Trùm Tài Nguyên

Phương Minh Viễn cười nói:

-Thầy Trần, chúng ta cứ định như vậy đi, trước hết, định hướng của trường đại học này là phi lợi nhuận, 10 năm đầu sau khi xây dựng, phí xây dựng sẽ được trả dưới danh nghĩa các sản nghiệp nhà họ Phương chúng tôi quản lý và một số công ty do tập đoàn vận tải biển Hồng Kông Quách Thị đứng đầu quyên góp. Bắt đầu tuyển sinh đại học, chúng tôi cũng không định tranh giành thí sinh với các trường đại học khác. Thứ nhất, dù sao chúng ta cũng là trường dân lập mới thành lập, về thế lực thì đừng nói các trường thuộc hàng top trong nước, chỉ riêng các trường hạng 3 cũng không so bì nổi. Vì thế, ban đầu lượng thí sinh tuyển sinh sẽ không cao, chủ yếu vẫn là con cháu các gia đình công nhân và các hộ nghèo.

-Cậu nói cậu muộn nhận cả học sinh nghèo vào học sao?

Thầy Trần Nam Sơn nghe vậy càng hiếu kỳ hơn, học sinh nghèo là không thể và càng không đóng nổi học phí ý chứ?

Phương Minh Viễn cười nói:

-Đúng thế, tôi nghĩ như vậy đấy, học sinh con nhà giàu có, dù cho thi đại học không tốt vẫn có thể thi lại năm sau, nều không thì quyên chút tiền là bước vào cánh cổng trường đại học. Những người như vậy đương nhiên không cần họ Phương chúng tôi “Trên gấm thêu hoa” rồi! Còn học sinh nhà nghèo, lại thường đỗ vào đại học nhưng không thể gánh nổi các khoản phí đại học. Mà các học sinh hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những học sinh vùng nông thôn, tuy cái nhìn không thể so sánh với học sinh thành phố nhưng khả năng tự chăm sóc mình của chúng rất cao, khả năng bắt tay vào việc cũng rất lớn, cơ sở lý thuyết cũng không hề yếu. Nếu có thể học tập trong điều kiện tốt hơn, tôi tin tương lại của chúng cũng chẳng thua kém gì dân thành thị. Vì thế…

-Khoan đã khoan đã, lẽ nào cậu định miễn giảm học phí cho chúng sao?

Giang Ái Hoa giật mình nói. Không có tài trợ từ nhà nước, lại còn miễn giảm học phí cho học sinh, cái cậu họ Phương này, đúng là không biết tiếc tiền!

Không không không, Bác Giang hiểu nhầm rồiPhương Minh Viễn lắc đầu liên tục nói. Đối với nhà họ Phương thì miễn giảm học phí cho học sinh cũng chẳng có gì to tát. Số tiền ủng hộ cho từ thiện tăng lên mỗi năm cùng với sự phát triển nhanh chóng của sản nghiệp nhà họ Phương, thêm cái việc miễn giảm này cũng chẳng đáng là gì.

Nhưng Phương Minh Viễn hiểu rõ, ở Trung Quốc, rất nhiều việc không chỉ đơn giản dùng hai chữ tốt xấu mà giải quyết được.

Nhiều lúc, tâm tốt nhưng việc làm lại xấu! Không những không đạt được mục đích ban đầu, thậm chí làm không tốt còn khiến mình loạn lên!

Huống hồ, làm con chim đầu đàn, họ Phương có thể thành lập một trường đại học dưới danh nghĩa của mình, lại được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, như vậy trong ngành giáo dục Hoa Hạ đã tỏa sáng vô cùng rồi. Nếu cam kết miễn giảm học phí nữa thì có gì đó quá rồi! Lúc đó không chắc không xuất hiện điều ong tiếng ve, rồi lại rước thêm vô số rắc rối. Điều này đi ngược với những gì Phương Minh Viễn mong mỏi.

-Chúng ta cứ làm theo như kế hoạch này, một mặt, đối với các học sinh hoàn cảnh khó khăn, mỗi năm chỉ cần đóng một phần học phí, một phần đó là bao nhiêu tạm thời chưa quyết định, những khoản phí còn lại có thể đóng dần trong một năm học. Nhà trường tạo điều kiện để những học sinh này có cơ hội đi làm ngoài giờ lên lớp. Bên Phụng Nguyên của chúng tôi cũng sẽ cung cấp cơ hội làm thêm cho những học sinh này. Tuy rằng có thể sẽ mệt, nhưng nếu chúng có thể làm việc một cách chăm chỉ thì phần dư sau khi đóng hết học phí cũng đủ cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Mặt khác, chúng tôi dự định sẽ có những học bổng giá trị lớn giành cho những học sinh có thành tích đặc biết xuất sắc! Giá trị học bổng tương đương với học phí mỗi năm và phí sinh hoạt trong một năm. Phương Minh Viễn nói.

-Được!

Thầy Trần Nam Sơn hưng phần vỗ bàn nói. “Hơn cả từ thiện!” cả đời ông gắn với sự nghiệp giáo dục, đối với các thể loại phí ở cấp đại học càng lúc càng cao, học sinh có hoàn cảnh khó khăn cho ví như có đỗ đại học đi chăng nữa thì cuối cùng cũng vì không đủ tiền nộp học phí mà bỏ dở giấc mơ đèn sách, cũng rất đau lòng.

Phải biết rằng, vì những quy tắc tuyển sinh của đại học Trung Quốc mà những cố gắng của các học sinh đến từ thành phố cấp 2, thậm chí cả những học sinh đến từ nông thôn luôn là bội số của những học sinh ở thành phố cấp 1. Mỗi học sinh có thể nhận đc thông báo trúng tuyển đại học kia, đều là những học sinh xuất sắc của những trường họ, và những học sinh vất vả kia, được gọi là những kẻ may mắn trong hàng nghìn người, tuyệt nhiên lại chỉ vì không đủ tiền nộp học phí mà không thể không từ bỏ. Lãng phí nhân tài một cách nghiêm trọng.

Mà nhà họ Phương xây dựng trường này, nếu thật sự có thể làm được như lời Phương Minh Viễn nói, rõ ràng đã mở ra cho những con người kia một lối đi! Cũng có thể nói đã cho họ những hy vọng mới.

-Vậy thì Phương Minh Viễn anh định dùng hình thức gì để quản lý trường đại học này?

Trần Nam Sơn truy vấn hỏi.

Phương Minh Viễn gãi gãi đầu, khuôn mặt có vẻ khó khăn nói:

-Thầy Trần, chúng tôi vẫn chưa thống nhất được việc hiệu trưởng quản lý hay để giáo sư coi sóc!

-Hả?

Khuôn mặt thầy Trần Nam Sơn kinh ngạc pha lẫn niềm vui.

-Ý cậu là hiệu trưởng không do nhà nước quyết định?

Phương Minh Viễn còn chưa kịp trả lời, thầy Trần Nam Sơn vỗ trán nó:

-Tôi quên mất, trường các cậu là trường dân lập, còn có nhận tài trợ nhà nước! Được! Được lắm!

Thầy Trần Nam Sơn hào hứng quá mức như vậy, Giang Nhạc Sơn không thể không kéo kéo tay áo ba mình, nói nhỏ :

-Ba, cách quản lý của hiệu trưởng con hiểu, nhưng chế quản lý giáo viên trong trường là phương thức quản lý thế nào vậy?

-Hả? Nhạc Sơn, hiệu trưởng quản lý trường con hiểu nghĩa là thế nào không? Giọng nói của Nhạc Sơn không qua được tai của thầy Trần Nam Sơn, ngay lập tức ông quay đầu hỏi.

-Chính là…chính là do hiệu trưởng của trường đại diện cho trường và chịu trách nhiệm về quyền quyết sách của trường, quyền chỉ huy, quyền nhân sự và tài vụ.

-Chắc là phụ trách quản lý hoạt động dạy học nghiên cứu khoa học thường ngày của trường, quản lý trường theo cơ chế quản lý. Giang Nhạc Sơn không chắc chắn trả lời.

-Cậu nói là hiệu trưởng quản lý trong nước, còn cậu ta có lẽ nói về hiệu trưởng quản lý của đại học Harvard?

Trần Nam Sơn lắc đầu nói.

-Hả?

Cha con Giang Ái Hoa đồng thanh hô lên.

Thầy Trần nói đúng rồi đó! Phương Minh Viễn gật đầu đáp.

-Đại học Harvard, đại học nổi tiếng nhất nước Mỹ. Trường này cũng thực hiện mô hình hiệu trưởng quản lý, tuy nhiên mô hình hiệu trưởng quản lý của nó được xây dựng trên cơ sở hệ thống hai viện. Hệ thống hai viện là do Hội đồng quản trị cấu thành từ những người trong trường và Ủy ban giám sát trường do những người không thuộc trường đứng đầu.

Nói cho chính xác thì nên là hiệu trưởng quản lý của Hội đồng quản trị, hiệu trưởng là Giám đốc điều hành Hội đồng quản trị, phụ trách các việc như giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân sự, học sinh…

Ví dụ như, những người quản lý các khoa đều do hiệu trưởng chỉ định, và phải chịu trách nhiệm với hiệu trưởng. Ủy ban giám sát trường thì kiểm soát Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị kiểm soát. Hiệu trưởng quản lý các hiệu phó và người phụ trách các khoa. Cách thức quản lý này rất bền, rất khó có thể phát sinh việc chen ngang cũng như lạm dụng chức quyền.

Thầy Trần Nam Sơn giải thích.

-Còn về mô hình giáo sư quản lý trường mà Minh Viễn nhắc đến là ở trường Yale danh tiếng, có những ảnh hưởng không nhỏ tới thể chế giáo dục đại học ở Mỹ.

- Nói một cách đơn giản, hiệu trưởng thuộc Hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia quản lý trường mà do các giáo sư ra nội quy. Nếu cậu có hứng thú thì có thể xem qua lịch sử đại học Thanh Hoa. Tôi nhớ là hiệu trưởng thời kỳ đầu Dân quốc Mai Di Kỳ đã thể hiện rất tốt tinh túy của hệ thống giáo sư quản lý.

-Người học cao, không phải ở cao lầu, mà ở thầy cao kiến thức!

Phương Minh Viễn nhẹ giọng nói.

-Không tồi, chính là câu này!

ThầyTrần Nam Sơn vỗ tay trầm trồ khen ngợi.

-Hiệu trưởng Mai đã từng đã từng ví hiệu trưởng với vua trong kinh kịch, tuy mỗi lần ra sân khấu đều áo mũ chỉnh tề, lễ nghi đầy đủ, quan văn quan võ, hô trước có sau, nhưng người xem kịch chân chính cũng không chú ý đến vị vua ngồi ngay ngắn cũng thế, hoàng đế cũng thế, vì kịch hay không phải do ông ta hát! Mà khi khán giả trầm trồ khen ngợi, vị vương gia này, chẳng qua số ông ta cũng may, được trong một “đội hình” tốt. Nói trắng ra, hiệu trưởng Mai cho rằng giáo sư và học sinh mới là chủ thể của trường học, không có hiệu trưởng và nhân viên. Thông báo tái tuyển dụng một “bộ” cũng vậy thôi, tuy nhiên, một ngôi trường không có giáo sư với học sinh thì không thể gọi là trường được! Vì thế, ông cho rằng hiệu trưởng chẳng qua chỉ chỉ đạo nhân viên làm chân sai vặt chuẩn bị bàn ghế phấn bảng cho giáo sư và học sinh mà thôi!

Phương Minh Viễn khẽ gật đầu, vì chịu ảnh hưởng của quan niệm này, thời kỳ đầu Dân quốc, đại học Thanh Hoa mới có thể liên tục trục xuất rất nhiều hiệu trượng đương nhiệm, trong đó, khi Ngô Nam Hiên giữ chức hiệu trưởng, 48 giáo sư cùng kí tên đưa kiến nghị nếu không thay đổi hiệu trưởng, học kỳ sau, họ nhất định rời khỏi đại học Thanh Hoa. Thế mới khiến bộ Giáo dục và Đào tạo lúc bấy giờ không thể không cách chức hiệu trưởng đương nhiệm Ngô Nam Hiên.

Chỉ có điều sau kiến quốc, quan niệm này bị nhà nước vứt bỏ và áp chế, mà cũng do các trường đại học đều là trường quốc lập. Như vậy, các hiệu trưởng do nhà nước bổ nhiệm, và cũng trở thành kết quả mà các trường không thể không chấp nhận. Kết quả là tính** của nền giáo dục không còn, việc hành chính hóa đại học trở nên phổ biến. Đúng ra phải coi hiệu trưởng và những nhân viên trong trường phục vụ giáo viên và học sinh là nhân vật chính, mà đúng ra các giáo sư và học sinh phải được hưởng sự phục vụ lại biến thành những kẻ đầy tớ không thể không khúm núm.

Giang Nhạc Sơn không thể không bị cuốn hút bởi những thứ này, mà cậu ta còn có vẻ có gì đó khó tưởng tượng ra, hiệu trưởng trường đại học lại chỉ vì bị các giáo sư và học sinh phản đối mà không thể không rời đi!

-Minh Viễn, không biết lượng giáo viên hiện giờ trong trường anh thế nào?

Thầy Trần Nam Sơn lại hỏi.

-Đội ngũ giáo viên… chỉ có thể nói là thiếu trầm trọng!

Phương Minh Viễn thở dài nói.

-Dù sao trường chúng ta cũng là trường mới lập, danh tiếng không có, các giáo sư danh tiếng trong nước đa số lại là trụ cột của các trường khác, đương nhiên không dễ dàng cho chúng ta để mời về. Vì thế trước mắt tính chất quyết định là ở một số giáo sư đến từ Hồng Kông, Nhật Bản và châu Âu. Chỉ là họ không ở trường trong thời gian dài, cái này đâu đầu đây!

-Cậu mời cả giáo sư đại học nước ngoài sao?

Thầy Trần Nam Sơn càng thêm phần ngạc nhiên, trầm ngâm một lát rồi nói:

-Tính cả tôi thì sao?


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui