Đừng quên vote và bình luận nhéee
______________
"Á!!!!!"
"*** *** ** cái *** gì!!??"
Hai mẹ con kia đột ngột nhảy dựng lên la hét, tôi ngơ ngác, vài giây sau mới định hình được chuyện gì vừa xảy ra: trên đầu bác họ và con trai bà ta ngập ngụa rác, tôi ngạc nhiên quay đầu lại nhìn Trường, phát hiện xô rác trên tay anh trống không.
"Chúng mày bị điên à!!" Bà ta gạt rác trên tóc và vai xuống, vẩy lung tung khắp sân, có một vài cọng rau thối bay về phía tôi, mùi hôi xộc thẳng vào mũi, "Cái loại mất dạy! Bố mẹ chết hết rồi hay sao..."
"Ôi cháu xin lỗi." Trường đứng chắn trước mặt tôi, anh từ trên cao nhìn xuống hai mẹ con nhà kia, thái độ khinh miệt, "Cháu cứ tưởng là bãi rác nên lỡ tay."
Mắt bà ta trợn ngược lên, mở miệng định chửi tiếp thì Trường giành lời:
"Bác mở mồm là rủa cha mẹ người ta chết thế?" Anh chậc lưỡi, lời nói cợt nhả, vẻ mặt u ám khác thường, "Bác không sợ nghiệp à?"
Con trai bà ta lao đến muốn đánh Trường, nhưng nhìn anh cao to gấp rưỡi mình, hắn do dự chùn bước, không dám tiến đến.
"Làm sao?" Trường xắn tay áo, khóe miệng anh cong lên, vẻ mặt vừa bất cần vừa thách thức, chậm rãi bước về phía thằng con trai, "Mày muốn đánh nhau hả?"
Hai mẹ con kia bước giật lùi về phía sau, vẻ mặt tái mét, chửi thêm vài câu nữa rồi kéo nhau rời đi. Tôi cúi xuống mới phát hiện trong tay Trường vẫn cầm con dao rựa khi nãy chặt dừa khô để tôi làm mứt, tư thế cầm dao như thể chuẩn bị chém người ta tới nơi...
"Vãi nãy giờ vẫn đang cầm con d.a.o." Anh gãi đầu, dựng dao vào cột nhà, rồi quay lại an ủi tôi, "Bà kia bị *** *** gì thế? Kệ mẹ bà ấy, đừng quan tâm... Huyền Chi?"
Tôi bổ nhào xuống bậc thềm, miệng hơi há ra, thở hổn hển, giống như người suýt chết đuối vừa được vớt lên. Trường lập tức ngồi xuống bên cạnh tôi, anh để tôi tựa vào lòng, một tay giữ lấy tay tôi, ép tôi thả lỏng bàn tay đang nắm chặt đến mức suýt bật máu, một tay nhẹ nhàng vỗ về lưng tôi. Đến lúc này, tôi mới nhận ra cả người mình đang run lẩy bẩy, tất cả cảm xúc phẫn nộ, sợ hãi, kinh tởm trào lên, hóa thành dòng nước mắt tuôn rơi, đôi gò má ướt đẫm.
"Huyền Chi." Trường lo lắng gọi tên tôi, "Em có sao không? Vừa nãy là ai thế?"
Tôi ngước lên nhìn anh qua làn nước mắt:
"Vừa nãy là vợ của bác họ em và con trai bác ấy..."
Vẻ mặt Trường sượng trân, anh ngây người vài giây rồi mới phản ứng lại:
"Vợ của bác họ à... " Anh lẩm bẩm, chợt, anh giữ chặt vai tôi, nghiêm túc hỏi, "Có phải nhà bác họ mà em từng đến ở nhờ một thời gian trên Hà Nội không?"
Tôi nấc lên, gật đầu một cách khó khăn:
"Vâng."
"Nói anh nghe," Trường dịu dàng lau nước mắt cho tôi, "Người ta làm gì sai với em?"
Anh ôm tôi vào lòng, nhiệt độ ấm nóng từ cơ thể anh truyền đến, dù cách một lớp quần áo vẫn ấm tận tâm can. Mắt tôi như cái vòi nước hỏng van, nước mắt cứ thế trào ra, không làm cách nào ngăn lại được. Tôi vùi đầu vào vai anh, cắn chặt răng, ép mình không khóc ra tiếng.
"Không sao rồi." Anh xoa đầu tôi, dỗ dành, "Có anh đây rồi."
Lời nói của anh như chạm phải cái công tắc nào đó, tôi nấc lên, sau đó không kìm được mà òa khóc nức nở. Khóc cho những tủi hờn ấm ức đè nén suốt mấy năm nay, khóc vì tôi biết nước mắt đã có nơi gửi nhờ.
Anh nửa ôm nửa bế, đưa tôi vào trong nhà.
"Công Trường... Em... hồi đó... hức..." Tôi níu áo anh, muốn kể cho anh nhiều thứ, nhưng chỉ phát ra được những âm tiết vụn vặt.
"Anh đây." Trường vuốt dọc lưng tôi, anh rót cho tôi một cốc nước ấm.
Tôi không nhận lấy cốc nước, nghẹn ngào gọi tên anh:
"Công Trường..."
"Ừ, anh đây rồi mà." Anh đưa nước lên trước miệng tôi, ánh mắt lộ rõ sự lo lắng, "Em uống nước đi."
Lần này tôi không kháng cự nữa, ngoan ngoãn nhận lấy cốc nước, uống một hơi hết non nửa cốc. Cả người tôi dần ấm lên, tâm trạng cũng bình tĩnh trở lại.
Tôi sụt sịt, ngước mắt nhìn anh:
"Em kể cho anh nghe, anh hứa phải bình tĩnh nhé."
Bố của bác họ là anh ruột của ông ngoại tôi, nhà của ông họ ở làng bên, cách nhà ông bà tôi khoảng nửa cây số. Lúc tôi còn nhỏ, tôi sống ở Hải Phòng với mẹ, mỗi năm chỉ về thăm ông bà hai lần. Thi thoảng, tôi có gặp gia đình bác họ vào dịp Tết, mẹ con tôi và nhà bác cũng không quá thân thiết.
Năm tôi thi đại học, bỗng dưng vợ bác chủ động gọi điện hỏi thăm tình hình thi cử của tôi và thuyết phục mẹ tôi cho tôi đến ở nhà bác. Mẹ tự quyết định hết mọi chuyện, đến bữa cơm mới thông báo cho tôi.
"Mày qua nhà bác ở tao cũng đỡ lo, con gái con đứa ở ngoài không an toàn, một mình mày trên đấy biết đường nào mà lần. Tao nói chuyện với bác rồi, nhà bác còn thừa một phòng không dùng, bao giờ lên Hà Nội tao lắp camera trong phòng mày, mày cứ liệu hồn đấy, đừng có tưởng đi học xa, khuất mắt tao rồi muốn làm gì thì làm." Mẹ gắp cho tôi một miếng cá, lầm bầm, "Bác không lấy tiền phòng với tiền ăn thì ở nhà chịu khó mà dọn dẹp nấu nướng, dạy học cho em họ."
Tôi nghĩ đến ánh mắt nhơ nhuốc bệnh hoạn của con trai bác họ cứ dán chặt vào tôi mỗi khi gặp nhau, bàn tay cầm bát khẽ run. Tôi cắn môi, lí nhí phản đối:
"Lớp con cũng có vài bạn nữ học trên Hà Nội, con thuê trọ cùng các bạn cũng được, không cần làm phiền bác..."
Mẹ tôi đột ngột sa sầm mặt, nện mạnh đũa xuống bàn, mắng tôi xối xả. Kết quả lúc nào cũng vậy, tôi luôn luôn là người thua cuộc. Tôi vẫn còn áy náy vì giấu mẹ đổi nguyện vọng đại học, cho nên tôi không dám chống đối mẹ thêm nữa, mà tôi cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Tôi biết nếu ở với bác mẹ sẽ đỡ được rất nhiều tiền, mẹ chịu chi trả học phí cho tôi đã là sự nhượng bộ lớn nhất rồi.
Thời gian đầu, bác gái rất niềm nở với tôi, bác tôi thì đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về, điều khiến tôi thấy khó chịu duy nhất có lẽ là ánh mắt kỳ lạ của em họ.
"Nhưng cũng chỉ được vài hôm đầu thôi." Tôi cười mỉa mai, rúc vào lòng Trường, "Em bắt đầu bị đẩy rất nhiều việc, gần như phải lo hết mọi chuyện trong nhà: nấu ăn, giặt quần áo, quét dọn, rửa bát... Đến tối phải dạy kèm cho con trai bác nữa. Hôm nào em học liên tiếp nhiều ca, buổi trưa mà không về nấu cơm dọn dẹp được còn bị bác gái tỏ vẻ không hài lòng."
Anh nhíu mày, bất bình thay tôi:
"Người ta thuê giúp việc toàn thời gian, bao ăn bao ở còn phải trả 7-8 triệu một tháng, đằng này em còn phải làm gia sư miễn phí cho thằng kia, làm gì còn thời gian nghỉ ngơi nữa, em lên Hà Nội để học chứ có phải để làm giúp việc *** đâu. Em có nói chuyện với mẹ không?"
"Em có." Tôi cụp mắt, cười buồn, "Mẹ mắng em, nói em không biết thương mẹ, làm một tí việc nhà đã kêu ca."
Thực ra khi đó tôi cũng cảm thấy mình đang chuyện bé xé ra to, tôi đến nhà bác ở nhờ, bác không lấy tiền ăn, tiền ở, tôi phải giúp đỡ bác là chuyện đương nhiên. Dù ngày nào cũng kiệt sức nhưng tôi vẫn cố chịu đựng, chịu đựng cả ánh mắt t.ở.m l.ợ.m của em họ và cơn buồn nôn những lần hắn cố ý đụng chạm cơ thể tôi.
Ngoại trừ thời gian dạy kèm, tôi tìm mọi cách né tránh hắn ta, tự an ủi mình rồi mọi thứ sẽ ổn, chỉ cần tôi kiếm đủ tiền là có thể chuyển ra ngoài. Thế nhưng, ánh mắt của em họ càng lúc càng t.ụ.c t.ĩ.u, sự đụng chạm càng lúc càng quá trớn. Thời gian đó, tôi gầy sọp đi, thường xuyên mất ngủ, tôi không dám mặc quần áo ngắn tay, đêm nào cũng phải chặn bàn trang điểm trước cửa mới dám yên tâm nhắm mắt.
Lần thứ hai tôi gọi điện xin mẹ cho chuyển ra ngoài, mẹ cố tình lờ đi, nói lảng sang chuyện khác rồi cúp máy.
Khi ấy tôi cứ nghĩ bác gái không biết, nhưng làm gì có chuyện một người mẹ không rõ con trai mình thế nào, nhất là khi mọi thứ đều diễn ra dưới một mái nhà. Chẳng phải ngẫu nhiên mà bà ta yêu cầu tôi phải dạy học ở ngoài phòng khách, cấm tôi mặc quần ngắn trên đầu gối và không bao giờ để một mình tôi ở riêng với con trai bà ta trong nhà. Lúc đó tôi còn âm thầm thấy may mắn, nhưng giờ nghĩ lại chỉ thấy kinh tởm và nực cười.
Bàn tay Trường nắm chặt đến mức gân xanh và cơ bắp nổi lên cuồn cuộn, quai hàm anh bạnh ra, đè nén cơn giận, hỏi tôi:
"Mẹ em có biết chuyện không?"
Bàn tay Trường nắm chặt đến mức gân xanh và cơ bắp nổi lên cuồn cuộn, quai hàm anh bạnh ra, đè nén cơn giận, hỏi tôi:
"Mẹ em có biết chuyện không?"
Tôi mím môi, lắc đầu.
"Sao mà ngốc thế hả?" Anh dùng cả hai tay ôm lấy mặt tôi, giọng nói vừa trách móc vừa thương xót, "Gặp chuyện như thế phải biết kể cho người lớn chứ."
Tôi chớp mắt, một giọt nước mắt rơi khỏi bờ mi, lăn xuống tay anh.
"Tại vì em sợ."
"Dù sao mẹ vẫn là mẹ của em, mẹ bắt em ở nhà họ hàng vì muốn bảo vệ em, nếu như mẹ biết..."
"Ừm, em biết chứ." Tôi dùng mu bàn tay quệt nước mắt, "Nhưng mà lúc đó em không biết. Em thương mẹ nên em cố dùng lý trí phân tích hành động của mẹ để hiểu mẹ muốn bảo vệ em, nhưng em không thể thông cảm cho mẹ, cũng không thể gần gũi mẹ được."
Tôi thở dài, sụt sịt:
"Mỗi khi em gặp rắc rối, mẹ sẽ chì chiết em trước tiên, mẹ đổ hết lỗi cho em, mãi một thời gian sau em mới biết mẹ đã giúp em giải quyết hết. Mẹ em mắng khó nghe lắm, và mẹ luôn âm thầm hi sinh cho em mà chẳng nói gì, thế nên em... Em mất đi sự biết ơn với mẹ, em không cảm thấy an toàn, được an ủi và bảo vệ khi tâm sự với mẹ, lần nào kể chuyện ấm ức cho mẹ, em cũng bị mẹ tổn thương thêm, nên dần dà em chẳng muốn nói gì với mẹ nữa."
Trường lục khắp người mà không tìm ra được chiếc khăn nào, anh vụng về dùng tay áo lau nước mắt nước mũi lem nhem khắp mặt tôi. Anh không biết nói gì để an ủi tôi, lẳng lặng ôm tôi thật chặt.
Tôi tựa đầu vào hõm vai anh, nhìn cơn mưa ngoài hiên nhà, lòng chợt tĩnh lặng. Tôi nhẹ nhàng kể nốt phần còn lại của câu chuyện...
Khi ở trong nhà bác, lúc nào tôi cũng trong trạng thái mẫn cảm và cảnh giác cao độ, đầu óc bị kéo căng như dây đàn.
"Nhà bác em chỉ có một phòng tắm, bình thường tắm xong em sẽ giặt quần áo luôn, nhưng hôm đó có việc cần ra ngoài nên em để tạm vào trong giỏ đựng đồ bẩn cạnh máy giặt. Lúc về, em thấy con trai của bác lục lọi giỏ quần áo, lấy quần lót của em..." Tôi siết chặt nắm tay, nghiến răng, không làm cách nào nói ra được hai chữ bẩn thỉu kia.
Tôi như cái dây đàn bị căng đứt, tất cả cảm xúc tiêu cực bị dồn nén suốt mấy tháng qua bùng nổ ngay lúc đó, tôi làm ầm lên, chuyện đến tai bác gái, bà ta lập tức chì chiết nhục mạ tôi. Đến giờ, tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác tức ngực, khó thở, cả người run rẩy vì phẫn nộ khi đó.
"Có mẹ sinh mà không có cha dạy, mới nứt mắt ra tí tuổi đầu đã biết quyến rũ đàn ông. Đây là em họ mày đấy, mày có biết liêm sỉ không hả? Cái thứ m.ấ.t nết, mẹ mày không dạy thì để tao dạy, không thì sau này ra xã hội rồi cũng thành loại đĩ điếm mạt hạng. Đừng để con mày cũng giống như mày, chẳng biết mặt bố nó là ai."
Người đàn ông bên cạnh mất bình tĩnh hơn cả tôi. Anh đứng bật dậy, hai tay nắm chặt, dùng lực mạnh đến mức cơ bắp nổi hết lên, anh sải bước ra ngoài hiên nhà, gằn từng chữ:
"Nhà thằng đấy ở đâu? Anh đánh chết mẹ nó."
Tôi hốt hoảng bật dậy khi thấy Trường cúi xuống nhặt con d.a.o dựa dựng bên cột nhà, vội vàng lao đến ôm chặt cánh tay anh:
"Chuyện qua lâu rồi mà, anh bình tĩnh đã, em chưa bị làm sao cả, sau đấy em cũng chuyển ra ngoài luôn..."
Trường không đẩy tôi ra, nhưng tôi có thể cảm nhận được cơ bắp và lực cánh tay mạnh khủng khiếp của anh, tôi biết nếu anh muốn đánh nhau thật, mười Đào Huyền Chi cũng chẳng cản nổi.
"*** ** hôm nay mẹ con con mụ kia vẫn còn trơ mặt đến đây thách thức nghĩa là chúng nó đếch biết sai đâu, có anh ở đây, *** *** gì em phải nhịn chúng nó!"
"Thôi được rồi mà, cùng lắm một năm em chỉ đụng mặt người ta có một lần thôi, em mà không về Nam Định thì khéo cả đời chẳng gặp lại nhà bác." Tôi luồn ra phía trước ôm cổ Trường, ngửa đầu hôn nhẹ lên cằm anh, tay kia giữ chặt con d.a.o, "Người ta bảo thà mất lòng quân tử chứ đừng đắc tội tiểu nhân, với loại người như thế thì mình cứ lơ đi là được, tránh càng xa càng tốt."
"Em có thể tha thứ cho thằng c.h.ó kia, anh thì không." Quai hàm anh bạnh ra, anh không né tránh hành động thân mật của tôi nhưng cũng không chịu nhượng bộ, đôi mắt sắc bén ngập tràn lửa giận, "Anh hứa với mẹ em sẽ chăm sóc bảo vệ em..."
"Anh bảo vệ em rồi mà." Tôi mỉm cười, hôn anh, "Có anh ở đây nên người ta có làm gì được em đâu. Anh còn thay em hất xô rác vào người hai mẹ con kia nữa." Tôi khúc khích cười, bỗng thấy lòng mình nhẹ nhõm, "Em đã muốn làm thế từ hai năm trước rồi mà không dám."
Trường thở hắt ra, thái độ dịu xuống:
"Hất xô rác là quá nhẹ nhàng."
"Thế là được rồi." Tôi cười, cuối cùng cũng lấy được con dao từ tay anh, "Vậy là em hết ấm ức rồi. Em từng trải qua những chuyện tệ hơn thế nhiều, biết thế ngày xưa em cũng cầm xô rác úp vào đầu họ cho bõ tức."
Trường đột ngột ôm siết lấy tôi, anh gục đầu vào vai tôi, rầu rĩ nói:
"Anh xin lỗi."
Tôi xoa đầu anh, cười cười:
"Anh xin lỗi vì đã không đi tìm em sớm hơn hả?"
"Xin lỗi em."
Anh gật đầu, lặp lại lời xin lỗi, mái tóc hơi bù xù cọ nhẹ vào cổ tôi. Tôi nhẹ nhàng mơn trớn vùng da sau cổ và tai anh, mỉm cười không đáp. Tôi cảm thấy, tôi gặp lại Trường vào thời điểm này là vừa đẹp. Nếu chúng tôi gặp lại nhau sớm hơn, có lẽ chúng tôi đã chẳng thể đến bên nhau.
***
Đến tối, trời bắt đầu mưa nặng hạt. Tối nay Trường giành nấu cơm, còn tôi làm mứt dừa, một nửa định để lại ăn, một nửa đem biếu. Lúc tôi đang cho mứt dừa vào lọ thì cảm nhận được cơn đau bụng dưới quen thuộc, ngay sau đó, một dòng nước ấm trào ra phía dưới.
Tôi hốt hoảng lục tìm băng vệ sinh trong va-li, túi băng vệ sinh tôi đang dùng dở chỉ còn hai miếng, tôi vội vàng chạy vào phòng tắm thay quần rồi gọi Trường:
"Trường ơi! Anh cho mứt vào lọ nốt giúp em nhé, chia đều ra bốn lọ để mai em mang sang biếu hàng xóm, em ra ngoài mua ít đồ."
"Mưa gió thế này em còn đi đâu?" Anh từ dưới bếp đi lên, "Cần gì anh mua cho."
Quán tạp hóa ở ngay cổng làng, đối diện với cửa hàng bán đồ điện. Tôi lên mạng tìm ảnh loại băng vệ sinh tôi cần đưa cho Trường xem, rồi yên tâm nhờ anh đi mua hộ.
Nhà tôi cách cổng làng có năm phút đi bộ, cả đi cả về là mười phút, tôi ở nhà đợi gần nửa tiếng trôi qua vẫn chưa thấy Trường đâu. Tôi sốt ruột gọi điện mấy cuộc nhưng anh không nghe máy, càng lúc càng thấy bất an. Nhà tôi chỉ có một chiếc ô, khi nãy Trường mang đi mất, tôi lấy tạm cái nón cũ của mẹ, cầm đèn pin ra đường tìm anh.