* Trận Chiến Vây Thành*
Trong lúc Đại Việt và Đại Thanh đang xảy ra chiến tranh biên giới, thì ở Đàng trong cuộc chiến giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn cũng đã được bắt đầu.
ngày mồng một tháng bảy năm 1793 Hai bên chính thức bắt đầu trận chiến, bằng các trận đánh lẻ tẻ thăm dò.
Tuy là những trận nhỏ, nhưng cũng khiến nhân dân điêu đứng, và không biết mình nên ủng hộ ai, kẻ thì muốn ủng hộ Quang Trung, kẻ lại muốn ủng hộ Nguyễn Anh, khiến cho các vùng đất mà hai bên va chạm xảy ra một cảnh hỗn loạn chưa từng có, tháng 8 năm 1793, Nguyễn Anh quyết định đích thân đánh thành Quy Nhơn, nơi an trí Tây Sơn Vương, Lưu Nhạc, để làm bàn đạp đánh thành Quảng Ngãi.
Trung tuần tháng 8 năm 1793 Nguyễn Anh được bộ hộ báo cáo đã đóng xong các thuyền đại hiệu (tầu chiến): Long ngự, Long thượng, Long hưng, Long Phi, Bằng phi, Phượng phi, Hồng phi, Loan phi, Ưng phi, Nguyễn Anh quá đỗi vui mừng, ngay lập tức phong cho Phạm Văn Nhân làm phó tướng Tả quân kiêm Tri Tàu vụ.
đồng thời cho là điềm lành đã đến với Đại Nam nên ngày 23 tháng tám năm Vĩnh Hòa thứ ba (1793) lập hoàng tử Cảnh lúc đó 13 tuổi làm Đông Cung Thái tử đồng thời Dựng nhà Thái học.
Đặt một đông cung phụ đạo Bá Đa Lộc và 2 đông cung thị giảng Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định.
Rồi để Đông cung ở lại giữ Gia Định cùng phó tướng Tả quân Phạm Văn Nhân và Giám quân Trung dinh Tống Phước Đạm.
Nguyễn Anh đặc sai bộ binh dưới quyền Nguyễn Huỳnh Đức Và Tôn Thất Hải.
tiến đánh Quy Nhơn, lại sai Nguyễn Văn Thành đang ở Phan Rí hiệp trợ , đồng thời ra lệnh Cai cơ trấn Thuận Thành là Nguyễn Văn Chấn và Nguyễn Văn Hào; Chưởng cơ đạo Ba Phủ là Trần Xuân và Trần Cường, đem quân Man (người Thượng) theo đường bộ tiến đánh Phan Rang.
Nguyễn Anh xuất quân ra cửa Cần Giờ.
Nguyễn Văn Trương và Võ Di Nguy tiên phong, Võ Tánh hộ giá.
Phan Thiên Phúc, bộ Hộ và tham tri Nguyễn Đức Chí trông thuyền lương.
Dưới sức đánh như vũ bão không đến mười ngày đại quân Nguyễn Anh đã chiếm được phủ Diên Khánh.
Nguyễn Anh đóng ở vụng Hòn Khói.
Võ Tánh chiếm phủ Bình Khang.
Bộ binh của Tôn Thất Hải đánh các bảo làm chủ hoàn toàn Bình Thuận
Chiến thuyền nhà Nguyễn đánh đến tận cửa Xuân Đài.
Đánh cho tướng Tây Sơn là Phạm Văn Điềm thua chạy.
nhất cử lấy được Phú Yên.
Nguyễn Anh tiến đến Thị Nại, Võ Tánh chiếm các bảo ở chợ Thị Nại.
Tháng 7-8 (tháng 6 ÂL.) Võ Tánh thắng trận cầu Tân Hội, tiến đánh cánh đồng Bình Thịnh.
Đại chiến Tây Sơn – Nguyễn Chính thức bước vào thời kỳ căng thẳng nhất, cùng với đó là Đại Việt va chạm với Đại Thanh khiến cả nước đều là bị chiến.
…………….
Thành Quy Nhơn ngày nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Nằm cách thành phố Quy Nhơn hiện nay khoảng 20 km theo hướng tây bắc.
Thành nằm trên một vùng gò đồi so với xung quanh là đồng bằng.
Về cấu trúc, thành xây dựng có 3 lớp: vòng ngoài là thành ngoại có chu vi khoảng 7 km, tiếp đó là thành nội có chu vi khoảng 1,6 km và trong cùng là tử cấm thành có chu vi khoảng 700 m, tường thành cao khoảng 3m.
vào thời đó cũng là một ngôi thành bất khả xâm phạm, Nhưng Nguyễn Anh sau khi thương thảo với các tướng vẫn quyết định công thành để làm bàn đạp đánh ra quảng ngãi,
Cuối tháng tám Nguyễn Anh tập hợp các đạo quân của Tôn Thất Hải, Võ Tánh, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Thành vây Quy Nhơn.
Mồng một tháng 9 năm Vĩnh Hòa thứ 3 ( 1793) đại quân đã tiến sát đến thành Quy Nhơn, Trong thành Lưu Nhạc chỉ còn gần một vạn quân nên vô cùng sợ hãi một mặt cho gia cố cổng thành, tăng cường phỏng thủ, một mặt sai người hỏa tốc đến Quảng Ngãi xin cứu viện.
Giữa trưa hôm sau.
Tức mồng 2 tháng 9 năm Vĩnh Hòa thứ 3.
thám báo truyền đến tin tức, năm vạn đại quân của quân Đại Nam chỉ cách thành Quy Nhơn có hai mươi dặm.
cũng chính là nói, chủ lực quân Đại Nam đã tới rồi.
Lưu Nhạc lập tức sai người dìu lên đầu thành đầu thành, nhìn ngóng về phía xa.
lúc này, tiếng trống của đầu thành bắt đầu đánh vang, đây là tháp viễn vọng của quân Tây Sơn đã phát hiện quân Đại nam, tháp viễn vọng này vô cùng cao có thể chứa được hai binh sĩ, tháp này chính là Lưu Nhạc cho học hỏi từ người chăm pa, luôn luôn có hai binh sĩ quân Tây Sơn nhãn lực cực tốt đang đảm nhiệm ở đây.
Lưu Nhạc cũng đã nhìn thấy, tận cùng chân trời một làn đường đen nho nhỏ, dài chừng mấy dặm.
gần như đã phủ kín cả mặt đất, đây chính là năm vạn tinh nhuệ người Đại Nam, có kỵ binh, có bộ binh, hỏa thương binh và pháo binh, tiếng trống to lớn vang lên ầm ầm, , một lá cờ vàng to lớn đang bay phất phơ ở trên mảnh rừng trường mâu, đó chính là Hoàng Kỳ của của Nhà Nguyễn gọi là cờ Long Tỉnh, trên hoàng kỳ viền ngoài hình vảy rồng màu xanh, nền giữa màu vàng, trung tâm có một hình tròn màu đỏ.
.
phía sau đoàn quân thì là mấy vạn ngựa, thậm chí có cả voi, do chân lạp triều cống, chúng đang thồ lương thực, nước sạch, lều bạt và các thứ quân nhu.
Lưu Nhạc nhìn vào đàn voi do Nguyễn Văn Thành chỉ huy, hắn bỗng nhiên phát hiện mình đã tính sai, bọn Chân Lạp Nam Bàn rất có thể đã đạt được thảo thuận với Nguyễn Anh, bọn chúng nhất định sẽ quấy rối biên giới phía nam của Tây Sơn, khiến Quang Trung phải chia nhỏ quân đội
( Trong lịch sử thực tế, chính các nước cùng biên giới với Tây Sơn luôn luôn quấy nhiễu, khiến cho tây Sơn không khi nào rảnh tay)
Trận đại chiến này Nguyễn Anh định dùng binh lực lớn mạnh nhất ưu thể nhất đè bẹp phòng ngự của quân địch.
Thế nhưng hắn cũng không ngờ trận này lại thành trận chiến trường kỳ kéo dài hơn ba tháng.
:::
Bắt đầu từ lúc chiều cho đến lúc khuya, trong doanh trại quân Nguyễn đều bận rộn túi bụi với việc chuẩn bị vũ khí công thành, từng khẩu Đại Bác, xe leo thành đồ sộ đều được xuất động, hàng ngàn binh sĩ hô hào chung sức kéo chiếc chùy công thành dài mười trượng lên lắp vào giá gỗ.
Hàng ngàn con ngựa dê thồ theo hàng hóa đạn dược khổng lồ đến giữa trung tâm của doanh trại.
Trong màn đêm, Nguyễn Anh nhìn vào tòa thành chìm trong bóng tối đó, khuôn mặt của hắn không khỏi nở nụ cười, hắn lẩm bẩm: “Lưu Nhạc, chiến thắng ngươi ta sẽ có thể đánh tới Quảng Ngãi, ngươi hôm nay sẽ là vật tế cờ!”