Bóng tịch dương nhuộm hồng cây cối, ngọn thu phong nhẹ thổi hiu hiu, cảnh sắc trời thu đầy mỹ lệ nhưng cũng đầy vẻ thê lương!
Đột nhiên tiếng vó ngựa phá tan cảnh u tịch của núi rừng, trong dãy rừng thưa thấp thoáng bóng con ngựa trắng đang sải bước chạy ra. Trên lưng ngựa một thư sinh áo xanh khí vũ hiên ngang tuổi độ trên dưới hai mươi lưng đeo trường kiếm, lại càng nổi bật vẻ anh tuấn hào hoa!
Thư sinh gò cương, phóng mắt ngắm llh n cảnh vật chung quanh, miệng khẽ ngâm nga, từ từ vòng qua một ngọn núi cao, chợt thấy trước mặt một ngọn thác nhỏ đang phun nước rào rào. Cạnh thác, một sơn dân gánh đôi thùng gỗ đang đứng hứng nước.
Thư sinh thấy hơi khát chàng vừa mỉm cười xuống ngựa thì sơn dân nọ đã đưa cho chàng một bầu nước trong rồi tươi cười mời:
- Qúy khách đi đường khát nước, xin cứ tự tiện dùng!
Thư sinh cảm ơn đón nhận, vừa đưa lên gần rniệng định uống, chợt nghe con bạch mã đứng phía sau cất lên một tiếnghí dài!
Thư sinh biết con ngựa khát nước dòi uống chàng bèn quay lại đưa bầu nước cho con ái mã nên không chú ý đến sắc mặt biến đổi của gã sơn dân!
Con bạch mã mời hớp được vài ngụm, chàng Thư Sinh đã cảm thảy có một luồng gió lạ đang bổ mạnh xuống đầu!
Chuyện xảy ra quá đột ngột nên Thư Sinh vội quay mình mấy vòng nhảy sang bên phải năm thước, tránh khỏi luồng gió lạ; trong lúc lẩn tránh, sợ ái mã bi thương, nên chàng liệng bỏ chiếc bầu gỗ, sẽ vận chân lực, thuận thế đẩy nhẹ con ngựa sang bên trái mấy bước.
Thì ra người đánh trộm Chàng thư sinh là gã sơn dân nọ. Thấy đánh không trúng, gã cũng không đuối theo, hắn đứng yên chỗ cầm ngang chiếc đòn gánh, gờm gờm nhìn chàng thư sinh nói:
- Mi thực may mắn nên mi được chết thay!
Nghe nói thư sinh giựt mình vội đưa mắt nhìn, thấy con bạch mã yêu quí, tuy đã được chàng khẽ dùng chưởng lực đẩy luii nửa bước, không bi đối phương đánh trúng, nhưng hiện giờ đã gục chết dưới đất, miệng chảy toàn máu đên, rõ ràng bầu nước có pha chất thuốc độc rất mạnh!
Chàng tức giận, xếch cặp mắt nảy lửa nhìn gã sơn dân hỏi:
- Ta với ngươi không quen biết, không thù oán, tại sao người nỡ hạ độc thủ với Phó Thiên Lân nây như vậy?
Gã sơn dân cất tiếng cười đanh ác, vứt bỏ cây đòn gánh rút trên lưng xuống một chiếc kim luân (bánh xe) tám cạnh có chuôi dài độ một thước dơ ra trước mặt rồi hỏi:
- À thì ra ngươi là Phó Thiên Lân, vậy ngươi có nhận ra món binh khí này của ta không?
Phó Thiên Lân thấy ngay tên họ của mình đối phương cũng không biết rõ, mà tại sao y lại tìm cách làm hại chàng, bèn nhớ lại từ lúc khởi hành xuống núi đến giờ giữa đường chàng cũng đã gặp mấy trường hợp tương tự nên chàng biết câu chuyện xảy ra không phải ngẫu nhiên, bèn cố dằn lửa giận lớn tiếng đáp:
- Ta có thể biết đại khái mi là "Độc Thủ Kim Luân". Trần Bích, một tên cự đạo nổi danh ở vùng Triết Tây! Ta hỏi thêm mi một câu, giữa ta với mi không có thù oán gì, vậy mi hạ độc ta để làm gì ?
Độc Thủ Kim Luân Trần Bích xoay một vòng chiếc kim luân tám cạnh, trừng mắt nhìn Phó Thiên Lân rồi lạnh lùng hỏi:
- Bản thân mi vô tội! Những ai bào mi mang bên mình một vật báu vô giá mà mọi người trong võ lâm ai cũng phải cúi dâu kinh phục!
Nghe nói, Phó Thiên Lân lại càng ngạc nhiên cau mày hỏi:
- Phó Thiên Lân chỉ có một bộ quần áo rách và một thanh kiếm rỉ tùy thân chứ làm gì có võ lâm dị bảo?
Độc Thủ Kim Luân Trần Bích cất tiếng cười ngặt nghẽo, rồi nói:
- Phó Thiên Lân, mi đừng hòng lấy vải thưa che mắt thánh! Ta hỏi mi đeo vật gì đằng sau lưng đó?
Nghe hỏi, Phó Thiên Lân ngạc nhiên quài tay rút thanh kiếm, nhưng kiếm rút khỏi vỏ không thấy kiếm quang sáng chói và cũng không có tiếng ngân trong trẻo như những thanh thần kiếm khác, dưới con mắt nhà nghề, chỉ nhìn thoáng qua cũng biết đó là một thanh trường kiếm bằng thép xanh rất tầm thường.
Phó Thiên Lân rút kiếm cầm tay, búng vào thân kiếm một cái rồi lớn tiếng ngạo nghễ đáp:
- Bốn chữ Độc Thủ Kim Luân, cũng có chút tiếng tăm tại vùng sao hôm nay lại lầm lẫn như vậy? Thanh kiếm thép này của Phó mỗ, tuy không sắc bén chặt sắt chém đá, nhưng cũng có thè chặt đứt được chiếc đầu sọ lớn của tôn giá! Giang hồ đã có câu nói:
"Giết người đền mạng thiếu nợ trả tiền!". Mi vô cớ giết hại con ngựa yêu quý của ta ít nhất cũng phải để lại một bộ phận trong tứ chi để thường lại! Trần dương gia tự suy nghĩ đi, muốn để lại một cánh tay phải hoặc một ống chân cũng được!
Độc Thủ Kim Luân thấy thanh trường kiếm trong tay Phó Thiên Làn, dưới ánh nắng chiều chỉ phát ra một luồng thanh quang lờ mờ, nhưng chỗ gần chuôi kiếm độ bốn năm tấc có một vết đỏ thẫm, y bèn cất tiếng cười sằng sặc một hồi rồi nói:
- Với môn "Hồng sa độc thủ" và chiếc Kim luân tám cạnh này Trần Bích đã xưng hùng lâu năm trong vùng Triết Tây mà chưa thấy một tên tiểu bối nào cuồng vọng như mi! Nếu mi có bản lãnh thì cứ việc chặt đầu Trrấn Bích còn không thì mau quỳ xuống dâng nộp cho Trần mỗ thanh trường kiếm. Mỗ sẽ tha chết cho!
Phó Thiên Lân thấy mình đã nói ra thanh kiếm cầm trong tay chỉ bằng thứ thép thường mà sắc mặt Trần Bích lại lộ vẻ mừng, thì lại càng ngạc nhiên không hiểu gì cả, nhưng, lúc này không phải là lúc nghĩ ngợi sâu xa nên chàng bèn xếch ngược cặp chân mày rồi sang sảng đáp:
- Trần đương gia nói như vậy mới đúng bản sác của một kẻ giang hô, Phó mỗ sẽ dùng thanh kiếrn tầm thường nà với mấy thế thủ kiếm của sư môn để trả thù cho con ngựa yêu quí.
Dứt lời chàng bèn ngang nhiên không coi tên cự khấu Triết Tây ra gì, múa kiếm, đạp cung trung, dùng một thế "Lãng Tống Xuân Yên" đâm thẳng vào yết hầu Trần Bích.
( Mất trang!....) ...làm trục xoay mình mấy vòng, nhẹ nhàng nhảy ra xa tám thước! Tuy vây y vẫn khong chịu để đối phương chiếm ưu thế nê khi gót chân vừa chạm đất, thân hình y lập tức quay lại với thế cũ, chiếc Kim luân bát giác trên tay phải đập mạnh xuống huyệt "Bách hội" nơi đỉnh đầu Phó Thiên Lân, tay trái vận " Hồng Xa Chưởng" đánh ra một luồng gió mạnh, cản đường lui bên trái của đối phương.
Phó Thiên Lân tự cao, gan lì nên chàng vẫn đứng vững như ngọn núi đợi các cạnh chiếc Kim luân của đối phương bổ xuống gần tới đỉnh đầu rồi mới sẽ lách mình-chiếc Kim Luân trượt qua mang tai vèo một cái rất nguy hiểm-tay phải vung trường kiếm lên đè mạnh ghìm chiếc Kim Luân xuống, tay trái cũng vận chân lực đẩy ra một chưởng, miệng nói:
Uy lực của Bát giác kim luân chỉ có thế thôi ư ! Phó mỗ muốn thử xem "Hồng Sa Chưởng" oai chấn Triết Tây của Trần đương gia như thế nào!
Độc Thủ kim Luân cất tiếng cười ngạo nghễ rồi gia tăng nội lực đến mười thành, hai luồng chưởng phong chạm nhau gây thành một tiếng nổ "Bùng" rất lớn, đôi bên đều đứng không vững phải lui về phía sau hai bước!
Phó Thiên Lân đã thử biết nội lực của tên cự khấu Triết Tây cũng không hơn nổi mình, chàng bèn ngửa mặt hú lên một tiếng dài, múa thanh trường kiếm loang loáng; hai thế kiếm "Bàn căn thác tiết" và "Phong bài Dương Chi" được chàng xử dụng tấn công liên tiếp, gây thành luồng kiếm phong vù vù dồn Độc Thủ Kim Luân phải nhảy nhót lẩn tránh vả lùi mãi về phía sau!
Lúc lấy giờ Trần Bích mới cả sợ, y phải Tạm thời dẹp bỏ ý niệm đoạt kiếm, đem hết công lực toàn thân vận dụng vào chiếc kim luân bác giác múa, gạt, đánh, đỡ thôi ngưng.
Nhưng kiếm pháp của Phó Thiên Lân rất thần diệu, dù Độc Thủ Kim Luân đã cố sức vận dụng hết bình sinh sở học vậy mà sau hai chục hiệp lại vẫn bị chàng dồn vào trong vòng kiếm ảnh!
Một kẻ lăn lóc giang hồ, vào sinh ra tử, muốn giữ vững oai vọng, ít gặp thất bại thì ngoài trừ võ công ra điều tối khản yếu là phải "biết người, biết ta" nên sau một lúc giao đấu, Trần Bích thấy Phó Thiên Lân, về mặt chân lực so với mình tuy khó phân hơn kém, nhưngg về kiếm thuật thì đối phương rất tinh diệu, chiếc Kim luân bát giác của mình không sao địch nổi!
Đã nhận rỏ thế định, Trần Bích lập tức dồn sức lực vào chiếc kim luân liều mạng tấn công ba thế liên hoàn, mở rộng kiếm ảnh đối phương, rồi nhảy lùi một , cong ngó tay đưa lên môi thổi mấy cái "hoét, hoét" bổng dọi!
Mấy tiếng còi miệng vừa dứt, lập tức hai bên sườn núi cũng có tiếng còi miệng đáp lại.
Thấy vậy, Phó Thiên Lân cũng giật mình, thu kiếm đứng yên, chú ý xem đối phương có bang thủ (người giúp) nào đến tiếp tay ?
Bóng người bên trái xuất hiện trước là một người gầy nhỏ mặc áo đen, tay cầm ngang cây "Tam tài đoạt"-loại binh khí ngoại môn-từ sườn núi nhảy lên cao hơn ba trượng dùng thân pháp "Nhạn lạc bình sa" nhẹ nhàng hạ xuống trước mặt; đồng thời, bóng người bên phải cũng vừa nhảy tới là một gã cao lớn, đầu beo, mắt ốc nhồi, tay cầm thanh cương đao sáng loáng.
Độc Thủ Kim Luân dơ tay trái khẽ vẫy hai người tới gần rồi chau mày nói:
- "Con mồi" dữ tợn lắm! Nhị đệ, và tam đệ hãy vây chặt lấy nó rồi sẽ tính sau.
Đạo quang chớp loè, gã áo đen gầy nhỏ đã nhẹ nhàng nhảy lại đứng đối diện với Độc Thủ Kim Luân; ba tên đứng thành hình chữ "phẩm" vây Phó Thiên Lân vào giữa.
Phó Thiên Lân tự biết võ công bị kém khuyết. Tuy gặp được minh sư, nhưng minh sư lại chết sớm, nếu pho "Lục lục thiên cương kiếm pháp" diệu tuyệt đương thời vẫn chưa học hết; đối phó với một mình Trần Bích thì thừa sức, nhưng nếu ba tên đều tân công thì chàng sẽ bị thua sút ngay.
Nhìn tinh hình trước mắt, bắt buộc phải liều, chàng liền hoành kiếm ngang bụng cất tiếng cười ngạo nghễ hỏi:
Phó mỗ được Triết Tây Tam sát quá yêu nên hôm nay các vị mới tề tựu tới Hoài ngọc sơn để chỉ giáo ra tay. Vậy xin cho biết từng vị một ra tay chỉ giáo hay tất cả ba vị cùng ra tay một lượt?
Gã áo đen gầy nhỏ xủ dụng "Tam tài đoạt" tên gọi Lý Hóa, ngoại hiệu "cáo đen"; Đại hán đầu beo mắt ốc nhồi xử dụng cương đao tên gọi Đồng Cương ngoại hiệu "cánh tay sắt" hai tên này đều là bọn cường đồ lục lâm hung ác vô chừng, cùng vởi "Độc thủ kim luân" Trần Bich hợp xưng là Triết Tây tam sát!
Trong tam sát, Lý Hóa là tên độc ác gian xảo nhất nên khi nghe Phó Thiên Lân nói xong y bèn sa sầm nét mặt cười lạt đáp:
- Xưa nay Triết Triết Tây Tam sát, không khì nào đã ra tay mà lại về không, mi khôn hồn thì mau dâng nộp thanh "Thiết kiếm chu ngân" (kiếm sắt có vết son đỏ) chúng ta sẽ để cho chết toàn thây, bằng không thì xác mi sẽ bị chặt làm một trăm mảnh dưới lưỡi cương đao, thần đoạt và kim luân của ba anh em chúng ta! Còn chuyện Đơn đả độc đấu là quái gì? Cậy đứng hiếp yếu là cái khỉ khô gì ? Xưa nay Lý hóa này không bao giờ thèm câu chấp những tiểu tiết đó:
Giang bồ tranh hơn thua ai mạnh sẽ thắng, kẻ nào còn sống ra khỏi dãy Quan Hoài Ngọc Sơn, kẻ đó được kể là anh hùng hảo hán.
Tiếng "Hán" vừa dứt, tên này đã lao mình vào lẹ như một luồng khói đen, cây "Tam tài đoạt" phát ra tiếng gió vù vù, nhằm đầu vai Phó Thiên Lân bổ mạnh xuống!
Phó Thiên Lân nghe Lý Hóa trả lời như vậy thì tức giận hầm hầm, cặp chân mày xếch ngược, hai mắt tia ra hai luồng thần quang như điện; chàng lập tâm nhất định phải trừ bỏ tên cuồng khấu vô sỉ này trước.
Vì biết rõ cây "Tam tài đoạt" là một loại binh khí chuyên tước kiếm và giựt kiếm, nên chàng vung kiếm dùng một thế "khiêu liêm nghinh nguyệt" (vén rèm đón trăng) đưa lên đón đỡ, một mặt vận chân lực tụ vào tả chưởng, đợi khi kiếm, đoạt sắp chạm nhau, sẽ bất thình lình biến sang thế kiếm "Trầm Chân phân tâm" trong pho "Lục lục thiên cương kiếm pháp" tuyệt học, đồng thời, đẩy thêm một ngọn "Thiên Tinh chưởng lực" là có thể kết liễu tính mạng tên "cáo đen" Lý Hoá này!
Danh gia đối thủ, động tác đều nhanh như điện chớp, trong lúc kiếm, đoạt sắp sửa chạm nhau và tính mạng "Cáo đen" Lý Hóa sắp lâm nguy thì đột nhiên Độc Thủ Kim Luân Trần Bích lớn tiếng gọi:
- Nhị đệ, mau ngừng tay rút lui, em nghe xem có phải tiếng "Tử Địch Thanh Loa" đó không? Hình như bốn tiếng "Tử Địch Thanh Loa" có oai lực rất lớn, nên Lý Hóa vội vàng cố sức thủ thế tung mình nhảy lui. Trong lúc nhảy lui, y lắng tai nghe, quả nhiên xa xa có tiếg vó ngựa hòa lẫn tiếng sáo véo von.
Sau khi Triết Tây Tam sát nghe tiếng vó ngựa và tiếng sáo thì chúng đều lộ vẻ kinh hãi, đầu tiên là Lý Hóa, hắn kêu lên:
- Đại ca; tam đệ, mau mau rút lui kẻo không kịp ! Đúng là "Tử Địch Thanh Loa" sắp tới đây!
Nghe nói, "Độc Thủ Kim Luân" Trần Bích và "Thiết Tý" Đồng Cương đều thu thế, tung mình dùng thuật khinh công chạy trốn vào trong giải rừng cây biệt dạng, không kịp nói một tiếng nào với Phó Thiên Lân!
Phó Thiên Lân ngơ ngác chẳng hiểu gì cả, chàng từ từ tra kiếm vào bao và thầm nghĩ:
"Không biết "Tử Địch Thanh Loa" là một vị có tài kinh thiên động địa ra sao, mà bọn "Triết Tây tam sát" hung dữ vô sỉ phải sợ hãi như vậy?".
Vừa lúc đó, phía trước có một con lừa xanh (thanh loa) đang sải bước phi tới, ngồi trên lưng lừa là chàng bạch y tú sĩ.
Con Thanh loa tuy không cao lớn, nhưng bước đi thần tốc tuyệt luân, chỉ chớp mắt đã tới trước mặt, chàng bạch y tú sĩ ngồi trên lưng thanh loa hơi có vẻ kinh lạ khi thấy xác chết con ngựa nằm dưới đất, chàng bèn khẽ gò cương lập tức con thanh loa đứng sững lại, cất cao cổ hí vang!
Phó Thiên Lân nhìn chàng bạch y tú sĩ với vẻ mặt sững sờ vì chàng thấy người đã làm "Triết Tây Tam sát" phải sợ hãi trốn chạy, vang lừng tiếng tăm trên giang hồ với biệt hiệu "Tử Địch Thanh Loa" chỉ là một chàng độ mười tám mười chín tuổi-còn trẻ hơn mình nữamát phượng mày tằm, môi đỏ như son, tướng mạo rất anh tuấn, tay trái cầm một cây sáo ngắn bằng trúc tía.
Bạch Y Tú Sĩ thấy Phó Thiên Lân chăm chú nhìn mình, vội vàng nhảy xuống mỉm cười hỏi:
- Xia đại huynh cho biết tôn tính đại danh? Hình như con ngựa của đại huynh bị trúng độc chết, chắc ở đây vừa có sự gì xẩy ra?
Khi nghe đối phương hỏi tên họ, Phó Thiên Lân mới giật mình sực tỉnh, cảm thấy có điểm thất thố, nên chàng vội vã mỉm cười đáp:
- Tiểu đệ tên Phó Thiên Lân, vừa rồi bị Triết Tây Tam sát vậy đánh. Đang lúc đôi bên ác đấu may mắn được tiếng vó lừa và giọng sáo của nhân huynh làm chúng sợ hãi lủi mất!
Tiểu đệ cứ tưởng "Tử Địch Thanh Loa" phải là một vị lão tiền bối kỳ hiệp mới có oai danh như vậy! Nào ngờ...
Bạch y tú si vội mỉm cười nói:
- Tiểu đệ tên gọi Giả Y Nhân, danh hiệu "Tử Địch Thanh Loa" do máy người nhàn rỗi vui miệng đặt cho tiểu đệ ! Có phải Phó huynh thấy tiểu đệ trẻ tuổi quá không!
Phó Thiên Lân đang lúng túng chưa biết trả lời ra sao thì Giả Y Nhân lại mỉm cười hỏi tiếp:
- Bọn Độc Thủ Kim Luân Trần Bích, tuy không phải là lũ ma đầu lợi hại, nhưng trong vùng Triết Tây này chúng cũng là những nhân vật có tiếng tăm trong giới lục lâm! Một mình chống chọi được ba tên, đủ thấy võ học cửa Phó huynh rất cao minh. Xin cho biết tôn sư của Phó huynh là vị tiền bối nào ? Tại sao Phó huynh lại kết oán với lũ ác tặc đó?
Phó Thiên Lân bèn đem chuyện bọn Trần Bích đón đường làm hại, chỉ muốn cướp thanh kiếm sắt tầm thường kể rõ cho Giả Y Nhân nghe rồi sắc mặt chàng có vẻ e ngượng, lắc đầu nói tiếp:
- Ba tên trộm cướp chuột nhắt như vậy Phó Thiên Lân này cũng không làm gì nổi, nếu không nhờ oai vọng của Giả huynh chắc tiểu đệ khó tránh khỏi tai nạn, thực uổng công sáu bảy năm ngày đêm dạy dỗ của tiên sư La Phù Lão Nhân!
Khi nghe Phó Thiên Lân nói rõ sư môn, Tử Địch Thanh Loa bèn mỉm cười nói :
- La Phù Lão Nhân Biên lão tiền bối, tuy không màng đến thế sự, nhưng thần công tuyệt nghệ của người vẫn oai chấn giang hồ, Phó huynh đã được lão chân truyền sao lại quá khiêm nhượng như vậy? dù tiểu đệ có đến chậm chăg nữa thì "Triết Tây Tam sát" cũng không thoát khỏi kiếm pháp "Lục lục thiên cương" diệu tuyệt đương thời của Phó huynh được!
Phó Thiên Lân thấy Giả Y Nhân biết rõ cả tuyệt nghệ của sư môn mình, thì lại càng bội phục đối phượng kiến thức rộng rãi bèn tươi cười nói:
- Kiến văn của Giả huynh thật rộng rãi, Pho kiếm pháp "Lục lục thiên cương" tuy là tuyệt nghệ của sư môn, nhưng tiểu đệ rất xấu hổ vì chưa học...
Không đợi Thiên Lân nói hết, Giả Y Nhân hình như nhớ ra chuyện gì vội hỏi:
- Có phải Phó huynh vừa rồi nói "Triết Tây Tam sát" đón đường làm hại chi muốn cướp thanh kiếm tầm thường phải không?
Phó Thiên Lân gật đầu đáp:
- Không những bọn Triết Tày Tam sát mà trước đó đệ cũng đã bị ba, bốn bọn chỉ muốn đoạt cho được cây trường kiếm tầm thường đó thôi!
Nghe nói, thần sắc Giả Y Nhân hơi thay đổi đưa mắt nhìn sau lưng Phó Thiên Lân hỏi:
- Có phải chỗ gần chuôi kiếm của Phó huynh có một vết son đỏ thẫm không?
Phó Thiên Lân rút kiếm đưa cho Giả Y Nhân xem rồi ngậm ngùi nói:
- Thanh kiếm này là di vật của tiên sư tiểu đệ để lại, quả thực chỗ gần chuôi kiếm có một vết son đỏ thẫm, lúc tiên sư còn tại thế, mỗi khi tiểu đệ hỏi sao không mài bỏ vết rỉ màu đỏ ấy đi thì tiên sư đều lộ vẻ thương cảm, lắc đầu không đáp. Đến nay âm dương xa cách tiểu đệ thâm cảm sư ân, nên cũng không muốn mài bỏ vệt đỏ đó đi! Giả huynh nhìn xem vết đỏ trên thân kiếm chỉ là vết rỉ, không lẽ một thanh kiếm tầm thường như vậy, mà có giá trị như một di bảo, khiến võ lâm quần hào phải tranh nhau dòm ngó mưu đoạt hay sao?
Giả Y Nhân cầm kiếm xem kỹ rồi lại đưa ngón tay gõ khắp thân kiếm một lượt cũng không thấy có điểm gì khác lạ bfn trao trả Phó Thiên Lân và nói:
- Quả thực thanh kiếm này không có gì khác lạ, nhưng theo tin tức đồn đại khắp nơi dọc đường, tiểu đệ thấy Phó huynh đi đường còn gặp nhiều nguy hiểm, có thể, còn có cả các nhân vật rất tiếng tăm trong võ lâm cũng muốn ra tay đoạt kiến nữa! Tiểu đệ tuy có việc phải đi Chương Nam gấp, nhưng vì cảm tình tri ngộ của Phó huynh hơn nữa cước trình của con Thanh loa này cũng khá nhanh. Nếu đi gấp, cũng có thề giảm được thời gian một đêm, không biết Phó huynh có bằng lòng cho đệ đưa tiễn một quãng không?
Phó Thiên Lân đã thầm kính phục khí vũ, phong thái của Giả Y nhân, nên khi nghe nói thì cả mừng đáp:
- Tuy mới gặp nhau, nhưng chúng ta đã coi như bạn thân từ thuở nào. Phó Thiên Lân xin kính lãnh nhã ý Giả huynh, nhưng đệ xin nói trước, đã là kẻ cầm kiếm giang hồ, cứu dân đạo vật quyết không e sợ trước bọn cường hào; Tiền đồ dù có gặp nhân vật võ lâm hung dữ nào Phó Thiên Lân cũng nguyện đem sư môn sở học để chống đỡ, trên quãng đường đi chung với Giả huynh chỉ là dịp kéo dài thời giờ chúng ta ở cạnh nhau thôi!
Giả Y Nhân vỗ tay cười khen ngợi:
- Phó huynh thực là một người có hào khí ngút trời, tiểu đệ rất bội phục! Tạm thời, Phó huynh hãy đeo hành lý lên lưng con thanh loa, còn chúng mình sẽ đi bộ, để có dịp vừa nói chuyện vừa thưởng thức cảnh sắc Hoài ngọc sơn trong một đêm thu!
Đi bộ qua hai ngọn núi, hai người đã đàm luận rất tâm đầu, họ bèn chỉ trăng thề thốt kết làm đôi bạn kim lan.
Phó Thiên Lân lân hơn một tuổi, được làm anh, chàng bèn hỏi thăm sư môn của nghĩa đệ thuộc vị danh gia võ lâm nào?
Giả Y Nhân vui vẻ đáp:
- Tiểu đệ mới chỉ là đệ tử ký danh của Hoàng Sơn Độn Khách Cát Ngu Nhân, chưa được ân sư thâu nhập vào hàng môn đệ chính thức.
Nghe bảy chữ "Hoàng Sơn Độn Khách Cát Ngu Nhân" rất lạ tai, Phó Thiên Lân thầm nghĩ, đây thực là một vị kỳ nhân võ lâm, nghĩa đệ Giả Y Nhân mới chỉ là ký danh đệ tử của người, mà đã gây được oai danh "Tử Địch Thanh Loa" làm cho "Triết Tây Tam Sát" nghe tiếng phải cao chạy xa bay!
Trong lúc Phó Thiên Lân đang suy nghĩ miên man, chợt nghe phía sau đèo trước mặt văng vẳng một điệu đàn Tỳ bà não nuột như than!
Giữa đêm trăng thanh vắng nơi rừng sâu núi thẳm, điệu đàn được gảy lên, không phải vô cớ, Phó Thiên Lân vừa định dừng bước, chợt thấy Giả Y Nhân khẽ kéo tay nói nhỏ:
- Lân Kha, đừng thèm nghe tiếng đàn đó, đè tiểu đệ thổi một khúc sáo cho đại ca nghe.
Nói xong, chàng bèn kéoThiên Lân cùng ngồi xuống một tảng đá xanh lớn, đưa cây sáo tử trúc lên miệng thôi lên một điệu sáo cũng hàm oan bao tâm trạng u oán bi thương hoà điệu với tiếng đàn tỳ bà thê lương bi thiết!
Phó Thiên Lân cũng hơi am hiểu về âm luật nên chàng nghe trong điệu sáo của nghĩa đệ chàng không những châm đối giảng đàn tỳ bà bi thiết phía sau đèo, mà còn ngụ ý thương cảm giờ phút anh em kết nghĩa sắp chia tay.
Tiếng sáo thổi đen đoạn u oán tuyệt vời Phó Thiên Lân cũng bất giác cảm thấy bùi ngùi rơi lệ! Vừa lúc đó, tiếng đàn tỳ bà chợt ngừng, trong hang đá lởm chởm phía sau đèo bỗng nổi tên một giọng nói trong trẻo lạnh như băng:
- "Tử Địch Thanh Loa" không ngờ ta lại gặp người trong dãy hoài ngọc Sơn, này trước khi ngươi chưa hồi tâm chuyển ý đối với ta, ta sẽ cố nhường nhịn nhà ngươi! Nhưng đừng tưởng như vậy là ta sợ trăm hai mươi lăm thế Mai hoa địch của người đâu. Ta cho ngươi thêm một thời gian ba tháng nữa để suy nghĩ, nếu ngươi vẫn kiêu hãnh vô tình, ta sẽ trở về Đông hải lấy, thanh "Thiên Lam độc Kiếm" lúc bấy giờ ngươi có hối hận cũng không kịp nữa!
Phó Thiên Lân nghe rõ ráng giọng nói của một thiếu nữ, và lại có tình ý sâu đậm đối với nghĩa đệ Giả Y Nhân, nhưng hình như không được nghĩa đệ mình tiếp nhận; chàng đang chờ xem người em kết nghĩa phong lưu tuấn tú của mình đáp lời ra sao, thì chợt thấy Giả Y nhân cũng ngừng thổi sáo, ngầm vận chân khí từ từ đáp lời thiếu nữ:
- Tỳ Bà Ngọc nữ, xia nàng đừng qúa si tình, nàng nên biết, hai phái chính tà lúc nào cũng như nước với lửa không thể gặp nhau được! Thanh "Thiên Lam Độc Kiếm" cũng không làm gì nổi ta đâu! Ta khuyên nàng chớ nên say đắm mê muội hãy mau mau hồi tỉnh, trở về đường ngay nẻo chánh, sau này chúng ta sẽ có cơ hội gặp nhau!
Sau khi Giả Y Nhân dứt lời, phía sau đèo đột nhiên có tiếng than dài u oán, bóng một thiếu nữ mặc áo màu lục xuất hiện với một thân hình yểu điệu tuyệt mỹ, tay ôm cây đàn tỳ bà, nhìn Giả Y Nhân một cái rồi biến đi như một luồng chớp dưới ánh trăng mờ ảm đạm !
Phó Thiên Lân lẳng lặng thầm nghĩ, không hiểu lai lịch Thanh "Thiên lam độc kiếm" ra sao, tên gọi rất mới lạ mà được hai người cùng nhắc đến một lúc!
Giả Y Nhân, một mặt trông thiếu nữ ôm đàn tỳ bà, cau mày tỏ vẻ suy nghĩ; một mặt hỏi Phó Thiên Lân:
- Lân kha có biết tiếng "Đông Hải Kiêu Bà" không?
Phó Thiên Lân đáp:
- Danh tiếng của lão Kiêu bà đó rất lớn, không biết sao được ! Có phải mụ ta cùng với "Nam Hoàng Hạt Đạo" và "Ngọc Chỉ Linh Xà Tiêu Dao Tử" hợp xưng là "Vực Ngoại Tam Hùng" không?
Giả Y Nhân hơi lộ vẻ bực tức nói:
- Thiếu nữ áo lục ôm đàn tỳ bà vừa rồi tên gọt Đông Lục Hoa, biệt hiệu giang hồ là "Tỳ Bà Ngọc Nữ"đệ tử tâm ái của Đông Hải Kiêu Bà" đó !
Phó Thiên Lân nghe nói cô gái áo lục vừa rồi là đẹ tử của Đông Hải Kiêu Bà thì chàng cũng đem lòng lo lắng thay cho nghĩa đệ, lộ vẻ lo âu hỏi:
- Vừa rồi hiền đệ tỏ ra lãnh đạm với Tỳ Bà Ngọc Nữ như vậy không sợ nàng thẹn quá háa giận trở về Đông Hải, đặt điều thị phi với lão yêu bà ư? Hơn nữa, nàng còn nói thanh "Thiên lam độc kiếm" nào đó nghe cái tên có vẻ...
Không đợi Phó Thiên Lân dứt lời Giả Y Nhân đã tươi cười đáp:
- Lân kha khá phải bận tâm lo lắng cho tiểu đệ, Tỳ Bà Ngọc Nữ tuy rất si tình, nhưng nàng cũng có tánh tự thị rất cao! Sau hạn kỳ ba tháng tiểu đệ đoán chắc nàng không nỡ đem hết thủ đoạn cũng không về Đông Hải mời sư phó nàng ra mặt để đối phó với tiểu đệ đâu! Huống chi Võ công của Đông Hải Kiêu Bà tuy cao cường, sức tiểu đệ không địch nổi, nhưng lão yêu bà này cũng có tánh cường ngạo vô cùng, chưa bao giờ bà ta chịu ra tay đối phó với người không ngang lưng đia vị tuổi tác. Đáng ngại chăng là thanh " Thiên lam Độc kiếm" vì thanh kiếm này rất bá đạo, sau này thế nào cũng gây giông gió ở Trung nguyên. Lân Kha không hiểu chút lai lịch gì về thanh độc kiếm này sao?
Phó Thiên Lân lắc đầu có vẻ e ngượng.
Giả Y Nhân tiếp tục kể:
- Thanh kiếm này rất quý, có tầm sắc bén chặt sắt chém đá kiếm quang nguyên màu xanh, nhưng sau khi về tay Đông Hãi Kiêu Bà, mụ ta đem tôi luyện thêm trong ba năm bằng bảy chất độc dược, nên kiếm quang biến thành màu lam thẫm và rất độc, chỉ sẽ chém trầy đa thầy máu là cấm khẩu chết ngay, vì vậy mới có tên là "Thiên Lam Độc Kiếm"!
Đến đây chàng ngừng lại một chút rồi kể tiếp:
- Nghe nói Đông Hải Kiêu Bà có hai người nữ đệ tử; Tỳ Bà Ngọc Nữ, ngoài tính tình kiêu ngạo, con người không đến đỗi xấu xa lắm ! Nhưng, sư tỉ của nàng là "Hồng Y La Sát" Cổ Phiêu Hương thì sắc đẹp như hoa mà lòng độc như rắn rết! Sau này, Lân Kha ra hành đạo giang hồ, nếu có gặp thiếu phụ nào tuổi độ hai mươi bảy, hai mươi tám, có sắc yêu diễm, trên mái tóc cài một đóa hoa hồng nhỏ và cầm thanh trường kiếm có kiếm quang màu lam thẫm thì cần phải đặc biệt lưu ý!
Nói đến đây, hai người cũng vừa đi đến chân một ngọn núi khá cao, con thanh loa đang đi theo sau bỗng dừng lại rồi cất tiếng hí vang. Giả Y Nhân khẽ lắng tay nghe rồi nhìn Phó Thiên Lân với vẻ mặt hơi buồn mà rằng:
- Qua ngọn núi này, tiểu đệ và Lân kha sẽ tạm thời chia tay:
vậy bọn cường địch đang ấn núp phía sau núi này, xin đại kha nhường cho tiểu đệ ra tay đánh đuổi chúng đi cho chóng để chúng ta còn có nhiều thì giờ tâm sự cạnh nhau!
Thấy vẽ mặt Giả Y Nhân buồn bã, chứa đựng biết bao thân tình, buộc lòng Phó Thiên Lân phải tươi cười gật đầu ưng thuận.
Giả Y Nhân bèn tụ khí đan điền, vận dụng môn thần công nội gia "Truyền âm nhập mật" nói vọng sang bên kia núi:
- Vị giang hồ đồng đạo nào đó? Xin mời ra gặp mặt! Có Tử Địch Thanh loa đang chờ tại đây!
Trong bóng tối mờ, quả nhiên có người lên tiếng đáp:
- Bốn chữ "Tử Địch Thanh Loa" chỉ có thể hăm dọa được bọn g:ang hồ tầm thường, chứ trước mặt Phật gia đâu cớ để cho lũ tiểu bối như mi ngông cuồng được! Tên tiểu cẩu áo xanh đó nếu không mau mau quỳ nộp thanh "Thiết kiếm Chu ngân" thì các phật gia đây sẽ đại phát từ bi siêu độ chúng bay về Tây phương cực lạc thế giới!
Mấy câu trả lời cũng đượcởtuyền đi bằng nội gia chân khí vang dội mãi chưa tan đủ thấy công lực của đối phương rất cao siêu. Nghe tiếng trả lời, Giả Y Nhân khẽ cau mày và nghĩ tới hai nhân vật nổi tiếng khó trêu chọc tại vùng Triết Tây, thì trong bóng tồi đã vang lên tiếng niệm phật "A Di Đà" và tiếp theo tiếng niệm "Vô Lượng Thọ Phật" đồng thời, hai bóng người một vàng một đỏ xuất hiện bay liệng trên không như hai bóng chim!
Khinh công của hai người này rất cao, khoảng cách bảy, tám trượng, chi thấy họ lên xuống vài lần là đến nơi. Khi thân hình hiện rõ, một người là tăng nhân mặt mày dữ tợn, mũi sư tử mắt ốc nhồi, thân thề cao lớn, vai khoác áo cà sa màu đỏ lửa; một người là đạo sĩ, tướng mạo âm độc thân thể gay còm, mặc đạo bào màu vàng.
Tăng nhân cầm thanh Cửu Nhĩ Bát Phong Đao, Đạo sĩ thì tay không, trên vai đè lộ nửa phần chuôi kiếm.
Hai tên tăng, đạo này đều có vẻ kiêu ngạo đứng nghênh ngang giữa đường. Giả Y Nhân vốn là một người luôn luôn có vẻ ung dung, vậy mà cũng hơi thấy chột dạ, chàng ngầm hiệu cho Phó Thiên Lân lưu ý đề phòng, còn tự mình chăm chú nhìn đối phương không chớp mắt.
Đạo sĩ áo vàng khẽ nhếch mép cười lạt nói:
- Tử Địch Thanh Loa nhìn gì mà dữ vậy? Mi không nghe tiếng danh hiệu "Phương ngoại Song kỳ" Hồng Tăng Hoàng Đạo trong vùng Triết Tây này bao giờ hay sao ?
Giả Y Nhân cũng đã biết rõ hòa thượng này tên gọi "Hồng Vân la Hán" Pháp Hiển và đạo sĩ tên gọi "Hoàng Y Chân Nhân" Thông Nguyên, hai tên này được giới giang hồ gán cho danh hiệu là "Phương Ngoại Nhị ác" có khi gọi là "Hồng Tăng hoàng Đạo" võ công của họ khá cao và tính tình cũng rất hung ác!
Khi nghe Hoàng Y Chân Nhân lại đổi hai tiếng "Nhi ác" thành "Song Kỳ", chàng bèn nhướng mày cất tiếng cười lớn, rồi cầm cây sáo trúc ngang nghe và nói:
- Dọc đường, chúng ta đã gặp "Triết Tây Tam Sát" không ngờ nay lại gặp "Phương Ngoại Nhị ác" ta cũng có nghe bạn hữu giang hồ đồn đại là "Tam Sát" dễ nói chuyện, Nhị ác khó giao du", nhưng không biết khó giao du đến mức nào? Hai vị muốn được thanh "Thiết Kiếm Chu Ngân" của nghĩa huynh ta không khó gì, chỉ cần bất cứ một vị nào chỉ giáo cho "Tử Địch Thanh Loa" này vài môn nội gia tuyệt học là được!
Cặp lông mày chổi sể của ác đạo Thông Nguyên xếch ngược lên nhìn Giả Y Nhân cười sằng sặc mà rằng:
- Khá lắm! Đáng khen cho tên cuồng vọng "Tử Địch Thanh Loa", nhưng cho là mi có luyện võ từ khi còn trong bụng mẹ đến nay thì cũng thử hỏi, hỏa hầu được đến đâu? vậy mi hãy nếm thử một ngọn "Lưu vân thiết Tụ" của bổn Chân Nhân xem sao?
Vừa dứt lời, ống tay đạo bào rộng thùng thình cửa đạo si khẽ phất một cái, thôi ra một luồng khí mạnh như gió bão nhắm "Tử Địch Thanh Loa" đánh tới !
Giả Y Nhân không dám quá coi thường đối phương, tay phải chàng vẫn cầm cây sáo ngang bụng tay trái ngầm vận tới mười thành chân lực, đẩy mạnh ra để ngăn chặn luồng tụ phong "Lưu Vân Thiết Tụ" của đối phương một tiếng "Bùng" vang dội, ác đạo Thông Nguyên bị đẩy lui hai bước. Xưa nay tung hoành khắp vùng Triết Tây ít khi Thông Nguyên gặp thất bại, đến nay mới đối tiếp một chưởng, y đã hới gớm Tử Địch Thanh Loa, quả nhiên lợi hại , danh bất hư truyền!
Giả Y nhân tuy hơi thắng thế, nhưng cũng hơi e ngại! Vì chàng biết, riêng mình đối phó với bất cứ mot tên nào trong hai tên tăng, đạo này đèu khong đáng ngại, chỉ sợ là một mình phải địch với hai tên, e khó phần thủ thắng !
Tuy trong bụng lo thầm nhưng chàn vẫn ngang nhiên vẻ mỉa mai:
- Thì ra "Phương ngoại nhị ác" cũng không...(thiếu một dòng)...thôi à! Tử Địch Thanh Loa dám thách cả Hoàng Đạo lẫn Hồng Tăng hợp sức đối phó đấy.
Tiếng đấy của chàng chưa dứt, thì Hồng Vân La Hán đã nhếch mép cười đanh ác nói:
"tuyệt nghệ của các phật gia vẫn chưa thi triền hết mi đừng vội ngông cuồng!".
Hãy nếm thử oai lực thanh "Cửu Nhĩ Bát Phong Đao" này của phật gia!
Vừa dứt lời, Thanh "Cửu Nhi Bát Phong Đao" của y hóa thành một vầng đao quang chụp xuống đầu Giả Y Nhân!
Cây sáo tử trúc trong tay Giả Y Nhân vừa mới vung lên, chưa chạm luồng đạo quang thì Phó Thiên Lân đã thi triển "Lục lục tiên cương kiếm pháp" do La Phù Lão nhân truyền thụ, thanh trường kiếm của chàng được rút khỏi vỏ với thế kiếm "Luyện thạch bổ thiên" biến thành một tấm lưới kiếm dày đặc, vọt lên đón đỡ luồng đao quang hùng mạnh đang sa xuống đầu Giả Y Nhân, đao kiếm đôi bên chạm nhau một cái thật mạnh rồì đều dội ra không phân hơn kém.
Phó Thiên Lân hoành kiếm ngạo nghễ nói:
- Thì ra đây là thầ công tuyệt nghệ của đại hòa thượng vừa khoe khoang phải không?
Hồng Vân La Hán Pháp Hiển xấu hồ mặt đỏ bừng bừng hai con mắt nảy lửa, đang lúc y định vung đao chồm tới và Hoàng Y Chân Nhân Thông Nguyên cũng vừa đưa tay rút kiếm khỏi vỏ thì đột nhiên trên lưng chừng sườn núi vang lên một hồi cười dòn dã, kế đó, một bóng trắng lơ lửng sa xuống như đạp mây cưỡi gió!
Bóng trắng này từ trên đỉnh dãy tùng bách cổ thụ lướt đỗ trên cành lá tới gần chỗ mấy người đứng, rồi mới tung mình nhảy xuống, nhưng lại rớt ngay sát cạnh Hồng Tăng Hoàng Đạo hình như bóng trắng cố ý nhắm hai tên này để nhảy xuống !
Ác đạo Hung tăng đang sẵn hờn giận, chúng liền thét lớn hai liềng nhảy vọt lên đón đầu bóng trắng, thanh "Cửu Nhĩ Bát Phong Đao" và lư Ngô Câu kiếm đều thi triển tuyệt nghệ nhằm bóng trắng tấn công.
Đao quang, kiếm ảnh vừa lóe lên, bóng trong liền cất tiếng cười ha hả vung cánh tay khẽ gạt sang hai bên, hai tên ác đạo hung tăng liền bị bắn ra xa bảy, tám thước chẳng khác nào chiếc diều đứt giây và rớt xuống đất nghe hai tiếng "Huỵnh! Huỵch" răng gãy, môi sứt, máu chảy đỏ lòm, thanh Cửu Nhĩ Bát Phong đao và Ngô Câu kiếm cũng bị tuột tay văng đi đâu mất !
Ác đạo trong bụng rất hãi sợ nhưng hung tăng vẫn có điểm không phục, đến khi y ngửng đầu nhìn rõ người vừa đến là một lão già to lớn lưng gù mặc áo trắng thì hắn chợt nhớ đến một người và sợ hãi hết hồn, vội kéo Thông Nguyên lủi mất không kịp nhặt đao kiếm!
Võ công của ông già lưng gù áo trắng này cao siêu kỳ tuyệt trong lúc Phó Thiên Lân đang suy đoán lai lịch đối phương thi nét mặt Tử Địch Thanh Loa thoáng hiện vẻ âu lo!
Lão già lưng gù áo trắng gờm gờm nhìn theo bóng Hồng Y La Hán và Hoàng Y Chân Nhân chạy trốn, cười nhạt mấy tiếng rồi từ từ quay lại. Trước hết, hai luồng nhãn quang sáng quắc như điện của lão nhìn cây Trường kiếm trong tay Phó Thiên Lân!
Thấy vậy, Giả Y Nhân hơi chau mày và ngoảnh sang bảo Thiên Nhân:
- Lân kha kha đây là lão tiền bối "Bạch Y Đà Ông" Vụ Viển một nhân vật thái sơnổtng võ lâm đương kim. Lân kha mau lại chào hỏi lão tiền bói đi!
Phó Thiên Lân th â ầ m nghĩ oai danh của bốn tiếng "Bạch Y Đà Ông" quả dã vang dội võ lâm, hèn gì mà hai tên ác đạo hung tăng không đỡ nổi môt thế đã vội lủi mất, nghĩ rồi, chàng bèn cùng nghĩa đê Tử Địch Thanh Loa bước đến chắp tay thi lễ, ra mắt vị võ làm quái kiệt này.
Bạch Y Đà Ông vội lách mình tránh không nhân lễ, rồi nhăn nhở nhìn Phó Thiên Lân nói:
- Chúng ta môn hộ khác nhau, bất tất phải khách sáo như vậy! Lão nói thực, mục đích của lão đến đây cũng giống như tên ác đạo hung tăng vừa rồi, tức là muốn được thanh kiếm tầm thường có một vết đỏ gần chuôi đang ở trong tay nhà ngươi đó!