Trịnh Nguyễn Tranh Hùng


* Kế Trong Kế*
Cao Thành ngồi bên cạnh nói:
“-Đại Nhân đang nói tới phản loạn tại Nam Bàn phải không”
Lý Văn Hóa gật đầu nói:
“Đây là cấp báo mà ta vừa mới nhận được.Ta còn phái thám báo đi xác minh lại.

Nếu là thật, như vậy chúng ta xác thực đang gặp vấn đề.”
Một tên võ tướng ngồi trong góc từ đầu đến cuối vẫn không lên tiếng, giờ mới trầm giọng hỏi:
“Ý của Đại Nhân là, chúng ta xuất binh trợ giúp Ngô Đại Nhân phải không?”
Quan Ngọc Lũy đã nói ra ý của Lý Văn Hóa, ông ta không phủ nhận, thở dài nói:
“Mấu chốt là Trịnh Cán đang ở đó.

Nếu trận chiến ở Nam Bàn, chúng ta có thể thủ thắng, như vậy chúng ta đã thắng trong toàn bộ chiến dịch.

Đây cũng là một cơ hội để Đại Nam thay đồi thế cục., cơ hội ngàn năm có một như vậy, nếu chúng ta không nấm lấy, khả năng sẽ di hận thiên cổ.”
Quan Ngọc Lũy im lặng không nói gì.

Tuy y không quá tán thành kế hoạch này nhưng y lại không thể gánh vác hậu quả nếu như Nam Bàn thất bại.

Cho nên chi có thể trầm mặc.
Đúng lúc này, ngoài cửa có thân binh bẩm báo:
“Khởi bẩm Đại Nhân, thám báo ở Nam Bàn có tình báo khẩn cấp cần trình lên...”
Tinh thần của Lý Văn Hóa rung lên, ông ta vẫn đang chờ cái này
“Bảo bọn họ vào đi”
Một lát sau, vài người thám báo đi nhanh tới đại sảnh.

Lữ soái cầm đầu quỳ một gối bẩm báo:
“-Khởi bẩm Đại Nhân, ty chức cùng các huynh đệ vừa từ Nam Bàn trở về.”
“Nói tình huống cụ thể đi! Rốt cuộc quân Việt đang làm cái gì? Số lượng nhiều hay ít?”
“Hồi bẩm Đại Nhân, Quân Việt quả thật đang nhanh chóng tiến về phía nam.

Bùi Tín và Nguyễn Hữu Du suất lĩnh ba mươi nghìn quân đội tiên phong đã xuất phát.


Quan Ngọc Lũy bỗng nhiên hỏi:
“ Các ngươi nói xem tình hình phản loạn có nghiêm trọng không”
“ Bẩm, đại nhân, hiện nay tại nam bàn có hai thế lực phản loạn, là Triệu Tu và Tử Họa, hai nhà này đều nhằm vào chỗ yếu hại của Ngô Đại Nhân để tấn công, Kho thóc lớn cũng đã bị đốt cháy vài ngày trước”
Quan Ngọc Lũy sau khi nghe xong thì nhíu nhíu mày không nói gì Lý Văn Hóa gõ gõ ngón tay xuống bàn mở miệng.
-Ngươi cho rằng Trịnh Cán muốn vây thành đánh viện binh.

Cho nên mới cố ý tạo cổ vũ bọn phản loạn dụ dỗ chúng ta xuôi nam viện trợ sao?
“-Hạ quan lo lắng chính là như vậy.

Tuy nhiên đây chỉ phán đoán, không hề có chứng cứ.


Quan Ngọc Lũy là người thông minh, y sẽ không ôm hết trách nhiệm vào trong người.

Nhất là trách nhiệm có thể ảnh hường tới toàn bộ đại cục này.

Nếu không có chứng cứ trong tay, y tuyệt đối sẽ không ra sức khuyên nhủ Lý Văn Hóa.

Nếu chẳng may mình đoán sai, chẳng phải là chịu tội lớn sao?
Lý Văn Hóa do dự.

Quan Ngọc Lũy nói rất có đạo lý.

Kỳ thực, biện pháp tốt nhất chính là phái người đi tới điều tra tình hình thực tế.

Nhưng thời gian đã không còn nhiều rồi.

Lý Văn Hóa chi sợ Trịnh Cán sẽ tiếp tục tăng binh.

Nếu mình còn đang chần chừ không đưa ra quyết định, vậy thì thành Quảng Ngãi khó mà chống đỡ nổi.
Lý Văn Hóa chấp tay sau lưng đi qua đi lại.

Mình cần phải đưa ra một quyết định.

Rốt cuộc là cần hay không cần phái viện quân? Một bên là cơ hội ngàn năm có một.

Một bên là lo lắng Quân Việt đang dẫn xà xuất động.

Hai bên đều có thể có khả năng, khiến ông ta thực sự khó quyết định.

Chiến dịch này cực kỳ trọng yếu, quan hệ tới toàn bộ chiến cuộc của Đại Nam.

Cho nên trận chiến này nhất định phải đánh.

Cho dù là bị trúng kế dẫn xà xuất động, cũng phải đi.

Một khi mà Quân Việt tới tiếp viện, khiến thành Quảng Ngãi bị phá.

Vậy thì chiến dịch này rất khó vãn hồi.
Đây không chi là cơ hội nghìn năm một thuở, mà cũng là cơ hội duy nhất.

Lý Văn Hóa cắn răng nói:
“Ta tự mình dẫn theo năm mươi nghìn quân tiếp viện, cần phải tiêu diệt toàn bộ quân của Trịnh Cán.”
Rồi ông ta lại hướng Quan Ngọc Lũy nói:
“Ta đi Nam Cương còn việc phòng ngự Quảng Ngãi đều nhờ vào Quan tướng quân.”
Quan Ngọc Lũy biết Lý Văn Hóa quyết tâm đã định, không thể khuyên được nữa.

Chỉ phải thở dài trong lòng, khom người nói:
Nguyện vì Đại Nhân thủ thành...
……………………….
Huyện Kẽm nằm ở khu vực giao giới giữa mấy dãy núi cao.

Nơi này có nhiều núi cao rừng rậm, ít người sinh sống.

Huyện thành xây dựng được bao bọc bời nhiều ngọn núi, có một quan đạo lách qua huyện thành, trực tiếp đi thông tới phương Nam.

Cách quan đạo mười dặm ở phía tây, có một thung lũng rộng chừng ba dặm, dài hơn mười dặm..

lúc này có một đội quân ba mươi nghìn người giấu ở đây.

Bọn họ đóng quân ở thung lũng này được mấy ngày, lều lớn phủ kín khắp thung lũng.

Trong lều lớn nhất, Bùi Tín đang đang ngồi trên ghế ngủ gật, binh khí được ném lăn lóc dưới sàn.
“Bùi Đại soái”
Một viên Trung lang tướng vừa cười đi tới:
“Ngài còn ngủ sao”
Bùi Tín cười cười hòi:
-Tìm ta có chuyện gì không?
“-Các huynh đệ nhờ ty chức đến hòi ngài một vấn đề.

Rốt cuộc là phải đợi bao lâu mới đánh phía Nam.

Mọi người đã đợi quá lâu ở thung lũng rồi.


Bùi Tín giảo hoạt cười:
“Ủa.

Ta từng nói là sẽ tấn công phía nam sao?”
Thiên tướng ngẩn ra hỏi:
“Không phải là tướng quân đi liên kết cùng với hai nhà ở Nam Bàn tấn công ngô hữu Trung sao?”
“ủa đấy là việc riêng của bọn họ, liên quan gì tới chúng ta’
hoàn toàn hồ đồ, tên Trung Lang Tướng gãi gãi sau gáy:
“ty chức không hiểu ý ngài.”
Bùi Tín mĩm cười nói:
“Đây là mưu lược, hiểu không? Binh bất yếm trá, nếu chúng ta không ly khai, quân Đại Nam làm sao có thế tiếp viện cho Nam Bàn”
Viên Trung Lang tướng bừng tinh đại ngộ.

Y có chút hiểu ra:
-Vậy...?
“Đợi mệnh lệnh của Nguyễn Hữu Du tướng quân rồi hẳng quyết định.

Chịu khó kiên nhẫn một chút, rất nhanh là có tin tức tới.?”
Y vừa dứt lời, ở xa xa phía miệng sơn cốc bỗng vang lên tiếng vó ngựa dồn dập.

Bùi Tín lập tức đứng lên.

Trực giác nói cho y biết, tin tức đã đến rồi.
Một người kỵ binh báo tin chạy vội tới.

Đến trước mặt của Bùi Tín thì xoay người xuống ngựa, quỳ một gối bẩm báo:
-Khởi bẩm Bùi tướng quân, Nguyễn Đại soái có quân lệnh.
Viên binh sĩ dâng lên một bức thư cho Bùi Tín.

Bùi Tín giơ bức thư lên soi xem ấn tín đóng trên đó rồi mới mở bức thư ra nhìn thoáng qua, hắn mỉm cười, ra lệnh cho thân binh:
“- Tập hợp quân sĩ.

Chúng ta Chuẩn bị xuôi nam tới Quảng Ngãi Thành…”
……………………
Vào đêm, một tầng sương mù bao phủ trên biển đông.

Mọi khi giờ này bãi biển đều im ắng lạ thường, nhưng hôm nay không ngờ lại xuất hiện dị động.

Bờ biển đứng đầy quân sĩ chuẩn bị lên thuyền.

Số lượng đông nghịt, khoảng chừng hơn ba mươi ngàn người.

Còn ở phía trước là ba trăm chiếc chiến thuyền lớn thả neo ở đó.

Hóa ra đây là một đội tàu chiến.

Nhiều đội binh lính theo boong đi lên tàu.

Ở một bãi đất trống, Trịnh Cán chính đang nhìn về phía quân lính lên thuyền.

Lúc này, y quay đầu ra lệnh cho một viên quan đang cung kính đứng đó:
“ Vũ Đại, Kho lương ở thành này trẫm liền giao cho ngươi.

Trẫm hy vọng mọi người không nên có nửa điểm sơ suất.

đây là trọng địa hậu cần của quân ta, không thể coi thường.

Nếu như có chuyện gì xảy ra với khu vực này, các ngươi hãy cẩn thận cái đầu trên cổ.”
Vũ Đại cũng là đại tướng của quân Việt, sau này chuyển từ võ sang văn, kinh nghiệm không ít.

Lần này Trịnh Cán thân chính tiến quân Quảng Ngãi, phối hợp với Đám người Nguyễn Hữu Du tấn công thành Quảng Ngãi.

Hắn đối với kho lương ở biên giới hết sức quan tâm, cho nên mệnh Vũ Đại đến cai quản.
Vũ Đại cúi đầu:
“- Hoàng thượng xin yên tâm.

Nơi này tuyệt đối sẽ không có việc gì.

Bất kể là ai tới khiêu chiến, ty chức đều giữ nghiêm không ra.”
“Tốt, sau nay đại chiến kết thúc, nhất định ta sẽ phong thưởng trọng hậu”
“Tạ ơn Hoàng thượng”
Trịnh Cán khẽ mỉm cười, cùng với thị vệ đại nội đi ra bờ biển.
“- Chúc Hoàng Thượng, Mã đáo thành công”!
Hai canh giờ sau, ba mươi nghìn đại quân đã lên thuyền.

Đội tàu bắt đầu xuất phát, vượt biển đi tới thành Quảng Ngãi…
Đúng như Trịnh Cán đã dự đoán.

Quảng Ngãi không thể bỏ mặc Nam Bàn không quản, vì một khi để mất Nam Bàn, quân Đại Việt hoàn toàn có thể đánh thẳng xuống Gia Định, lúc đó có muốn cứu cũng đã muộn.

Trịnh Cán dùng kế dụ Lý Văn Hóa suất binh rời khỏi thành Quảng Ngãi cứu viện.

Hiện tại binh lính trong thành Quảng Ngãi chỉ còn có hai mươi nghìn người.

Mà lúc này, ba mươi nghìn quân Đại Việt ở Biên giới Nam Bàn và ba mươi nghìn quân Đại Việt ở Tam Kỳ chia làm thủy bộ hai đường đều đang đi tới thành Quảng Ngãi.

Lấy sáu mươi nghìn quân đánh hai mươi ngàn quân thành Quảng Ngãi, chứng tỏ quyết tâm hạ thành của quân dân Đại Việt.
Lần xuất quân này Trịnh Cán đã suy tính kỹ càng, lấy việc tiến đánh Quảng Ngãi mở màn cho Chiến Dịch Bình Nam.

Cánh quân thứ nhất do Nguyễn Hữu Du và Bùi Tín chỉ huy theo đường bộ, Cánh quân thứ hai do đích thân Trịnh Cán hắn chỉ huy theo đường thủy tiến vào sông Trà Khúc, sau khi đánh thành Quảng Ngãi, sẽ mở rộng chiến tuyến cô lập đội quân của Lý Văn Hóa lại, Lợi dụng Ngô Hữu Trung đang bị Triệu Tu cầm chân để từng bước tiêu hao lực lượng địch, phương châm của hắn lần này chính là đánh chắc tiến chắc.

đánh đến đâu đặt nền cai trị đến đó.

Lần này hắn quyết tâm thống nhất giang sơn, nhất định không cho Nguyễn Anh dừng chân thở dốc.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui