Trăng Sáng Chiếu Lầu Tây

Mấy ngày nay bộ Lễ Đại Lương rất bận, bận đến mức thượng thư bộ Lễ chỉ hận không thể vứt bỏ mũ quan cáo lão hồi hương.

Đây vốn chính là thủ tục đã quen làm, trong giai đoạn quan hệ hai nước
mập mờ khi tốt khi xấu cũng đã thực hiện vô số lần, chỉ có điều các loại quy cách năm nay đều phải nâng cao mấy cấp bậc, bởi vì năm nay quan
chính sứ là Tây Lương vương Lâu Dự.

Bộ Lễ vốn chỉ muốn tìm một người tin cậy có thể khống chế được cục diện, không ngờ Tây Lương vương lại đứng ra. Giờ thì tuyệt đối có thể khống
chế cục diện, nhưng lại làm cho từ trên xuống dưới của bộ Lễ rơi vào một hồi bận rộn điên cuồng nhất dịp cuối năm.

Xe ngựa nghi trượng, cờ phướn lọng quạt, rìu vàng búa gỗ đều phải định
lại một lần nữa căn cứ quan tước của Lâu Dự. Bộ Lễ còn cố ý chọn một vị
quan chức trung niên tinh thông luật pháp hai nước, rất thông thạo các
thủ đoạn ngoại giao, từng giao thiệp vô số lần với Hồng Lư tự nước Sóc
là Vương Truyền Minh làm quan phó sứ.

Vương Truyền Minh năm nay tuổi ngoài bốn mươi, từng theo đoàn đi sứ nước Sóc nhiều lần, có thể nói là người có kinh nghiệm phong phú nhất bộ Lễ. Giao cho Vương Truyền Minh phụ trách việc ăn ngủ tiếp tế, công văn qua
ải của sứ đoàn trên đường, thống nhất việc nghênh đón tiễn đưa với quan
viên địa phương, giao thiệp thỏa thuận với Hồng Lư tự nước Sóc rõ ràng
là không thể ổn thỏa hơn được nữa.

Còn Tây Lương vương Lâu Dự trong mắt các quan viên bộ Lễ chính là một lá cờ lớn đón gió phấp phới. Chỉ cần chàng đứng vững vàng ở đó, ánh mắt
sắc bén quét qua đã đủ để làm kẻ địch đau đớn, người mình vui sướng, đâu cần chàng phải động một ngón tay.

Chỉ cần tưởng tượng vẻ mặt thất kinh suýt nữa rơi mất cằm của mấy lão
thất phu Hồng Lư tự nước Sóc khi nhận được danh sách sứ đoàn, nhìn thấy

tên của quan chính sứ Đại Lương, đã cảm thấy vui sướng tràn trề, ngẩng
đầu ưỡn ngực, cảm giác này há là một chữ sướng có thể miêu tả hết được?

Bên này bộ Lễ từ trên xuống dưới xắn tay áo làm thật lớn chuyện, dự định rửa sạch sỉ nhục trước kia, bên kia Lâu Dự lại lạnh nhạt hạ một mệnh
lệnh: Không được để lộ chuyện Tây Lương vương đi sứ nước Sóc.

Chàng tự có tính toán. Không thể để tin tức truyền đi quá nhanh, ít nhất trước khi chàng tiến vào ranh giới nước Sóc không thể để cho đối phương biết được. Vạn nhất Dung Hàm biết tin chàng đến lại dẫn Loan Loan chạy
mất thì làm thế nào?

Mặc dù mệnh lệnh này tạm thời đè nén được sự nhiệt tình như nồi canh sôi trào của quan chức bộ Lễ, nhưng mỗi người vẫn làm việc hết sức mình.
Đây là cơ hội nở mày nở mặt trăm năm có một, những thứ đưa ra đương
nhiên phải là tốt nhất.

Sau một thời gian bận rộn tối tăm mặt mũi, thời gian đi sứ cuối cùng đã đến.

Đúng ngày hoàng đạo mà quan thiên giám đã chọn, cửu môn đốt mười tiếng
pháo mừng, sứ đoàn cuồn cuộn ra khỏi kinh thành, hàng chục chiếc xe ngựa kéo dài quanh co, chỉ có một số xe ngựa chở người, còn lại đa số là chở các loại đồ nghi trượng cần thiết cho chuyến đi sứ lần này.

Quan binh tuần thành hộ tống sứ đoàn ra khỏi thành hai mươi dặm liền
quay về, giao lại việc canh gác bảo vệ trên đường cho quân đội địa
phương. Để đảm bảo an toàn cho Lâu Dự, Hắc Vân kị lại điều thêm một ngàn tinh kị hộ tống trên đường.

Sứ đoàn khổng lồ di động đến thành Lương Châu ở biên giới Lương Sóc một cách thong thả mà bình an.

Thượng Kinh và Lương Châu mặc dù cách xa nhau nhưng có chậm đến mấy thì

cuối cùng cũng phải đến. Trương Thành Uyên đã được điều làm đô đốc Kí
Châu, thủ bị Lương Châu hiện nay họ Cao, tên Bất Thức, được điều từ quân dịa phương lên, mới nhậm chức được nửa năm.

Nhưng trăm họ Lương Châu không hề quan tâm hắn tên là Cao Bất Thức hay
là Cao Thức Bất, bởi vì ai cũng biết trung tâm quyền thế thật sự ở Lương Châu là Hắc Vân kị, mà người nắm giữ Hắc Vân kị mới là người đứng đầu
thật sự.

Giờ đây Lăng Nam vương đã về Thượng Kinh, vị trí thống soái cao nhất của Hắc Vân kị tạm thời để trống, thoạt nhìn như rắn mất đầu nhưng quân tâm lại cực kì ổn định và đoàn kết, không chỉ có các kị binh Hắc Vân kị
đóng quân ở Lương Châu mà ngay cả bách tính Lương Châu cũng hân hoan vui mừng, thì thầm rỉ tai nhau.

Tất cả là vì thế tử đã về.

Mặc dù Lâu Dự đã là Tây Lương vương nhưng mọi người ở đây vẫn quen gọi
chàng là thế tử Lăng Nam vương. Năm đó thế tử Lăng Nam vương trấn thủ
Lương Châu, huyết chiến với quân Sóc, chạy gấp ngàn dặm tập kích bất
ngờ, tiêu diệt đại doanh quân biên phòng nước Sóc, trăm họ ở đây vẫn
nhắc mãi chuyện này, trở thành một câu chuyện mang tính giáo dục cần có
trong quá trình trưởng thành của những đứa trẻ.

Đặc biệt là những người đã trải qua trận đại chiến thủ thành đó thì càng nói chuyện say sưa, dùng hết tâm trí kể đi kể lại từng chi tiết năm đó, mọi lúc mọi nơi, quán trà quán rượu, sau khi ăn, trước khi ngủ...

Tại Lương Châu, thế tử Lăng Nam vương là một người như truyền kì thần thoại, nhà nhà đều biết, tên chàng như sấm bên tai.

Giờ đây nhân vật trong truyền thuyết này sắp trở lại Lương Châu, mọi

người sao có thể không hưng phấn kích động ngủ không yên giấc?

Vì vậy khi sứ đoàn tiến vào thành Lương Châu, phó sứ Vương Truyền Minh
bị sóng người hoan nghênh cuộn trào mãnh liệt làm sặc nước trà, ho đến
đỏ mặt tía tai.

Hai bên đường cái quan không coi như rộng ở Lương Châu đông nghịt già
trẻ lớn bé, đám thanh niên trai tráng khỏe mạnh chê tầm nhìn dưới đất
không được tốt, trèo lên chiếm các vị trí cao như nóc nhà cửa sổ, còn có người không sợ chết đi cà kheo giữa đám đông, thấp thoáng một vài tiểu
thư trên lầu các đài cao ngượng ngùng nhìn ra xa.

Các tướng sĩ Hắc Vân kị đã quen nhìn cảnh tượng như vậy, sắc mặt vẫn
không hề thay đổi, bảo vệ xe ngựa của sứ đoàn chậm rãi tiến lên theo
đường cái quan.

Vương Truyền Minh hết sức thận trọng vén rèm lên, thoáng nhìn sóng người mãnh liệt bên ngoài, sơ ý một chút bị hai đóa hoa không biết từ đâu ném tới đập thẳng vào mắt. Chắc là một cô nương hoài xuân nào đó tìm mãi
không thấy thế tử Lăng Nam vương, trong lòng sốt ruột, vừa thấy trong
đội xe có người vén rèm liền vội vã ném tới.

Vương Truyền Minh sợ hãi vội hạ rèm xuống, dụi mắt lắc đầu cười khổ. Nếu để họ biết Tây Lương vương kì thực không hề ở trong đội ngũ sứ đoàn,
không biết mình là phó sứ có bị bách tính nhiệt tình như lửa ở đây ăn
sống nuốt tươi không?

Cực ít người biết ngay từ đêm trước ngày sứ đoàn lên đường đi sứ, Tây
Lương vương đã dẫn theo Hầu Hành Tiễn và mấy tướng lĩnh Hắc Vân kị ra
khỏi Thượng Kinh.

Sau vụ cung biến, Hầu Hành Tiễn đã được thăng chức phó thống lĩnh ngự
lâm quân, nhưng hắn không thèm quan tâm đến quân hàm Trung Vũ tướng quan tam phẩm mà chủ động yêu cầu trở lại Hắc Vân kị, làm một phó tướng bên

cạnh Lâu Dự.

Lâu Dự không thuyết phục được Hầu Hành Tiễn nên đành phải đồng ý. Từ đó
trở đi Hầu Hành Tiễn theo sát Lâu Dự như Lưu Chinh năm đó, trở thành trợ thủ đắc lực của chàng, xử lí đủ loại công việc khác nhau.

Sứ đoàn cồng kềnh, di chuyển chậm chạm, Lâu Dự nóng lòng như lửa đốt
không thể đợi được, sau khi giao phó xong mọi chuyện liền ra khỏi thành
từ sớm, ra roi thúc ngựa chạy đến Lương Châu.

Từ Thượng Kinh đến Lương Châu cách xa ngàn dặm. Trên đường đi, Lâu Dự
đưa mắt nhìn quanh, phong cảnh như vẽ, trong lòng chợt có cảm giác thê
lương như đã trải qua mấy kiếp.

Con đường này chàng đã đi không biết bao nhiêu lần, nhưng đa số đều bôn
ba ngày đêm thần tốc, chỉ có lần cùng Loan Loan về phủ Lăng Nam vương
bốn năm trước mới an nhàn thoải mái thưởng thức non sông gấm vóc, phong
tục dân sinh.

Non sông phong thổ ven đường không hề có thay đổi gì lớn. Năm đó chàng
mày kiếm mắt sáng, khí khái hào hùng, nàng mặt mày như vẽ, cười tươi như hoa, hai người ghìm cương đi chậm rãi, chuyện trò vui vẻ. Hình ảnh này
vẫn còn rõ ràng trong mắt, nhưng giờ đây cảnh sắc vẫn như cũ, người xưa
lại đã xa tận chân trời.

Lâu Dự cảm thấy vô số tâm tình quay cuồng quanh quẩn trong lòng, lòng bàn tay cầm cương ngựa ướt đẫm mồ hôi.

Loan Loan, em thật sự ở đế đô sao? Bao năm đã qua, em đi tới đây thế
nào? Có bị thương hay không? Có khổ cực hay không? Có... nhớ anh hay
không...


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận