Trọng Sinh Ái Thùy Thùy


Dằn lại lụa đen bị gió thổi loạn, nàng khom lưng duỗi tay, thay tổ phụ rót chén trà nóng.


Quan lão gia tử suốt đời nghiên cứu học thuật Nho gia, học thức phi thường uyên bác, lại bất hạnh thay tài ăn nói không tốt, tại Hội Văn liên tiếp bị người vặn hỏi, trong nhất thời mặt đỏ tai hồng, dáng vẻ chất vật.

Thời đại quần hùng tranh bá vừa qua, mà Hoắc Thị vốn là hậu duệ tộc Cửu Lê thì nay đã nhất thống năm nước ở Trung Nguyên, lại phát lời mời rộng rãi đến chí sĩ khắp thiên hạ vì triều đình phân ưu, mà những văn nhân am hiểu kinh thư chính là đang chờ cơ hội này, vì thế mà hưởng ứng vô cùng sôi nổi, tụ tập đến Yến Kinh.


Lúc này chư tử bách gia chỉ cần có chủ trương, cũng đều mong mở ra con đường khát vọng trên quan trường, dẫn đến hiện tượng đấu đá xa lánh lẫn nhau vô cùng nghiêm trọng.

Vì nổi danh, cũng vì dẫn đến chú ý của thượng tầng, càng vì tranh thủ cho sư môn lợi ích lớn nhất mà không tiếc bác bỏ học thuyết nhà khác, bọn họ liên tiếp tổ chức các buổi Văn Hội như hôm nay.



Quan Tố Y lẳng lặng nghe, thỉnh thoảng lại vỗ nhẹ vào lưng tổ phụ để bình ổn cảm xúc kích động của ông, mong ông thả lỏng một ít.

Càng đến mặt sau, học giả Pháp gia luận điểm càng sắc bén, dần dần làm cho mọi người khó lòng chống đỡ.

Làm trung kiên lực lượng của học phái Nho gia, tổ phụ chịu đến nhiều chất vẫn nhất, lại rõ ràng một bụng tài học mà khó để mở miệng nên lời.


Trước mắt là tổ phụ bị bức đến khó thở, chúng văn sĩ cùng học phái lại đưa ánh mắt vừa nôn nóng vừa bất mãn đến tổ phụ, môi Quan Tố Y giật nhẹ, tựa như châm chước.

Xuyên qua lụa đen mông lung, nàng nhìn kẻ lẫn trong đám người, kẻ ấy là một nam tử đang ở độ tuổi trung niên có diện mạo cực kỳ tuấn dạt lại không thiếu nho nhã, đang kéo một sợi râu mép như suy tính điều gì.

Đó chính là Từ Quảng Chí, kẻ sáng lập học thuyết Từ thị sau này thịnh hành cùng cực, cũng là kẻ được Thánh Nguyên Đế xưng bán thánh tại mảnh đất Nho học này.


Lúc này hắn còn chẳng có tiếng tăm gì, nhưng Quan Tố Y biết, chỉ chốc nữa thôi, khi tổ phụ nàng bị ép đến hộc máu, hắn ắt sẽ đứng ra, đem tất thảy học giả nơi này từng người từng người mà bác bỏ, để đắp lên danh vọng cho hắn.

Dẫu cho Pháp gia ngôn ngữ linh hoạt vốn thạo về biện luận, cũng thua dưới chiếc lưỡi trăm đường lắt léo của hắn.

Đúng là bằng vào biểu hiện xuất sắc ở Hội Văn lần này, chỉ bằng hành vi lần này mà hắn trở thành nhân vật đại biểu của Nho gia, cuối cùng còn bước trên con đường làm quan, mai này quan lộ bằng phẳng, tiền đồ sáng lạng.


Quan Tố Y cũng không cho rằng bản thân đủ năng lực để thay thời đổi đại, cũng không nghĩ cùng Từ Quảng Chí tranh cái thắng thua cao thấp gì, nàng chỉ là không nguyện kẻ này dẫm lên tổ phụ mà tiến lên, càng không nguyện nhìn tổ phụ vì lần này thất bại mà không thể gượng dậy nổi.


Đời trước nàng cũng giống hiện tại mà ngồi cạnh tổ phụ, có ý muốn vì tổ phụ phản bác vài câu, sau cùng ngại với lễ nghĩ mà không dám vọng ngôn, cho đến khi tổ phụ hộc máu lại hối không kịp.

Đời này lễ nghĩa gì chứ, cái gì gọi là nử tử không tài mới là đức, đi gặp quỷ đi.


Chỉ điều này, Quan Tố Y đè lại tay trái đang run rẩy của tổ phụ mà từ từ mở miệng: “ Nếu luận chư tử bách gia, này đây nên lấy Nho gia vi tôn.”


Hiện trường bỗng chốc an tĩnh, Từ Quảng Chí vốn đang chuẩn bị cất bước mà ra lại đành yên lặng thối lui, ánh mắt lạnh lẽo mà nhìn kỹ nữ tử đội đấu lạp.


Quan Tố Y uống một ngụm trà nóng, không nhanh không chậm mà giải thích: “ Thánh nhân noi theo thượng lễ thời cổ, lấy lễ đãi nhân, lấy lễ trị quốc.

Phải nói, trước có lễ sau đó có tông tộc, lại từ hương thôn cho đến bang quốc.


Quần hùng đều diệt, bang quốc nhất thống, mà tông pháp lễ giáo bất diệt, mà tông pháp lễ giáo bất diện, tắt dân thuận rồi.

Này là ý của thánh nhân trong câu ‘Bất tri lễ, vô khả lập’.

Lễ nhạc không thịnh hành, ắt hình pháp không đúng; hình pháp không đúng, ắt dân không tuân thủ…” Nàng nhìn ngược về phía học giả Pháp gia vốn hùng hổ dọa người, tiếp tục nói, “Cái gọi là ‘Đinh phân ngăn tranh, hưng công sợ bạo’ của Pháp gia, đủ loại pháp lệnh vì điều tiết thời cuộc mà sáng lập, đều lấy tông pháp lễ giáo làm cơ sở, làm sao lại có tư cách khoa tay múa chân trước Nho gia vốn theo lễ, càng đừng nói tới.

Nhân luân là đạo của nước, lễ giáo chính là cơ sở của vương hóa, mà sở hữu học thuyết đều thoát không khỏi hai điều này, vậy Nho gia vốn trọng nhân luân lại coi lễ giáo hàng đầu hoàn toàn xứng đáng chí tôn học thuật.

Tử viết*: đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ, đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách’ đây mới chính là công giáo hóa, đạo trị dân.

(Diễn giải* - Dương Bá Tuấn: Khổng tử nói: “Dùng pháp chế cấm lệnh để dẫn dắt bách tính, dùng hình pháp để quản thúc họ, bách tính chỉ mong tránh phạm tội chịu trừng phạt, nhưng mất đi lòng liêm sỉ; dùng đạo đức giáo hóa dẫn dắt bách tính, dùng lễ chế để thống nhất ngôn ngữ hành vi của bách tính, bách tính không những có lòng liêm sỉ, mà còn giữ gìn quy củ.”)



Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận