Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Trong mưa gió, chiếc trực thăng cấp cứu khó nhọc hạ cánh xuống bãi biển Montauk. Được nhóm y tế địa phương trợ giúp, Sady và Rico, hai nhân viên cấp cứu của bệnh viện St. Jude làm hết sức để ổn định tình trạng những người bị thương.
Họ đặt Céline và Ethan lên hai chiếc cáng, để vào khoang chở hành của máy bay rồi đề nghị phi công cất cánh.
Chiếc trực thăng cất cánh theo chiều thẳng đứng và hướng về Manhattan.
* * *
Trong đầu Ethan
Giữa cái chết...
... và sự sống
Tôi nghe thấy tiếng cánh quạt chiếc trực thăng đưa chúng tôi về bệnh viện. Tôi cảm thấy sự sống đang bỏ tôi đi, Céline đang vật lộn với cái chết, nỗi lo âu của người bác sĩ tháp tùng chúng tôi.
Lần này là hết. Tôi biết sẽ không bao giờ trở dậy nữa, không có ngày lặp lại nữa.
Trong đầu óc tôi, mọi thứ đều sáng rõ đến ngạc nhiên, cứ như thể có cái chốt vừa bị hất tung. Hình ảnh những tháng cuối trong đời lướt qua trong đầu tôi, chân thật không giấu giếm. Chúng cho thấy một người đàn ông vỡ mộng, chìm trong trầm cảm. Người thấy suy sụp khi nhìn lại đời mình. Người phải dùng thuốc ngủ mới chợp mắt được và muốn ra khỏi nhà phải dùng thứ hỗn hợp độc hại: thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau và thuốc chống lo âu. Người vì muốn có tất cả cuối cùng đã đánh mất tất cả: tình yêu, tình bạn, gia đình, sự tôn trọng bản thân, cảm giác muốn sống và muốn có những người khác.
Mọi thứ đều sáng rõ và đưa tôi trở lại buổi tối thứ Sáu hôm đó, buổi tối bị xóa sạch trong trí nhớ tôi. Giờ tôi nhớ như in những gì đã diễn ra vào cuối ngày hôm ấy. Tôi nhớ cái cảm giác chán nản tột độ, cảm giác thất bại mà tôi không còn sức để vượt qua, cái cảm giác đau nhói trở thành niềm tin chắc chắn rằng giờ tôi sợ sống hơn là chết. Tôi nhớ đã nhấc điện thoại lên và bấm số điện thoại riêng do một trong những bệnh nhân giàu có của tôi đưa cho. Tôi nhớ một giọng nói không rõ ràng ở đầu dây đằng kia, tôi thỏa thuận gặp người đó. Tôi nhớ số tài khoản ngân hàng được gửi đến máy di động của tôi qua đường mã hóa, tôi vào tài khoản và lệnh cho ngân hàng trả một khoản 300 000 đô la sau khi đã bán hết số cổ phiếu mình có. Tôi nhớ mình ra khỏi phòng làm việc và nhận thấy còn lâu mới đến giờ hẹn. Tôi nhớ đã bắt đầu buổi tối bằng cách đến các quán bar để mong quên đi mọi chuyện. Tôi nhớ đến Club 13 trước nửa đêm một chút và còn phải đợi nửa giờ thì người đàn ông đó mới đến ngồi vào bàn tôi.
Người đàn ông mặc áo có mũ trùm đầu.
Gã giết thuê giỏi nhất New York.
Tôi nhớ cái nhìn ủ rũ và khuôn mặt tối sầm của gã. Tôi nhớ cái giọng đều đều của gã khi gã hỏi cái hợp đồng tôi muốn trao cho gã dính dáng đến ai. Tôi nhớ đã đưa cho gã cái phong bì màu nâu từ đó gã rút ra bức ảnh của tôi. Tôi nhớ gã không hề tỏ vẻ ngạc nhiên chút nào: có lẽ cử chỉ của tôi không đến nỗi độc đáo như tôi nghĩ.
Tôi nhớ câu hỏi cuối cùng của gã, điều tôi không hề chờ đợi:
- Mấy phát?
Tôi nhớ đã suy nghĩ một lúc rồi mới trả lời:
- Ba phát: một vào ngực, hai vào đầu.
Tôi nhớ gã đứng lên còn tôi vẫn ngồi lại bàn mình. Tôi uống hết ly rượu và nghĩ rằng lần này mình vừa bước qua điểm đoạn hồi.
Và như vậy sẽ hơn.
* * *
Một nhóm nhỏ các bác sĩ nội trú và y tá tụ tập trên nóc bệnh viện để đón những người bị thương. Gió thổi mạnh quá nên trực thăng phải quay vòng vài phút trên tòa nhà rồi mới hạ cánh được. Liên lạc qua sóng radio, các thành viên trong nhóm đã được biết về tình trạng của bệnh nhân. Theo những gì họ hiểu thì chẳng còn mấy hy vọng.