Sáng hôm sau! Trong gian phòng nhỏ bừa bộn quần áo vứt lung tung, tiếng chuông điện thoại reo vang làm cho cậu trai trẻ đang say ngủ bực bội quờ quạng cánh tay cố tìm chiếc điện thoại đang “phá giấc mơ đẹp”.
Mắt nhắm mắt mở, anh chàng của chúng ta nhấc máy ngáp dài một tiếng rồi nói:
- Ai vậy?
Bên kia vang lên giọng nói hào sảng oanh oanh.
- Chưa dậy à ông tướng? Tôi Cường đây, chiều nay bên Sư phạm hẹn mình đá một trận, ông bận gì không? Mà bận cũng phải đi, quyết đấu sinh tử mà không có tiền đạo chủ lực thì đá gì nữa? Ông không đi đừng nhìn mặt anh em!
Rồi không chờ cậu bạn phản ứng đã tắt máy cái rụp. Nghe tiếng tút…tút đầu dây bên kia, cậu bạn Nguyên tỉnh ngủ thầm than:
- Tôi có biết đá bóng đâu chứ?
Không phải không biết mà là cậu bạn của chúng ta suốt từ lớp 6 đến lớp 12 chưa hề chạm lại vào quả bóng, một là do tập trung học, hai là do cái kí ức “đá thua” phải chui qua háng đám bạn hàng xóm hồi nhỏ (trẻ con mà, hình phạt cũng rất là bá đạo, TG: Hồi nhỏ ta cũng thế), thua một trận còn được chứ hôm nào cũng thua nên thằng bé hàng xóm nói:
- Thôi mày khỏi đá, đứng ngoài xem đi, mày về đội nào đội ấy thua, tao không chơi với mày nữa.
Kể từ đấy Nguyên không bao giờ đá bóng nữa, một vì mệt hai chính là vì… cái “quá khứ đen tối” kia. Ấy thế mà một tên "6 năm không đá" giờ lại là "chủ lực" mới chết. Chưa kịp hết bức xúc, nghi ngờ thì chuông điện thoại lại vang, lần này người gọi là Diệp Nhi Tiên Tử. Cậu bạn của chúng ta quăng hết lo nghĩ lên 9 tầng mây, vẻ mặt hớn hở nghe điện thoại:
- Alo anh đây!
Giọng của cô nàng vang lên phía bên kia:
- Nghe nói chiều nay trường mình “quyết đấu” với bên Sư phạm, do bên đó có “lợi thế sân nhà” nên em đã liên hệ với đám bạn nữa rồi, chắc chắn sang ủng hộ đội mình, các anh cố lên nha. Moa moa moa chụt chụt.
Cậu chàng Nguyên giật mình:
- Có đến mức như vậy không đó? Có trận đá bóng cũng phải có đội cổ vũ. Không biết là đá giao hữu hay tranh Cúp thế giới đây chẳng biết nữa?
Nhưng cậu chàng đâu biết là đội bóng đá của trường Báo chí vốn không được ngó ngàng vì … quá yếu nhưng từ khi có khóa của Nguyên đến, bóng đá của trường lập tức nâng lên tầm ới, đã ngang hàng thậm chí còn nhỉnh hơn chút so với những trường “số má” như Xây Dựng, Bách Khoa… chính vì thế, các sinh viên đang lấy làm hãnh diện vì có một đội mạnh, các giảng viên đã rất chú ý động viên đội bóng đang là “thế hệ vàng”, là niềm tự hào của trường.
Một đội bóng đá của trường Đại học muốn phát triển mạnh phải xem nhiều yếu tố. Những trường như Bách Khoa hay Xây Dựng vốn mạnh là vì họ sinh viên nam nhiều, rất nhiều, cứ vài sinh viên lại có một người mê bóng và đá bóng, cứ vài người đá bóng lại có một người có kĩ năng… cứ thế họ xây dựng được đội bóng mạnh. Một số trường khác đành phải lép vế vì sinh viên Nam tương đối ít hơn, tỉ lệ có cầu thủ xuất sắc ít hơn. Dị dạng nhất đương nhiên là trường Sư Phạm vì trường này đội bóng mạnh- yếu không liên quan đến Nam- nữ nhiều hay ít mà liên quan đến tố chất của khóa sinh viên Khoa Giáo dục thể chất. Đó là những tinh anh, thi vào trường nhờ tố chất thân thể rất tốt nên không có truyện “mù thể thao” hay kĩ năng kém. Đặc biệt trường Sư Phạm năm nay có “Bộ tứ siêu phàm” mới nhập học. Qua nhiều lần thách đấu đã đánh bại hết cả Xây dựng, Thủy lợi lẫn Bách khoa, mục tiêu tiếp theo họ muốn “xô đổ” là Báo chí, nơi có sự đóng góp của “Siêu sao cấp trường” Phúc Nguyên và bộ ba hộ công “tam kiếm sĩ” phía sau. Sơ đồ 4-5-1 của Báo chí trở nên vô cùng lợi hại với Nguyên, một cây săn bàn sánh ngang CR7 hay M10 của trường.
Trưa hôm đó, sau buổi học, Nguyên- Diệp Nhi xuống căng tin với ánh mắt ngưỡng mộ của các sinh viên cả nam lẫn nữ. Sinh viên nam thì ghen tị với Nguyên cua được “hoa khôi trường”, sinh viên nữ thì hâm mộ Diệp Nhi được “cặp kè” với “thần tượng” nhưng dù sao vì họ là đôi gian phu dâm phụ à nhầm trai tài gái sắc nên mọi thứ đều được cho là rất bình thường.
Lần đầu ngồi ăn trong cảnh cứ một phút phải bị người ta liếc ít nhất một lần, Nguyên thấy… nuốt không trôi. Diệp Nhi thấy vẻ mặt âm u của Nguyên thì quan tâm nhưng anh chàng vẫn tỏ vẻ “không sao hết”. Nguyên lấy cớ.. về lấy đồ chiều đá bóng mà một mình "chuồn" về nhà... ăn cơm với mẹ cho "an toàn".
----------
Chiều hôm đó, chạm dừng xe bus ở cổng trường Báo chí và đoạn đường Xuân Thủy- Cầu Giấy như đông hơn mọi ngày khi đoàn sinh viên trường Báo Chí tràn về phía Sân bóng của trường Sư Phạm. Hai trường vốn là “hàng xóm” nên đi bộ, xe bus sang cổ vũ tuy có xa chút nhưng có không khí hơn và đương nhiên… sinh viên là phải tiết kiệm, đặc biệt là khi xăng đang tăng đến gần 30.000 một lít. Cổ động viên bên Sư Phạm cũng không hề ít, những sinh viên ở Kí túc xá, những sinh viên trống tiết đều tụ tập hết xuống sân vận động để cổ vũ đội nhà.
Sân đá bóng của Đại học Sư phạm vốn chỉ là nơi để tập luyện nên không hề có một hệ thống khán đài riêng, không có sân cỏ mượt mà, chuyên nghiệp nhưng ít ra với giới Sinh viên, nó cũng là sân bóng “tương đối ổn” vì không phải trường nào cũng là Bách Khoa và sân nào cũng như Mỹ Đình, “ngon- bổ- rẻ” là những thứ sinh viên cần. Số cổ động viên của cả hai đội lên đến gần 1000 nhưng sân ... quá đơn sơ đã khiến chưa đến nửa số khán giả có thể quan sát, số còn lại cũng chỉ đứng sau hò hét trợ uy cho… khí thế.
Nguyên đến hơi muộn thấy không khí chẳng kém gì "Bóng đá chuyên nghiệp" cũng choáng. Thấy "sát thủ" đến các đồng đội dắt Nguyên vào phòng vệ sinh cách đó không xa để thay quần áo. Một cậu bạn to cao nước da ngăm ngăm bánh mật vỗ vai Nguyên:
- Sao đến muộn thế? Bọn mình suýt nữa phải gọi cho Diệp Nhi đi “tóm” cậu.
Nhìn thấy lưng áo số 8 có chữ Cường. Steven của cậu bạn, Nguyên đã biết cậu ta Nguyễn Mạnh Cường, một người bạn thân cùng khóa bên khoa Báo hình 1 trong 3 người hộ công xuất sắc cho cậu trong những trận đấu trước nên cười nói.
- Có gì đâu? Trận này nhớ chuyền cho tớ vài bóng tốt nha.
Thay xong bộ trang phục màu lam nhạt có chữ Nguyên. Mizuri số 12 và mang xong đôi giày, Nguyên hồi hộp bước ra tụ tập với cả đội.
Ở trận đấu này, đội Báo chí mặc trang phục là áo lam nhạt còn với trường Sư phạm là màu áo đỏ. Là bóng đá sinh viên nên các đội ngoài chiến thuật “ăn cánh” với nhau thường ngày thì không cần huấn luyện viên hay gì hết, cũng không có màn hát quốc ca, sau khi ra sân và gặp một trọng tài là Giảng viên bên Bách khoa được mời sang, hai đội tung đồng xu chọn bóng- sân bắt tay trọng tài, bắt tay nhau rồi vào trận đấu.
Nguyên đã hơn 10 năm mới quay lại đá bóng, mà lại quay lại trong trường hợp đông người xem thế này nên rất căng thẳng. Hiệp 1, đội Sư phạm giao bóng trước, Nguyên vì được cho là “tiền đạo cắm” nên đã băng băng chạy vào vùng cấm đối phương mặc kệ cho đội mình còn chưa kịp giành bóng. Nguyên chạy tưởng như loạn nhưng lại thu hút 2-3 hậu vệ đối phương bám sát, một tên tiền vệ phòng ngự đứng từ xa nhìn chằm chằm ngăn mọi khả năng bóng có thể đến chân.
Trong tiếng reo hò cổ vũ, ta có thể nghe thấy vài tiếng “bình luận chuyên nghiệp”
- Nguyên thật mạnh mẽ, cậu ấy chưa có bóng đã làm cho 3 người đối thủ bao vây.
- Là cậu ấy quá giỏi, nghe nói còn được đội bóng chuyên nghiệp mời thử việc.
- Hà nội TNT á?
….
- Đội mình đang cầm bóng mà sao tên Nguyên kia chạy lên vòng cấm làm gì nhỉ?
- Ai biết.
- Mấy tên hậu vệ đó sợ bóng sợ gió.
Trận đấu kéo dài 15 phút mà bóng vẫn chưa đến chân Nguyên 1 lần. Thứ nhất do đội Sư phạm không chỉ có “bộ tứ siêu phàm” mà còn có một cầu thủ số 18 rất giỏi phán đoán để cắt đường chuyền và thu hồi bóng, hắn là một Sinh viên năm cuối khoa Thể chất, người làm Đội trưởng của đội Sư phạm đã 4 năm, dẫn dắt đội từ khi “bộ tứ siêu phàm” còn chưa nhập học. Điều nữa làm Nguyên “đói bóng” vì cậu và tuyến sau cách nhau quá xa, lại đứng yên lười di chuyển (chỉ quay lưng xem đá bóng là chính) nên mỗi đường phản công của Báo chí đều bị ngăn cản. Lại 15 phút nữa, lần này Nguyên chạm bóng 1 lần nhưng ngay lập tức, 3 cầu thủ đối phương lao vào khiến cậu “bỏ bóng chạy lấy người” làm cho khán giả nhà mất mặt, đối phương cười thích chí.
Phút 37, Kiên. Suarez đã ghi bàn mở tỉ số cho đội Sư phạm, cổ động viên đội nhà hoan hô hò hét vang trời, cổ động viên bên Báo chí thì im lặng cầu mong Nguyên tỏa sáng:
- Cậu ấy hôm nay sao vậy nhỉ?
- Phong độ sa sút quá
- Không còn như mọi ngày?
- Đá thế tôi lên đá còn hay hơn.
Nhưng đúng phút cuối cùng hiệp 1, từ một lần chạy vu vơ, bóng lăn đến chân Nguyên, cậu chàng lúc này cách 2 “cái đuôi” chỉ 3 mét, thời gian quyết định không nhiều nên lập tức dùng hết sức bình sinh co chân “sút bừa một quả” lấy thể diện. Bóng đi được vài mét vô tình đập vào chân của một hậu vệ đang tiến lên áp sát Nguyên mà đổi hướng bay vào lưới, cự li của cú sút là 20 mét, tuy bóng đập chân 1 người giảm tốc độ nhưng vẫn là quá khó với thủ môn đội Sư phạm.
Nhìn lưới đội bạn rung lên, Nguyên nghĩ thầm:
- Không phải may mắn vậy chứ? Thế mà cũng vào?
Cổ động viên Báo chí sôi trào hò hét:
- Phúc Nguyên….Phúc Nguyên….
- Mình biết cậu ấy sẽ tỏa sáng mà.
- Từ đầu trận đến giờ mới sút 1 quả đã thành bàn, nếu hộ công tốt hơn thì trường mình thắng rồi.
- Quả ấy đập chân Nam rùa vào đúng không?
- Ừ, thằng này ăn may quá.
- Cũng tại nó chân khỏe sút căng nữa.
Đủ tiếng reo hò bình luận, trọng tài sau khi nhìn đồng hồ cũng cho hai đội tạm nghỉ. Về phía “đội hậu cần” nhận nước uống, các bạn vỗ vai Nguyên nói:
- Hôm nay sao thế Nguyên?
Nguyên gãi đầu:
- Mấy hôm nay mình hơi mệt nên chạy ít giữ sức, lát nữa hiệp hai sẽ cố gắng hơn.
Hiệp 2 bắt đầu, Nguyên lui về tranh bóng, các cầu thủ đội Sư phạm thấy thế vội phong tỏa chặt Nguyên, chia cắt cậu với các mũi nhọn khác. Nguyên “chạy rông vu vơ” khắp sân suốt 15 phút mệt quá định nghỉ lấy hơi thì chợt bóng lập bập lăn đến chân.
Cơ hội, thế là cậu đầy tự tin rê bóng, dốc bóng một cách thần tốc đến cách khung thành đối phương chỉ còn 20 mét. Tốc độ quá nhanh, không hậu vệ nào của Sư phạm có thể theo kịp, thậm chí một số “fan hâm mộ” nói cậu tăng tốc không kém gì Gareth Bale vậy!