Trí Tuệ Đại Tống

"Biện hà thông, Khai Phong hưng; Biện hà phế, Khai Phong suy."

Đó là câu đồng dao lưu truyền ở Khai Phong, nói tới quan hệ giữa Đại Vận Hà và Khai Phong, Biện hà là một phần trọng yếu của Đại Vận hà, trong lịch sử Trung Quốc phát huy tác dụng trọng yếu.

Không có Biện hà, không có 168 năm phồn hoa tuyệt thế của Đông Kinh Bắc Tống, không có Biện hà không có bức Thanh Minh thượng hà đồ lưu truyền thiên cổ, bức vẽ vang danh thiên hạ đó, đa phần miêu tả cuộc sống ở Biện Hà.

Biện hà tiền thân là kênh Thông Tế thời Chiến Quốc, khi đó nó là công trình thủy lợi quy mô lớn của Trung Nguyên, kênh này nối liền Hoàng Hà và Hoài Hà, Khai Phong thành là một nút trên kênh đó.

Năm 605, Tùy Dương Đế đào Đại Vận hà, kênh Thông Tế là một đoạn quan trọng của Đại Vân hà.

Sau thời Đường, kênh Thông Tế đổi tên thành Biện hà. Tới thời Tống, đường thủy vẫn là phương thức giao thông vận tải cực kỳ trọng yếu, nhờ vào vị trí địa lý ưu đãi, Biên hà tạo nên một nửa sự huy hoàng của Đông Kinh.

Đủ các loại thuyền với mọi kích cỡ đi qua lại trên mặt sông, để lại vệt nước dài hồi lâu không tan, nước sông giữa đông trong vắt, cảnh núi non đồng ruộng vụt vụt trôi qua, Lữ Huệ Khanh ngồi thuyền xuôi theo Biện hà nam hạ, lão mẫu đột nhiên qua đời, làm hắn phải từ bỏ bước tiếp theo của kế hoạch, lúc này đứng trên mũi thuyền, thi thoảng có giọt nước bị gió thổi hắt lên mặt, lạnh buốt, nhưng bực tức tức chất chứa trong lòng thì không sao giải tỏa được.


Ba năm chịu tang, khi quay về thì cảnh còn người mất rồi, trời không giúp ta, đó là câu Lữ Huệ Khanh cảm thán nhiều nhất trong mấy ngày qua, câu này chỉ có thể lặng lẽ nói trong lòng, không thể cho người khác biết, thậm chí cảm thấy có chút tức giận với mẫu thân, nhiều năm giáo dục nho gia nói với hắn, cơn giận này là đại nghịch bất đạo, nên dù không có ai, hắn cũng bày ra bộ mặt bi thương.

Một chiếc thuyền lới đi qua, bắt mắt nhất là ba cánh buồm cực lớn, vừa nhập đông chưa lâu, gió bắc thổi vẫn lồng lộng, buồm no gió, tốc độ thuyền rất nhanh, ngồi loại thuyền đó rất thoải mái, cho dù sóng lớn cũng vững vàng, vừa rồi còn nghe thấy có tiếng sáo đàn, chỉ người phú quý mới có hưởng thụ đó.

Lữ Huệ Khanh hâm mộ lắm, lữ hành bằng thuyền đó khác gì trong tòa cung điện di động, chỉ là một giáo dụ Quốc tử giám, không có tiền mà đi.

Thuyền của hắn chỉ có một cánh buồm, thân thuyền thanh mảnh, mũi thuyền thuôn nhọn, toàn thân màu đen, tên gọi Ô Giang Tử.

Đặc điểm của loại thuyền này cũng là không sợ sóng gió, đó là yêu cầu của Lữ Huệ Khanh, hắn không bao giờ đặt mình vào cảnh nguy hiểm.

Vội vội vàng vàng nam hạ, trên người chẳng có gì nhiều, tiền bạc gửi vào tiền trang, chỉ có một tấm hối phiếu, ít tiền lẻ, hối phiếu phải tới Tuyền Châu mới dùng được. Về tới quê phải chiếu cô thê nhi, ba năm để tang chỉ có ít bổng lộc, không đủ bù đắp lỗ thủng do đám tang để lại.

Nhớ lúc mình rời nhà hào tình muôn trượng, thê nhi tha thiết, Lữ Huệ Khanh xấu hổ không biết dấu mặt vào đâu, lăn lộn quan trường bốn năm, trở về vẫn trắng tay.

- Trời không giúp ta.

Lần này Lữu Huệ Khanh nghiến răng nghiến lợi nói ra khỏi miệng, tùy tòng A Hữu không nghe rõ, vội chạy tới: - Lão gia có gì sai bảo.

Lữ Huệ Khanh bực bội phất tay đuổi hắn đi, ngồi khoanh chân ở mũi thuyền, cực lúc càng thương thay cho số phận của mình, kế hoạch vô cùng thành công, không ai nghi ngờ gì hết, trồng cây tới ngày hái quả, vậy mà mình lại phải rời đi.

Hắn mất bốn tháng để lập kế hoạch chi tiết này, âm thầm tiến hành, khiến Vân Tranh nổi danh gian xảo sập bẫy mà không thể khoe với ai, cảm giác áo gấm đi đêm rất khó chịu.

Từ Sinh mắc bệnh không chữa được, chết không cũng uổng, cho nên Lữ Huệ Khanh thấy mình không có lỗi gì, còn về phần thuê giáo chúng mời Ngũ Câu ăn miếng thịt hun có chấm trắng thực sự có hơi trái lương tâm.


Nhưng một kẻ xuất gia lục căn không thanh tịnh, ăn thịt uống rượu, là tự hắn chuốc họa vào thân, trách ai được, Vân Tranh lúc này hẳn không có tư tư nào để ý tới chuyện triều chính nữa rồi, pháp lệnh đó sẽ được thực thi mà không lo y ngăn cản.

Vân Tranh là con sói rình rập trong bóng tối, giả vờ ở nhà không quan tâm triều chính chỉ là để mê hoặc người ta, mua danh kiếm tiếng thôi, gần đây nhất y làm gì, bệ hạ thanh trừng Cô quả viện, Dưỡng sinh đường, hại Bộc vương mất tước vương, còn không phải có bóng dáng y phía sau, Bộc vương vươn tay vào thương nhân đất Thục hẳn là y chướng mắt rồi.

Thành công được một nửa, chưa nói hưởng thành quả, dấu vết chưa xóa hết, tuy cái chết của mẫu thân đã giúp hắn rửa sạch hiềm nghi, nhưng cũng phá hết thành quả.

Lữ Huệ Khanh thở dài, chợt nhìn thấy chiếc thuyền lớn màu đen khi nãy đang chầm chậm neo lại ở bên tàu, tiếng ca trên thuyền càng thêm ai oán, Lữ Huệ Khanh cảm thấy người lạnh giá, ngẩng đầu lên phát hiện tuyết đã rơi.

Trên sông tuyết rơi, mang theo nét buồn tang thương mang mác, bông tuyết nhẹ chạm vào mặt nước, tạo nên lớp sương mờ mong mỏng như có như không ở mặt sông, trời chiều tĩnh mịch, tiếng ca uyển chuyển trên thuyền lớn tựa hồ đang tâm sự ly sầu nhân gian với trời đất.

- Hải âu trắng kia, thuyền ta lẻ loi cập bến, là thân thể lưu lại, là con tim lưu lại? Nếu con tim lưu lại, cớ sao mày ngài chau? Gió đập tấm mành, ánh đèn lay, đối diện bóng côi, vắng vẻ thê lương, cảnh xưa tràn về.

- Chốn xưa, chốn cũ nay còn chăng? Hoa bên ngoài lầu, liễu rũ mạn thuyền. Mơ mơ mộng mộng, mộng chẳng thành, nước lạnh đưa vô tình. Ráng chiều tĩnh mịch, lệ ướt áo lông. Cứ nói chẳng ai tự mình sầu, tuyết đêm nay, có hoa mai, có mình ta.

Lữ Huệ Khanh cảm giác từng câu từng chữ như hóa thành cương châm đâm vào trái tim của hắn, không kìm được đứng dậy hù một trạng dài, hát: - Xuân tới nam lầu tuyết chảy tan, mưa nhỏ lưa thưa lạnh lòng tàn, dựa lan can, ôm tỳ bà, nhìn sương khói mấy tầng, mây chiều che kín lối, đâu mới là chốn kinh hoa?


Bốn xung quanh bỗng chốc yên tĩnh, sau đó có giọng nữ tử thanh thanh truyền lớn truyền ra: - Chẳng trách dây đàn đứt đoạn, thì ra có người nghe trộm, trông có vẻ cũng là bậc nhã khách, chiều tàn tuyết xuống, lên thuyền uống chén rượu được chăng.

Giọng nói ấy trong trẻo như hoàng oanh, nhưng lại mang theo một vẻ lười nhác tự tin, Lữ Huệ Khanh tưởng tượng giọng này phát ra từ nữ tử tuyệt sắc.

Giai nhân có lời mời, Lữ Huệ Khanh ưỡn thẳng lưng cười dài: - Tuyền Châu Lữ Huệ Khanh, phu nhân có hảo ý, không dám không nghe.

Một nữ đồng váy xanh, mi mắt như họa, đứng bên mạn thuyền, giọng ngây thơ trong trẻo: - Lữ Huệ Khanh, Lữ Huệ Khanh, trên thuyền toàn yêu ma quỷ quái, dám lên sao?

Hiển nhiên người ta truyền lời thay chủ nhân nhà mình, Lữ Huệ Khanh chưa thấy giai nhân đã thấy ngứa ngáy: - Nếu yêu ma quỷ quái đều đáng yêu như cô nương, Lữ Huệ Khanh dù bị ăn thịt cũng không oán không hận.

Một đại hán thô tráng mang ván thuyền đi tới, giọng ồm ồm: - Trời băng đất tuyết, phu nhân nhà ta mời tiên sinh đăng thuyền.

Thấy một phó dịch mà cũng lễ nghi chu đáo, lời ăn tiếng nói văn nhã, Lữ Huệ Khanh càng thêm tò mò về chủ nhân chiếc thuyền, đáng lẽ lên thuyền một quý phụ không có nam chủ nhân là không thích hợp, nhưng thuyền không cắm cờ hiệu của quý nhân, lại là thương thuyền, không phải khách thuyền, ắt là gia quyến phú thương, nếu không đã chẳng mời nam tử xa lạ lên thuyền. Chỉ có đám thương cổ mới không để ý lễ pháp, nữ tử trong nhà như thế đều là diệu nhân, cho dù làm khách trong màn một đêm cũng không lạ, thương cổ dùng thị thiếp mở đường làm ăn, lập quan hệ, ở Đông Kinh có nhiều lắm, bất giấc thấy toàn thân nóng bừng.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận