nói với nhau: “Thôi, tạm biệt” rồi kể cho nhau nghe kế hoạch của mình khi sắp chia tay.
Tôt-tô-chan sẽ đi trượt tuyết với bố và mẹ. Bạn của bố, ông Hi-đê-ô Sai-to, người kéo xen-lô, nhạc trưởng, có một ngôi nhà nghỉ xinh đẹp ở vùng núi Si-ga. Trước đây mùa đông nào gia đình em cũng thường lên đó nghỉ và Tôt-tô-chan đã bắt đầu tập trượt tuyết từ khi còn ở trường mẫu giáo. Người ta mang một xe trượt tuyết do ngựa kéo từ trạm đến khu vực trượt tuyết - một vùng tuyết trắng xoá chạy dài tít tắp không có những xe treo, hoặc bất cứ cái gì khác trừ đây đó một vài gốc cây. Mẹ cho biết đối với những người không có nhà nghỉ ở trên này như cuả ông Sai-to thì chỉ có một nhà trọ kiểu Nhật và một khách sạn kiểu phương Tây, nhưng điều lý thú là ở chỗ có rất nhiều người nước ngoài đến đó.
Đối với Tôt-tô-chan, năm nay khác hẳn năm trước. Bây giờ em đã là học sinh lớp một phổ thông và em cũng đã biết một chút tiếng Anh. Bố đã dạy em nói: “Xin cám ơn”.
Những người nước ngoài đi ngang qua Tôt-tô-chan, thấy em đang đứng trên ván trượt, thường nói một câu gì đó, có lẽ là: “Cháu bé này xinh qúa”, hoặc đại để như thế, nhưng Tôt-tô-chan không hiểu. Cho đến năm ấy em vẫn chưa trả lời được, nhưng từ lúc đó trở đi, em cố gắng cúi đầu và nói “Xin cảm ơn”.
Thấy vậy, những người nước ngoài lại cười vui hơn, lại nói với nhau điều gì đó. Thỉnh thoảng một bà lại cúi xuống kề má vào mà Tôt-tô-chan, hay một ông lại ôm em. Tôt-tô-chan nghĩ chỉ cần nói “Xin cám ơn” mà cũng kết bạn được với những người tốt như thế thì thật rất vui.
Hôm ấy một thanh niên đẹp trai đi lại chỗ Tôt-tô-chan ra hiệu như muốn nói: “Em có muốn đứng trước ván trượt của tôi không?”. Bố bảo em là được. Tôt-tô-chan trả lời: “Xin cám ơn” và người thanh niên bảo em ngồi xuống bên cạnh chân mình trên ván trượt, đầu gối co lại, rồi ghép giữ hai ván trượt sát với nhau, anh ta cùng Tôt-tô-chan trượt theo sườn dốc thoai thoải dài nhất ở vùng núi Si-ga. Họ lao đi như bay, gió vù vù qua tai em. Tôt-tô-chan ôm chặt đầu gối, cẩn thẩn để khỏi ngã về phía trước. Kể cũng hơi sợ, nhưng cũng thích. Khi họ dừng lại, những người đứng xem đều vỗ tay. Vừa đứng lên, Tôt-tô-chan vừa khẽ cúi đầu chào mọi người: “Xin cám ơn”. Họ lại vỗ tay nhiều hơn.
Mãi về sau này, em mới biết được tên của người thanh niên đó là Snây-đa, một vận động viên trượt tuyết nổi tiếng thế giới thường dùng đôi gậy trượt tuyết bịt bạc. Nhưng hôm đó, điều em thích về anh ấy là sau khi họ đã trượt hết dốc và mọi người đã vỗ tay, anh ấy cúi xuống, nắm lấy tay em, nhìn em như thể em là một người quan trọng rồi nói: “Cám ơn em”. Anh ấy không coi em như một đứa trẻ mà như mộ người phụ nữ. Khi anh cúi xuống, Tôt-tô-chan cảm thấy, từ đáy lòng mình và một cách thật bản năng, anh ấy là một người tốt. Và phía sau anh ta, cảnh vật phủ tuyết trắng xoá, hình như cứ trải dài vô tạn.
Toa xe thư viện
Khi các học sinh trở lại trường sau ngày nghỉ đông, các em thấy một điều thật tuyệt diệu, mới lạ, đã hò reo vui sướng. Đối diện toa xe lớp học là một toa xe mới, bên cạnh luống hoa gần phòng họp. Trong thời gian các em nghỉ đông, nó đã trở thành một thư viện! Ry-ô-chan, người bảo vệ, mà ai cũng quý mến và việc gì cũng làm được, rõ ràng đã làm việc rất tích cực. Anh đã đặt nhiều ngăn sách vào toa xe, ngăn nào bây giờ cũng đầy ắp những sách đủ các loại, màu sắc rất đẹp. Có cả bàn ghế để ngồi đọc nữa.
Thầy hiệu trưởng nói:
- Đây là thư viện của các em. Các em có thể đọc bất cứ quyển sách nào. Các em đừng ngại là có một số sách dành riêng cho những lớp nào đấy. Các em có thể đến đây bất cứ lúc nào. Các em có thể mượn sách về nhà. Nhưng khi đọc xong, các em nhớ mang trả lại. Nếu nhà em nào có sách, và nghĩ rằng các em khác cũng nên mượn đọc, các em có thể mand đến đây, thầy rất hoan nghênh. Dù thế nào, thầy cũng mong cá em đọc càng nhiều càng tốt.
Thế là các học sinh đồng thanh reo lên:
- Vậy thì buổi học đầu tiên hôm nay là buổi học ở thư viện.
Thấy các em đều rất náo nức, thầy hiệu trưởng tươi cười nói:
- Các em đều muốn thế chứ? Được thôi!
Mãi về sau này, em mới biết được tên của người thanh niên đó là Snây-đa, một vận động viên trượt tuyết nổi tiếng thế giới thường dùng đôi gậy trượt tuyết bịt bạc. Nhưng hôm đó, điều em thích về anh ấy là sau khi họ đã trượt hết dốc và mọi người đã vỗ tay, anh ấy cúi xuống, nắm lấy tay em, nhìn em như thể em là một người quan trọng rồi nói: “Cám ơn em”. Anh ấy không coi em như một đứa trẻ mà như mộ người phụ nữ. Khi anh cúi xuống, Tôt-tô-chan cảm thấy, từ đáy lòng mình và một cách thật bản năng, anh ấy là một người tốt. Và phía sau anh ta, cảnh vật phủ tuyết trắng xoá, hình như cứ trải dài vô tạn.
Toa xe thư viện
Khi các học sinh trở lại trường sau ngày nghỉ đông, các em thấy một điều thật tuyệt diệu, mới lạ, đã hò reo vui sướng. Đối diện toa xe lớp học là một toa xe mới, bên cạnh luống hoa gần phòng họp. Trong thời gian các em nghỉ đông, nó đã trở thành một thư viện! Ry-ô-chan, người bảo vệ, mà ai cũng quý mến và việc gì cũng làm được, rõ ràng đã làm việc rất tích cực. Anh đã đặt nhiều ngăn sách vào toa xe, ngăn nào bây giờ cũng đầy ắp những sách đủ các loại, màu sắc rất đẹp. Có cả bàn ghế để ngồi đọc nữa.
Thầy hiệu trưởng nói:
- Đây là thư viện của các em. Các em có thể đọc bất cứ quyển sách nào. Các em đừng ngại là có một số sách dành riêng cho những lớp nào đấy. Các em có thể đến đây bất cứ lúc nào. Các em có thể mượn sách về nhà. Nhưng khi đọc xong, các em nhớ mang trả lại. Nếu nhà em nào có sách, và nghĩ rằng các em khác cũng nên mượn đọc, các em có thể mand đến đây, thầy rất hoan nghênh. Dù thế nào, thầy cũng mong cá em đọc càng nhiều càng tốt.
Thế là các học sinh đồng thanh reo lên:
- Vậy thì buổi học đầu tiên hôm nay là buổi học ở thư viện.
Thấy các em đều rất náo nức, thầy hiệu trưởng tươi cười nói:
- Các em đều muốn thế chứ? Được thôi!
Nghe câu ấy, toàn bộ học sinh Tô-mô-e cả thảy năm mươi em xếp hang đi vào toa xe thư viện. Các em háo hức chọn sách và tìm chỗ ngồi, nhưng chỉ đủ chỗ cho một nửa, các em khác đành phải đứng, hệt như một toa tàu đông, với nhiều người đứng đọc sách. Thật là một cảnh tượng rất vui. Các học sinh đều mừng rỡ. Tôt-tô-chan đọc chưa thật tốt nên em chọn một quyển sách có bức tranh rất đẹp. Khi mọi người ai nấy đều có sách cầm tay rồi và bắt đầu giở sách, to axe bỗng nhiên yên ắng hẳn. Nhưng chỉ một lúc thôi, những âm thanh lẫn lộn đã phá tan sự yên lặng. Một vài em đọc to, một vài em hỏi nhau nghĩa các chữ không biết, các em khác lại muốn đổi sách. Tiếng cười nói tràn ngập cả toa tàu. Một em vừa bắt đầu xem một cuốn sách nhan đề: “những bức tranh biết hát”, vừa vẽ một cái mặt, vừa đọc to câu thơ có nhiều vần điệu đệm theo bằng một giọng ê a:
Vòng tròn và dấu chấm. Vòng tròn và dấu chấm.
Mấy vạch chéo thành cái mũi; lại một vòng tròn và dấu chấm nữa.
Ba sợi tóc, ba sợi tóc, ba sợi tóc – úi chà!
Nhanh như cắt, thành một bà nội trợ béo.
Đến chữ “úi chà”, phải vẽ một vòng tròn thành khuôn mặt và vẽ ba nửa vòng tròn khi hát “nhanh như cắt”. Nếu vẽ đúng nét, kết quả sẽ là khuôn mặt của một người phụ nữ béo tròn, để tóc kiểu Nhật cổ.
Ở trường Tô-mô-e các học sinh được phép học các môn học tuỳ theo trật tự mà các em thích. Nếu các em bị ảnh hưởng do các việc làm của người khác thì thật phiền. Các em được rèn luyện thói quen tập trung vào công việc mình làm, mặc những việc xung quanh. Cho nên không ai để ý đến các em đang hét to khi vẽ bà nội trợ. Một hay hai em cùng tham gia; nhưng tất cả các em khác đều tập trung vào sách của mình.
Quyển của Tôt-tô-chan hình như là chuyện dân gian. Chuyện kể về một cô gái, con nhà giàu không sao lấy được chồng vì lúc nào cô cũng đánh trung tiện. Cuối cùng bố mẹ cô cũng kiếm cho cô được một tấm chồng, nhưng trong đêm tân hôn, cô hồi hộp qúa đến nỗi đã đánh trung tiện một cái to hơn bao giờ hết, và hơi đó đã thổi bật chú rể ra khỏi giường, quay bảy vòng rưỡi trong phòng và rơi xuống bất tỉnh nhân sự. Về sau, cuốn sách ấy luôn luôn được nhiều em tìm đọc. Tất cả các em học sinh của trường ngồi chật ních trong toa xe, hăm hở đọc sách dưới ánh nắng ban mai chiếu qua cửa sổ. Hình ảnh ấy chắc phải khiến thày hiệu trưởng hài lòng.
Cả ngày hôm ấy, các em ở trong toa xe thư viện.
Sau đó, khi các em không thể ra ngoài được vì trời mưa, và nhiều lần khác nữa, thư viện đã trở thành một nơi tụ hội rất thích của các em.
Một hôm thày hiệu trưởng nói:
- Tôi nghĩ là ta nên thuê xây một buồng tắm ở gần thư viện.
Là vì các học sinh mải mê đọc sách quá nên cứ cố nhịn cho đến phút cuối cùng mới chịu chạy ra nhà vệ sinh ở xa phòng họp, mặt mày nhăn nhó trông đến khổ.
Cái đuôi
Một buổi chiều, sau khi tan học, Tôt-tô-chan đang chuẩn bị về nhà thì Oe bỗng chạy đến chỗ em thì thầm:
- Thầy hiệu trưởng đang bực với ai ấy.
Tôt-tô-chan hỏi:
- Ở đâu?