Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Dẫn hổ vào nhàNăm Cảnh Hưng thứ bốn mươi khi Trịnh Cán vừa ngồi lên ngôi chúa. Nguyễn Vương Nguyễn Ánh ở Đàng trong đã phát triển quân đội lên đến khoảng 30 vạn người với 800 chiến thuyền đi biển, trong đó có 30 thuyền lớn và 2 tàu đánh thuê Bồ Đào Nha do Giám mục Bá Đa Lộc(1) giúp Nguyễn Ánh mời được. Cùng trong năm đó Nguyễn Ánh tổ chức tấn công Tây Sơn, rất nhanh chóng chiếm được đất Phú Yên nhưng sau cùng phải rút chạy vì gặp lực lượng bộ binh rất mạnh của Tây Sơn. Do Long nhương tướng quân Nguyễn Huệ chỉ huy. Tháng 3 năm 1782, vua Tây Sơn là Thái Đức đế Nguyễn Nhạc cùng em trai là Nguyễn Huệ mang quân thuỷ bộ Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy và cửa biển Cần Giờ với quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Tây Sơn yếu hơn, nhưng nhờ lòng can đảm, Nguyễn Nhạc đã phá tan quân Nguyễn, Nguyễn Ánh thất trận bỏ chạy về Ba Giồng, rồi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp (rừng Romdoul là khoảng khu vực phía bắc tỉnh Svay Rieng). Nguyễn Nhạc ra lệnh đuổi theo bắt vua quan Chân Lạp là Ang Eng hàng phục và buộc tất cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng Nguyễn Ánh lại trốn kịp. Tướng Tống Phước Thiêm bị giết.Vua Thái Đức khi chiếm lại Nam Bộ thì gặp phải sự chống đối mạnh của người Hoa ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây. Tháng 4 âm lịch năm 1782, tiết chế dinh Bình Thuận là Tôn Thất Dụ đem Tả chi Trần Xuân Trạch, thuộc tướng là Trần Văn Tự, và thuộc tướng đạo Hòa Nghĩa là Trần Công Chương vào cứu viện Nguyễn Ánh. Quân Nguyễn Ánh giết được Hộ giá Tây Sơn là Phạm Ngạn ở cầu Tham Lương Đô đốc Phạm Ngạn, anh trai của Phạm Ngao được gọi là Phạm Thị Song Hùng. người vốn rất thân thiết với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, tử trận và đồng thời binh lính Tây Sơn thương vong nhiều trong khi đánh dẹp Hay tin, Nguyễn Nhạc rất đau đớn và cho rằng người Hoa có tham gia trong đội quân Hòa Nghĩa giết Phạm Ngạn Để trả thù, ông tiến hành tàn sát hơn một vạn người Hoa ở vùng Gia Định và tàn phá nặng nề vùng Cù Lao Phố , Vụ tàn sát này cộng với vụ tương tự trước kia Tây Sơn thực hiện ở Hội An khiến cho cộng đồng người Hoa giàu có, vốn dĩ trước đã có cảm tình nhiều hơn với Nguyễn Ánh, quay sang ủng hộ Nguyễn Ánh hết lòng điều này khiến Tây Sơn lâm vào bị động, nhân lúc Tây Son đang sa lầy với người hoa Điện đô vương Trịnh Cán đã ra lệnh, Nguyễn Hữu Chỉnh nhân cơ hội đoạt Hải Vân Quan đồng thời toàn bộ đất Quảng Nảm khiến cho Tổng Đốc Lưu Thủ Nghĩa cùng tám vạn quân bản bộ phải chạy về giữ Quảng Ngãi, Sau khi chạy ra Phú Quốc . Ngay lập tức Nguyễn Ánh tìm cách tổ chức lại Gia Định nhưng quân của lão rất yếu ớt vì các thất bại trước, buộc lão phải sai sứ là Lê Phước Điển và Lê Phước Bình sang Xiêm kết giao trước để đề phòng Tây Sơn đồng thời ủy thác cho Bá Đa Lộc chuẩn bị trước thuyền bè để khi Tây Sơn đến có đường mà đi. Sau đó, Nguyễn Ánh cho các tướng lập các đồn binh trên sông Vàm Cỏ và Gia Định để tăng sức phòng thủ trước Tây Sơn. Đại bản doanh của Nguyễn Vương trên đảo Phú QuốcNguyễn Ánh đang ngồi sau án thư, nhìn lên tấm bản đồ Đại Việt, mắt lão nhìn chăm chú vào đất Thuận Hóa, nơi đó chính là nơi phát tích của tổ tiên lão, là nơi đặt Vương phủ của chúa Nguyễn trong suốt nhiều trăm năm, vậy mà giờ đây đến lúc lão kế thừa thì lại để mất vào tay họ Trịnh, nếu không lấy lại được đất này, sao lão còn có mặt mũi đi gặp liệt tổ liệt tông. Ngồi ngay phía dưới lão là giám mục Bá Đa Lộc. dường như hiểu được suy nghĩ của Nguyễn Ánh, Bá Đa Lộc cất tiếng nói:- Vương thượng chớ lo. Đợi mùa gió thuận, ta sẽ đi cầu viện Pháp Quốc, quân đội nước ta đến đây, đừng có nói là Tây Sơn, cho dù Đại Thanh hùng mạnh ở phía bên kia biển đông cũng không thể thắng nổi, đợi khi quân đội Pháp đến, nhất định Vương thượng sẽ hoàn thành đại nghiệp.Nguyễn Ánh thu hồi tầm mắt rồi gật đầu:- Việc này quả nhân rất mong chờ, thế nhưng bây giờ đang trái mùa gió. Đi Tây dương khó mà thành công được. việc chiếm lại Gia Định đã như lửa cháy chân mày, nhân cơ hội Trịnh Cán đang đánh Quảng Ngãi chúng ta phải nhanh chóng tiến lên, đợi khi bọn chúng đạt thành hiệp nghị, quân ta khó có được cơ hồi ngóc đầu.Nguyễn Ánh bảo với tên lính hầu bên cạnh:- Đi gọi Châu Văn Tiếp vào đâyTrong đầu Nguyễn Ánh lúc này đã có ý cầu viện Xiêm La trước, chí ít cũng phải để cho Tây Sơn luống cuống chân tay, còn người pháp hiện giờ do trái mua gió chưa đi đượcthì cứ để sau đã vậy, cơ hội này quyết không thể bỏ lỡ ……….-Thần Châu Văn Tiếp tham kiến Vương thượng,. Vương thượng thiên tuế, thiên tuế, thiên thiên tuếMột vị trung niên mình mặc giáp trụ tiến vào trọng phòng, quỳ một chân hành lễ, vị này chính là Châu Văn Tiếp được mệnh danh là Tam Hùng Gia Định. Nguyễn Ánh gật đầu rồi nói:- Miễn lễ, Châu ái khanh đứng lên đi- tạ Vương thượngNguyễn Ánh sai người mang ghế cho Châu Văn Tiếp ngồi rồi nói:- Châu ái khanh, khanh học rộng tài cao, văn võ kiêm toàn, lại thông thạo tiếng Chân Lạp, Xiêm La, nay quả nhân có việc muốn nhờ khanh giúp, chẳng hayNguyễn Ánh còn chưa nói hết, Châu Văn Tiếp đã quỳ xuống.- Vương thượng, kẻ hạ thần nguyện vì vương thượng, chết không hối tiếc.Nguyễn Ánh vội vàng đỡ Châu Văn Tiếp dậy rồi nói:- Ái khánh, chính trực, trung thành, quả không hổ là cánh tay đắc lực của quả nhân, lần này thế nước lâm nguy, khanh hãy cầm theo tín chỉ của Quả nhân sang cầu viện Xiêm La giúp đỡ, nếu việc thành, sau này qảu nhân cùng khanh xưng huynh gọi đệ, tuyệt không nuốt lời- Hạ thần không dám, Vương thượng, không cầu được viện quân, hạ thần quyết không trở về Đại Việt.…………………..Tháng 2 âm lịch năm Cảnh Hưng bốn mươi mốt, vua Xiêm La là Rama I cho tướng Thát Xỉ Đa đem thuyền sang Hà Tiên đón Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh, trước đó nhận được thư của Châu Văn Tiếp, tới Long Xuyên hội kiến tướng Xiêm rồi cùng 30 viên quan và mấy chục tướng sĩ theo sang Xiêm La hội kiến vua Xiêm tại Vọng Các (Bangkok) vào tháng 3 mà không màng việc thân tướng là Nguyễn Văn Thành hết sức can ngăn việc cầu viện nước ngoài, chính vì việc cầu viện này mà sau này trong lịch sử thật sự đánh giá Gia Long không được tốt lắmTrước khi đi Xiêm, Nguyễn lão vô cùng cẩn thận cho người đưa mẹ và vợ sang đảo Thổ Châu. Các thuộc hạ cùng đi sang Xiêm với Nguyễn Ánh gồm Tôn Thất Hội, Trương Phước Giáo, Hồ Văn Bôi, Lưu Văn Trung, Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Văn Huấn, Trần Văn Xạ, Nguyễn Văn Tồn (người Chân Lạp), Bùi Văn Khoan, Lê Thượng và nội trù Nguyễn Văn Hội, hơn 30 người, quân theo cũng vài mươi người.Tháng 3 âm lịch, Nguyễn Ánh tới Vọng Các. Vua Xiêm Rama I vốn từng giao ước với tướng Nguyễn Hữu Thụy của Nguyễn Ánh trước đây ở Chân Lạp và lại cũng đang e ngại sự lớn mạnh của Tây Sơn có thể tranh giành ảnh hưởng với Xiêm ở Lào và Chân Lạp, nên đồng ý giúp Nguyễn Ánh để phân tán lực lượng Tây Sơn. Ngoài ra, Nguyễn Ánh cũng trọng dụng con cháu còn sống sót ở Xiêm của Mạc Thiên Tứ(2), nhất là Mạc Tử SinhSau khi hội kiến Rama I. Nguyễn Ánh về đánh Gia Định. Vua Xiêm cử hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem quân thủy cùng 300 chiến thuyền sang giúp. Ngoài ra còn có hàng vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn. ……………Kinh Thành Thăng LongTrịnh Cán đang nghe Hoàng Đình Quyết một trong chín thống lĩnh của Chu tước Doanh Báo cáo quân tình- Hồi bẩm Vương Thượng, theo như tin mà vi thần nhận được, có lẽ chỉ khoảng một tháng nữa, liên quân Xiêm- Nguyễn Ánh sẽ đụng độ với Tây Sơn, Binh lực khá là tương đồng, nhưng do Tây Sơn phải phòng giữ Quảng Ngãi và người Hoa trong nội địa, nên thế yếu hơn hẳnTrịnh Cán đọc qua một lượt báo cáo rồi nói với Hoàng Đình Bảo:- Hoàng ái khanh, theo khanh ta nên giúp hay không giúp.Hoàng Đình Bảo còn chưa kịp trả lời Đinh Tích Nhưỡng đã nói:- Vương thượng,. kệ bọn chúng đánh nhau, chúng ta làm ngư ông đắc lợi là được rồi. cần gì phải giúp đỡ kẻ địchTrong điện có không ít đại thần gạt đầu đồng tình. Trịnh Cán không nói gì mà đưa mắt nhìn Hoàng Đình Bảo:Biết Trịnh Cán lại lôi mình ra làm bia đỡ đạn, Hoàng Đình Bảo cười khổ, vị chúa này tuy còn ít tuổi mà trí tuệ chính trị lại cực cao, xem tình hình này thì bản ý của Trịnh Cán là muốn giúp Nguyễn Nhạc rồi, nhưng hắn là chúa, không thể nói thẳng ra được mà lại cần một người đứng ra thay hắn nói. Người thay thế ở đây không ai khác là Hoàng Đình Bảo lão. Đành vậy, Hoàng Đình Bảo liếc mắt nhìn đám môn hạ, rồi đánh mắt sang Lê Quý Đôn cùng Lê Hữu Trác sau đó nói:- Hồi bẩm Vương thượng, theo ngu kiến của vi thần thì nên giúp,Trịnh Cán tươi cười, coi như lão thức thời, hắn lại hỏi:- Ồ, Hoàng ái khanh mời nói:- Hồi bẩm Vương thượng, trước hết, Cuộc tranh đấu giữa bốn nhà Trịnh Nguyễn, dù có khốc liệt thế nào cũng chỉ là anh em trong nhà mà thôi,. Nhưng nay Nguyễn Ánh lại cả gan tới mức, cầu viện người ngoài, không khác gì rước ác vào nhà, mời vào thì dễ mà mời đi thì khó. Rama I sợ hãi Tây Sơn mạnh lên sẽ ảnh hưởng đến bốn vương quốc phía Tây, uy hiếp Xiêm La, nên mới đồng ý giúp Nguyễn Ánh, thế nhưng ai có thể chắc chắn, khi Xiêm La diệt được tây sơn rồi sẽ rút quân trở về, mà không đem theo lợi ích, hơn nữa, Chẳng May Xiêm la lấy được toàn bộ Đàng Trong, thì sẽ uy hiếp Đại Việt chúng ta cả bộ lẫn thủy.Trầm ngâm một lát, Hoàng Đình Bảo, hỏi Đình Tích Nhưỡng:- Nhưỡng huynh, ngươi nói xem, nếu Xiêm La chiếm được Đàng Trong, các Vương quốc phía Tây có còn hòa hoãn với Đại Việt ta hay không.- Chỉ sợ là không.Đinh Tích nhưỡng đáp:- Nếu không có gì bất ngờ xảy ra mà nói, bốn Vương quốc phía tây nhất định sẽ liên kết với Xiêm La tiêu diệt chúng ta.Trịnh Cán gật đầu, lại chậm rãi đi tới trước tấm bản đồ đặt trước bình phong, các văn võ đại thần cũng đều đi theo đứng sau lưng Trịnh Cán, nhìn bản đồ trầm tư một lúc, Trịnh Cán trầm giọng nói:- Nếu muốn đánh Tây Sơn, bọn chúng sẽ ra tay ở hướng nào?………………Gần như là cùng lúc, Nguyễn Nhạc cũng đang ở ngự tiền mở hội nghị.Quân Tây Sơn hơn tháng trước lui về Quảng Ngãi, đại tướng nước Tây Sơn , em trai Hoàng đê, Nguyễn Huệ mạnh mẽ đàm áp hàng vạn người hoa, tịch thu tài sản, tiến hành quản thúc, đất đai người hoa sinh sống gần như bị san thành bình địa. để trả thù cho cái chết của Phạm Ngao, Nguyễn Huệ đã giết gần một vạn người Bầu không khí hội nghị nghiêm trọng. Vẻ mặt Nguyễn Nhạc sầm sì, Tây Sơn thất hổ tướng, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ và đám văn võ trọng thần sắc mặt cũng khó coi. Lần này nước Tây Sơn bị thiệt hại nặng nề. Việc dốc toàn bộ binh lực đàm áp người hoa, và đánh bại đạo quân Hòa nghĩa, tuy nói là thắng lợi nhưng cũng khiến cho quân Nam Đại Việt thừa dịp bất ngờ đánh chiếm Quảng Nam, thiệt hại quá lớn.Không lâu sau tin tức lại đến, quânNam Đại Việt không ngờ trên đường đèo Hải Vân phục kích đánh bại Lưu Thủ Nghĩa. Nước Nam Đại Việt sau khi thâu Quảng Nam thì diện tích quốc thổ mở rộng mấy lần, số lượng nhân khẩu và tráng đinh cũng tăng lên không ít, so với nước Tây Sơn, chỉ là nhiều chứ không ít. Hơn nữa, liên quân Xiêm la- Nguyễn Ánh đang tới gần, không đầy tháng nữa, sẽ tiến đến sông Trấn Giang, vào đất rạch giá.Nguyễn Huệ là vẻ mặt bình tĩnh, nói:- Hoàng thượng, tái ông mất ngựa, họa phúc khó lường.Nguyễn Nhạc nhíu mày, không hài lòng nói:- Tam đệ, đã đánh mất Quảng Nam, còn gọi là phúc sao?. Đệ cũng đừng vũ nhục trẫm như vậy (3)Nguyễn Huệ đáp ngay- Vậy phải xem Hoàng huynh nghĩ thế nào, nước TâySơn ta mất đất Quảng Nam, không chỉ có diện tích quốc thổ bị giảm đi, số nhân khẩu cũng giảm mạnh, cửa ai Hải Vân bị chiếm, chuyện này đích xác là không tốt.Dừng lại một chút, Nguyễn Huệ lại nói:- Tuy nhiên, nói gì thì nói, nước Nam Đại Việt sau khi chiếm Quảng Nam cũng đã rơi vào thế bị động.……………….(1)Giám mục Bá Đa Lộc Bỉ Nhu hay Bách Đa Lộc (còn gọi là Cha Cả, nguyên tên là Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine, thường viết là Pigneau de Behaine (Pi-nhô đờ Bê-hen); sinh 2 tháng 2 năm 1741 - mất 9 tháng 10 năm 1799) là một vị giáo sĩ người Pháp được Nguyễn Phúc Ánh trọng dụng trong việc lấy lại quyền bính từ tay nhà Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18. Ông được phong làm giám mục hiệu tòa Adran nên cũng thường được các sách sử gọi là Giám mục Adran. Trong lịch sử khi ông chết, lăng của ông ở Việt Nam, gọi là Lăng Cha Cả(2)Mạc Thiên Tứ tự là Sĩ Lân còn gọi là Mạc Thiên Tích là danh thần đời chúa Nguyễn. Ông sinh năm Mậu Tuất(1708) và mất năm Canh Tý (1780) (1708-1780). Ông là con Tổng binh Mạc Cửu - người được chúa Nguyễn phong là Tông Đức hầu. con cái ông đều lưu vong ở Xiêm La(3)Trong lịch sử Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ không hợp nhau về cách duy trì nhà Tây Sơn ông không có ý muốn thống nhất đất nước khi đã tiêu diệt Chúa Trịnh ở phía bắc mà lên ngôi hoàng đế khi đất nước chưa thống nhất. Về sau, ông đã bị lu mờ trước người đã tiếp tục lãnh đạo phong trào Tây Sơn trong công cuộc thống nhất đất nước là em trai ông, Nguyễn Huệ. Quyền lực của em trai Nguyễn Huệ ngày càng vượt hơn anh, ông đành chấp nhận giao lại quyền lãnh đạo cho em trai là Nguyễn Huệ, còn ông chỉ xưng là Tây Sơn vương, lui về ở tại thành Quy Nhơn. Năm 1793, ông bị các tướng của vua cháu Quang Toản nhân cơ hội đã chiếm lấy thành Quy Nhơn, ông uất ức đột tử mà chết.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui