Trí Tuệ Đại Tống

Điên mất, Trương ngự y tới nơi không vọng văn vấn thiết mà chuyện đầu tiên là quỳ bái, Ngũ Câu ngồi giữa đống bảo vật sáng lấp lánh niệm kinh quả thực là rất có sức chấn nhiếp.

Ngũ Câu thường ngày điên khùng là thế lúc này lại vô cùng sáng suốt, câu nào câu nấy trị tuệ sâu xa, làm Trương ngự y ngồi nghe giảng đạo say xưa, cuối cùng rời ngôi miếu nói với Vân Tranh đây là giai đoạn đại ngộ, không phải bệnh, nhà ai có bệnh nhân giộng tượng Phật như vậy không, Vân gia chỉ cần cung phụng cho tốt là được, nói không chừng đình viện sẽ có mây ngũ sắc giáng xuống, Vân gia cũng được thơm lây.

Nói xong những lời cực kỳ nhảm nhí đó còn mặt dày lấy đi một viên bảo thạch, nói là lấy muốn hưởng nhờ phúc khí của Ngũ Câu.

Ngự y đi, hoạn quan tới, cũng không nói là hoàng đế phái tới, Trâu Đồng Minh chắp tay đi lại, đối tượng chiếu cố trọng điểm được chiếu cố tất nhiên là lão béo ngồi như Phật trong miếu.

Hắn ta là một hoạn quan, nên chẳng kiêng kỵ nam nữ, cũng không bị thân phận quản chế, thoải mái đi lòng vòng trong Vân gia, sau đó vào miếu quỳ bái Ngũ Câu rồi bỏ đi, từ đầu tới cuối không nói với gia chủ một câu, đến ngang ngược, đi cũng vô lý.

Vài ngày sau một tấm biển " Thượng thư tể từ Phúc Hữu thiện sư" treo trước gia miếu Vân gia, đó là đãi ngộ của hoàng gia với Ngũ Câu, Tuệ Quả còn dẫn mười tám hòa thượng tới tụng kinh ba ngày.

Lục Khinh Doanh đắc kỳ vô cùng, Tuệ Quả đại sư nhiều năm qua không rời Tướng Quốc tự nửa bước, chuyến này mang đầy đủ pháp khí tới Vân gia tụng kinh ba ngày, xem từ nay về sau kẻ nào dám rỉa rói sau lưng Vân gia nữa, đi qua còn phải vái một cái ấy chứ. Vì thế nàng ưỡn bụng rất cao, đi đường không nhìn xuống đất.


- Cẩn thận đấy, đừng để dẫm phải đuôi Vân Tam nữa, nó sợ tới không dám sủa, ở nhà này nàng uy phong lắm rồi, giả vở mang thai cho ai xem. Vân Tranh nằm trên ghế tựa, vỗ tay vịn nói:

Lục Khinh Doanh rõ ràng là cực kỳ vui mừng, tới mức không cả để ý trượng phu và Hoa Nương vừa xong ghé đầu sát vào nhau thậm thà thậm thụt rất đáng nghi: - Nhà ta có lão thọ tinh đức cao trọng vọng, có đại tướng quân bách thắng, có tài tử trứ danh, giờ ngay cả Phật đà trăm năm hiếm thấy cũng xuất hiện. Hôm nay Xà lão thái quân còn gửi thiếp, hỏi nhà ta có tiện để đám phụ nữ trẻ nhỏ Dương gia tới nghe Ngũ Câu đại sư niệm kinh hay không?

- Thiếp đồng ý rồi, còn đồng ý lão thái quân mấy nhà nữa, mùng một cho họ tới nhà..

Vân Tranh bóp trán: - Ngũ Câu càng ngày càng điên rồi, hôm qua ông ấy lên cơn, nàng có biết không vậy?

- Biết chứ, chẳng qua lấy mõ ném Hàm Ngưu thôi mà, ai bảo hắn học cái hay không học, lén theo người ta đi giết trâu, người dính máu lỗ mãng vào gia miếu, vấy bẩn đất lành của Phật môn, không ném hắn thì ném ai?

Vân Tranh nhìn lão bà mày liễu dựng ngược thì không nói nữa, điên rồi, thực sự là điên rồi, Ngũ Câu khả năng bị chấp niệm làm hồ đồ, còn những người khác thì điên theo, đến cả hoàng đế cũng điên nốt thì ai tỉnh táo nổi đây.

Chuyện phát triển tới mức này cho dù là Ngũ Câu giết người, bọn họ cũng tìm được lý do biện hộ cho ông ta.


Trong truyền thuyết, một đứa bé từ nhỏ được nuông chiều quen, bất kể nó làm gì cũng có người bao che, bất kể nó làm chuyện ác độc gì người nhà cũng chỉ cười ha hả, cho rằng tính xấu của đứa bé rất thú vị, xấu có trình độ, xấu cũng hơn người. Và không sự kỳ vọng của người lớn, đứa bé đó dần trưởng thành, bắt đầu giết người.

Giết người rồi tất nhiên quốc pháp không tha cho hắn, khi hắn bị trói lôi ra chợ chuẩn bị chặt đầu, hắn mới phát hiện mình sai rồi, oán khí không chỗ phát tiết, cầu mẫu thân cho bú lần cuối.

Mẫu thân lòng đau như cắt đồng ý, khi cởi y sam cho đứa con đã trưởng thành bú, không ngờ nhi tử như dã thú cắn đứt vú, ăn huyết nhục của mẫu thân mình, rống lên: “ Vì sao năm xưa các ngươi không dạy bảo ta cho tốt?”

Đó là câu chuyện khiến người ta đau sót, gần như mọi người đều nghe câu chuyện giáo dục con cái này rồi, nhưng chiều chuộng thì vẫn cứ tiếp tục.

Ngũ Câu hoàn cảnh có chút đặc thù, dưới sự nuông chiều của hoàng đế cùng toàn bộ phụ nhân kinh thành, ông ta mất đi năng lực nhận thức nên chẳng bao lâu giết người, vì danh tiếng ông ta nên cả Đông Kinh sôi sùng sục.

Cách hậu viện Vân gia không xa có một cái vịnh, cái vịnh này vòng quanh ngõ chảy về phía thủy môn phía tây, nó không chỉ là rào chắn phong tỏa còn gánh trọng trách vận chuyển hàng hóa. Vì gần Quốc tử giám, công bộ còn chuyên môn trồng ở nơi này nhiều dương liễu, còn trồng cả hoa sen trong ao nước đào gần đó, cứ tới mùa hè, liễu liền sen vô cùng mỹ lệ, đám giám sinh thường trốn ra ngoài ước hẹn giai nhân, một số nữ tử mỹ lệ của tiểu hộ cũng thường xuyên xuất hiện nơi đây, hoặc đoan trang, hoặc diễm lệ, đem mặt xinh đẹp nhất của mình thể hiện với giám sinh ngắm hoa sen. Các nàng biết, đám giám sinh kia đang nhìn trộm mình.


Cho nên đám giám sinh gọi đây là vịnh mỹ nhân.

Vịnh mỹ nhân vào mùa đông tiêu điều hơn rất nhiều, đoán chừng chẳng mỹ nhân nào thích bị gió lạnh thổi cho chảy nước mũi ròng ròng, cho nên thành thiên đường của đám trẻ con nghịch ngợm. Trước kia đám Vân Nhị, Tô Thức thường tới chơi, chỉ là về sau nhận ra thanh lâu thú vị hơn nhiều cho nên mới thôi, thu hút bọn chúng tất nhiên là ao nước đóng băng và đài sen khô quắt nhô ra ngoài, những thứ này chẳng những trẻ con thích mà Ngũ Câu cũng thích.

Do là đầu đông, băng ở ao nước chưa đủ cứng, chưa đủ dầy, không hiểu vì sao Ngũ Câu tàn nhẫn ném một giám sinh xuống ao, sau khi ném nứt mặt băng, còn dùng một cành trúc dài ấn đầu giám sinh đó xuống, làm hắn chết đuối.

Không ai nhìn thấy Ngũ Câu vì sao xung đột với người ta, nhưng rất nhiều người nhìn thấy ông ta hành hung, vì Ngũ Câu vừa dùng cành trúc ấn người ta xuống nước, vừa hô "cứu mạng!" Cảnh tượng khi đó vô cùng quái di, làm người khác đều giữ thái độ bàng quan, thậm chí Hàm Ngưu còn hỏi Ngũ Câu có cần giúp không?

Cho tới khi nha dịch phủ Khai Phong nghe báo tin chạy tới, Hàm Ngưu mới nhớ ra, đây là kinh thành, dưới chân thiên tử, bất kể là ai ngang nhiên trắng trợn giết người đều bị truy cứu,

Bất kể thế nào người Vân gia chỉ nhận sự trừng phạt của gia chủ, mang suy nghĩ đó, Hàm Ngưu thể hiện thần uy một mình đánh tan nát đội ngũ nha dịch, kéo Ngũ Câu chạy về nhà, đóng chặt cửa sau, ai gõ cũng không mở.

Sĩ tử là đám ngựa ngon háu đá, không sợ trời sợ đất, nghe nói đồng song bị người Vân gia dìm chết dưới ao giữa ban ngày ban mặt, lập tức hô hào bằng hữu bao vây Vân gia, quát tháo đòi Vân gia đem hung thủ giết người giao ra, chửi bới Vân gia không tiếc lời, còn yêu cầu Vân Tranh tự dâng tấu từ quan, đi Lĩnh Nam câu cá.


Một số bách tính hiếu sự thấy náo nhiệt đến hóng chuyện cũng tham gia đội ngũ chửi bới, thậm chí còn ném đủ thứ ô uế rác rưởi vào Vân gia.

Lục Khinh Doanh vô cùng phẫn nộ, sai gia tướng mặc khôi giáp canh giữ đại môn, kẻ nào dám vào là đánh chết, đường đường đại tướng quân hầu phủ mà chúng cũng dám bao vây? Hoa Nương không nói không rằng, khoác áo choàng lên, sai người mở đường cho mình rồi đi đâu không rõ. Cát Thu Yên mặc võ phục gọn gàng, tay cầm kiếm đứng trên mái nhà, rất anh thư quắc thước, trầm mặc bao năm, nàng không kiềm chế được dưới không khí sục sôi rồi.

Khi Địch Thanh lo lắng chạy sang Vân gia thì thấy Vân gia từ trên xuống dưới vẫn ai làm việc người nấy, chẳng hề hoảng loạn, không khỏi khâm phục, cùng là tướng môn, nếu là nhà mình, không biết lão bà đã khóc lóc thành bộ dạng gì.

Vân Tranh hết sức trấn tĩnh mân mê miếng bạch ngọc, ngồi trước mặt y là Ngũ Câu mặt đầy vẻ vô tội, ông ta căn bản không hiểu đang xảy ra chuyện gì.

Hàm Ngưu thì kể câu được câu chăng những chuyện mình thấy: -... Khi đó người quây quanh xem rất đông, đại sư dùng sào trúc ấn người xuống nước, người đó đã chết.

- Ừm, nhìn rõ chứ, rốt cuộc ông ấy đang cứu người hay giết người?

- Nhìn tư thế thì đúng là có vẻ ấn người xuống... miệng còn lẩm bẩm nghiệt chướng, nghiệt chướng..

Có lẽ lời kể của Hàm Ngưu làm Ngũ Câu tỉnh táo lại một chút, ôm đầu thống khổ: - Ta thực sự giết người à?


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận