Trọng Sinh Tiểu Địa Chủ

Edit: An
Beta: Nora
Trong số những đứa con của Liên Thủ Tín
và Trương thị, Liên Chi Nhi lớn nhất, thời gian theo cha mẹ chịu khổ
nhiều nhất, đồng thời nàng cũng là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ
Trương thị trong số mấy hài tử. Tư tưởng của Liên Chi Nhi vô cùng truyền thống, trong lòng nàng khắc sâu sự khác nhau giữa nam nữ trong phương
diện thừa kế tài sản ở thời đại này.

Hai người Ngũ Lang và Tiểu Thất sau này
sẽ nối dõi tông đường, chống đỡ Liên gia, làm rạng danh tổ tông, tài sản trong nhà tất nhiên cũng thuộc về hai huynh đệ bọn họ.

Mà vì trong nhà giàu có, cha mẹ, đệ đệ,
muội muội mong muốn cho nàng nhiều của hồi môn một chút, nàng đã rất
thỏa mãn, rất biết ơn rồi. Những thứ trước kia cho nàng cũng đã vượt ra
xa khỏi những gì nàng nghĩ mình có thể nhận.

Có câu nói: không ai ngại tiền bạc kẹp
tay. Nhưng Liên Chi Nhi từ chối do nàng là cô nương hết sức tiết kiệm,
không có lòng tham. Nàng tự nhận, nàng có đóng góp rất ít ỏi để nhà mình có cuộc sống ngày hôm nay. Sau này nàng xuất giá rồi thì chút cống hiến nhỏ bé đó chỉ sợ cũng không còn. Trước kia cho nàng thứ gì, có mọi
người khuyên bảo, nàng mới dám nhận. Nhưng cổ phần danh nghĩa của tiệm
vịt nướng, nàng không thể nhận.

Liên Chi Nhi cho rằng, nếu giờ nhận cổ
phần danh nghĩa thì sau này nàng cái gì cũng không làm mà vẫn thu lợi từ sản nghiệp của bọn đệ đệ muội muội, hơn nữa còn không phải là lợi nhỏ.
Nàng cảm thấy như vậy là không làm mà hưởng, cha mẹ và đệ đệ muội muội
đối với nàng rất tốt, nhưng nàng không thể cho phép bản thân mình chiếm
hời từ họ.

Liên Chi Nhi còn có một ưu điểm vô cùng
hiếm có nữa. Dù tư tưởng của nàng rất truyền thống, cho rằng con gái
không có quyền lợi thừa kế gia sản như con trai nhưng nàng chỉ lấy tiêu
chuẩn đó yêu cầu mình chứ không đứng ở phương diện đạo đức mà áp đặt lên đứa con gái khác của Liên gia là Liên Mạn Nhi.

Liên Chi Nhi cho rằng Liên Mạn Nhi cống
hiến rất nhiều cho cái nhà này. Trong nhà có thể có được quang cảnh như
bây giờ, Liên Mạn Nhi có công rất lớn. Nàng nghĩ rằng Liên Mạn Nhi cũng
có thể nghiễm nhiên thừa kế tài sản như Ngũ Lang, Tiểu Thất.

Ở kiếp trước của Liên Mạn Nhi có một

danh từ là Thánh mẫu. Có rất nhiều người dễ dàng được cho là Thánh mẫu.
Nhưng Liên Mạn Nhi không đồng ý với những ý kiến đó. Nếu như nói là
Thánh mẫu thì người như Liên Chi Nhi mới xứng được gọi là Thánh mẫu. Các nàng yêu cầu bản thân phải đạt tiêu chuẩn cực cao nhưng lại rất ít yêu
cầu người khác. Khi đối xử với người khác, các nàng luôn dùng tấm lòng
khoan dung và tiêu chuẩn rộng rãi.

Cùng chung sống mấy năm, tất nhiên Liên
Mạn Nhi có tình cảm rất sâu đậm với Liên Chi Nhi. Nàng sẵn lòng tặng
những thứ tốt cho Liên Chi Nhi không chỉ bởi tình cảm sâu đậm của tỷ
muội mà còn bởi sự kính trọng và yêu mến nhân phẩm của Liên Chi Nhi.

Bất kể mọi người có khuyên như thế nào,
Liên Chi Nhi vẫn không chịu nhận lấy cổ phần danh nghĩa. Nàng không giỏi ăn nói, sốt ruột đến mức vành mắt đỏ lên. Liên Mạn Nhi thấy Liên Chi
Nhi sắp khóc liền không dám khuyên nữa.

Trên thế giới này vẫn có người ngại tiền nhiều. Bọn họ tự ước lượng những thứ mình bỏ ra, chỉ cần hồi báo thấp hơn là đủ.

“… Nếu nhất quyết tặng ta, ta sẽ không
lấy chồng nữa…” Cuối cùng Liên Chi Nhi không còn cách nào khác, liền nói ra một câu như vậy.

Tính tình Liên Chi Nhi dịu dàng hiền
lành, bình thường không bao giờ nóng nảy. Mà người như vậy, một khi nhận thức chuyện gì sẽ không dễ dàng sửa đổi. Từng có lần Trương thị nói với Liên Mạn Nhi: “Có đôi lúc tỷ con rất bướng bỉnh.”

Nghe Liên Chi Nhi nói vậy, mọi người cũng không cách nào khuyên nữa.

Liên Mạn Nhi và Ngũ Lang nhìn nhau, chỉ có thể thu lại khế ước cổ phần danh nghĩa.

“Tỷ, sao tỷ có thể nói vậy chứ, tỷ nhìn
xem, cha mẹ bị dọa rồi kìa.” Liên Mạn Nhi nhẹ nhàng chọc chọc Liên Chi
Nhi, cười híp mắt nói.

Liên Chi Nhi thấy Liên Mạn Nhi và Ngũ
Lang cất khế ước cổ phần danh nghĩa đi rồi, áp lực đột ngột giảm mạnh,
bị Liên Mạn Nhi nói vậy mới cảm thấy câu nói vừa rồi quá tùy hứng, dọa
đến Liên Thủ Tín và Trương thị, thật không tốt. Nàng đỏ mặt, ấp úng nói
không nên lời.

“Tỷ, tỷ đừng nghĩ nhiều. Đây là do mọi

người bàn bạc rồi mới đưa ra quyết định, cha mẹ cũng muốn cho tỷ. Còn
muốn cho Gia Hưng ca biết rõ mấy người chúng ta ở nhà đều như nhau. Cha
mẹ đối xử với mọi người đều giống nhau. Cho dù tỷ có gả đến nhà Gia Hưng ca thì vẫn là khuê nữ của cha mẹ, là tỷ tỷ của bọn muội.” Liên Mạn Nhi
nói với Liên Chi Nhi.

“Ừ, tỷ biết.” Liên Chi Nhi vừa gật đầu
vừa lau nước mắt. Trước kia ở nhà cũ, phải chịu khổ cực, vất vả, còn bị
bắt nạt, sỉ nhục, Liên Chi Nhi chưa bao giờ rơi lệ. Tình thân ấm áp, yêu quý của người nhà mới có thể làm nàng rơi nước mắt.

Tuy rơi lệ nhưng đó là những giọt nước mắt vui sướng, hạnh phúc.

Mọi người đều bỏ chuyện này lại phía
sau, nói về những chuyện khác, lại có Liên Mạn Nhi, Tiểu Thất và Trương
Thải Vân ở bên cạnh trêu đùa khiến Liên Chi Nhi từ từ bình ổn trở lại.

Của hồi môn nhà Liên Mạn Nhi tặng cho
Liên Chi Nhi coi như đã đầy đủ chỉnh tề rồi, mà bà con bạn bè tới thêm
trang hầu như ngày nào cũng kéo dài không dứt.

Lý thị, Trương Vương thị và Trương Thải Vân tới sớm để giúp đỡ, cũng thêm trang sớm nhất.

Trương Vương thị và Hồ Vương thị (nàng ở nhà trông nhà, nấu cơm) tặng rất nhiều đồ thêu, trong đó có khăn, khăn
tay, vỏ gối, vải phủ ghế, khăn trải bàn, rèm cửa, rèm cửa sổ, các loại
khăn gói bằng vải bố, thậm chí còn có cả khăn gói bằng da, toàn bộ đều
dùng nguyên liệu thượng hạng, tự tay thêu hoa văn cát tường.

Tất nhiên hai vị mợ này đã bắt đầu chuẩn bị những thứ đó từ khi Liên Chi Nhi đính hôn xong.

Trương Thải Vân cũng tặng quà, cũng là
đồ do nàng tự tay thêu, hai tấm khăn lụa, một đôi vỏ gối bằng lụa, hai
đôi tất bằng vải lăng, còn có hai chiếc khăn tay.

Tiểu Long và Tiểu Hổ cũng tặng lễ, là
một đôi chậu đồng, nghe nói là hai tiểu tử thu thập sản vật rừng núi
xuống chợ bán, tích cóp từng chút một mới mua được.


Lý thị tặng một đôi vòng bạc mạ vàng,
một đôi Đinh Hương vàng, ngoài ra còn có hai bộ quần áo bằng lụa thêu
theo dáng người của Liên Chi Nhi.

Vòng tay mạ vàng và Đinh Hương vàng đều
không phải đồ mới mua mà là đồ Lý thị từng đeo lúc còn trẻ, bây giờ là
của báu cất kỹ. Quần áo là Lý thị tỉ mỉ khâu từng đường kim mũi chỉ.

Những năm gần đây Lý thị tích góp được
kha khá đồ trang sức, bây giờ trừ hai ba thứ đeo hàng ngày, đều là những thứ chuẩn bị cho con cháu. Lúc Trương thị xuất giá cho một ít làm của
hồi môn, lúc cưới hai con dâu vào cửa cũng cho một chút. Hiện tại cho
Liên Chi Nhi hai thứ, kế tiếp là Trương Thải Vân, sau đó lại thêm trang
cho Liên Mạn Nhi. Lúc Ngũ Lang và Tiểu Thất cưới vợ tất nhiên cũng sẽ
cho. Hai cháu trai Tiểu Long và Tiểu Hổ thành thân còn phải cho nhiều
hơn nữa.

Lý thị từng nói với Trương thị, những
thứ đó một thứ bà cũng không định mang đi. Mang đi này tất nhiên nói đến việc liệm sau khi chết. Lý thị định đem toàn bộ những thứ đồ bà cất
giấu bấy lâu phân chia cho con cháu của mình.

“… Dù là bao nhiêu, mỗi hài tử nương đều cho hết… Đây là tấm lòng, cũng là kỷ vật…” Lý thị nói.

Là tấm lòng của bà khi còn sống, đến khi bà qua đời sẽ trở thành thứ để bọn nhỏ nhớ đến bà.

Rất nhiều nữ nhân nhà nông dân đều giống như Lý thị. Lúc còn trẻ tích góp từng thứ đồ một, chờ đến lúc tuổi cao
lại vui vẻ truyền những món đồ này cho con cái. Một đời nối một đời, cứ
như vậy truyền xuống.

Nói đến Lý thị thì phải nói đến Chu thị. Chu thị cũng có chút đồ cất giấu, mà tới giờ Liên Mạn Nhi cũng chưa
từng được thấy, bởi những thứ đó đều bị Chu thị cho Liên Lan Nhi và Liên Tú Nhi. Các con dâu, cháu trai, cháu gái… trong nhà này chưa ai được
nhận đồ từ Chu thị.

Cách hành xử như thế cực kì hiếm thấy ở
nhà người nông dân. Chu thị làm theo ý mình, đôi khi nói đến chuyện này, bà còn lẩm bẩm bảo rằng cả đời này bà vất vả đều vì con trai, con dâu,
cháu trai, cháu gái. Theo lời Chu thị thì bà “ở đợ” cho mọi người, lao
tâm lao lực, tại sao còn phải cho mọi người đồ. Hẳn là mọi người hiếu
kính đồ đạc cho bà mới phải. Mà những thứ đồ đó đều nên để cho khuê nữ
gả ra ngoài, người bà không thể chiếu cố.

Liên Chi Nhi sắp thành thân, bên nhà cũ cũng tới thêm trang. Người tới tặng đồ là Tưởng thị và Liên Kế Tổ.

Liên Kế Tổ ở lại tiền viện nói chuyện với Liên Thủ Tín. Tưởng thị tới hậu viện đưa thêm trang.

Nhà cũ thêm trang rất đơn giản, bốn loại đồ thêu bao gồm khăn, vỏ gối, vớ và giày, may vá cực kì tinh xảo, hoa

văn tinh tế khác biệt, tất nhiên là do Tưởng thị làm ra, mà toàn bộ
nguyên liệu dùng đến, Liên Mạn Nhi đều biết.

Đó là những xấp vải mà nhà nàng và Tống gia tặng cho nhà cũ, không biết Chu thị đã làm gì mà chỉ còn đầu thừa đuôi thẹo.

Trừ bốn loại đồ thêu này còn có nhiều loại túi lưới do Tưởng thị làm.

So với thêm trang nhà mẹ đẻ Trương thị
tặng, đồ nhà cũ tặng quá mức ít ỏi. Trong lòng Tưởng thị cũng hiểu. Nhìn tủ và mặt đất trong phòng la liệt đồ các nhà khác tặng, Tưởng thị khó
tránh lộ ra vài phần không tự nhiên.

Tuy là như thế, Tưởng thị cũng không
giải thích. Tình huống nhà cũ, nhà Liên Mạn Nhi đều biết, nếu nàng nói
ngược lại càng không tốt.

Hiện tại Liên lão gia tử làm chủ nhà cũ
nhưng có một số chuyện lại do Chu thị quản lý. Trương thị cũng thế, Liên Chi Nhi và Liên Mạn Nhi cũng thế, đều không có mong đợi gì với thêm
trang nhà cũ tặng.

Dù không có mong đợi nhưng đến lúc thật
sự nhìn thấy đồ thêm trang, mấy người Trương thị, Liên Mạn Nhi cũng
không thoải mái. Người và chuyện mà các nàng coi trọng đều bị nhà cũ xem nhẹ như vậy, dù không có mong đợi nhưng vẫn không vui vẻ được.

Dù vậy, mọi người đều coi như không có
chuyện gì. Liên Mạn Nhi còn cầm mấy thứ đồ thêu kia lên nhìn, Lý thị và
Trương Vương thị đều ở cạnh khen ngợi, tất nhiên là khen khả năng thêu
thùa của Tưởng thị thật tốt.

Liên Mạn Nhi cầm đôi giày kia lên, không khỏi nhìn thêm vài lần, khóe mắt liếc thấy sắc mặt Tưởng thị thay đổi.
Trong lòng Liên Mạn Nhi có chút phỏng đoán, liền để giày xuống, lại cầm
túi lưới Tưởng thị làm lên xem.

Túi lưới Tưởng thị làm dù trong mắt
người khéo léo như Lý thị cũng là thứ cực kỳ mới mẻ xinh đẹp. Mà từ mấy
túi lưới này cùng đồ thêu kia cũng có thể nhận ra Tưởng thị rất cẩn
thận, bỏ nhiều công sức.

“Tứ thẩm, ông bà nội nói, đến ngày Chi
Nhi thành thân, chúng cháu đều không ngồi vào bàn tiệc. Cháu và cha Đại
Nữu Nữu đều tới giúp đỡ. Những người khác trong nhà đều do Tứ thúc và Tứ thẩm sắp đặt.”

“Sao có thể không cho các cháu ngồi vào bàn chứ!” Trương thị cười nói một câu.

Mọi người cầm túi lưới Tưởng thị làm cười đùa hồi lâu, đến lúc Tưởng thị cáo từ ra về, chân mày Trương thị mới khẽ nhíu lại.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận