Trọng Sinh Vợ Thương Nhân

Edit: Hoàng NghiêmBeta: Dứa Dứa

Cả ngày hôm nay, hai vợ chồng suy tính xem lúc mở cửa hàng nên bán đồ gì,
nhưng thảo luận cả buổi mà cũng chưa nghĩ ra bán cái gì mới hữu dụng.
Sau cùng vẫn là Chu Vũ Hàm nói còn chưa mua cửa hàng, nên lúc này mới
thôi không suy nghĩ nữa.

Lại nhờ người nhắn tin cho Vương thị bảo ngày mai sẽ trở về. Buổi trưa cơm
nước xong xuôi, liền đi qua nhà Tưởng Nhị thúc, chuẩn bị đồ Tưởng Văn
mua trên tỉnh thành đem đến tặng. Kết quả, Tưởng Nhị thẩm không ở nhà mà đang ở trên ruộng, chỉ có Tưởng Hạnh và Tưởng Mật trông Nữu Nữu ở nhà.
Chu Vũ Hàm vừa nhìn đã biết đấy là quần áo cũ của mình đưa cho mấy muội
ấy.

Chu Vũ Hàm lấy một thanh đường phèn đưa cho bọn nhỏ, lại bảo bọn nhỏ nhận
lấy đồ mà hai người mới tới đưa. Còn kêu Tưởng Mật về nhà cùng nàng lấy
thêm mấy con thú bông mới đến cho đứa nhỏ chơi, Nữu Nữu nghe thấy, ngọt
ngào cám ơn Đại bá mẫu.

Tưởng Hạnh tương đối hiểu chuyện nói: "Đại tẩu, những đồ này tẩu làm để bán
lấy tiền, bọn muội sao có thể nhận được." Tưởng Mật đứng bên cạnh sau
khi nghe cũng không nói gì.

“Con biết rồi, mẹ con lúc nào cũng không cho con đụng vào. Nói làm bẩn thì
không thể đổi lấy tiền”. Nữu Nữu ở một bên, ngây thơ nói.

Chu Vũ Hàm cũng để cho nhà Nhị thẩm làm thú bông, nhưng nghe thấy bọn nhỏ
nói như vậy, cũng thấy cuộc sống hàng ngày trôi qua cũng rất khó khăn,
cầm tay kéo Tưởng Mật về nhà nàng, đưa ba con thú bông cho bọn nhỏ mang
về chơi.

---havucu.blogspot.com---

Lúc trời gần tối, Nhị thẩm còn mang một đĩa thức ăn qua cho Chu Vũ Hàm nói: "Cháu thiệt là, mấy thứ đồ chơi này có thể bán kiếm tiền đấy, sao lại
đưa cho mấy đứa nhỏ nghịch vậy."

"Đứa nhỏ cầm chơi thôi mà, cũng không đáng gì, với lại, cháu cũng rất thích
mấy muội ấy." Chu Vũ Hàm nhìn vẻ mặt trách cứ của Nhị thẩm cũng chỉ có
thể nói như vậy.

"Đại lang trở về là tốt rồi, về sau, đừng để cho nó đi xa nữa. Nhỡ xảy ra
chuyện gì cũng không hay! Hai đứa còn mua vải vóc cho nhà thẩm, đúng là
quá phung phí!" Nhị thẩm ngại ngùng nói.

"Không sao đâu ạ, thẩm đối xử tốt với hai huynh đệ họ như vậy, cái này hiếu
kính thẩm là điều dĩ nhiên." Chu Vũ Hàm cũng rất yêu quý vị trưởng bối
Nhị thẩm này. Nhị thẩm nói chuyện một hồi rồi đi về nhà.

Buổi tối Chu Vũ Hàm cầm văn phòng tứ bảo (bút, mực, giấy, nghiên) mà Tưởng Văn đã mua đưa qua cho Tưởng Võ. Tưởng Võ vừa nhìn liền vui
mừng, vuốt mấy thứ này cũng rất trơn mịn. Mà xem nửa ngày cũng không nỡ
dùng, nên chuẩn bị cầm cất đi, nhưng Chu Vũ Hàm lại nói đồ này mua để
dùng sao lại cất đi. Dùng hết lần sau lại mua nữa! Tưởng Võ thử nghĩ
cũng đúng, lập tức lấy ra dùng.

Chu Vũ Hàm trở lại phòng, nói không nên giữ Tưởng Võ khư khư ở nhà suốt
ngày, như thế không tốt, để cho nó cùng đi ra ngoài, mở mang kiến thức. Tưởng Văn lúc đầu không đồng ý, cảm thấy không thích hợp cho lắm, nhưng Chu Vũ Hàm sử dụng mỹ nhân kế nên Tưởng Văn đành gật đầu đồng ý.

Sáng sớm hôm sau, Chu Vũ Hàm phấn khởi rời giường. Tưởng Võ cũng rất hưng
phấn, nó lớn bằng này tuổi rồi mà ít khi ra ngoài. Nhà Nhị thúc cách gần đó không tính, kể từ khi mẹ nó ngã bệnh, nên ít lui tới nhà bà ngoại,
vì vậy, đối với chuyến đi lần này cảm thấy rất vui vẻ .

Hôm nay khí trời rất tốt, không lạnh lắm, một trận gió thổi qua hơi man
mát, đi trên đường như có cảm giác đi du xuân. Chu Vũ Hàm đi bên cạnh,
nhìn Tưởng Văn cầm đồ đạc bỗng nhiên nghĩ tới một bài hát:

‘Cô gái mặc áo đỏ thẫm, trên đầu đội một vòng hoa.

Trên mặt đánh phấn và bôi son,

Tay trái cầm một con gà, tay phải cầm một con vịt.

Cõng sau lưng một em bé mũm mĩm.’ (Không biết bài hát gì luôn)

Vừa nghĩ đến bài hát đó, không nhịn được phì cười, nhưng bây giờ em bé lại
biến thành Tưởng Võ, thế thì phải gọi là ‘em lớn’ chứ! Cứ vừa cười vừa
hát, Tưởng Văn nghe thấy trêu chọc hỏi nàng, khi nào thì sinh cho hắn
một em bé mũm mĩm, Chu Vũ Hàm bị hỏi vậy ngượng đến đỏ cả mặt. Tưởng Võ
đi phía sau nhìn hai người ân ái như vậy, trong lòng cũng vui mừng thay
cho đại ca, nó nghĩ tới sau này mình cũng nhất định phải cưới một thê tử hiền lành như đại tẩu.

Dọc theo đường đi, gặp không ít người, phần lớn đều là người Tưởng Văn quen biết, mỗi khi nhìn thấy đều rất thân thiết chào hỏi nhau. Còn có người
hỏi Tưởng Văn, trong khoảng thời gian này sao không thấy tới bán hàng,
Tưởng Văn cũng giải thích nói thời gian này bận rộn một ít chuyện nhà,
ngày mai sẽ đi bán tiếp.

---havucu.blogspot.com---

Thời gian cứ trôi qua nhanh chóng, tới Chu gia là giờ ăn cơm trưa, Vương thị vừa nhìn thấy con rể trở về nên yên lòng không ít. Chu Vũ Hàm lấy đồ
Tưởng Văn đã mua đưa cho Vương thị, Vương thị nhìn một hồi lại nói: "Các con vừa thành thân, sau này còn có chỗ dùng bạc nhiều! Sao mua đồ cho
chúng ta làm gì? Không biết tiết kiệm gì cả."

"Mẹ à! Người chửi oan uổng con rồi, đây là đồ huynh ấy mang từ tỉnh thành về mà."

"Đứa nhỏ này thật có tâm, lần sau tới đừng mua thêm cái gì nữa. Mua mấy món
điểm tâm đắt tiền này còn không bằng mua mấy lạng thịt!" Vương thị nhìn
con rể càng xem càng hài lòng. Vương thị lại dẫn bọn họ vào nhà chính
thăm bà ngoại Lý thị, tinh thần Lý thị đã tốt hơn. Mặc dù, đi đứng không linh hoạt, nhưng nói chuyện rõ ràng hơn trước kia. Dù sao, ở trong nhà
con gái cũng thấy trong lòng thoải mái hơn, với lại, mỗi ngày con rể đều mang súp bổ về cho bà uống.

Lý thị nhìn thấy Chu Vũ Hàm và Tưởng Văn tới cũng rất cao hứng, hai người
phụng bồi bà cụ nói chuyện một lúc, liền đi ra ngoài. Tiểu Hải và Lâm
Nhị cũng ở nhà, Tưởng Võ bị Tiểu Hải kéo vào trong phòng, bây giờ Tiểu
Hải cũng rất chăm chỉ học bài, vừa thấy Tưởng Võ tới đúng dịp để hỏi
bài. Tưởng Võ học trong thư viện rất giỏi, mỗi lần đều được hạng A, Tiểu Hải rất khâm phục đối với Lâm Nhị ca đấy.

Lúc nấu cơm, Vương thị nói với Chu Vũ Hàm hiện tại buôn bán không được tốt
như mùa đông. Chu Vũ Hàm nghĩ khí trời ngày càng nóng, thời tiết nóng
nực này dĩ nhiên có rất ít người đến mua hàng, nói Vương thị để về nhà,
nàng thử nghĩ xem có thể thay đổi món ăn khác không.

Lúc xế chiều, Vương thị nói cho Chu Vũ Hàm biết, Đại cữu muốn đón bà ngoại
về nhà, còn nói bây giờ nhà đã phân ra ở riêng, nhưng lần này vẫn thu
lúa mạch cùng nhau. Nhị cữu không ở nhà nên mợ Lê Hoa càng tác oai tác
quái. Vương thị sợ Lý thị đã lớn tuổi như vậy, lúc trở về ngộ nhỡ lại bị người đàn bà kia chọc tức thì phải làm sao, nhưng bà cụ lại không thể ở nhà con gái quá lâu, nếu không Đại cữu và Nhị cữu sẽ bị chê cười. Khó
trách Vương thị có chút không vui, Chu Vũ Hàm chỉ có thể ngồi nói chuyện giúp bà giải khuây.

Tưởng Văn đang kể chuyện trên tỉnh thành cho Chu Đại Phúc và ba đứa nhỏ nghe, trừ Lâm Nhị thì những người khác đều rất phối hợp, bày ra vẻ mặt rất
khoa trương. Vương thị cũng chạy tới nghe, Chu Đại Phúc và Vương thị
sống nửa đời người nhưng cũng chưa đi qua huyện Thông Hải bao giờ, nên
ngồi nghe rất hăng say.

Tiểu Hải và Tưởng Võ còn nhỏ tuổi, nên rất tò mò với cuộc sống ở bên ngoài.
Tưởng Văn thấy mọi người vui vẻ như thế, còn nói chờ sau này có tiền sẽ
dẫn mọi người lên tỉnh thành chơi một chuyến, Vương thị nghe con rể nói
vậy cảm thấy rất vui.

Ngày hôm nay cứ trôi qua một cách thư thái như thế, lúc ra về cha mẹ còn
luyến tiếc Tưởng Văn, Tiểu Hải và Lâm Nhị thì luyến tiếc Tưởng Võ, lại
không có ai quan tâm đến nàng, điều này khiến cho Chu Vũ Hàm cảm thấy
rất buồn bực, giống như nàng không phải là con đẻ của cha mẹ nữa.

Cứ thế cuộc sống lại tiếp diễn, mỗi ngày khi mặt trời mọc thì đi làm đến
khi mặt trời lặn thì nghỉ ngơi. Cũng may nhà Tưởng Văn không phải làm
ruộng, ruộng nhà hắn đều đưa cho Nhị thúc cày cấy, trồng trọt, hàng năm
chỉ lấy một ít lương thực về ăn. Chu Vũ Hàm nghĩ thầm may mà không phải
làm ruộng, nếu không phải đi nhổ cỏ, gieo hạt, rồi thu hoạch lúa, lại
mệt không chịu nổi.

---havucu.blogspot.com---

Qua hai ngày nữa, người môi giới tới nói là có hai người muốn bán cửa hàng, một cửa hàng có vị trí rất tốt nhưng giá cả hơi đắt, còn một cửa hàng
vị trí không đẹp lắm nhưng giá cả phải chăng, nói bọn họ đến xem thử.
Chu Vũ Hàm ngẫm nghĩ rồi bảo sáng mai sẽ qua sớm xem cửa hàng. Buổi tối, lúc Tưởng Văn trở về, Chu Vũ Hàm nói chuyện này cho hắn nghe, sáng hôm
sau cơm nước xong xuôi, hai người đến xem cửa hàng.

Quả thật, cửa hàng đầu tiên có vị trí rất tốt, người qua lại đông đúc, tấp nập. Sân phía sau rộng bằng nhà chính của Chu Vũ Hàm, hơn nữa, cửa hậu
viện sau nhà nằm ngay trên mặt đường. Quả thực, vị trí của cửa hàng rất
tốt, nhưng giá tiền hơi cao. Chủ cửa hàng muốn đến ở với con trai trên
tỉnh thành nên muốn bán cửa hàng này đi, ra giá ba trăm lượng bạc, bao
gồm cả đồ dùng trong viện cũng để lại cho bọn họ. Chu Vũ Hàm thương
lượng hồi lâu, chủ cửa hàng chỉ đồng ý bớt năm mươi lượng, nói nếu không muốn mua thì thôi, cửa hàng này có rất nhiều người muốn mua đấy.

Đến xem một cửa hàng khác, đường phố hơi nhỏ, với lại, cuộc sống dân cư nơi này rất loạn, mà giá bán chỉ có một trăm lượng. Chu Vũ Hàm và Tưởng Văn thương lượng với nhau, nếu như tiếc rẻ mua cửa hàng này, chỉ sợ làm ăn
không được suôn sẻ cho mấy, không bằng, cắn răng bỏ thêm ít tiền mua cái cửa hàng đầu tiên kia, làm ăn buôn bán cũng tốt hơn.

Lại chạy đến cửa hàng đầu tiên kia, thương lượng một lần cuối với chủ cửa
hàng, giá vẫn giữ nguyên, nhưng ông ấy đồng ý đưa thêm một số gia cụ
trong nhà nữa. Chu Vũ Hàm bất đắc dĩ đồng ý, trước khi thanh toán, chỉ
đặt cọc trước mười lượng bạc, bảo người môi giới ngày mai lại tới một
chuyến nữa.

Những thủ tục này, chỉ cần người mua ưng ý, những chuyện khác đều do người
môi giới lo liệu hết. Ví dụ như đến quan phủ sang tên quán, nếu sau này
cửa hàng gặp phải vấn đề gì, những người môi giới này cũng có chút quan
hệ với quan phủ, mà cửa hàng nhỏ giống như Chu Vũ Hàm mua phải đưa thêm
năm lượng bạc. Phần lớn người làm ăn đều tự ý biếu tặng, dù sao, đi đến
quan phủ cũng phải hiếu kính chút bạc cho họ, sau này xảy ra chuyện gì
còn có chỗ mà nhờ vả. Chu Vũ Hàm nghĩ người cổ đại cũng rất biết cách
kiếm tiền, toàn bộ phải dựa vào hoàn cảnh để kiếm sống!

Ngày hôm sau, đi giao nốt số bạc còn lại, và viết khế ước, hai ngày kế tiếp, Tưởng Văn lấy xong khế ước mua bán nhà. Hai người đang ở trong nhà
thương lượng, cửa hàng nên bán đồ gì, Chu Vũ Hàm nghĩ trước tiên cứ bán
mấy con thú bông, còn có thể bán thêm mấy món đồ chơi mới lạ khác. Còn
bán sách vở học vỡ lòng cho bọn nhỏ, bút giấy, chung quy, chính là bán
đồ cho trẻ em. Tưởng Văn suy nghĩ một lúc cảm thấy bán mấy đồ này cũng
được, hơn nữa, số bạc còn lại cũng không còn nhiều, bán những thứ này
chỉ cần bỏ ít tiền vốn thôi.

---havucu.blogspot.com---

Chu Vũ hàm nghĩ đến việc gánh hàng đi bán rong của Tưởng Văn có thể giao
lại cho con trai út nhà Nhị thúc - Tưởng Phong, nàng nghe Tưởng Văn nói
lúc trước muốn cho Tưởng Vũ đi theo để học hỏi nhưng Tưởng Vũ quá thật
thà, người mua hàng muốn ép giá, hắn cũng không nói gì. Tưởng Phong là
người linh hoạt, có thể làm buôn bán. Buổi tối, Tưởng Văn đi qua nhà Nhị thúc, đến trời tối khuya uống say khướt mới được Tưởng Phong đưa về
nhà.

Mấy ngày tiếp theo, Tưởng Văn dẫn theo Tưởng Phong đến mấy cửa hàng thường
xuyên lấy hàng trước kia, giới thiệu làm quen với ông chủ nhập hàng.
Tưởng Phong còn nhanh nhẹn hơn Đại ca nhà hắn, nhìn thấy người mua hàng
liền rao bán liên tục, có đôi khi còn thường xuyên giúp đỡ người ta.

Tỷ như nhà ai mua đồ, mà nhà đó có trẻ con sẽ lấy cho bọn nhỏ mấy cục
đường. Không đến mấy ngày, mọi người ở các thôn khác đều quen biết hắn,
làm ăn còn tốt hơn khi Tưởng Văn bán hàng! Vì vậy, Nhị thẩm mời nhà
Tưởng Văn qua ăn cơm để cảm ơn bọn họ thường xuyên chiếu cố nhà thẩm ấy.

Mấy bữa nay, phải tìm người sửa sang lại cửa hàng, hai vợ chồng đã quyết
định bán đồ dành cho trẻ nhỏ, cho nên sắp xếp, trang trí cửa hàng trông
có khung cảnh tươi vui chút. Chu Vũ Hàm đem ý nghĩ trang trí cửa hàng
của nàng nói cho Tưởng Văn biết. Tưởng Văn nghe thấy ý kiến này rất hay, sau này làm ăn buôn bán chắc chắn tốt hơn.

Để cho Chu Vũ Hàm toàn quyền phụ trách việc trang trí cửa hàng, cả đêm này Chu Vũ Hàm ngồi vẽ ra mấy kiểu dáng mới cho đồ chơi, tranh thủ lúc khai trương sẽ tung hàng ra. Nhưng cũng không dám để cho người khác làm mấy
thứ này, chỉ có thể bảo Hoa Lan tỷ và cả nhà Nhị thẩm tới hỗ trợ, Chu Vũ Hàm cũng nhờ Vương thị tới giúp đỡ.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui