Tướng công, chàng cũng sống lại sao?

Edit by Tê Tê Team (Tà sweetie)
 

 
Cánh anh đào tung bay tán loạn trong gió làm nhạt đi bầu không khí tiêu điều ngoài cửa Từ phủ nhưng không hề làm giảm bớt nỗi bực tức và lửa giận của Bình thị.
 
“Thái phu nhân về miền cực lạc, Từ gia trở mặt muốn ta làm theo giao ước, tự mình trả về tác phẩm của Tham Vi tiên sinh lại có con mèo con chó chặn đường, yêu cầu ta mở ra kiểm tra ngay tại chỗ.”
 
Nàng ta ngang nhiên đứng trước bậc thềm, nắm chặt hai nắm đấm trong ống tay áo, như đang hết sức nhịn xuống kích động muốn đánh người, mắt phượng không hề chớp nhìn chằm chằm bạch y thiếu nữ.
 
Thiếu nữ bình tĩnh đối mặt, dáng điệu nhàn nhã, eo nhỏ thon thả, phong thái liễm diễm có thể hiểu nhưng không đủ từ ngữ nào để diễn tả, chính là Nguyễn Thời Ý.
 
Trưởng tức Chu thị đúng lúc nghe tiếng ra nghênh đón, nhìn thấy ánh mắt Nguyễn Thời Ý, trái lại nở nụ cười với Bình thị.
 
“Chỉ sợ An Định Bá phu nhân hoa mắt, vị chó mèo ngài nói này chính là cô nương được Thái phu nhân trợ dưỡng* khi còn sống, theo họ Nguyễn của lão nhân gia.”
 
[*] Trợ dưỡng: Nuôi nấng, giúp đỡ.
 
“Chưa từng nghe nói qua!” Bình thị nhướn mày, “Hơn nữa, chỉ là dưỡng nữ, dựa vào cái gì mà chặn đường khách nhân?”

 
Nguyễn Thời Ý không hờn không giận, hững hờ lên tiếng: “Phu nhân hiểu lầm rồi, Vạn Sơn Tình Lam đồ là Tham Vi tiên sinh dốc hết tâm huyết vẽ trong ba năm, đã hơn ba mươi năm chưa lộ diện công chúng, người Từ gia vì kính cẩn nên càng cẩn thận gấp bội, kính xin lượng thứ.”
 
Bình thị hiển nhiên không mảy may để ý lời lẽ mà bắt bẻ thái độ cao ngạo bên trong, đang định nổi giận, lại nghe nàng nói tiếp: “Kiểm tra ngay trước bàn dân, thực ra là tôn trọng và bảo vệ phu nhân. Ngộ nhỡ có chỗ nào sơ suất lại đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau thì có phải càng ảnh hưởng hòa khí không?”
 
Nguyễn Thời Ý nghe Bình thị nói lời không thỏa đáng, đã hạ quyết tâm hết sức giữ gìn tác phẩm hội họa của Từ Hách, tất nhiên một bước cũng không nhường.
 
Cố ý kiểm nghiệm bên ngoài phủ, vừa phòng Bình thị đổi hàng nhái qua loa lấy lệ, đề phòng bảo quản tranh không tốt mà gây tranh cãi.
 
Nếu không phân thị phi trắng đen trước mặt mọi người, sau này nhất định không có chứng cứ.
 
Nguyễn Thời Ý được Hoàng thượng đích thân phong Cáo mệnh*, lại là trưởng lão được mọi người tôn kính, dù khuôn mặt trẻ lại nhưng phong thái không giảm đi một li.
 
[*] Cáo mệnh: Phụ nữ được phong hiệu.
 
So sánh với nàng, Bình thị vênh váo đắc ý, hùng hổ hăm doạ, trái lại có vẻ phô trương thanh thế.
 
Người qua đường, bán hàng rong tụ lại, văn nhân* nghe tiếng mà đến, ngày càng nhiều bậc thầy họa sư (họa sĩ), không tránh khỏi mồm năm miệng mười nghị luận.
 
[*] Văn nhân: người tri thức, có học.
 
“Tuy nói cách làm này không quá khách khí, nhưng cũng không có gì đáng trách! Dù sao cũng là thứ làm nên thanh danh Tham Vi tiên sinh! Có ngàn vàng chưa chắc mua được một thước!”
 
“Bút lực lão nhân gia đến nơi đến chốn, thư tín vững vàng, cảnh sông núi cấu tứ oai hùng xuất sắc trăm năm hiếm có, ý nghĩa vô cùng rõ ràng khiến người ta muốn nhìn ngắm không thôi. Trên có Hoàng thượng truy cầu, dưới có hậu bối noi bước, đương nhiên phải thận trọng.
 
“Đúng vậy! Nghe nói trước đây Lại bộ Tề thượng thư cất giữ bản chính của Tham Vi tiên sinh, treo ở thính đường hơn mười mấy năm, bị kẻ lẻn vào đánh tráo mà không biết! Trước khi vào phủ phải xem rõ ràng mới hợp tình hợp lý!”
 
“Vị phu nhân kia không muốn phối hợp, lẽ nào… trong lòng có quỷ?”
 
Dân chúng nghị luận xôn xao, Bình thị mặt mày âm u ngày càng khó nhìn, “Làm phiền Nguyễn cô nương nhãn huệ tinh tường, phân biệt rõ xem bức hoạ Tình Lam trong tay ta cuối cùng là thật hay giả.”
 
Trong tiếng thán phục, phần Vạn Sơn Tình Lam đồ do người hầu phủ An Định Bá và Từ gia cầm lấy từ từ mở ra.
 
Đoạn tranh này vẽ ra mây mù dày đặc trong núi tú thủy, dùng màu mực nhàn nhạt, đỉnh núi, suối nguồn, cây cối, dãy đá gắn bó chặt chẽ, biến hóa khôn lường, cấu tứ (kết cấu) hết sức tinh xảo.
 
Sương mù lượn lờ, tổ phụ* Nguyễn Thời Ý đề vài câu thơ ――  Sơn ấm Tình Lam phong cảnh giai, hồ bình gió tĩnh thảo nảy mầm. Đầu cầu bán thụ hồng mai lạc, mạch trên tân hạnh chưa hoa**.
 
[*] Tổ phụ: Cha ông
[**] 山暖晴岚景致佳, 湖平风静草吐芽. 桥头半树红梅落, 陌上新杏未着花
Dịch nghĩa: Ngọn núi ấm áp tràn đầy nắng, cỏ nảy mầm bên mặt hồ bằng lặng không gió. Nửa cây mơ hồng rủ xuống đầu cầu, trên cây mơ hạnh mới vẫn chưa trổ bông.
Dịch thô của editor (mình không tìm được bản thơ không biết có phải do tác giả tự viết k nữa =))):
Phong cảnh núi non trong nắng ấm
Bên hồ gió lặng cỏ nảy mầm
Cành mơ hồng rủ đầu cầu ấy
Cây hạnh mới vẫn chẳng trổ bông.
 
Đã nhiều năm Nguyễn Thời Ý không thấy nét bút cứng cáp của tổ phụ, viền mắt nàng ươn ướt, bỗng nhớ tới một chuyện.
 
Lúc đó tổ phụ viết lưu niệm dường như có dặn dò gì đó liên quan đến bức họa này, hình như… để 40 năm sau phu thê họ nhất định phải làm chuyện nào đấy.
 
Vì khi ấy hai đứa con trai song sinh thay nhau quấy khóc, nàng phải ôm dỗ con nên không nghe rõ.
 
Chỉ nhớ rõ dung nhan sáng ngời rực rỡ như trăng sáng của Từ Hách, dường như hiện lên một tầng mây mù ngưng tụ lại.
 
Sau này trên bờ vực tuyệt vọng, nàng sớm quên sạch việc này.
 
Nếu thật sự có bí mật ẩn giấu, người biết chuyện đã qua đời nhiều năm, có lẽ không thể tìm được.
 
Bình thị cảm giác được cặp mắt kia mơ hồ ẩn chứa nghi ngờ và bất an, khóe miệng nàng ta nhếch nhẹ, hiện ra ý cười trào phúng ―― tiểu nha đầu cậy có người làm chỗ dựa cố ra vẻ, nào có thể nhìn ra cái gì.
 
Hai tên họa sư cả gan tới gần nhìn kỹ một lát, cau mày nói: “Tranh này… Không giống lắm!”
 
Bình thị giận dữ: “Bớt ăn nói bậy bạ!”
 
Một tên họa sư chỉ vào chỗ nào đó: “Phác họa núi đá suân*, dùng bút ngừng ngắt chuyển ngoặt, đúng là tự tay Tham Vi tiên sinh viết. Nhưng điểm rêu đen đậm này, quá mức phóng khoáng cởi mở, trái lại có chút bắt mắt…”
 
[*] Suân: một lối vẽ của Trung Quốc, đặt nghiêng ngọn bút lông quệt mực khô nhạt để thể hiện vân đá và mặt nam mặt bắc của núi, sau khi phác ra đường nét chung
 
Nguyễn Thời Ý mím môi khẽ cười: “Đây là Thái phu nhân đùa giỡn tiện tay thêm vào, để phối hợp chỗ biến hóa lớn nhất với ba màu mực. Mà nhìn chỗ này, cọ đột ngột chuyển hướng bắt đầu tô từ sườn dốc suân và bút pháp tinh tế phác họa sóng nước đậm mực.”
 
“Cô nương ắt là từng có vinh hạnh được thưởng thức phần đó của Vạn Sơn Tình Lam đồ, đó là phúc khí phải tu bao nhiêu năm đây!” Mắt hai người lộ ra sự kính phục và ao ước, trăm miệng một lời.
 
Nguyễn Thời Ý cười không nói, phân định kỹ lưỡng xong xuôi, hơi gật đầu với Chu thị.
 
Bình thị cười gằn: “Cô nương chớ có mắc sai lầm.”
 
Nguyễn Thời Ý chẳng bõ phí lời với nàng ta, sai Vu Nhàn mang đồ lên, lại gật đầu với Chu thị.
 
Vu Nhàn mang một hộp gấm đen lên, trong đó có 12 thỏi vàng.
 
Giọng điệu Chu thị ôn hòa: “An Định Bá phu nhân đi chuyến này vất vả, chút tâm ý nhỏ coi như cảm tạ… Công lao người Bình gia đã bảo quản bức họa.”
 
Hành vi này hiển nhiên có hàm ý xua đuổi, Bình thị vừa kinh hãi vừa phẫn nộ, mấp máy môi, mãi mới nặn ra một câu: “Các ngươi! Khinh người quá đáng!"
 
Khi nàng ta còn trẻ từng khát vọng gả vào Từ gia, nhưng Từ Minh Lễ đã sớm có hôn ước, chuyện buôn bán của Từ Minh Dụ mất hết vốn liếng, lập kế hoạch vào nam ra bắc… Nàng ta không chờ nổi, cũng không đánh cược được.
 
Đứt tâm mang một phần Tình Lam đồ gả vào Bá phủ, phu gia* vạn phần kinh hỉ, coi trọng nàng ta gấp bội.
 
[*] Phu gia: Nhà chồng
 
Lừa dối đến nay đã ròng rã 19 năm, người Từ gia cầm bằng chứng yêu cầu nàng ta trao trả, còn khó chịu hơn cả xẻo thịt nàng ta.
 
Nàng ta vốn còn tính toán mưu đồ, nếu như sự việc thuận lợi, có thể lợi dụng “mượn thêm” bức họa khác của Tham Vi tiên sinh từ Từ gia. Không ngờ Từ gia lặp đi lặp lại nhiều lần không cho nàng ta tiện nghi, lại dùng thủ đoạn lấy tiền tài buộc nàng ta rời đi.
 
Thấy nàng ta giận không nhịn nổi, Nguyễn Thời Ý lạnh nhạt nói: “Phu nhân cần gì tức giận, tang sự của phủ chưa xong, không tiện mời vào dâng trà, đỡ mang đến… ‘đen đủi’ cho phu nhân.”
 
Hai chữ ‘đen đủi’ gằn từng chữ, làm mặt Bình thị xám như tro tàn.
 
Lúc này nàng ta mới nhận ra, có lẽ lời nói hôm qua đã bị nghe được!
 
Nhưng nàng ta sao cam tâm bị một tiểu cô nương châm biếm, chuyển mắt liếc Chu thị, “Từ phu nhân, tiểu bối quý phủ không biết người trên kẻ dưới, không có quy củ, truyền ra chỉ sợ thành chuyện cười.”
 
Chu thị chưa đáp lại, giọng nói của Từ Minh Lễ đã bay từ cổng sau tới.
 
“Chỉ sợ… quy củ Từ gia, không tới phiên An Định Bá phu nhân tới đặt ra!”
 
Kẻ người thừa lập tức chuyển hướng, thấy huynh đệ Từ gia cùng đi ra, tang phục thô ráp không làm suy yếu đi quý khí.
 
Hai người đi thẳng tới bên cạnh Nguyễn Thời Ý, xác thực nàng chưa bị sỉ nhục, sắc mặt mới hòa hoãn lại.
 
Bao che rõ ràng như thế, Bình thị có mù cũng nhìn thấy mờ mờ.
 
Lấy căn cơ của Từ Minh Lễ, sau khi khởi phục* vẫn là trụ cột không thể bị lay động của triều đình, lại thêm của cải phong phú đầy đủ của Từ Minh Dụ, Từ Minh Sơ là Vương hậu nước láng giềng, ân sủng vô hạn…
 
[*] Khởi phục: chỉ quan viên thời cổ đại khi tang phụ mẫu nhất định phải rời chức để chịu tang nhưng chưa đầy tang kỳ ( thời gian chịu tang) đã được triệu tập nhậm chức.
 
Vì xả giận mà đắc tội Từ gia? Nàng ta chưa tới mức ngu như bò…
 
Ngay sau đó, nàng ta thu lại vẻ ương ngạnh, nhẹ nhàng phúc thân* với huynh đệ Từ gia, miễn cưỡng vui cười: “Nhận được sự chiếu cố của Thái phu nhân, được khai trí từ kiệt tác của Tham Vi tiên sinh, nào dám nhận ‘tạ lễ’? Không quấy rầy chư vị nữa.”
 
[*] Hành lễ
 
Duy trì vẻ ngoài hài hòa, nàng ta vội vàng cáo từ, trước khi lên kiệu nheo mắt nhìn lại, chỉ thấy cô nương kia được huynh đệ Từ gia bảo hộ đi vào viện, trong mắt tiềm ẩn vẻ không màng danh lợi và thư thái vượt quá tuổi tác.
 
Đáy lòng Bình thị vọt lên cảm giác khác thường, nhỏ giọng nói với nha toàn tâm phúc: “Phái người hỏi thăm một chút, rốt cuộc lai lịch… tiểu cô nương vênh váo hung hăng này là thế nào?”
 
***
 
“Từ Thái phu nhân” hạ táng cùng ngày hôm đó ở trong lưng chừng núi, con cháu chịu tang theo lễ nghi.
 
Nguyễn Thời Ý dẫn Vu Nhàn và một đầy tớ nam Từ Minh Dụ chọn tỉ mỉ cho nàng, ung dung thản nhiên dời nhà tới Lan Viên ở phía Đông thành.
 
Lan Viên do Nguyễn Thời Ý kiến thiết lại từ phế viên, là một trong tư trạch Nguyễn Thời Ý mua thời trẻ, cổng và sân thanh cao sạch sẽ, phòng nhà thanh tĩnh, khá lý tưởng để ẩn cư.
 
Vu Nhàn thân là lão ma ma tư cách và từng trải nhất của Từ gia, không tiện trắng trợn hầu hạ ‘tiểu cô nương’ này, chỉ có thể đảm nhiệm quản lý sự vụ, tỉ mỉ thu xếp công việc chỗ ở mới.
 
Sau khi thu xếp ổn thoả, Nguyễn Thời Ý lo lắng con cháu nhiều việc, nhận thư tín và ấn chương của Từ Minh Dụ, bí mật tiếp quản chuyện buôn bán của Từ gia.
 
[*] Ấn chương 印章 (con dấu, con triện) là một nét văn hóa rất độc đáo của Trung Quốc. Khắc ấn là một nghệ thuật, nghiên cứu và giám định ấn là một môn học hẳn hoi. Ấn có thể bằng vàng, đá quý, ngà, xương. Ấn dùng trong công văn giấy tờ đã đành, nhưng ấn có thể kết hợp với thư 書 (thư pháp) và họa 畫 (tranh thủy mặc), chúng bổ túc nhau mà tương hỗ tương thành 相互相成.
 
Mấy vị đại chưởng quỹ sớm nghe nói sản nghiệp trên danh nghĩa Từ gia để cho một vị họ hàng xa trông coi, nhưng không ngờ đó là một vị tiểu cô nương duyên dáng thướt tha, xinh đẹp như hoa.
 
Sau khi mắt thấy nàng nội tâm trầm ổn, điềm tĩnh ung dung, bọn họ ngạc nhiên, bắt đầu cảm thấy yên tâm.
 
Nguyễn Thời Ý giảm thiểu hết sức cơ hội xuất đầu lộ diện, giao đa số công việc cho mọi người gánh vác.
 
Nàng dùng nửa cuộc đời sống dưới cái danh của vị vong nhân Tham Vi tiên sinh, cùng danh hiệu mẫu thân của trọng thần, phú thương và Vương hậu quốc gia láng giềng, Hoàng đế thân phong tên hiệu tôn kính Cáo mệnh phu nhân, xưa nay nàng ngấm ngầm chịu đựng, từ nhan nhuyễn ngôn*.
 
[*] Từ nhan nhuyễn ngôn: Lời nói nhẹ nhàng, cử chỉ thanh tao.
 
Mấy ngày trước oán giận một hồi với Bình thị, ác khí đọng lại đã lâu mới biến mất, ấy mới biết được khi Từ Hách chết, nàng sống nhân nhượng vì lợi ích toàn cục biết bao nhiêu.
 
Trời cao chiếu cố, cho nàng một thời thanh xuân không biết có thể kéo dài bao lâu.
 
Một khi tra ra thủ phạm thật sự đằng sau hãm hại Từ gia, nàng dứt khoát vứt bỏ trọng trách “Từ Thái phu nhân” vì muốn cho mình một cuộc sống thật tốt.
 
Chuyện “Từ Thái phu nhân” muốn mà không thể làm hoặc chưa kịp hoàn thành, có thể giao cho “Nguyễn cô nương” xử lý.
 
Thí dụ như cầm lại bút mực màu vẽ, tiếp tục tìm lại Vạn Sơn Tình Lam đồ… Thậm chí thích làm gì thì làm.
 
Thường nói, ba chuyện may mắn lớn nhất của nam từ là “thăng quan, phát tài, lão bà chết”.
 
Nguyễn Thời Ý tiếp nhận cuộc sống mới, dung nhan tinh xảo hồng hào, của cải phong phú, coi như là trải qua tháng ngày tự tại “Mỹ mạo, nhiều tiền, tướng công chết”.
 
Phóng mắt nhìn ra, ngoài nàng chỉ có một nữ tử hoạt sắc sinh hương trong kinh thành có thể đạt cảnh giới này.
 
Nhớ tới người kia mặc sức nuông chiều bất chấp mọi thứ, thần thái phong lưu, môi anh đào Nguyễn Thời Ý hiện lên một nụ cười nhỏ.
 
Cùng lúc đó, ngàn dặm bên ngoài, diều hâu giương cánh trong gió xuân, lượn quanh thung lũng núi tuyết giáp giới Bắc Liệt quốc và lãnh địa Nhạn tộc.
 
Tuyết lạnh băng dần tan, sụp xuống từng lớp.
 
Hai con chó lớn một trắng một đen lao nhanh tới tuyết vực mênh mông, chuông đeo trên cổ và xích sắt vang vọng leng keng.
 
Chúng dừng lại đánh hơi, không hẹn mà cùng sủa inh ỏi không thôi về phía chồng tuyết, dùng sức đào bới loạn lên.
 
Sau một nén nhang, trong hầm tuyết lộ ra một khuôn mặt thanh niên.
 
Mi dài như vẽ, sống mũi cao thẳng, ngũ quan đường viền rõ ràng như ngọc mài, xứng đáng nhận toàn bộ lời ca tụng trên thế gian.
 
“Gâu gâu gâu ―― à hú ――”
 
Đại khuyển ngửa mặt lên trời hú dài, đôi chân lông lá giẫm liên tục lên ngực người kia.
 
Một lúc lâu, lông mi thanh niên run rẩy, hơi hé mắt nhìn ánh sáng chói chang, tiếp đó môi mỏng mấp máy, lẩm bẩm hừ nhẹ.
 
"...Nguyễn Nguyễn." 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui