Trường Mộng

Sự đời trớ trêu thay, thằng hai Lân được đón về nhà bên dòng họ nội, ban đầu nó phản kháng dữ lắm, nó không chịu ăn, không nói, cứ nhốt mình ru rú trong phòng.

Căn phòng mà bà nội dành cho nó to lắm, chắc to hơn cái chòi vịt cũ đó, chiếc giường bằng gỗ to đặt trong góc phòng, sát vách tường gần bên cửa sổ, mỗi buổi sáng, ánh sáng từ cửa sổ chiếu vào trong đánh thức nó dậy, tưởng chừng giường gỗ nằm xuống sẽ đau và nóng lắm chứ, ai dè họ còn cho nó nằm nệm, một cái tấm to như cái mền, nhưng dày hơn nhiều, nằm lên rất êm, mọi tiện nghi trong căn phòng đó đều rất đầy đủ, quần áo chất đầy tủ, giày dép đủ loại đầy cả kệ, nó có cả một cái nhà vệ sinh riêng nữa, rất nhiều xà bông cô ba nổi tiếng một thời, nó có tất cả mọi thứ sung túc, ấm áp, no đủ như một hoàng tử bé trong tòa lâu đài nguy nga; nhưng nó vẫn luôn nhớ má, nhớ em, ước gì má và con bé út đều cùng nó sống trong cái lâu đài to lớn này.

Sáng sớm tinh mơ, con gà trống đã gáy vang, ông mặt trời dần ló dạng sau những lũy tre xa xa, một ngày bận rộn lại bắt đầu, à chỉ với người làm trong nhà này mới bận tối mặt thôi. Thằng hai Lân vốn con nhà nông, từ nhỏ đã thức khuya dậy sớm giữ em cho ba má đi làm, từ lúc ba nó bỏ đi thì nó càng phải thức sớm chạy đi làm sai vặt cho quán cháo lòng cũng như ai kêu gì nó làm đó chỉ để kiếm thêm vài đồng mua gạo, mua sữa cho em. Như một thói quen, dù sống trong cái cảnh cậu chủ nhỏ quyền quý thế mà nó vẫn giữ được thói quen dậy sớm, mấy ngày mới về đây nó luôn dậy thật sớm tranh thủ quan sát mọi góc ngách trong nhà hòng trốn đi.

Như thường lệ, từ 4 giờ sáng nhà bếp đã nổi lửa, người làm trong nhà tất bậc làm đủ loại thức ăn sáng để phục vụ gia đình của gia chủ, các món ăn đều được ý kiến ông bà chủ cũng như các cô cậu chủ từ chiều hôm qua, ngày nào vui thì họ ăn cùng nhau một món, còn không vui thì mỗi người một món, dì Bếp hỏi ý kiến xong thì vội xách cái giỏ tre chạy ù ra chợ để kịp phiên chợ chiều mà mua nguyên liệu cho buổi sáng. Nấu thức ăn sáng xong thì dì lại phải chạy ra chợ mua đồ cho bữa trưa, bữa chiều, có khi gia chủ tiếp khách thì có thêm bữa phụ hay bữa tối, dì Bếp cứ quần quật như vậy cả ngày cả đêm, khoảng thời gian này cô Ba Phụng đang mang thai nên hay thèm ăn đêm, thế là dì phải thổi lửa nấu bữa khuya, có khi nấu xong, cô Ba hết thèm, không ăn nữa, nhưng không làm thì bị trừ lương, bị bà chủ chửi mắng, dì phải cắn răng cam chịu.

Chẳng khá khẩm hơn dì Bếp bao nhiêu, chú Dần làm vườn khiêm tài xế, khiêm sai vặt, khiêm mọi thứ tùy vào hoàn cảnh mà bà chủ cần thì chú sẽ khiêm công việc đó.

Ngoài ra còn thằng Tèo, chị em con Sen con Súng, thằng Sò, đều làm giúp việc trong nhà, tụi nó làm những công việc quét dọn, lau chùi hay theo hầu các cô cậu chủ. Các nhà giàu có thời bấy giờ, nhà nào cũng có quản gia, nhà bà Sáu Lương cũng không ngoại lệ, bà Mười là quản gia lâu năm cho gia đình này, bà làm ở đây từ thời ba của bà Sáu cho tới giờ, bà Sáu rất tín nhiệm bà ấy, mọi việc trong nhà đều do bà Mười toàn quyền quyết định không cần hỏi ý bà chủ.

Hôm nay cũng như mọi ngày, mọi người đều xuống nhà bếp dùng bữa sáng. Tất cả thức ăn được bày biện đầy cả cái bàn dài, khói bay nghi ngút, hương thơm hấp dẫn bốc lên, chỉ cần nhìn thôi mà bụng đã thấy cồn cào rồi.

Có rất nhiều món, nào là bánh mì ốp la cho ông chủ, cái trứng gà tròn trịa nằm gọn trong cái dĩa trắng tinh, tròn đỏ còn đang trong trạng thái lòng đào căng mướt, thêm ở bánh mì sớm giòn rụm thơm phức. Tô phở bò tái sắp đầy từng lát thịt mỏng trang trí thêm hành lá rau thơm chang cái thứ nước dùng nóng hổi đang sôi sùng sục vào trong tô, từng miếng thịt gặp nước sôi lập tức co nhẹ lại đổi sang màu thịt chín, lập tức dì Bếp đập vào tô thêm một cái trứng gà, món phở bò đầy dinh dưỡng cùng với cái trứng chần núng nính này là dành cho bà chủ. Vợ chồng cô Ba thì dùng hủ tiếu Nam Vang, thịt bằm xào với tí hành, trứng cút lột vỏ sạch sẽ, gan heo, tim heo, cật heo, rồi bỏ vào một cục xí quách to chảng, thêm hai con tôm thẻ đỏ ao xếp ngay ngắn trong tô, thêm chút hành ngò và đặc biệt ngón này thì phải có thêm tỏi ngâm mới đúng bài. Cô Năm Tường hôm nay không khỏe nên ăn cháo cho nhẹ bụng, hạt gạo nở bung trắng mềm thơm mùi gạo chín, thêm cái trứng vịt muối mằn mặn nhâm nhi cùng tô cháo nóng hổi thì còn gì bằng. Thằng hai Lân được dì Bếp làm cho món súp cua, chưa bao giờ nó ăn món gì kì lạ thế, trong đó có cua, tôm, thịt gà đều xé nhỏ; trứng cút, bắp để lên trên thêm tí rau thơm; có cái trứng bách thảo đen ngòm nhưng béo ơi là béo, deo dẻo thơm thơm, thêm một ít óc heo nhìn thì sờ sợ nhưng ăn vào thì ngon không thoát, mọi thứ đều rất ngon nhưng thật lạ món ăn này cứ sền sệt, đằn đặc như canh khoai mỡ ấy.

Mọi người trong nhà đang dùng bữa thì ông Sáu nhè nhẹ nói:

- Năm Tường, có tin tức gì của anh con chưa?

- Dạ thưa ba, công an họ nói chưa có tin gì hết, cũng hỏi khắp cái nơi anh hai làm nhưng không ai biết anh đi đâu hết. - Cô Năm nhàn nhã trả lời.

- Ừm, thôi ý trời vậy, cứ trông chờ vào công an đi, chứ bây giờ cũng có biết ở đâu mà tìm. - Lúc này ông Sáu đã ăn xong, ông dùng khăn lau miệng thững thờ nói.

- Ông nói vậy mà được đó hả, thằng hai là con ông mà - Bà Sáu tủi thân thút thít khóc.

- Chớ tôi phải làm sao bây giờ, hứ. Mọi chuyện trong nhà đã êm ấm, thôi thì tôi cũng về gánh hát, chớ tôi đi cũng lâu rồi không biết sấp nhỏ làm ăn ra sao?

- Ông đi đi, đi về với cái con Kim Mỹ đó đi, đồ con hát - Bà Sáu tức giận đập tay xuống bàn.

- Bà thôi đi, bà không được buông lời sỉ nhục người khác.

- Má ơi má, thôi đi má đừng giận nữa mà - Cô Ba Phụng an ủi má, lúc này bà ta mới im lặng được chút.

- Thằng hai Lân, cái tên thiệt là quê mùa, thôi ông nội đổi tên cho con, gọi là....Gia Bảo đi, con chính là báo vật của gia đình ta - Ông ta cười lớn - Ngày mai sắp xếp tiệc trình họ, cho cháu trai của tôi nhận tổ quy tông, chính thức là Gia Bảo của nhà này.

- Tên tui là Lân, hông phải Gia Bảo - Nó không chịu cái tên này, tên của nó là do ba nó đặt, nó không muốn đổi.

- Mày ăn cơm nhà tao, ở nhà tao, thì phải nghe lời tao, mày không nghe tao đánh mày chết - Bà Sáu hung tợn nhìn nó

- Bà thôi cái thói đánh người đó đi, vợ với con - ông Sáu bực bội chăm điếu thuốc đi ra vườn bỏ lại bà Sáu với những lời than trách, mắng nhiếc.

Mọi việc cũng đâu vô đấy, nó dần chấp nhận cái tên Gia Bảo, ông Sáu Lương cũng khăn gói về gánh hát ở tận Sài Gòn, bà Sáu thì tánh nào tật nấy cứ thấy nó là mắng chửi, vợ chồng cô Ba cũng về trên tỉnh, cô Năm về lại trường nữ sinh nội trú học tập. Trong ngôi nhà to đó chỉ có mình nó lẻ loi, cô đơn, có lẽ nó cũng hiểu cảm giác của bà Sáu khi phải một mình trong một tòa lâu đài rộng lớn, phải gánh vác cả sản nghiệp nặng nề, đảm đương cả trách nhiệm làm mẹ làm cha, bà phải làm mọi thứ một mình. Dù không ưa gì nó nhưng bà ta cũng là bà nội của nó, bà cho nó đi học, hồi đó học sinh chỉ học buổi sáng, chiều nghỉ, vào những buổi chiều thì bà ta dắt nó theo để học hỏi làm ăn, tuy nhiên nó vẫn là một đứa trẻ, nó không thích mấy cái việc kinh doanh đó nên thường trốn đi chơi.

Có lần bà Sáu bắt gặp nó trốn đi chơi thì lôi cổ nó về, đánh một trận nhừ tử, bà chửi mắng nó thậm tệ, cho đến sau này nó không dám đi chơi chăm chăm đi theo bà ta bàn việc làm ăn như một cái đuôi nhỏ vô tri.

Nó nhớ rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất là lúc cô Ba nó sanh em bé, bà Sáu phải lên Sài Gòn chăm con gái nên không quan tâm đến nó nữa, lúc này nó tha hồ đi chơi và cũng tha hồ tìm đường về cái chòi vịt. Nó tìm mãi mà chưa bao giờ tìm được đường về nhà, chắc má nhớ nó lắm, còn bé út nữa, không có anh ai sẽ chăm em thay mẹ, rồi ai sắc thuốc cho mẹ đây, nghĩ đến những điều này nó cuộn tròn người trong cái mền rồi khóc lớn.

Lo sợ nó lại tìm cách bỏ nhà đi tìm má, nên bà Sáu đánh điện tín gọi cô Năm về trông nó vài ngày, chứ nó mà trốn đi được thì chắc ông Sáu cũng giận bà mà bỏ đi luôn không về nữa quá. Cô Năm thương nó lắm, mà cô cũng mới mười tám tuổi, hơn nó mười tuổi thôi nên hợp cạ nhau lắm, hai người cứ quấn nhau cả ngày, sáng thì dắt nhau đi chơi, tối thì thủ thỉ kể chuyện trên thành phố cho nó nghe. Tưởng bà Sáu chỉ đi vài ngày thôi, ai dè cô Ba bị băng huyết trong lúc sanh nên rất yếu, ngồi dậy cũng không nổi nói chi đến việc cho con bú, thương con thương cháu nên bà quyết định ở lại thêm vài tháng chờ đứa nhỏ cứng cáp rồi hẵng về.

Cô Tư Trình tính tình phóng khoáng, lại thích ăn chơi tụ tập với đám bạn ở các vũ trường, quán bar. Hôm trước cô ta uống say mà đòi lái xe, đòi đua với đám bạn, ai dè tông chết một bà cụ, bị công an bắt vào đồn, cô ta dùng quyền lực và sự giàu có của mình gọi điện cho quan chức mà mình quen biết để được tại ngoại.

Cuối cùng cũng như ý muốn ả ta, công an phạt án treo lí do hết sức vô lý “ bà cụ tự tông vào xe cô Tư Trình mà chết” cô Tư bị phạt án treo vì uống rượu khi lái xe, chứ không liên quan đến tai nạn. Cả nhà không ai biết gì cho đến sáng hôm sau, người nhà của bà cụ đập cửa đòi bắt cô Tư trả lại công bằng, đám người hung hăng lắm, họ dọa hai cô chau nó sợ, cô Năm phải gọi báo công an mới tạm thời yên ổn được, mọi người trong nhà mới thở phào một hơi thì từ bên ngoài tiếng xe hơi đùng đùng dừng trước cửa, cô Tư loạn choạng như mới tham gia cuộc vui nào về mà không hề có vẻ hối lỗi.

- Chị tư, em muốn nói chuyện với chị - cô Năm cản trước mặt ả

- Mai rồi nói, giờ chị đi ngủ

- Không em phải nói bây giờ, chị đứng lại đó - cô Năm kéo tay ả

- Con Năm, mày điên hả, mày không ngủ thì để tao ngủ, mày chứ có phải má đâu mà bắt tao nghe mày. - Cô ta quát to

- Chị tông chết người rồi phải không, hồi nãy gia đình người ta đến đòi bắt chị đó.

- Mày nói gì, mẹ nó, dám bắt tao, để tao thưa tụi nó, cho tụi nó ở tù mọt xương.

- Chị ơi, chị giết chết người đó, là mạng người đó chị, không phải con gà con vịt gì đâu. - Lúc này cảm xúc của cô Năm không bình tĩnh nữa, nước mắt cứ tuôn rơi, Gia Bảo chạy đến ôm ngang hông cô nó, tay vỗ vỗ lưng an ủi

- Bà ta già rồi đằng nào cũng phải chết, tao giúp bà ta hóa kiếp sớm thôi, tao còn chi một đống tiền cho người nhà bà ta. Cả đời này chưa chắc bọn họ có được số tiền đó đâu, mắc gì mày khóc, ba má chết hay gì, con điên, tránh ra cho tao.

- Chị tư, chị độc ác quá, chị không còn là con người nữa sao?

“ Chát” đôi tay hung hãn, mạnh bạo đáp thật mạnh vào đôi má nhỏ hồng hào của đứa em cùng cha cùng mẹ, bất ngờ, choáng váng lại không có thế cô Năm ngã nhào ra đất, người làm vội chạy lại đỡ cô.

Hình ảnh đó lại lặp lại trong tam trí nó, giống hệt cảnh cô ta đánh má nó. Nó bất ngờ nhào đến như tia chớp nhắm vào bụng ả ta mà xông vào, “ bụp”, “ á” ả la một tiếng đau đớn, ả nhanh tay chụp lấy đầu nó, tay siết chặc tóc kéo căng cả da đầu nó.

- Chị tư, chị buông nó ra đi - cô Năm khẩn trương hét toán.

- Mày gan lắm - “ chát” cô ta tá nó - mẹ nó cái nhà này điên hết rồi, tao đi, tao không ở đây nữa - Ả ta buông nó ra, bước thẳng ra xe nổ máy rời đi.

Cô Năm lúc này vội ôm nó vào lòng rồi ẵm về phòng, cô dùng trứng gà đã luộc chín, nóng hổi được người làm đưa đến lăn nhè nhẹ vào cái má đỏ ửng sưng phồng của nó, nhẹ nhàng chải lại tóc, an ủi vỗ nó ngủ, “cảm giác này thật giống má” nó thầm nghĩ. Dần dần nó chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui