Tu La Thần Công

Địch Long cũng không khách sáo nữa. Lão huy động hộ thể thần công đến năm thành nội lực phản chấn.

Nội gia hai nhà sư Tây Vực vừa phát huy đã cảm thấy tựa hồ viên đá liệng xuống biển cả không còn tăm hơi đâu nữa.

Họ biết là nguy rồi. Bỗng tâm thần chấn động, tưởng chừng như bị một luồng sóng lớn đè xuống khiến cho chúng phải loạng choạng mấy bước cơ hồ đứng không vững.

Địch Long cười nói :

- Hai vị đứng vững lại rồi ngồi xuống đây nói chuyện.

Hai nhà sư cực kỳ kinh dị, bao nhiêu thái độ ngông cuồng đều mất hết, chúng lại nhìn Địch Long thi lễ lần nữa rồi nói :

- Bọn tiểu tăng từng nghe danh Địch chưởng môn là nhân vật thứ nhất ở Trung Nguyên. Quả nhiên danh bất hư truyền. Mong Đại chưởng môn tha tội cho.

Lần này hai nhà sư thi lễ một cách cẩn thận thật sự.

...... (không đọc được)

khỏi lo âu vì công lực hai nhà sư Tây Vực chỉ kém Thống Thiền thượng nhân một chút, còn so với nhiều Chưởng môn các phái lại có phần cao thầm hơn một bậc.

Địch Long xem chừng Đào Vĩnh Trạch chuyến này đón nhiều tay cao thủ đến áp trận, tuy lão chẳng sợ gì, nhưng lúc xảy cuộc hỗn chiến thì đệ tử các phái khó tránh khỏi tử thương nhiều người.

Hạng Hồng Huy đưa bức thư lên. Thống Thiền thượng nhân coi rồi trao cho Địch Long nói :

- Đào tiên sinh không đến chùa Thiếu Lâm nữa, tuy nhiên thời gian tỷ võ không thay đổi. Có điều địa điểm thì xin đưa sang Thương Chưởng Bình.Vậy Địch chưởng môn nghĩ thế nào?

Địch Long đón lấy thơ coi thì đại ý trong thơ nói là nếu tỷ võ ở trong chùa Thiếu Lâm e rằng sẽ phát sinh tổn hại đến Phật tượng ngôi chùa cổ kính nên lão không yên lòng và xin qua Thiên Chương bình để hội kiến.

Địch Long cũng lo như vậy liền nhìn Hạng Hồng Huy nói :

- Lệnh sư nói như vậy rất hợp ý lão phu. Vậy nhờ lão đệ phúc bẩm lệnh tôn sư, Địch mỗ xin tới đó đúng kỳ hẹn.

Hai nhà sư Tây Tạng nói :

- Bọn bần tăng từng nghe quý tự là nơi Phật môn thắng cảnh đất Trung Nguyên, chùa chiền đồ sộ trang nghiêm. Quả nhiên mới coi bề ngoài đã thấy cảnh tượng phi thường. Bữa nay bọn bần tăng có cơ duyên tới đây, rất mong được chiêm ngưỡng một phen. Chẳng hiểu Phương trượng có cho phép chăng?

Thống Thiền thượng nhân cất tiếng niệm :

- A di đà Phật!

Rồi đáp :

- Chúng ta cũng là đệ tử nhà Phật. Hai vị lại từ phương xa tới đây.Vậy tiểu tự dĩ nhiên phải kính cẩn tiếp đãi. Duy Thức! Duy Chân! Hai vị cùng Bản Không sư đệ bồi tiếp nhị vị cao tăng đi vãng cảnh chùa.

Bản Không là một giám tự của chùa Thiếu Lâm. Võ công Bản Không đại sư cũng tương đương Thống Thiền thượng nhân.

Thống Thiền thượng nhân đã biết Hạng Hồng Huy là một tay diệu thủ thần thâu nên yêu cầu Bản Không đi kèm là có ý giám thị bọn họ.

Tân khách lui ra khỏi Kết Duyên tịnh xá rồi, Thống Thiền thượng nhân chau mày hỏi :

- Địch đại hiệp! Đại hiệp liệu Đào Vĩnh Trạch có hảo tâm vì muốn giữ cho chùa Thiếu Lâm được toàn vẹn mà thay đổi đấu trường chăng?

- Có thể là hắn sợ chúng ta chiếm được lợi nên không muốn tới chùa Thiếu Lâm.

Rồi lão hỏi :

- Thiên Chương bình ở địa phương nào?

Thống Thiền thượng nhân đáp :

- Thiên Chương bình ở phía Bắc núi Tung Sơn, cách bản tự chừng mấy dặm mà thôi.

Địch Long nói :

- Như vậy kể cũng tiện.

Thống Thiền thượng nhân nói :

- Nhưng hình thế Thiên Chương bình là một nơi tuyệt địa.

Địch Long hỏi :

- Địa thế làm sao?

Thống Thiền thượng nhân đáp :

- Thiên Chương bình là một khu đất bằng phẳng ở tận đáy hang núi. Xung quanh quần phong bao bọc. Vì vậy mà gọi là Thiên Chương bình. Nơi đây khá rộng rãi.

Địch Long hỏi :

- Nếu thế thì bọn họ ngấm ngầm bố trí mai phục chẳng là một mối nguy cho bọn ta ư? Có điều Địch mỗ nghĩ rằng Đào Vĩnh Trạch là một đại ma đầu tuy dám làm hết mọi tội ác, nhưng bình nhật hắn rất tự phụ tưởng không đến nỗi dùng thủ đoạn đê hèn để thắng bọn ta.

Thống Thiền thượng nhân đáp :

- Giữa hai cái hại ta phải cân nhắc xem cái nào nhẹ hơn. Địch đại hiệp nói đúng đó. Có thể bọn chúng bố trí mai phục trong hang núi rồi, nhưng cũng còn hơn là động võ tại chùa Thiếu Lâm.

Trong chùa Thiếu Lâm những tay cao thủ tụ tập rất đông. Sau khi được tin Đào Vĩnh Trạch muốn đến khiêu chiến. Suốt ngày đêm đều có người tuần phòng bốn mặt tại chốn sơn đầu. Người phụ trách công việc tuần phòng là Đại Hùng thiền sư, đứng đầu Thập bát La Hán trông coi.

Thống Thiền thượng nhân là người thận trọng liền kêu Đại Hùng thiền sư tới hỏi.

Đại Hùng thiền sư cho hay là một giải Thiên Chương bình chưa từng phát giác ra một nhân vật nào khả nghi. Thống Thiền thượng nhân mới yên lòng.

Sau một lúc Bản Không đại sư trở về bẩm báo là đã đưa chân tân khách về rồi.

Địch Long cười hỏi :

- Có mất mát gì không?

Bản Không đại sư đáp :

- Bần tăng cũng biết gã đó là một tay diệu thủ thần thâu nên đã gia tâm đề phòng. Bần tăng chỉ dẫn bọn họ đi thăm mấy Đại điện và vài nơi khẩn yếu, chứ không dám đưa họ vào Tàng Kinh các.

Bản Không đại sư lại mỉm cười nói tiếp :

- Hạng Hồng Huy cặp mắt lúc nào cũng sáng quắc. Gã đi tới đâu là để ý đặc biệt tới chỗ đó...

Như sư nói tới đây sực nhớ ra điều gì rồi dậm chân la lên :

- Ôi thôi! Hỏng bét...

Thống Thiền thượng nhân sửng sốt hỏi :

- Điều chi vậy?

Bản Không đại sư thở dài đáp :

- Không ngờ mình đề phòng cẩn thận đến thế cùng bị mắc tay gã rồi.

Thống Thiền thượng nhân nói :

- Mất cắp vật gì quan trọng không?

Bản Không đại sư đáp :

- Mất một cái nhẫn bằng cổ ngọc.Tuy không quan hệ gì mấy. Nhưng là một vật bần tăng rất thích...

Nhà sư nhăn nhó cười nói tiếp :

- Chiếc nhẫn này tiểu đệ đeo ở ngón tay giữa bên phải. Lúc gã ra đi quay lại sá dài xuống tận đất. Tiểu đệ theo kinh lễ thò tay ra nâng gã dậy, không ngờ bị gã lấy cắp mất mà bây giờ mới phát giác.

Nguyên Bản Không đại sư sau khi vợ chết mới xuất gia đầu Phật. Cái nhẫn bằng cổ ngọc là di vật của nhà sư, nên nhà sư luyến tiếc vô cùng.

Duy Thức thiền sư cười nói :

- Người xuất gia coi “Tứ đại” đều là không hết thì cái vật thân ngoài đó mất đi cũng chẳng có gì đáng kể. Chúng ta hãy bàn chuyện khẩn yếu bữa nay. Đào Vĩnh Trạch đã thay đổi nơi ước hẹn chiến đấu. Vậy xin hai vị sư huynh phí nhiều tâm lực để bố trí cho cẩn thận.

Thống Thiền thượng nhân trầm ngâm một chút rồi nói :

- Bản Không sư đệ! Sư đệ cùng bốn vị trưởng lão viện Đạt Ma và các vị Đại Hùng, Đại Trí, Đại Thông cùng một số đệ tử ở lại giữ chùa. Tăng chúng ở nội tam đường cũng lưu lại phân nửa để đề phòng trong ngoài bản tự. Còn bao nhiêu người đi theo bọn ta đến Thiên Chương bình hết.

Thống Thiền lại nói tiếp :

- Quần đệ tử các môn phái sẽ được Chưởng môn nhân của họ điều động đưa đi.

Thương nghị đâu đấy rồi, vị Phương trượng liền truyền pháp dụ trong vòng nửa giờ là mọi việc phải bố trí xong xuôi.

Bọn đệ tử Thiếu Lâm có đến gần ngàn người, tuy một nửa dẫn đi Thiên Chương bình, còn phân nửa cũng đủ củng cố bảo tự.

Còn đệ tử các phái thì hầu hết là muốn đi coi cuộc tỷ võ hiếm có này. Chỉ có mấy cô nữ đệ tử phái Thanh Thành và Quyên Quyên thì xin ở lại đặng phụng thị Thiết Diện bà bà và Lãnh Sương Quân.

Phùng Linh muốn ở lại với con gái nhưng lại tiếc rẽ cuộc nhiệt náo hiếm có này, rồi bà cũng ra đi.

Ngụy Tô là đệ tử của Địch Long, dĩ nhiên phải đi theo sư phụ. Gã đành tạm thời chia tay với Cảnh Quyên Quyên.

Quần đệ tử phái Thanh Thành kể ra không nỡ ly khai Thiết Diện bà bà trong lúc mụ bị bịnh trọng này, nhưng Đào Vĩnh Trạch là công địch của bản phái.

Sau một hồi thương nghị, họ quyết định chỉ lưu Lãnh Sương Quân cùng bốn tên đại đệ tử ở lại. Còn bao nhiêu người đều do Dực Trọng thống lãnh đến Thiên Chương bình áp trận giúp Địch Long.

Đoàn người rầm rộđến Thiên Chương bình vào lúc giờ Ngọ.

Bọn Đào Vĩnh Trạch đã chờ ở đó từ trước rồi. Bọn tả hữu của lão ngoài bọn Dương Xích Phù, Hạng Hồng Huy, Ly Tiệm, Lăng Tiêu Tử và mấy vị Phiên tăng vừa đến chùa Thiếu Lâm, còn một số người lạ mặt. Chưởng môn các phái đều không biết lai lịch chúng.

Thống Thiền thượng nhân hỏi lại bọn đệ tử đã đưa đến Thiên Chương bình giám thị từ trước liền biết rằng Đào Vĩnh Trạch cùng đồng đảng tới nơi, chứ không có cuộc bố trí nào khác.

Hai bên đóng giữ mỗi bên một phương.

Đào Vĩnh Trạch đối diện với Địch Long.

Thống Thiền thượng nhân từ từ bước ra trung tâm trường đấu giữ địa vị chủ nhân.

Nhà sư cùng Đào Vĩnh Trạch thi lễ trước, nói :

- Hai vị là võ học đương thời, bữa nay giá lâm núi Tung Sơn. Bản tự là địa chủ rất lấy làm vinh hạnh. Nhưng lão tăng trong lòng không khỏi có chỗ lo âu, cần phải trình bày đôi lời trước.

Đào Vĩnh Trạch đáp :

- Đại sư có điều chi thắc mắc xin cứ nói cho hay.

Thống Thiền thượng nhân nói :

- Bản lãnh của hai vị bữa nay khiến cho võ học nổi tiếng dương danh là điều nhất định. Lão tăng mong rằng hai vị đem nghệ thuật ra để giao hữu không đến nỗi làm cho danh sơn mắc vòng kiếp nạn và đồng đạo phải chịu tai ương.

Theo ý Thống Thiền thượng nhân thì rõ ràng là nhà sư già chỉ muốn cho cuộc tỷ võ này là cuộc so tài giữa hai người đừng để phát sinh cuộc hỗn chiến.

Đồng thời nhà sư còn hy vọng hai người phân thắng phụ rồi là dừng lại không làm tổn thương đến tính mạng của nhau.

Địch Long mỉm cười nói :

- Đào tiên sinh là khách. Địch mỗ xin theo ý tiên sinh.

Đào Vĩnh Trạch nói :

- Phương trượng lấy từ bi làm gốc. Đào mỗ bội phục vô cùng. Song Đào mỗ e rằng khó làm được nguyện như Phương trượng. Một là, bữa này bạn hữu đến tham dự rất đông mà các vị đó không phải là bộ thuộc của Đào mỗ, như vậy thì Đào mỗ ước thúc họ thế nào được? Hai là bữa nay Đào mỗ đến thỉnh giáo Địch chưởng môn. Dĩ nhiên Đào mỗ hy vọng không có chuyện tư tình, để được coi tuyệt kỹ của phái Thiên Sơn ngõ hầu mở rộng tầm mắt. Mặt khác, dĩ nhiên Đào mỗ chẳng dám giấu nghệ thuật vụng về tất nhiên phải cống hiến hết khả năng của mình. Trường hợp này e rằng khó lòng điểm tới mà thôi. Xem chừng chỉ có thể trông vào mệnh trời. Đào mỗ có mất mạng dưới lưỡi kiếm của Địch chưởng môn cũng không hổ thẹn.

Lão ngừng lại một chút rồi nói tiếp :

- Vạn nhất mà Đào mỗ thắng được một chiêu nửa thức, lỡ tay đả thương đến Địch chưởng môn cũng xin các vị tha thứ cho. Sự thực Đào mỗ cũng đồng ý với lão thiền sư. Bữa nay Đào mỗ chỉ xin thỉnh giáo Địch chưởng môn mà thôi, không liên quan gì đến người khác. Trường hợp mà Đào mỗ thua rồi nhưng không mất mạng thì Đào mỗ nhất định từ nay vĩnh viễn lui khỏi võ lâm, sau này quyết không tìm cách trả thù. Hoặc giả có người khác tìm đến Đào mỗ để trả thù thì Đào mỗ sẽ thu xếp với người đó quyết chẳng đa sự làm chi.

Đào Vĩnh Trạch tuy không theo ý Thống Thiền thượng nhân, nhưng lão đã thề nếu thất bại là chịu thua liền.

Cuộc tỷ võ này tuy chỉ ở giữa hai người là lão và Địch Long mà thôi. Dù tựu trung có biến thành cuộc hỗn chiến, lão cũng chỉ tỷ đấu với Địch Long chứ không đánh bừa bãi làm tổn thương đến người khác.

Thống Thiền thượng nhân đã liệu trước Địch Long có thể nắm phần thắng nhiều hơn, miễn sao Đào Vĩnh Trạch không đánh loạn xà ngầu là lão yên tâm rồi.

Nhà sư liền nói :

- Đào tiên sinh đã nói vậy thì lão tăng cũng không nhiều lời nữa. Cuộc tỷ võ ra sao xin hai vị tự định đoạt với nhau.

Nhà sư nói xong từ từ lui ra.

Địch Long nói :

- Đào tiên sinh! Tiên sinh là khách vậy Định mỗ xin nhường tiên sinh vạch ra đường lối tỷ đấu. Địch mỗ xin bồi tiếp là xong.

Đào Vĩnh Trạch đã có định kiến, nhưng giả vờ thoái thác một hồi rồi mới nói :

- Đào mỗ tưởng đạo nghĩa về võ học có rất nhiều phương diện tinh thâm có diệu chứ không phải nông cạn như võ kỹ. Đã đến trình độ như hai chúng ta đây, đâu có thể vào trường vung đao múa kiếm, tay đấm chân đá như kẻ thất phu?

Địch Long hỏi :

- Đào tiên sinh nói phải lắm! Vậy theo ý tiên sinh thì tỷ thí thế nào?

Trong lòng lão nghĩ thầm :

- “Vừa rồi Đào Vĩnh Trạch bảo với ta quyết đấu sinh tử và theo mệnh trời mà sao câu dưới dường như có chiều đổi giọng?”

Đào Vĩnh Trạch lạnh lùng đáp :

- Không hẳn là tỷ văn mà cũng không phải tỷ võ. Bữa nay gặp được cơ duyên hiếm có này, nếu đã muốn tỷ đấu thì chúng ta đem những điều sở học ra để so bì ai hơn ai kém.

Địch Long hỏi :

- Võ học mênh mông như biển cả nếu muốn tỷ thí toàn diện thì cách tỷ thí nên thế nào xin tiên sinh chỉ thị?

Đào Vĩnh Trạch đáp :

- Võ học tuy rộng bát ngát nhưng theo ngu kiến của Đào mỗ thì cũng không ngoài ba phương diện. Một là kiến thức về võ học. Hai là dũng khí cùng đởm lược về luyện võ. Ba là võ kỹ của bản thân. Tại hạ thiết tưởng rút trong ba phương diện này lấy ra một đề mục để mà tỷ thí. Chẳng hiểu Địch đại chưởng môn có đồng ý chăng?

Địch Long nghĩ thầm trong bụng :

- “Kiến thức và võ nghệ của bản thân quan trọng như nhau. Câu đó lão nói đúng rồi. Còn dũng khí và đởm lược thì có điều lờ mờ không rõ rệt”.

Đào Vĩnh Trạch nói tiếp :

- Võ học đến trình độ tối cao không phải là cái dụng của kẻ thất phu, nó cũng chẳng phải là một thứ đởm lược tuyệt không sợ chết mà là đởm lược về chính khí hạo thiên có thể chống đối được với bất cứ một áp lực nào. Nếu chẳng đủ như vậy thì quyết không phải là Đào Vĩnh Trạch nữa.

Địch Long tuy không hoàn toàn đồng ý với Đào Vĩnh Trạch, nhưng lão cũng cho đại bộ phận lời giải thích của đối phương là hợp lý.

Vì thế lão gật đầu đáp :

- Vậy xin mời tiên sinh ra đề đi.

Đào Vĩnh Trạch nói :

- Địch chưởng môn đã nghiên cứu đạo học trên trời và nhân gian. Đúng lý Đào mỗ không nên tiếm việc ra đề, nhưng Đại chưởng môn cứ suy nhượng hoài, vậy Đào mỗ phải tuân lệnh. Xin Địch đại chưởng môn đừng cười.

Lão ngừng lại một chút rồi nói tiếp :

- Ba điều kể trên ai thắng hai là được. Đào mỗ đã biết Địch đại chưởng môn bụng rộng như biển, thắng bại không để vào lòng, song Đào mỗ cũng nói trước để người ngoài khỏi nghị luận.

Địch Long vuốt râu mỉm cười nói :

- Đào tiên sinh nói phải lắm! Ai được ai thua bất tất phải bận tâm. Địch mỗ mà thua cả hai trường thì đến trường thứ ba khỏi tỷ đấu.

Chưởng môn các phái thấy Địch Long đồng ý về ba hạng tỷ thí này đều không khỏi chấn động tâm thần, trong lòng ngấm ngầm nao núng.

Nên biết nếu tỷ thí về bản lãnh võ công thì bọn người đều nhận thấy Địch Long tương đối nắm được phần thắng nhiều hơn Đào Vĩnh Trạch. Nhưng tỷ đấu về kiến thức và đởm lược thì ai cũng e rằng Đào Vĩnh Trạch ra đề mục xảo trá khó mà liệu trước được sự hơn thua.

Đào Vĩnh Trạch nói :

- Được rồi, bây giờ về vấn đề thứ nhất xin Địch chưởng môn hãy phái một tên đệ tử đắc ý nhất ra tỷ thí về võ kỹ với tiểu đồ.

Địch Long ngạc nhiên hỏi :

- Đào tiên sinh đã nói điều thứ nhất là tỷ thí về kiến thức kia mà?

Đào Vĩnh Trạch đáp :

- Đúng thế! Nhưng theo lời Địch chưởng môn đã nóithì võ học bao la bát ngát nếu hai chúng ta đem tinh nghĩa về võ học mà bàn thì đến ba ngày ba đêm cũng chưa xong mà người ngoài vị tất đã thích nghe chúng ta cao đàm hùng biện.

Lão nói tiếp :

- Chi bằng để hai tên đệ tử tỷ đấu võ công một phen rồi chúng ta coi chúng diễn xuất võ công để chỉ ra những chỗ hơn kém. Đại chưởng môn giải thích rồi đến Đào mỗ. Như vậy thì chúng ta bình luận võ công. Ai nói được nhiều ưu khuyết là thắng. Còn cứ đàm luận suông về ý nghĩa ám hiệu thì không có căn cứ thực tế.

Địch Long gật đầu nói :

- Biện pháp này cũng như cổ nhân luận kiếm, có bao nhiêu là chỗ bất đồng và cũng là biện pháp đặc biệt.

Đào Vĩnh Trạch nói :

- Địch chưởng môn đã đồng ý thì xin phái một vị cao đồ ra đi. Còn bên Đào mỗ có tiểu đồ Hạng Hồng Huy là một tên mà Địch chưởng môn và Thiền sư phương trượng đều đã biết rồi.

Địch Long thấy Đào Vĩnh Trạch đưa Hạng Hồng Huy ra thì không khỏi chau mày nghĩ bụng :

- “Gã này khinh công tuyệt diệu, e rằng Ngụy Tô bên mình khó mà đối phó với gã được”.

Nên biết trường tỷ đấu này thắng hay bại là ở Địch Long và Đào Vĩnh Trạch.

Những kẻ đệ tử đại biểu cho bản môn mà thua người cũng là một sự mất thể diện.

Đại đệ tử của Địch Long là Ngụy Tô tuy được chân truyền về kiếm pháp nhưng về hỏa hầu thì lại chưa đủ.

Địch Long đang còn ngần ngừ thì Địch Bình Thạch tiến ra nói :

- Gia gia! Xin gia gia để trọng trách này cho hài nhi.

Đào Vĩnh Trạch cười khanh khách nói :

- Nếu được Thiếu chưởng môn xuất tích thì thiệt là hãnh diện cho tiểu đệ quá rồi. Hồng Huy! Ngươi phải thận trọng thỉnh giáo Thiếu chưởng môn nghe!

Hạng Hồng Huy cười hì hì nói :

- Xin Địch thiếu chưởng môn lấy kiếm ra!

Địch Bình Thạch sa sầm nét mặt đáp :

- Ngươi dùng chưởng ta cũng dùng chưởng.

Đào Vĩnh Trạch cười nói :

- Địch thiếu chưởng môn! Thiếu chưởng môn có chỗ hiểu lầm rồi! Trường tỷ đấu này là cuộc so kiến thức về võ học giữa lệnh tôn cùng lão phu, chỉ căn cứ vào cho tinh hóa nền võ học để làm tài liệu bình phẩm.

Lão ngừng lại một chút rồi tiếp :

- Kiếm pháp của quý phái đã lừng danh trong võ lâm mấy trăm năm nay. Nếu Thiếu chưởng môn lại không dùng kiếm thì lão phu nghị luận vào đâu?

Địch Long nói :

- Thạch nhi! Ngươi cứ dùng kiếm đi!

Địch Bình Thạch không sao được liền rút thanh Du Long kiếm ra.

Hạng Hồng Huy cười nói :

- Thanh kiếm này ánh hào quang lấp loáng trông rất đẹp mắt.

Rồi gã vươn tay ra nhằm chụp vào cổ tay Địch Bình Thạch.

Địch Bình Thạch cả giận ra chiêu “Hoành Vân Đoạn Phong” xoay tay lại chém.

Kiếm pháp của gã đã đến trình độ thu phát tùy theo ý muốn. Đột nhiên gã hớt một cái nhanh như điện chớp mà lợi hại vô cùng.

Hạng Hồng Huy la thất thanh :

- Úi chao! Nguy quá!

Người gã lạng đi một cái rồi quay đầu lại cười nói :

- Còn may chưa bị mất tay.

Đoạn gã sử “Thiên La bộ pháp” phối hợp khinh công tuyệt đỉnh.

Gã chưa dứt lời thì đã lướt tới sau lưng Địch Bình Thạch, đồng thời vươn tay ra muốn đoạt bảo kiếm.

Hạng Hồng Huy tự biết bản lãnh mình hãy còn kém đối phương xa, nên gã cố ý chọc giận để đối phương sơ hở đặng thừa cơ hạ thủ.

Địch Bình Thạch quả nhiên trúng kế. Gã mới ra mấy chiêu đã nổi nóng. Có lần bị ngón tay Hạng Hồng Huy sờ vào chuôi kiếm rồi.

May mà Địch Bình Thạch căn cơ rất vững. Gã vừa thấy có điều bất diệu là chân lực nội gia lập tức phát huy.

Hạng Hồng Huy ngón tay đụng vào kiếm tựa hồ sờ vào điện bị sức phản chấn hất lùi lại ba bước.

Địch Bình Thạch định thần lại phế bỏ ý niệm nóng nảy. Gã hú lên một tiếng dài, thi triển “Truy Phong thập bát thức” trong Thiên Sơn kiếm pháp.

Chỉ trong nháy mắt, kiếm pháp biến ảo vô cùng như nước thủy triều dâng lên ào ạt. Đợt sóng này chưa qua đã tiếp đợt sau.

Thân pháp của Hạng Hồng Huy cũng mau lẹ đến cực điểm. Gã phối hợp “Thiên La bộ pháp” với khinh công tuyệt đỉnh và vẫn chuồn đi chuồn lại trong vùng kiếm quang trùng trùng điệp điệp.

Những người quan chiến tại trường cảm thấy đầu nhức mắt hoa và cũng đảo lộn đầu óc như Hạng Hồng Huy xoay sở trong làn kiếm quang.

Địch Bình Thạch quát lên một tiếng. Kiếm chiêu của gã mỗi lúc một lẹ hơn, và vòng kiếm quang rộng dần mãi ra như một tấm lưới ảnh sáng chụp Hạng Hồng Huy vào giữa.

Hạng Hồng Huy tuy miễn cưỡng đối phó được với “Truy Phong thập bát thức” vô cùng kỳ ảo, nhưng nếu gã không thận trọng một chút là lập tức máu đổ đương trường.

Vả lại nội lực của gã không thể dai sức bằng Địch Bình Thạch.

Hạng Hồng Huy cũng là tay tâm linh ghê gớm, thấy tiìh thế bất diệu đột nhiên gã mạo hiểm tiến chiêu sán hẳn đến trước mặt Địch Bình Thạch.

Gã búng hai ngón tay một cái, một dây hàn phong như mũi tên lạnh vô hình bắn vào hai mắt Địch Bình Thạch.

Gã sử công phu “Huyền Âm chỉ”. Công phu này cũng do Tu La thần công mà ngày trước Võ Hạo Thiên biến chế ra. Chỉ lực của gã lúc này chưa đủ để đả thương Địch Bình Thạch nhưng thân pháp gã rất nhẹ nhàng nên gã dùng một chiêu mạo hiểm để tập kích đối phương.

Địch Bình Thạch tuy nội công thâm hậu, nhưng tròng mắt là nơi không luyện nội công tới được. May gã cũng là tay cơ cảnh, vừa thấy có nguy liền nhắm mắt lại, rồi dùng thân pháp “Bàn Long Nhiễu Bộ” xoay mình đi.

Tuy nhiên trán gã cũng bị Hạng Hồng Huy búng phải. Lúc gã mở mắt ra thì thấy đỏ xẩm và sưng vù, nước mắt chảy ra.

Hạng Hồng Huy cười nói :

- Thiếu chưởng môn! Tại hạ mới đánh một đến nhè nhẹ tưởng chưa đau gì mấy mà sao Thiếu chưởng môn đã khóc rồi?

Địch Bình Thạch cả giận liền ra chiêu sát thủ “Đại Mạc Phong Sa”. Kiếm quang quét ngang một cái. Một lưỡi kiếm biến thành trăm lưỡi từ bốn mặt tấn công vào Hạng Hồng Huy.

Bỗng nghe những tiếng roạc roạc vang lên. Áo Hạng Hồng Huy bị rách đến năm sáu chỗ mà chưa đả thương được vào người gã.

Địch Bình Thạch đánh bảy tám chiêu nữa trong lòng lấy làm khó chịu nghĩ thầm :

- “Nếu ta để gã trốn khỏi trăm chiêu thì còn mặt mũi nào mà trông thấy quần hùng tại trường nữa”.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui