Uông Xưởng Công



""/""/ Phải biết rằng, ngay cả với con ruột của mình, bà cũng không quan tâm đến vậy

Kiếp trước, vì không thích bà nội, nên nàng luôn nghĩ cách tránh không phải đến Phật đường

Cho nên không biết bà lại quan tâm đến Nhị phòng như vậy

Nàng không khỏi ấm ức thay cho cha, bà nội rốt cuộc đặt cha nàng ở đâu? Nếu bà quan tâm coi trọng cha nàng, thì bà có để ý đến Nhị phòng cũng chẳng có gì đáng trách

Là một người mẹ, nếu đến cả con ruột của mình cũng không quan tâm thì còn có thể làm được việc gì khác đây? Bấy giờ, vào thị trả lời: “Thưa lão phu nhân, đúng vậy

Nhị bá đã dẫn theo gia quyến quay về

Lần này về rất đông, đám Khởi tỷ nhi3cũng đông đủ cả, chắc hẳn trong phủ sẽ vô cùng náo nhiệt.” “Sắc mặt của vợ chồng Nhị bá đều rất tốt, đám trẻ ngoan ngoãn lễ phép

Viện của Nhị phòng cũng đã thu dọn ổn thỏa

Nghe nói lần này gia đình Nhị bá đi hơn mười xe ngựa, cả chủ tớ cộng lại khoảng hơn năm mươi người...” Đào thị tỉ mỉ kể rõ tình hình, khiến người khác cho dù không thể tận mắt nhìn thấy cũng có thể biết được tường tận

Nhưng mà..

con ruột còn không bằng con riêng của chồng, chuyện này nghe thật nực cười

Nàng chưa từng làm mẹ, nhưng cũng biết thế nào là máu mủ ruột già

Ngay cả với Thái Ninh Đề - người mà nàng nuôi lớn, nàng còn chẳng nỡ nhẫn tâm nữa là

Cho dù bà nội2vì mục đích gì, có nỗi khổ tâm hay là vì lí do gì khác, nàng vẫn chẳng có thiện cảm với bà được

Những lời này đã góp phần tăng thêm chút hơi người cho Phật đường

Cuối cùng, Đào thị nói: “Đại tẩu đã chuẩn bị tiệc gia đình để chào đón Nhị bá

Lão phu nhân..

người sẽ tham gia chứ?” Kế thị vẫn rũ mắt lần từng viên tràng hạt, như thể chưa nghe thấy câu hỏi của Đào thị

Có lẽ bà không định trả lời câu hỏi này

Cuối cùng, Đào thị nói: “Đại tẩu đã chuẩn bị tiệc gia đình để chào đón Nhị bá

Lão phu nhân..

người sẽ tham gia chứ?” Kế thị vẫn rũ mắt lần từng viên tràng hạt, như thể chưa nghe thấy câu hỏi của Đào thị

Có lẽ bà không định trả2lời câu hỏi này

Đào thị thấy vậy cũng im lặng

Thật ra, năm nào bà cũng hỏi như vậy, nhưng chẳng năm nào Kế thị trả lời, tất nhiên cũng không góp mặt vào những bữa tiệc gia đình

Rõ ràng là lão phu nhân nhà họ Diệp, thế nhưng Kế thị lại luôn trốn trong Phật đường, chẳng bao giờ tham gia bất cứ bữa tiệc gia đình nào

E rằng gia nhân trong phủ hiện giờ cũng đã quên mất diện mạo của bà rồi

Thật sự thì Đào thị không có cách nào hiểu được mẹ chồng mình

Nếu đã có quá nhiều thứ không buông bỏ được như vậy, nếu đã quan tâm Nhị phòng đến thế thì cứ làm theo những gì mình mong muốn thôi

Cứ trốn mãi ở Phật đường cũng không phải cách

Nói đi nói lại9thì vẫn là sai lầm của năm đó..

Khi ra khỏi Phật đường, Đào thị không nhịn nổi quay đầu lại nhìn Phật đường

Phật đường vắng lặng tĩnh mịch đã lấy đi hơn nửa cuộc đời của Kế thị

Còn người bên ngoài Phật đường cũng không thấy thanh thản hơn bao nhiêu

Bà nghĩ đến chồng của mình, ông buồn rầu rồi sinh bệnh chính bởi sự xa cách của anh trai ông

Tất cả đều vì tai họa năm đó...

Nghĩ đến đây, Đào thị không khỏi thở dài

Chuyện năm ấy dù đã là quá khứ, nhưng dư âm vẫn kéo dài đến hiện tại, không biết làm thế nào mới có thể tháo gỡ được những khúc mắc đã tích tụ từ lâu này

Khi Diệp Tuy hỏi lại lần nữa về chuyện này, bà vẫn lắc đầu không nhắc đến.

Đối4với người của Tam phòng, bữa tiệc gia đình tối nay chẳng khác những lần trước là mấy

Họ vẫn bị cô lập, hoàn toàn lạc lõng trong bầu không khí náo nhiệt của nhà họ Diệp, như thể không phải là người một nhà

Song, vẫn có chút khác biệt..

Những lần gặp mặt trước kia, Diệp An Thể hầu như không uống rượu, nhưng lần này ông lại uống say mèm

Cuối cùng, Diệp Hướng Ngu và mấy gia nhân cùng hợp sức mới dìu được ông về viện Ánh Tú

Đêm nay, viện Ánh Tú thắp sáng đèn cả đêm

Diệp An Thể nôn rất dữ dội, mật xanh mật vàng đều nôn cả ra, miệng không ngừng lẩm bẩm gì đó, nhưng chẳng ai nghe rõ ông đang nói gì

Vì say rượu, Diệp An Thế vật vã cả đêm, đến khi trời sắp sáng mới kiệt sức thiếp đi

Có điều, khi ông ngủ, lông mày vẫn cau chặt, sự phiền não nặng nề trên khuôn mặt khó mà xua tan đi được

Rất lâu, rất lâu sau, mặt mày ông mới dãn ra, khóe môi còn ngậm nụ cười như thể đang mơ một giấc mơ đẹp..

“Nhị ca, Nhị ca, chơi với đệ đi! Cây bên hồ Minh Chiểu mọc cao lắm, hôm nay để muốn trèo cây!” Một cậu bé nói

Cậu bé đó khoảng bốn năm tuổi, mập mạp trắng trẻo giống như cục bột, rất đáng yêu

Bấy giờ, “cục bột” đang tắm ống quần của một thiếu niên và chớp đôi mắt đen láy của mình làm nũng, trong mắt đầy sự khẩn cầu và mong đợi

Thiếu niên khoảng chừng mười hai mười ba tuổi bất đắc dĩ cái nhìn “cục bột nhỏ” đang đeo bám, lạnh giọng từ chối: “Huynh còn phải ôn bài, sắp đến kì thi đồng sinh* rồi

Tam đệ ngoan...” (*) Thi đồng sinh: một hình thức thi cử của Trung Quốc thời xưa, học trò muốn tham gia thi cử phải đạt được danh hiệu “đồng sinh” mới có thể thi tiếp lên tú tài

“Cục bột” nghe xong lập tức méo xệch miệng, hai mắt ầng ậc nước như thể sắp khóc đến nơi, nhưng không tiếp tục mè nheo nữa.

Vị thiếu niên nhẫn mày lại, vì không muốn thấy “cục bột” buồn, không nỡ phụ sự mong đợi của cậu bé, bèn nói: “Được rồi, huynh đi chơi với đệ

Có điều, chỉ có thể chơi một lúc thôi nhé, huynh còn phải chuẩn bị cho kỳ thi đồng sinh.” “Cục bột” hưng phấn gật đầu, vui vẻ kéo thiếu niên đến bên hồ Minh Chiểu

Nhưng cậu bé không chỉ định đi dạo mà còn khăng khăng với ý định lúc trước của mình, nhất định đòi trèo lên cây cao bên hồ

Cho dù thiếu niên có nói thế nào, cậu bé vẫn đòi trèo cây

Thiếu niên kết cách, đành phải dặn dò cậu bé cẩn thận, đỡ cậu bé lên cây

Dưới sự giúp đỡ của thiếu niên và gia nhân, “cục bột nhỏ” trèo được lên chạc cây, vui vẻ cười khanh khách

Cậu bé nhìn anh trai dưới cây, trong lòng đột nhiên nảy ra một ý tưởng, bèn run rẩy bò đứng thẳng lên, cố gắng vươn tay bẻ một nhánh cây

Cành cây này rất đẹp, tặng cho Nhị ca, huynh ấy nhất định sẽ rất vui! Cục bột vui vẻ nghĩ, không chú ý dưới chân, giẫm hụt một bước, ngã xuống...


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui