Trọng Sinh Xuyên Qua - Con Đường Làm Giàu Của Thôn Hoa

An Lệ Nùng đi đôi giày mới và lắc chiếc giỏ nhỏ trong tay, giống như Cô bé quàng khăn đỏ đang đi thăm bà ngoại. Khi vui thì vung chiếc rổ nhỏ đập vào cây xấu hổ bên đường, rồi đắc ý cười lớn khi nhìn cây xấu hổ cuộn tròn lại thành quả bóng như một tên ác ôn.

‘ mặt trời ở trên cao, hoa cười đối với em...... La La la, tớ muốn hái rau đi......’ An Lệ Nùng xoay vòng tròn, nhìn thấy giày mới bị dính bùn, nhanh chống lấy một cái lá cây bên cạnh chà lau.

“Phụt.”

An Lệ Nùng nhìn lại chỗ phát ra thanh âm, là một cụ ông tóc trắng xóa chống xẻng sắt nhìn cô cười ha ha.

Tuy rằng quần áo đều đã bạc màu cũ nát, nhưng đều được giặt sạch sẽ.

Tuy trên mặt có rất nhiều nếp nhăn, nhưng hai mắt lại sáng ngời có thần.

Đây là một đôi mắt rất có tri thức.

An Lệ Nùng chớp chớp mắt, “Cháu chào ông.”

“Ha ha. Ngoan. Ngoan.” Lâu lắm rồi ông mới thấy được một cô bé tràn đầy sức sống và hy vọng như vậy, nhiều người tuy tuổi còn trẻ nhưng đã bị cuộc sống ép cho phải cong lưng, gương mặt chết lặng, nét mặt tiều tụy vì áp lực của những tháng ngày nghèo khó.

“Cháu rất tốt.”

An Lệ Nùng sửng sốt một chút, “Ông cũng rất tốt.”

“Ha ha ha. đã thật lâu ông không vui vẻ như vậy.”

Tinh thần ở đó, hy vọng liền có. Ông vẫn luôn thích nhìn thấy bộ dáng những người trẻ tuổi tinh thần phấn chấn.

An Lệ Nùng nghi hoặc nhìn đối phương, không rõ đối phương đang nói cái gì.

Khoảng cách thế hệ hàng chục năm, không hiểu liền không hiểu vậy.

An Lệ Nùng không hỏi cách xưng hô như thế nào, mà có vẻ ông cụ cũng không có ý muốn nói. Cụ ông cười cười, đem phân bò hốt vào cái ky hốt rác, sau đó gánh cái ky lung lay rời đi.

Nhìn bóng dáng ông cụ, An Lệ Nùng đột nhiên hiểu rõ, Cụ ông này hẳn là ở trên miếu rách trên núi.

Trong căn miếu rách của thôn Thạch Hà có mười mấy người đến từ các nơi khác nhau, làm nghề khác nhau đang ở, điểm giống nhau lớn nhất của những người này chính là: Có tài, có bản lĩnh, hoặc là đã từng có tiền.

Thôn Thạch Hà xa xôi cằn cỗi, rất nhiều người yêu cầu làm cải tạo tư tưởng giáo dục đều sẽ được đưa tới đây.

An Quốc Bang kính trọng tri thức, tôn trọng những người có bản lĩnh, cho nên cũng không có khắc nghiệt đối với những người này. Đương nhiên, vì ngươi tốt ta tốt mọi người cùng tốt, nên cũng không có gì đãi ngộ tốt.

Người ở trong miếu rách tuy rằng không giống những nơi khác phải làm những công việc nặng nhọc nhất, nhưng lại là dơ nhất, nhặt phân bò phân trâu chính là một trong số đó.

Người thôn Thạch Hà nghèo đói, tư tưởng cũ kỹ, có một loại tình cảm riêng đối với miếu trong thôn. Tuy rằng lúc trước cũng theo trào lưu mà đập phá, nhưng cũng chỉ là mang tính tượng trưng kêu kêu khẩu hiệu ném tượng đá bên ngoài mà thôi, bên ngoài nhìn rách nát nhưng bên trong vẫn còn tốt.

Mặc dù biết rằng trong căn miếu đổ nát luôn sẽ có một nhóm người như vậy, không biết qua bao lâu liền có khả năng được thăng chức rất nhanh hoặc lên chức to, nhưng An Lệ Nùng cũng không muốn tiếp xúc nhiều, ở chung bình thường giống người trong thôn là được.

Việc ‘ hiện tại trả giá một cái bánh bao bằng lương thực, về sau thu hoạch một cái bánh bao bằng vàng” mà nữ chính trong niên đại văn thích làm, An Lệ Nùng cũng không tính toán sẽ làm theo.

Tuy rằng nói tích thủy chi ân đương dũng tuyền tương báo, nhưng ai cũng đều không phải kẻ ngốc.

Đặc biệt là những người đã từng ở địa vị cao lại nhìn quen nhân tình ấm lạnh, so với việc ‘ đưa than ngày tuyết ’ bọn họ càng nguyện ý tín nhiệm với việc trao đổi ích lợi.

An Lệ Nùng tiếp tục đi về phía trước, nhìn thấy cây rau muốn vừa mới ra hoa liền ngắt một bông hoa bìm bìm cài lên một bên tai. Lúc đi ngang qua sân phơi lúa, nhìn thấy một đám nhóc con đang chơi trò chơi gia đình, mà cụ ông vừa mới nhặt phân trâu cũng đang ngồi ở bên cạnh xem cười vui tươi hớn hở, vẻ mặt từ ái, thường thường phát biểu một chút ý kiến.

Sân phơi lúa thu hoạch vụ mùa chính là công viên trò chơi của tụi nhỏ, nhảy dây, nhảy lò cò, chơi trò chơi gia đình, hoan thanh tiếu ngữ râm ran khắp phụ cận sơn cốc.

Người già trong thôn không có việc gì làm cũng thích ngồi ở trước cửa phòng nhỏ bên cạnh sân phơi lúa xem bọn nhỏ chơi đùa.

An Lệ Nùng cười cười với ông cụ, đứng ở bên cạnh xem một đám nhóc con chơi, chơi ‘ đến nhà người khác làm khách ’ trò chơi gia đình.

Mấy đứa nhóc lần lượt sắm vai ba mẹ, con cái, khách đến chơi, hàng xóm, vv sau đó lấy cỏ dại vờ làm rau xanh, bùn là thịt, nước suối là canh, còn có trà và rượu......

Mỗi cử động, động tác, vừa ấu trĩ vừa buồn cười, nhưng lại rất thú vị.

Cụ ông thì ở bên cạnh dạy tụi nhỏ lễ nghi khi tới làm khách, chủ nhà, khách khứa đều cần phải phân biệt phải chú ý những gì? Nghiêm túc lại kiên nhẫn.

An Lệ Nùng không ngờ ông cụ thế nhưng thừa dịp lúc tụi nhỏ đang nô đùa mà dạy dỗ bọn trẻ, ánh mắt nhìn về phía ông tràn đầy kính trọng. Trên thế giới này luôn có một ít người, dù đang trong vũng bùn nhưng vẫn luôn nỗ lực vươn lên, cho dù từ thiên đường ngã xuống địa ngục, nhưng trong lòng vẫn như cũ mang theo hy vọng.

- ------Hết Chương 32--------


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui