Thấm thoát 10 năm đã trôi qua, Lạc Vũ lúc này đã là 1 đứa trẻ.
Tuy cũng lớn lên như bao đứa trẻ khác trong Lạc tộc nhưng Lạc Vũ không hề nói một câu nào.
Điều này khiến Lạc Hoa và Lạc Thiên Thành rất phiền lòng, tuy nhiên thấy con trai của mình lớn lên một cách khỏe mạnh như bao người, họ cũng được an ủi phần nào.
Ngoài việc không biết nói, còn lại Lạc Vũ rất thông minh sáng dạ, lại hiền lành tốt bụng.
Bất cứ nhà ai có công việc gì, nó đều tới giúp đỡ nên rất được mọi người trong tộc yêu mến.
Lạc Cửu Công sau khi biết Lạc Vũ không thể nói được liền đưa nó tới chỗ thầy thuốc trong Lạc tộc để kiểm tra.
Đáng tiếc thầy thuốc đã khám hết một lượt nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân, chỉ có thể kết luận đây là tật bẩm sinh.
Nghe được điều này, Lạc Cửu Công tỏ ra rất chán nản.
Đứa bé mà ông kỳ vọng bao nhiêu giờ đây lại không thể nói được.
Tuy nhiên Lạc Cửu Công vẫn dốc sức đào tạo, dạy dỗ nó.
Vào ngày sinh nhật thứ 10 của mình, Lạc Vũ rốt cuộc đã trải qua nghi lễ “tẩy rửa” của Lạc tộc.
Ngày hôm đó, nó cùng những đứa bạn đồng lứa tới một hang đá lớn trên núi ở gần Lạc thôn.
Bên ngoài hang khắc 3 chữ Tế Long Động.
Đây chính là nơi mà người trong Lạc tộc thờ phụng Chân Long.
Trong hang có một bức tượng rồng bằng đá nằm ngang, vô cùng uy nghiêm, sống động.
Bức tượng rồng đá tư thế uống lượn như muốn bay lên trời, được đặt chính giữa hang động, xunh quanh là những tế phẩm gồm hoa quả, dược liệu, xương cốt của hung thú.
Nhìn chung, đây là những sản phẩm mà người dân Lạc tộc sau thời gian vất vả sản xuất, săn bắn.
Sau trận chiến 1000 năm trước ở Bình Nguyên, Chân Long được cho là đã hóa thành rồng bằng đá và tộc nhân Lạc tộc đã thờ phụng nó.
Dù 1000 năm nay, Chân Long chưa hiển linh lần nào nhưng họ vẫn thờ cùng, không dám bê trễ.
Tế Long Động cũng là nơi diễn ra nghi thức “tẩy rửa” của Lạc tộc.
Họ hy vọng nghi thức này diễn ra trước bức tượng Chân Long thì những đứa trẻ của Lạc tộc sẽ được Chân Long phù hộp, nâng cao sức mạnh.
Hôm đó, Lạc Cửu Công đứa Lạc Vũ và hơn chục đứa trẻ khác tới Tế Long Động.
Lúc cả đám người tới đã thấy một chiếc cự đỉnh đặt dưới bức tượng Chân Long.
Trung niên nam nhân mặc áo da hung thú đổ vào cự đỉnh một thùng huyết dịch, thêm vào đó vô số dược liệu và cả xương cốt của các loài dị thú khác nhau.
Lạc Cửu Công nói với trung niên nam nhân mặc áo da thú: “Nghi lễ chuẩn bị tới đâu rồi, Lạc Thông?”.
Trung niên nam nhân kia đáp lại: “Bẩm tộc trưởng, mọi thứ đã xong xuôi hết rồi, đã có thể thực hiện nghi lễ ngay lúc này”.
Lạc Thông là nhân vật có vai vế trong Lạc tộc, chỉ đứng sau Lạc Cửu Công.
Y là người phụ trách huấn luyện Thiên Lạc Thần Công cho tộc nhân của Lạc tộc.
Về sức mạnh, Lạc Thông cũng chỉ đứng sau Lạc Cửu Công khi đã luyện tới tầng thứ 7 của Thiên Lạc Thần Công.
Lạc Thông cũng rất am hiểu về hung thú và dược liệu.
Y đã nghiên cứu nhiều năm, tìm ra được những chất liệu tốt nhất cho nghi thức “tẩy rửa” của Lạc tộc.
Lần này Lạc Thông sử dụng huyết dịch của hung thú trung cấp Mãnh Ngưu.
Mãnh Ngưu dù là hung thú cấp thấp nhưng bù lại có lượng huyết dịch lớn.
Người trong Lạc tộc tắm trong huyết dịch của Mãnh Hưu sẽ nâng cao thể lực, hoạt động liên tục trong 3 ngày không biết mệt mỏi.
Bên cạnh đó Lạc Thông còn sử dụng xương của loài gà tên là Ô Cầm.
Đây thực chất là một loài gà lai hung thú từ thời thượng cổ.
Ô Cầm là loài trung cấp, xương của chúng có thể giúp xương cốt và da thịt cơ thể người rắn chắc như sắt thép, chống lại được răng nanh hay sừng của các hung thú cấp thấp.
Ngoài ra, Lạc Thông còn mang tới nhiều dược liệu quý mà y thu thập được từ Tử Cốt Lâm trong nhiều năm qua.
Những dược liệu này phối hợp với xương của Ô Cầm và huyết dịch của Mãnh Ngưu, làm tăng thêm hiệu quả tôi luyện nhục thân.
Tuy nhiên do cơ thể bẩm sinh của mỗi người khác nhau nên việc hấp thụ những nguyên liệu này cũng rất khác nhau.
Sau khi bỏ tất cả nguyên liệu vào đỉnh, Lạc Thông mang ra đống củi chất bên dưới đốt lên.
Không lâu sau, Lạc Vũ và đám trẻ nghe tiếng huyết dịch sôi sục trong đỉnh kèm theo âm thanh uâng uâng rất kỳ dị.