Ong Đỗ giao dây thừng buộc ba con trâu cho tôi rồi vội vã bỏ đi. Tôi đuổi theo sau lưng ông ta, nói :
- Ông Đỗ, nhanh một tí nhé. Cháu cũng cần phải ăn cơm!
Ông Đỗ chẳng thèm ngoái đầu.
Tôi nhìn ba con trâu bất hạnh, chúng cũng đang nhìn tôi. Từ trong những đôi mắt dâm dấp nước của chúng, tôi cảm nhận được vẻ bi thương ai oán. Thế là cả đời chúng không còn cơ hội để leo lên lưng trâu cái nữa rồi. Trong ba đứa, có thể nói Song Tích là hạnh phúc nhất vì nó đã kịp lưu lại một đám con cháu cho đời, hai con Lỗ Tây coi như tuyệt tự. Nhìn vào mắt chúng, tôi phát hiện ngoài vẻ bi thương còn lấp lánh những luồng ánh sáng rất kỳ dị, tôi đoán đó là những luồng ánh sáng thể hiện sự thù hận đối với con người. Sự phỏng đoán này khiến tôi sợ hãi. Khi tôi dắt chúng, chúng hoàn toàn có khả năng tấn công tôi từ phía sau, cho dù chúng đang bị thương và cạn kiệt về sức lực cũng như tinh thần nhưng chuyện làm cho tôi sống không được mà chết cũng không xong là quá dễ dàng đối với chúng. Nghĩ vậy, tôi nói với chúng : Các bạn, chuyện hôm nay chúng mày không thể oán hận tao. Chúng mình đã từng là bạn thân của nhau. Mùa đông năm ngoái, băng dày cả tấc, giọt nước vừa rỉ ra đã hóa thành băng, chúng ta đã từng trải qua gian khổ với nhau ở vùng trũng Đông Bắc. Nếu như tao có quyền lực, tao sẽ kịch liệt phản đối việc thiến chúng mày... - Trong những lời bộc lộ tấm lòng, tôi liếc nhìn vào mắt chúng và nhận ra được những ánh mắt biểu lộ sự cảm thông. Nước mắt chúng túa ra và hình như tôi nghe có những tiếng nấc nghẹn. Lẽ nào trâu cũng biết khóc thành tiếng? Tôi sờ đầu chúng và nói một cách thực lòng, tôi thông cảm vô cùng với những nỗi đau mà chúng phải gánh chịu. Tôi nói tiếp : Lỗ Tây, Song Tích! Vì tính mệnh nhỏ bé của mình, thôi thì chúng ta đi vậy! Tôi nghe rõ ràng tiếng Lỗ Tây lớn nói : Dái đã bị con người cắt mất rồi, sống còn có ý nghĩa gì nữa đây? Tôi nói : Các bạn, đừng bao giờ nghĩ cạn như vậy, tục ngữ đã nói, "chết hạnh phúc không bằng sống khổ", thôi chúng ta đi... - Tôi lôi chúng đi về phía trước theo con ngõ trước nhà chú Mặt Rỗ rồi đi thẳng ra phía bờ sông.
Khi chúng tôi sắp hàng một đi đến bên bờ sông, mặt trời đã khuất hẳn sau núi, những tia nắng cuối cùng còn đọng lại trên những cụm mây biến chúng thành màu đỏ khiến tôi liên tưởng đến dòng máu bắn ra từ dưới háng Song Tích. Trên mặt đê, những cây hòe dại đen đúa mọc lúp xúp. Đây đúng là mùa hoa hòe nở, mùi hương thơm lừng xộc vào mũi khiến tôi cảm thấy đầu óc mình choáng váng. Hoa hòe nguyên có hai loại một loại trắng tinh, một loại có màu hồng phấn. Nhưng lúc này, dưới ánh nắng tàn, tất cả những bông hoa đều trở nên đỏ rực.
Tôi dắt ba con trâu đi một cách chậm chạp nhàn nhã dưới ráng chiều và mơ mơ màng màng trong mùi thơm của hoa hòe nhưng lòng tôi không cảm thấy một chút vui vẻ nào, tất nhiên ba con trâu cũng chẳng vui vẻ gì hơn tôi. Những miếng dái trâu xào hẹ lúc nào cũng ẩn hiện trong đầu tôi. Mùi dái trâu có hơi tanh một tí, nhưng suy cho cùng nó cũng là thịt. Tôi nhớ bữa ăn thịt cuối cùng trong đời mình cho đến lúc này là trong ngày chị tôi đi lấy chồng, tôi đã ăn vụng được cả một bát thịt lợn. Chuyện ấy đã năm năm rồi. Tôi không vui vì không được ăn dái trâu, trâu không vui vì đã bị con người cắt mất dái, ít nhiều giữa tôi và chúng đang "đồng bệnh tương liên".
Bóng đêm đã ập xuống, cảnh vật nhạt nhòa nhưng vẫn không thấy bóng dáng ông Đỗ đâu cả. Tôi và ông già khó tính này đã chăn trâu cùng nhau nửa năm nay nên tôi rất hiểu tính cách tồi tệ của ông ta. Ông ta thường đào những hang chuột đồng lên, nhặt tất cả lương thực mà bọn chuột đồng tàng trữ trong hang cho vào túi áo mình. Ông ta còn bảo sẽ gả đứa con gái nhỏ của ông ta cho tôi, thực ra là ông ta lừa để biến tôi thành một con chó nhỏ luôn đi theo sau lưng ông ta. Nhà ông Đỗ nằm sát chân con đê, giữa một khoảnh vườn trồng rau. Mảnh vườn này đã thấm không biết bao nhiêu mồ hôi của tôi, trong đó chủ yếu là trồng rau hẹ, mỗi lứa có thể bán được đến bốn năm mươi đồng, nhất là lứa đầu tiên vào mùa xuân thì càng đắt hơn nữa. Vừa nghĩ đến vườn rau nhà ông Đỗ là chân tôi cũng vừa đặt đến vươn rau ấy. Chung quanh vườn rau, ông Đỗ trồng toàn cây bào đồng, cây bào đồng đang rất tươi tốt xanh um. Nghe đâu rằng đây là loại cây bào đồng có chất lượng tốt nhất được huyện Lan Khảo tặng cho khi cháu của ông ta còn làm bí thư đảng ủy công xã. Chín luống rau hẹ đã cao khoảng nửa thước, không còn bao lâu nữa đã có thể cắt để đem ra chợ rồi. Chỉ thoáng nhìn là tôi đã thấy ông Đỗ đang lúi húi giữa những luống rau và tôi biết là ông ta đang tưới nước phân người cho rau. Phân người là tài sản công cộng thuộc quyền quản lý của đội sản xuất, nhưng ông Đỗ lại to gan lén lén lút lút dùng nó để tưới cho vườn rau cá thể nhà mình. Ông ta dựa vào thế lực nào nhỉ? Ông ta dựa vào gã con rể đang làm cấp dưỡng trong nhà ăn công cộng trên công xã. Gã con rể này gầy như một con bọ ngựa. Nghe nói rằng những người đã từng nhận chức cấp dưỡng ở nhà ăn công xã, trước khi đến đó đều gầy như con bọ ngựa cả, nhưng không đầy một năm sau, ai ai cũng như được bơm căng không khí, mập đến độ đi không nổi mà phải lăn. Bí thư đảng ủy công xã rất tức giận, bảo những cái gì ngon nhất trong nhà ăn đều đã bị những tay cấp dưỡng này ăn vụng. Cho nên tất cả các tay cấp dưỡng nhanh chóng mập lên trước đây đều bị bí thư sai người đánh ột trận rồi đuổi việc. Duy chỉ có con rể ông Đỗ đã làm cấp dưỡng mấy năm nay mà vẫn gầy như ngày mới đến, bí thư bèn bảo tay cấp dưỡng này chán ăn. Ông Đỗ đã thổ lộ với tôi rằng, kỳ thực thằng con rể của ông ăn rất nhiều, mỗi bữa ăn của gã phải có ba thiếc bánh bao to cộng với một bát thịt đầy ú ụ. Như thế nào thì gọi là cái bụng có phúc ông Đỗ nói, chính là thằng con rể của tao đáng được gọi là "cái bụng có phúc", ăn không biết bao nhiêu là cá là thịt, quả không uổng một lần được làm người trên thế gian này...
Với bao nhiêu suy nghĩ linh tinh, tôi đã đến bên cổng vườn và định cất tiếng gọi thì đã trông thấy đứa con gái út của ông Đỗ tên là Ngũ Hoa đang gánh hai thùng nước chạy như bay từ trên sườn đê xuống.
Đây là đứa con gái mà ông Đỗ đã hứa gả cho tôi, tôi cũng đã từng xây không biết bao nhiêu mộng đẹp chung quanh cô gái này. Có một lần, tôi lấy trộm được trong túi chú Mặt Rỗ hai hào, chạy đến cửa hàng cung tiêu của công xã mua hai mươi viên kẹo trái cây. Không dằn lòng được, tôi đã ăn mất hai viên, còn lại mười tám viên tôi mang đến tận nhà để tặng cho cô ta. Cô ta nhai kẹo một cách ngon lành, thỏa mãn lắm nên cười lên rinh rích, nhưng khi tôi vươn tay lên sờ vú thì cô ta chẳng do dự gì mà không thụi vào bụng tôi một cú như búa bổ, mạnh đến độ mông tôi rơi đến bịch xuống đất. Cô ta nói : Thằng oắt con lông mọc chưa đủ mà cũng tơ tưởng chuyện ấy rồi sao! Càng nghĩ tôi càng cảm thấy mình oan uổng quá, đã mất toi mười tám viên kẹo mà lại nhận được một cú đấm. Thế giới này quả thật không tìm ra người thứ hai ngu ngốc như tôi. Tôi vừa khóc tức tưởi vừa gào lên : Trả kẹo lại cho tôi... Trả kẹo lại cho tôi... Cô ta phun lên mặt tôi một búng nước bọt đầy mùi kẹo, nói : Cứt ỉa ra rồi còn thu vào bụng được không? Vật đã cho người ta rồi còn đòi lại được không? Tôi vẫn ngoan cố : Chị không trả kẹo lại cho tôi cũng được, nhưng chị phải cho tôi sờ! Cô ta cười : Về nhà mà sờ chị mày ấy! Tôi nói : Tôi không thèm sờ chị tôi, tôi chỉ muốn sờ chị thôi! Cô ta nói : Mày thử nói đi, bây giờ mày chỉ là một đứa trẻ con hỉ mũi chưa sạch mà đã bắt đầu lưu manh như vậy, lớn lên ai mà chịu nổi mày? Tôi nói : Chị không cho tôi sờ thì phải trả kẹo cho tôi! Cô ta nói : Mày quả là thằng bé hư hỏng! Nói xong lại đảo mắt nhìn bốn phía, hạ giọng hỏi : Còn muốn sờ nữa không? Tôi gật đầu, bởi lúc ấy tinh thần tôi đã bị kích động đến độ không thể nói được câu nào nữa. Cô ta đứng nấp trong một lùm cây hòe, hai tay nắm chặt lấy hai chéo áo, có vẻ không bình tĩnh, nói : Muốn sờ thì đến đây nhanh lên! Tôi rụt rè đưa tay lên... Cô ta nói : Được rồi, được rồi! Tôi nói : Vẫn chưa được! Cô ta xô tôi ra, nói : Mày cút đi, đủ cả vốn lẫn lãi rồi đó! Chuyện xảy ra đêm nay, mày dám nói lại với ai, tao sẽ vả iệng mày nát nhừ ra! Tôi nói : Thực ra thì bố chị đã hứa gả chị cho tôi làm vợ rồi! Cô ta lặng người giây lâu rồi bụm miệng cười khùng khục. Tôi nói : Chị cười cái gì? Đây là sự thật, nếu không tin chị cứ về hỏi bố! Cô ta nói : Gả ày, một thằng oắt con? Đột nhiên tôi nhớ đến một câu chuyện mà thím tôi hay kể về một đôi chồng trẻ vợ già, bèn ứng khẩu đọc mấy câu trong câu chuyện ấy : Quả cân tuy nhỏ nhưng đỡ nổi ngàn cân, hạt tiêu tuy bé cũng khiến người xuýt xoa. Chớ thấy ngày nay người tôi nhỏ, chớp mắt một cái tôi đã to đùng! Cô ta nói : Ai dạy mày những câu ấy? Tôi đáp : Chị chớ quan tâm! Cô ta nói : Thế thì được, mày cứ lớn nhanh đi, chừng nào lớn đủ rồi thì hãy đến dạm hỏi tao! Nói xong, cô ta quay người rảo bước.
Chuyện này trôi qua chưa bao lâu thì một chuyện khác đã phát sinh khiến tôi đau đớn không thể chịu nổi. Đỗ Ngũ Hoa đã từng báo là sẽ chờ tôi lớn lên để cưới cô ta, nhưng cuối cùng thì cô ta cũng đã chấp nhận lời dạm hỏi của tay thợ mộc ở làng bên cạnh. Tay thợ mộc này cao hơn tôi thẳng bao nhiêu, hai hàm răng đen sì, đầu tóc có bảy chiếc xoáy, do vậy tóc tai của hắn lúc nào cũng rối bù lên. Hắn thường mang theo bên mình một chiếc cưa và một chiếc rìu, ngày nào cũng lảng vảng ở làng tôi dạm hỏi mua cây. Trên tai hắn lúc nào cũng đeo một cây bút chì trông rất phong độ. Tôi đoán rằng vì cây bút chì giắt trên tai hắn mà Đỗ Ngũ Hoa đồng ý làm vợ hắn. Ngày đính hôn của cô ta, bà con trong thôn vây quanh nhà cô ta tò mò quan sát, tôi cũng đứng lẫn trong đám người đông đúc ấy. Tôi dỏng tai lên nghe những bà già kháo chuyện với nhau rằng, con gái nhà họ Đỗ đứa nào cũng đầu to mặt tròn nhiều thịt, nhất định sẽ là những đứa có số hưởng phúc. Cô con gái lớn gả cho nhân viên cấp dưỡng công xã, ngày nào cũng theo chồng ăn thịt ăn cá. Đứa thứ hai gả ột công nhân lâm nghiệp ở tận vùng núi Đại Hưng An ở vùng Đông Bắc, về nhà thăm bố mẹ cả hai vợ chồng đều mặc áo lông chồn, mũ lông chồn, quần nhung rất bảnh bao. Đứa thứ ba gả cho nhân viên nuôi chó dữ ở cục công an huyện, tuy bị người ta gọi cái tên không hay lắm là "Cẩu thừa - Đồ thừa của chó" nhưng bù lại, "đồ thừa của chó" lại là thịt tươi! Đứa thứ tư tuổi trâu, cuối cùng lại chui vào nhà của tay tổ trưởng tổ giết mổ Tống Ngũ Luân trên huyện, trên tay của gã họ Tống này ngày nào cũng có mấy chục tờ tem phiếu mua thịt, đi đến đâu là chỗ đó có mùi thơm của thịt bay lên. Đứa thứ năm, tức Đỗ Ngũ Hoa làm vợ tay thợ mộc, thoạt trông cũng đã nhận ra hắn là tay hái ra tiền. Mọi người đang kháo nhau về những đứa con của ông Đỗ thì đoàn đính hôn của nhà tay thợ mộc đã đến. Ôi trời! Một đoàn xe đạp bốn chiếc hiệu "Đại Kim Lộc" mới toanh bấm chuông inh ỏi trờ tới, trên giá đèo hàng của mỗi chiếc là ba chiếc giỏ tre, trên miệng đều được đậy bằng những tấm lụa đỏ. Những thiếc xe vừa dừng, những người đàn bà cùng nhất tề xông đến lôi những lấm lụa đỏ xuống. Bên trong là những chiếc bánh bao thật to, trắng như tuyết, trên mặt bánh còn có những chấm màu đỏ. Ông Đỗ và bà Đỗ ăn mặc trông rất bảnh bao chải chuốt từ trong nhà bước ra nghênh tiếp, miệng cười rất tươi với những người trong đoàn đính hôn. Tôi cố ý tìm kiếm Đỗ Ngũ Hoa để xem trên mặt cô ta có những biểu hiện gì không nhưng chờ mãi vẫn không thấy bóng dáng cô ta đâu cả, có lẽ cô ta trốn tiệt ở đâu đó. Tôi thoáng liên tưởng, có lẽ lúc này cô ta đang trốn chui trốn nhủi như đặc vụ của Mỹ hoặc của Tưởng Giới Thạch. Sau này tôi mới nghe mọi người kháo với nhau rằng, nhà trai mang đến nhà ông Đỗ ba bộ quần áo, trong đó có một bộ may bằng vải nhung điều, một bộ vải nhung thường, một bộ vải ngoại - loại vải va-lê- tin quái quỷ gì đó. Còn có ba đôi vớ nilon, trong đó có một đôi màu đỏ, một đôi màu lam và một đôi màu tía; ba chiếc thắt lưng, trong đó một chiếc làm bằng da trâu, một chiếc bằng da chó và một chiếc là da nhân tạo. Lại còn nghe Đỗ Ngũ Hoa lắp bắp gì đó trước mặt bố của tay thợ mộc và người ta nghe rõ ràng cô ta kêu lên một tiếng "bố" và lão ta đã cho cô ta một trăm đồng. Nghe kể những tài sản khiến người ta giật mình như vậy, những bất bình phẫn nộ trong tôi từ từ lắng xuống, tôi bình tĩnh trở lại. Tôi nghĩ, nếu mình là Đỗ Ngũ Hoa, cũng chẳng do dự gì mà không chấp nhận tay thợ mộc kia làm chồng mình.
Bây giờ, cô vợ hụt Đỗ Ngũ Hoa của tôi trông thẳng khác nào một con diều hâu già đang quảy đôi thùng nước bay từ trên đê xuống. Cái gì của cô ta cũng to : đầu to, mặt to, mồm to, mắt to, tay to, chân to. Rõ ràng, chỉ cần một cú tát của cô ta là tôi đã có khả năng cắm đầu xuống đất mà gặm cỏ; chỉ cần một cú đá của cô ta là tôi có thể bay vèo đến ba bốn thước. Tôi mà cưới cô ta làm vợ, nếu làm không tốt vai trò của người chồng chắc chắn tôi phải chết dưới tay cô ta. Nhưng lạ một điều là tôi lại có cảm tình đặc biệt với tất cả những bộ phận to tướng trên thân thể cô ta, có lẽ bởi vì cô ta đã từng là vợ hụt của tôi. Người ta đã đặt cho cô ta một cái biệt danh là "Sáu trăm công điểm", kỳ thực là một năm, cô ta có thể kiếm được đến ba ngàn công điểm. Cô ta là người kiếm được nhiều công điểm nhất trong toàn bộ lao động nữ trong đội sản xuất. Cô ta còn có một biệt hiệu nữa là "Tam đại", đương nhiên không phải là có liên quan đến ba tờ báo đều có chữ "đại" lúc này là Đại Minh, Đại Phóng, Đại Tự mà là đầu to, mông to và vú to. Tôi không thích cái biệt hiệu này và đương nhiên tôi cũng biết là cô ta rất phản cảm với nó. Sau khi đính hôn với gã thợ mộc, tôi gặp cô ta ngoài bờ sông, chẳng dằn lòng được, tôi độc ác kêu lớn lên : Tam đại! Cô ta lao đến, giơ đòn gánh lên và đuổi theo tôi đến ba cây số. May mà từ nhỏ tôi đã học trèo tường leo cây, rèn luyện được đôi chân dẻo như thỏ và nhanh như sóc nên mới thoát khỏi chiếc đòn gánh trong tay cô ta. Tôi biết, ngày ấy mà bị cô ta chộp được, tôi khó lòng bảo toàn tính mạng của mình. Sau ngày ấy, mỗi lần gặp tôi là cô ta giương mày trợn mắt, còn tôi vừa trông thấy cô ta là đã cúi đầu khom lưng.
Cô ta quảy đôi thùng nước chạy đến bên tôi, nói :
- La Hán oắt con! Mày đi đi lại lại ở đây làm gì, phải chăng muốn nhổ trộm rau hẹ của nhà tao?
- Báu gì mấy luống rau hẹ thối của nhà chị!
- Không báu gì, thế lén lén lút lút ở đây làm gì?
- Tìm ông bố khốn kiếp của chị!
Chẳng thèm đề ý đến câu trả lời xấc xược của tôi nữa, cô ta quảy đôi nước đi thẳng vào trong vườn rau. Rau hẹ nhà này sắp cắt được rồi, tôi biết, bởi vì trước khi động liềm, cả nhà họ Đỗ sống chết gì cũng tưới nước ngập ngụa cho chúng để hòng tăng thêm trọng lượng khi đem ra chợ bán. Chẳng thèm đặt đôi nước xuống đất, thiếc đòn gánh vẫn vắt ngang qua vai, cô ta nghiêng người, hai tay nắm hai mép thùng đổ ào nước xuống luống hẹ. Đúng là một cô gái có sức khỏe vô địch! Chỉ loáng một cái, cô ta đã quay lại trước mặt tôi, ngực ưỡn lưng thẳng. Tôi kéo ba con trâu ra đứng giữa đường, chắn mất lối đi ra sông. Cô ta trừng mắt nhìn tôi, nói :
- Tránh ra!
Tôi cũng trợn mắt nhìn cô ta, nói :
- Tôi đang dắt trâu của đội sản xuất, còn chị đang làm ăn tư bản chủ nghĩa. Dựa vào cái gì mà chị dám bảo trâu của công xã tránh đường cho chị?
- La Hán, tao biết mày vẫn còn oán tao, nhưng tại sao mày không đái ra để soi vào đó mà nhìn rõ mặt mình. Làm sao mà mày có thể làm chồng tao được?
- Từ khi chị đính hôn với thằng thợ mộc kia, tôi thấy chị ngày càng xấu! - Tôi đốp chát.
- Tao vốn cũng thẳng đẹp đẽ gì, đến bây giờ mày mới phát hiện ra ư? - Cô ta nói.
- Trên mép chị đang có một hàng ria đen mọc ra tua tủa kìa!
Cô ta đưa tay lên sờ quanh mép, cười không thành tiếng. Cười xong thì hạ thấp giọng nói :
- Tao xấu, trên mép tao có râu, tao là Tam đại, được chưa? Để cho tao đi, được không?
- Chị đã lừa tôi... Chị đã nói là sẽ chờ tôi lớn lên rồi sẽ lấy tôi...
Nói được câu này ra khỏi miệng thì nước mắt tôi đã trào ra. Tôi vẫn có ý đồ cố làm ra vẻ đau khổ mong kiếm chác một tí gì đó để vớt vát, không ngờ tôi lại khóc thật, nước mắt cứ trào ra không thể kềm lại được. Đúng lúc ấy, tôi nghe một tiếng thở dài thoát ra từ lồng ngực đồ sộ của cô ta, cùng với tiếng thở dài ấy, gương mặt của cô ta cũng trở nên thân thiện hơn, ánh mắt cũng dịu dàng hơn. Những thay đổi ấy khiến tất cả những gì trên thân thể cô ta lại biến thành đẹp mê hồn trong mắt tôi. Cô ta lẩm bẩm :
- La Hán ơi là La Hán! Cậu đúng là đồ quái quỷ... Tôi biết nói với cậu thế nào cho phải đây? Cậu không nghĩ được là chờ cho cậu lớn lên, tôi đã biến thành một con yêu lông tóc trắng xóa cả rồi hay sao...
- Chị thân yêu, chị Tam đại yêu quý... Chị đính hôn với gã thợ mộc là một quyết định hoàn toàn đúng. Chỉ cần những chiếc bánh bao to đùng và trắng nõn của nhà hắn là đủ để cho chị đính hôn với hắn, nhưng tại sao chị lại không cho tôi một chiếc bánh bao? - Tôi nói.
- Cho cậu một chiếc bánh bao, cậu không giận chị nữa chứ? - Cô ta cười.
- Đúng thế - Tôi nói - Có được chiếc bánh bao, có lẽ tôi sẽ không giận chị nữa!
- Chuyện này dễ lắm, thế thì hãy nhớ là, một lời đã nói, bốn ngựa khó theo nhé! - Cô ta nói.
- Tôi còn muốn...
- Cậu còn muốn gì nữa? - Cô ta trừng mắt hỏi - Đừng có được đằng chân lân đằng đầu...
- Muốn sờ chị...
- Thế thì cậu hãy đi trên gã thợ mộc thương lượng đi. Bây giờ tất cả những gì trên thân thể tôi đều đã thuộc sự quản lý của hắn. Chỉ cần hắn đồng ý, tôi cho cậu làm gì cũng được.
- Làm sao tôi dám tìm hắn?
- Tôi cũng đoán là cậu không dám gặp hắn. Chiếc rìu trong tay hắn còn nhanh hơn cả gió, e rằng chỉ cần vung lên là mấy chiếc móng chó trên tay cậu không cánh mà bay!
- Ngũ Hoa! Mày không gánh nước nữa à, đứng đó thầm thì với ai đó làm gì? - ông Đỗ vặn lưng đứng thẳng dậy, có vẻ rất bực tức.
- Ông Đỗ, là tôi đây! - Tôi cao giọng nói - ông chỉ lo làm giàu theo kiểu tư bản chủ nghĩa, giao ba con trâu của đội cho tôi, trông còn thể thống gì không? Ông là kẻ lợi dụng lao động trẻ con!
- La Hán! Chịu khó tí nữa, ông ăn miếng cơm rồi sẽ ra thay ày!
- Từ trưa đến giờ tôi đã có hạt cơm nào trong bụng đâu, da bụng cụng da lưng rồi đây này!
- Ông cháu ta sao lại ganh đua với nhau làm gì nhỉ ? Đã cùng nhau chăn trâu cả một mùa đông và nửa mùa xuân cũng được xem là thâm giao. Mày dắt chúng thêm tí nữa, ông sẽ ra ngay.
Đồ rác rưởi! Lại muốn dùng lời lẽ ngọt như mật để lừa tôi nữa à? - Tôi chửi thầm trong bụng - Tôi chẳng để cho bố con ông lừa nữa đâu! - Nghĩ thế, tôi quẳng dây thừng xuống đất nói :
- Song Tích tự nãy giờ đã muốn nằm xuống rồi. Nó mà chết, để xem đội trưởng sẽ tìm ai thanh toán đây?
Chiêu này của tôi quá lợi hại nên đã bốc ông Đỗ từ trong vườn rau liệng ra ngoài, lập bập :
- La Hán ơi là La Hán! Mày đừng tệ bạc như vậy?
Vừa nói, ông ta vừa nhặt chiếc dây thừng đặt vào tay tôi nói :
- Mày dắt chúng một tí nữa, ông ăn miếng cơm rồi ra thay ày!
Nói xong quay lưng đi vào nhà.
Đỗ Ngũ Hoa nói một cách lạnh lùng :
- Mày đối xử với bố tao thậm tệ như thế, còn đòi sờ tao nữa à?
- Nếu chị cho tôi sờ chị, lẽ nào tôi lại đối xử như thế với bố chị? - Tôi trâng tráo.