Trùng Sinh Chi Si Tửu Hữu Diễn

Sáng sớm mùng một, Hạ Việt tỉnh lại giữa một tràng tiếng nổ ầm vang.

“Pháo?”

Thức Yến vùi trong lòng Hạ Việt dụi mắt, buồn ngủ không chịu nổi. Hạ Việt nhìn y đáng yêu như thế, cúi xuống hôn lên trán y một cái.

Âm thanh cách đó không xa, đứt quãng từng đợt, Hạ Việt nghĩ thầm chắc là hạ nhân đang ở ngoại viện đốt pháo tre (1). Đốt pháo tre là phải mở cổng lớn, nhớ tới hôm nay phải đi đến lò rượu tế tửu thần, Hạ Việt không dám chậm trễ, trong lòng cũng có chút hưng phấn, vội vàng từ trên giường đứng lên.

Thức Yến thấy Hạ Việt đã thức dậy, cũng nghiêm chỉnh hầu hạ hắn mặc quần áo. Hai người rửa mặt chải đầu, ăn một ít điểm tâm rồi đi lì xì cho hạ nhân một bao to.

Nhìn thời gian không sai biệt lắm, Hạ Việt liền dắt Thức Yến đi chúc tết các trưởng bối, nhét vào ngực y vài phong bao đỏ thẫm, lúc này mới theo Vân lão gia đi vào lò rượu.

Lò rượu kỳ thực ở ngay phía sau Vân gia, diện tích không nhỏ, có đại viện vây quanh, kiến trúc là kiểu tứ hợp viện. Khu phía Bắc của lò rượu là một gian nhà lầu hai tầng, đây cũng chính là nơi cất rượu, phía sau có một ống khói cao lớn. Các học đồ ở trong sân đang cọ rửa mấy thùng gỗ nhỏ, ống khói cao cao đằng xa không ngừng tuôn ra khói màu trắng cuồn cuộn, trong không khí truyền đến từng trận hương khí nồng đậm.

Vân lão gia dẫn Hạ Việt đi vào viện, cả hai vừa bước xuống đã trông thấy một đoàn người đứng chờ sẵn. Dẫn đầu là một nam nhân trung niên, trông có vẻ lớn tuổi hơn cả Vân lão gia, vóc người không cao lắm nhưng khuôn mặt lại kiên nghị. Y đứng đó, có cảm giác cả người đều toát ra một loại uy áp không thể bỏ qua.

“Đây là Đỗ sư của lò rượu Vân gia chúng ta.” Vân lão gia giới thiệu hắn với Hạ Việt: “Kỹ thuật chưng cất rượu của hắn ở Lạc Việt phải nói là số một số hai.”

Hạ Việt liền vội vàng hành lễ vấn an.

Đỗ sư chính là linh hồn cùa lò rượu, nếu dùng ngôn ngữ của xã hội hiện đại, y gần như được xem là “bếp trưởng”. Mọi giai đoạn trong quá trình chưng cất rượu đều do Đỗ sư phụ trách, kỹ thuật của y trực tiếp quyết định hương vị và chiều sâu của rượu được cất ra. Đã uống qua vài loại rượu của Vân gia, Hạ Việt rất muốn bái kiến vị Đỗ sư tháo vát này, lúc này gặp được tự nhiên càng thêm cung kính.

Đỗ sư nở nụ cười, “Lão gia quá khen, số một số hai ta không dám nói, cơ mà hạng ba coi như tàm tạm.”

Mọi người nghe xong cũng cười theo, Hạ Việt lại càng thích người ngạo khí như vậy.

“Lần trước gặp thiếu gia, người còn nhỏ lắm, ta lúc đó cũng chỉ là một diêu sư (phụ trách lên men), ngờ đâu chớp mắt một cái đã qua nhiều năm như vậy.” Đỗ sư híp mắt nhìn Hạ Việt, trong giọng nói có chút cảm khái, “Bất quá ta không biết thiếu gia hôm nay tới đây nên không chuẩn bị tiền lì xì a.”

Vân lão gia nghe vậy cười ha hả, “Đỗ sư, ngươi không cần cho hắn tiền lì xì, sau này hắn còn phải lì xì ngược cho ngươi đó nha.”

Đỗ sư sửng sốt, có chút không dám tin nhìn Vân lão gia.

“Lão gia, ý của ngài là…”

Vân lão gia rất tự hào vỗ vỗ vai nhi tử, “Ta ngày hôm nay chỉ là dẫn hắn đến xem qua mà thôi, sau này hắn sẽ thường xuyên tới đây.”

“Thiếu gia muốn kế thừa lò rượu?!” Không chỉ Đỗ sư, các công nhân chưng cất rượu khác đều rất ngạc nhiên nhìn Hạ Việt.

Hạ Việt cảm thấy trên người mình hội tụ đủ loại ánh mắt chờ mong của mọi người, nghĩ đến trước đây Vân Hạ Việt kia một bước cũng nhất quyết không tiến vào hầm rượu, tâm tình thực sự có chút phức tạp. Thân là con trai duy nhất của Vân gia, hắn rốt cuộc đã phụ kỳ vọng của bao nhiêu người a.

“Đúng vậy.” Hạ Việt hơi cúi người xuống, thành khẩn nhìn thẳng vào mắt của Đỗ sư, “Trước kia là ta không hiểu chuyện, sau này ta sẽ nghiêm túc đến đây học hỏi, hi vọng Đỗ sư có thể chỉ điểm ta một chút.”

Đỗ sư nghe đoạn rất kích động, kéo tay của Hạ Việt liên tiếp nói được, trên mặt những người đứng sau lưng hắn cũng đều là thần sắc mừng rỡ.

Vấn đề về người thừa kế không chỉ có mình Vân lão gia phiền não, đây cũng là sự lo lắng của tất cả mọi người ở lò rượu. Nhân phẩm và giáo dưỡng của thiếu gia rất tốt, nhưng hết lần này tới lần khác hắn không chịu kế thừa lò rượu, điều này làm cho đám người Đỗ sư vừa đau lòng vừa tiếc nuối.

Vì vậy trong bầu không khí hân hoan ấy, Vân lão gia mang theo Hạ Việt cùng người ở lò rượu từng bước một lên lầu.

Nơi tế tửu thần ở trên lầu. Lầu các không rộng lắm, trần nhà cũng không cao, Hạ Việt khó khăn lắm mới có thể đứng thẳng, thỉnh thoảng còn phải cúi đầu tránh xà nhà.

Đàn tế nằm ở sâu bên trong lầu các, bốn phía phiêu đãng một loại không khí rất đặc biệt, mọi người vốn còn đang cười đùa thấp giọng nói chuyện với nhau, vừa bước lên lầu, xung quanh chợt yên tĩnh lại, ai nấy đều nghiêm túc hẳn lên.

Người nào càng yêu rượu thì càng kính nể tửu thần, không dám bất kính với bề trên. Lò rượu hàng năm sẽ tế thần hai lần, lần đầu tiên là ở lúc giao mùa, trước khi hàn tạo (bắt đầu lạnh) đến người ta sẽ tranh thủ quét dọn hầm cất rượu, sau đó tế bái tửu thần, lần thứ hai là mùng một tháng giêng.

Lại nói đến hàn tạo, đây là thuật ngữ trong nghề sản xuất rượu. Thời điểm thích hợp để rượu lên men kéo dài từ thu phân năm này cho đến xuân phân năm sau, vì vậy đa số các lò rượu đều chọn thời điểm lạnh nhất trong mùa đông để bắt đầu công tác ủ rượu, bởi vậy mới gọi là hàn tạo.

Trên đàn tế thần đã thắp nến, cống phẩm cũng được bày xong. Vân lão gia hai tay cầm hương tiến lên, Đỗ sư theo sát hắn, Hạ Việt cùng những người khác ở sau lưng Đỗ sư, quì dưới đất nhắm mắt yên lặng cầu khẩn.

Vân lão gia mong mỏi một năm mưa thuận gió hoà, chưng cất rượu thuận lợi, xin tửu thần phù hộ cho không xuất hiện rượu hỏng.

Chưng cất rượu không hoàn toàn phụ thuộc vào tay nghề mà còn phải xem thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến việc chưng cất rượu. Chưng cất rượu cần phải luôn duy trì nhiệt độ thấp và độ ẩm thích hợp trong thời gian dài, không khí cũng phải sạch sẽ, nên không ai hi vọng mùa đông lại nóng cả.

Sau khi cầu nguyện, Vân lão gia tiến lên cắm hương, sau đó bắt đầu mời rượu. Hương chỉ cần một nén là đủ, lễ mời rượu mọi người đều phải tham dự, trên đàn tế để một bình rượu, mỗi người châm sẵn một li rượu, lần lượt tiến lên rót rượu vào trong bình.

Toàn bộ quá trình tế thần đều thập phần an tĩnh, không hề có âm thanh dư thừa, ai ai cũng đều trang trọng chăm chú.

Đợi mọi người mời rượu xong, Đỗ sư lấy một vò rượu ngon ra, vò rượu này vốn được giữ lại để chiêu đãi mọi người vào dịp năm mới, tỏ vẻ một năm vừa qua công việc chưng cất rượu thuận lợi hoàn thành, cảm tạ tửu thần đã bảo hộ.

Lễ tế kết thúc, mấy công nhân cáo từ, tiếp tục trở lại làm việc, Vân lão gia thì mang theo Hạ Việt đi tham quan một vòng.

Ở lò rượu, công nhân chưng cất rượu còn được gọi là tàng nhân. Đỗ sư là người phụ trách tối cao của hầm rượu Vân gia, phía dưới có trợ lý của Đỗ sư, kế tiếp là diêu sư phụ trách lên men cơm, ba người này chính là cốt lõi của hầm rượu. Chưng cất rượu ngoại trừ “diêu” (men nấm), còn phải có “nguyên”, nguyên tức là men rượu, người phụ trách lên men rượu gọi là nguyên sư, ngoài ra còn có người phụ trách chuyện nấu cơm, còn lại đều là học đồ.

Các học đồ mỗi ngày đều phải dọn dẹp hầm rượu, cọ rửa các dụng cụ chưng cất. Hạ Việt trông thấy một cái thùng gỗ cao một thước dùng để chuyển nước xuống hầm, một cái bồn tròn to đùng để vo gạo, nấu cơm và men rượu, còn có một cái sàng hình chữ nhật để rải cơm, gậy gỗ to để quấy gạo. Những công cụ chỉ từng được thấy trên tranh ảnh nay lần lượt xuất hiện trước mắt, Hạ Việt nhìn đến nhập thần.

Vân lão gia thấy Hạ Việt đứng trong sân say sưa nhìn chằm chằm không chịu chuyển bước, rốt cục triệt để tin rằng nhi tử thích nấu rượu, trong lòng hắn vốn còn có chút bận tâm, lúc này đã hoàn toàn bốc hơi.

Bất quá cũng không thể để con cứ cắm rễ trong sân nhìn người ta dọn rửa, Vân lão gia cuối cùng vẫn kéo hắn đi theo mình, cả hai người tiến sâu vào trong hầm rượu.

“Bọn họ đang nấu cơm, ngươi cũng từng đọc sách, chắc hẳn cũng biết công đoạn này quan trọng thế nào.” Vân lão gia chỉ vào thùng gỗ đang bốc khói nóng hổi, “Buổi sáng phải ưu tiên việc này trước, cơm nấu ra sẽ quyết định phôi rượu là tốt hay xấu.”

Hai bên trái phải có tàng nhân đang vo gạo, Hạ Việt ngồi bên cạnh xem, sau khi được cho phép, hắn đưa tay nhặt một nhúm gạo đưa lên nhìn.

Hạt gạo rất no tròn, nhìn qua trắng nõn, Hạ Việt biết đây là gạo đã được xát sạch sẽ.

“Đây là gạo đã được xát bảy phần?” Hạ Việt hỏi hai người đang ngồi vo gạo kia.

Tàng nhân cười trả lời: “Đúng vậy, thiếu gia nhìn ra được?”

Hạ Việt gật đầu, lấy một hạt gạo ra. Giữa hai ngón tay của hắn, hạt gạo nhỏ trắng nõn phát ra ánh sáng nhờ nhờ.

Gạo là sinh mệnh của rượu, gạo để cất rượu và gạo để ăn không giống nhau, gạo để cất rượu có kích thước lớn hơn, bởi vì trong gạo này có một bộ phận màu trắng đục gọi là tâm gạo. Tâm gạo rất giàu tinh bột, tinh bột sau khi lên men sẽ phân hủy và biến thành đường, phối hợp con men lẫn bánh men rượu, bởi vậy có thể làm ra rượu ngon hay không, tất cả đều phụ thuộc vào gạo đã được xay xát tốt hay chưa.

Gạo rượu chưa được xát gọi là đại mễ, xát rồi thì gọi là tinh mễ. Sở dĩ phải xát gạo là để loại bỏ các chất khác, cố gắng chỉ chừa lại tâm gạo, tầng ngoài của gạo chứa an-bu-min và chất béo, rượu nấu ra sẽ có tạp vị.

Gạo xát bảy phần tức là mài bỏ ba lớp ngoài, giữ lại bảy phần trong. Đương nhiên, tinh mễ phần trăm càng thấp, rượu cất ra sẽ càng ngon. Ở hiện đại, gạo thậm chí có thể được xát tới bốn, năm phần, thậm chí ba phần, cho ra loại rượu có phẩm chất vô cùng ưu tú.

Lạc Việt không có máy xay gạo, có thể xát ra tinh mễ bảy phần đã làm Hạ Việt rất kinh ngạc, hắn thật tò mò kỹ thuật và phương pháp xát gạo của Lạc Việt, bất quá chỉ có thể đợi đến lúc thu hoạch gạo năm nay mới có thể thấy được.

Hạ Việt thả gạo trên tay xuống, đứng dậy nhìn nồi nấu cơm.

Mấy tàng nhân đang đứng trên cao, dùng gậy gỗ liên tục đảo tới đảo lui. Thân ảnh của bọn họ khuất sau làn hơi dày đặc, động tác sạch sẽ lưu loát, không có đối thoại dư thừa, chỉ chăm chú vào động tác lặp đi lặp lại trên tay, phảng phất như đang tiến hành một nghi thức nào đó.

Mùi hương của cơm thơm nóng xông vào mũi Hạ Việt, hắn rất muốn đi tới nếm thử một chút, vừa cúi đầu lại nhìn thấy áo choàng rộng thùng thình hôm nay mặc để đi tế tửu thần, tuy rằng trang trọng nhưng không thích hợp làm việc. Hơn nữa, hắn đột nhiên mở miệng nói muốn nếm thử, đại khái cũng sẽ gây phiền toái cho mọi người. Hạ Việt yên lặng nhịn xuống xung động, an ủi bản thân rằng sau này còn có cơ hội.

Hắn theo Vân lão gia đi qua một căn phòng khác, nơi này rất khô ráo, trên mặt đất bày hơn mười tấm ván gỗ to, bên trên trải vải trắng, cơm đã nấu xong được rải đều lên đó. Mấy công nhân chưng cất rượu liên tục lật tới lật lui, cơm rất mau chóng nguội đi.

Đỗ sư lúc này cũng đã đến, có tàng nhân trông thấy hắn, lập tức cầm một ít cơm lên, ấn lên trên mặt ván gỗ thành dạng bánh, đưa cho Đỗ sư.

“Cha, đây là cơm đã nấu của ngày hôm nay.”

Đỗ sư là lão đại ở lò rượu, ở đây cũng có mấy người tầm tầm tuổi với hắn. Người nào nhỏ tuổi thì gọi hắn một tiếng cha, ít tuổi hơn hắn một chút thì gọi là lão đại. Tàng nhân hầu như ít khi nào gọi thẳng tên họ của Đỗ sư, ngay cả Vân lão gia cũng gọi hắn là Đỗ sư.

Đỗ sư cầm bánh cơm lên, tỉ mỉ nắn bóp. Làm bánh cơm cũng là một nghi thức trọng yếu, bánh nếu ăn ngon còn có thể qua nó xác nhận phẩm chất của cơm đã nấu ngày hôm đó.

“Thiếu gia, người nhìn này.” Đỗ sư cười, đưa cơm cho Hạ Việt, “Bánh cơm này có độ co dãn tốt, có thể kéo dài ra, lúc ăn thử thì ngoài giòn trong mềm, gạo này chắc chắn sau khi lên men sẽ rất tuyệt.”

Hạ Việt tiếp nhận bánh, không dám trực tiếp cắn, hắn biết mỗi ngày ép bánh cơm xong còn phải đem cúng cho tửu thần. Bánh cơm vẫn còn ấm áp, cầm lên cảm giác cũng rất mềm dẻo, Hạ Việt bóp một khối nhỏ bỏ vào miệng, mùi hương gạo tràn ngập thơm phức, vị lại ngon.

“Thực sự như lời Đỗ sư nói, ngoài giòn trong mềm, rượu làm ra chắc chắn sẽ rất tốt.” Hạ Việt chăm chú ghi nhớ cảm giác và mùi vị, đưa cơm lại cho Đỗ sư.

Đỗ sư trông thấy bộ dáng hắn chăm chú học tập, nhịn không được nhìn về phía Vân lão gia, lộ ra một nụ cười thỏa mãn.

Sau khi gạo đã nguội hẳn, dùng vải trắng cuộn lại chuyển sang diêu thất (phòng lên men) ở trên lầu, các công nhân sẽ rải men lên, sau đó dùng tay bóp để men thấm vào cơm, một lần nữa dùng vải trắng buộc chặt, để một ngày đêm.

Trong khoảng thời gian này, vi khuẩn gây men sẽ lặng lẽ sinh sôi nẩy nở, đến khi tháo vải ra thì hạt gạo sẽ có những đốm màu trắng lấm tấm, hiện tượng này gọi là phân hủy tinh bột, lúc này coi như men đã thấm hẳn vào gạo.

Vân lão gia vừa định dẫn Hạ Việt sang diêu thất xem thử thì đã có tàng nhân chờ sẵn ở cửa, đưa hai người đi.

Diêu thất rất nóng, Hạ Việt biết phòng lên men phải bảo trì nhiệt độ bình quân trên dưới 30 độ, thế nhưng cho dù hắn đã chuẩn bị tâm lý vẫn như cũ bị sóng nhiệt đánh thẳng vào mặt, không kịp trở tay.

Nhưng hắn cũng không dám nói ra một câu than nóng, trong phòng, tất cả mọi người thần sắc ngưng trọng, cực kỳ nghiêm túc làm việc.

Hạ Việt đến gần một sàng cơm, cúi đầu ngửi một cái, nhớ kỹ hương vị mềm ngọt này, cũng không đưa tay cầm lấy, theo phụ thân đi ra.

Nguyên bản Vân lão gia còn định dắt Hạ Việt đi xem rượu lên men, nhưng hai người vừa bước ra cửa đã thấy người hầu của Hạ Việt tìm tới, bởi vì lò rượu không cho người tùy tiện ra vào, hắn đành phải đứng ngoài chờ.

Hạ Việt hỏi mới biết là Phương quản sự và Thành chưởng quỹ tới nhà chơi. Vân lão gia cũng biết hai người đến chúc Tết, phỏng chừng cũng thuận tiện bàn chuyện Hỉ Cửu Túy với nhi tử. Hắn bảo Hạ Việt quay về trước, dù sao còn nhiều cơ hội tham quan lò rượu sau.

Sau đó, Hạ Việt cáo từ Đỗ sư, đáp ứng sau này sẽ đến học bù, cuối cùng mới theo hạ nhân về nhà.

————————————————

(1) Pháo tre:

(2) Mình giải thích công đoạn làm rượu một chút cho bà con dễ hiểu -.

Sau khi xát gạo để bỏ cám và tạp chất bên ngoài đi, gạo được nấu lên, làm nguội, rồi rắc men lên, thường là nấm, đây là công việc của diêu sư. Sau khi gạo đã lên men, lúc này mới thêm bánh men rượu vào, đây là công việc của nguyên sư. Rượu gạo có tận 2 lần lên men khác nhau nên mới thành ra mớ lằng nhằng kia -…

Đỗ sư cũng là một chức nghiệp, đại khái là quản lí toàn bộ lò rượu ở Lạc Việt, nhưng vì mọi người đều gọi thay cho tên nên mình viết hoa -…


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui