Khổng Tử nói: "Người nhân đức thì yêu núi, người trí tuệ thì yêu nước" (Nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy)
- Còn người tên là Thiên Thành thì yêu Quốc Tuấn.
Nắng vàng xuyên rọi qua những tán lá xanh biếc, ta đưa tay dọc theo sống mũi Quốc Tuấn.
...
- Vậy Thiên Thành của ta vừa không phải người nhân đức cũng không phải người trí tuệ sao? Nên sau này ta sẽ cùng em lên rừng xuống biển để em vừa nhân đức vừa trí tuệ cũng vừa là người yêu của ta.
Quốc Tuấn gối đầu lên đùi ta, mắt nhằm nghiền khiến ta cứ tưởng anh ấy đã ngủ say rồi mà buông câu tỏ tình. Quốc Tuấn tủm tỉm cười, túm lấy bàn tay ta đặt lên ngực trái của mình.
- Đọc giáo lý Khổng Tử vậy mà có thể...
- Anh nói có thể làm sao?
- Người như em xưa nay ta chưa từng thấy.
Hình phạt gì thật kì lạ, Quốc Tuấn phạt ta hôm nào cũng phải đến đọc sách cho anh ấy nghe, mà chẳng bao giờ chịu ngồi tử tế để nghe, khi thì khoác tay lên vai ta, khi thì nghịch tóc ta, thậm chí có khi còn nằm ngủ luôn.
- Em có hiểu Khổng Tử muốn nói gì không? Vách núi sừng sững cao nghìn trượng tưởng như khô khốc, chai sạn nhưng lại rất mềm mại, cỏ cây đâm chồi nảy lộc, chim thú từng bầy tung cánh bay. Nước thì uyển chuyển vô cùng, nó chảy qua rót đầy những chỗ trũng và hố sâu, uốn lượn quanh co qua những khe hẹp, gặp chướng ngại thì đảo chiều dòng chảy. Nước mềm mỏng nhưng không gì không thấu suốt, vì bền bỉ không ngừng chảy mà có thể mài mòn được đá. Nước hay núi đều là trong nhu có cương, trong cương có nhu.
Quốc Tuấn ngập ngừng một lúc rồi như nhận ra mình đã bỏ quên điều gì đó.
- Còn người tên là Thiên Thành thì yêu Quốc Tuấn vì người tên là Quốc Tuấn cũng yêu Thiên Thành.
Phải rồi, có mỗi điều này là dễ hiểu vô cùng! Anh chẳng cần giải thích em cũng hiểu.
.
Quốc Tuấn ôm lấy vai ta, cứ nhìn ta đắm đuối làm ta ngượng chết đi được. Ta giơ quyển sách lên che mặt lại.
- Em úp sách vào mặt thế thì làm sao mà đọc được?
- Anh cứ nhìn như thế em cũng không đọc được.
- Thực ra chỗ sách ấy anh đọc đến phát ngán rồi.
- Vậy mà vẫn bắt em đọc lại?
- Vì thích nghe giọng em.
- "Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".
(Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời)
Cuối năm 1076, nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy cua tướng Quách Quỳ, theo đường bộ ồ ạt kéo vào nước ta. Tại các phòng tuyến biên giới, quân ta đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc. Quân Tống tiến tới bờ phía bắc sông Như Nguyệt. Chúng tỏ ra lúng túng vì trước mặt là sông và bên kia là một chiến luỹ rất kiên cố.
Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào để phối hợp vượt sông. Nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công. Hai bên giao chiến ác liệt. Phòng tuyến sông Như Nguyệt có lúc tưởng như sắp vỡ.
[ ! ] Theo sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lý lớp 4.
Tương truyền rằng, để khích lệ tinh thần binh sĩ, Lý Thường Kiệt đã sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền Trương Hát ở bờ nam cửa sông Như Nguyệt, đọc vang bài thơ "Nam Quốc Sơn Hà".
- Em thực sự rất khâm phục Lý Thường Kiệt! Nghệ thuật quân sự là sự hội tụ của ba yếu tố "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Lý Thường Kiệt rất trọng "lòng quân", biết khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ đúng thời điểm, không những vậy còn khiến quân địch phải khiếp sợ mà chùn bước.
- Tướng và quân phải có cái ơn hòa rượu và hút máu. Sách Hoàng Thạch Công chép rằng: Có một vị tướng tài có một vò rượu ngon do một người đến biếu, ông đem vò rượu ấy đổ xuống sông hòa với nước, rồi cho tướng sĩ đến dòng nước mà uống. Ba quân đều được uống rượu, vì vậy ai nấy đều gắng sức chiến đấu. Ngô Khởi nổi tiếng là người giỏi dùng binh. Có người lính có cái nhọt đang nung mủ, Ngô Khởi ghé mồm vào nhọt mà hút máu mủ. Người lính cảm động, càng ra sức chiến đấu.
[ ! ] Theo Binh thư yếu lược.
Quốc Tuấn cứ ngồi lắng nghe ta nói một cách chăm chú rồi tủm tỉm cười, gật đầu xem ra vẻ tâm đắc lắm.
- Anh "Chọn mặt gửi vàng" không nhầm người rồi. Bỗng anh nhớ đến một câu trong binh pháp mà em đối đáp anh lúc nhỏ "Vô trung sinh hữu". Không có mà làm thành có, khiến đối phương không yêu mà thành yêu.
[ ! ] Kế "Vô trung sinh hữu" hình dung là tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm, nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú.
- Em có biết tên húy của Lý Thường Kiệt là gì không. Ông là cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập – hoàng tử trưởng của Ngô Quyền. Ông họ Ngô, tên Tuấn. Em thấy không, những người tên Tuấn ai cũng khôi ngô, tuấn tú, hào hoa phong nhã,...Sao em bĩu môi thế kia hả? Làm sao hả?
- Cái đồ tự cao, tự đại này.
- Em nói ai?
Ta mong những phút giây bên người mình yêu cứ kéo dài mãi mãi, mãi mãi. Nhẩm đếm xem là nụ hôn thứ bao nhiêu nhưng rốt cuộc tình yêu thì đâu thể đem ra đếm được?!!
.
- "Ôi, mắt trong của em rồi sẽ mờ đục. Môi đỏ của em rồi sẽ úa màu... Đôi bàn tay mỹ miều này sẽ co quắp lại như những que củi khô! Ta nghe trong ta, trong em trong cả mọi người, mỗi ngày mỗi đổ vỡ dưới sức tàn phá của búa thời gian..." Thái tử Tất Đạt Đa, tuổi hoa niên thân ở lầu son gác tía, nếm đủ mùi vương giả mà bảo hiền thê Da Du như vậy, còn Quốc Tuấn, anh có muốn nói với em điều gì không?
Thiên Thành ôm quyển sách vào lòng, đôi mắt long lanh hỏi ta.
- Lại cười, anh lại cười nữa rồi, chẳng bao giờ chịu trả lời tử tế cả.
- Em không nói anh hôn em.
- Mau buông em ra!!
Không phải là khi mắt em mờ đục, mái tóc anh cũng điểm bạc, khi môi em úa màu, lưng anh cũng còng đi sao? Thời gian có thể trôi qua và cuốn đi nhan sắc của người con gái tuổi đôi mươi nhưng vĩnh viễn không thể khiến trái tim chàng thiếu niên trải qua bao nhiêu lần đôi mươi ấy ngừng rung động. Trong họ có thể đổ vỡ nhưng trong anh thì không! Cho dù bàn tay em có trở thành que củi khô hay que củi mốc như người ta nói anh vẫn sẽ nắm lấy nhất quyết không buông.
Vẫn là người ấy, vẫn là cảm xúc ấy, chỉ là ở thời điểm khác!
Mắt có thể mờ đục nhưng vẫn ánh lên ánh bình yên.
Anh nào phải Hán Vũ Đế, em cũng đâu phải Lý phu nhân.
[ ! ] Chương 3.1 Quốc Tuấn đã từng nói: "người con gái ta thương chẳng cần khuynh quốc, khuynh thành, chỉ cần nhìn trong mắt nàng ta thấy ánh bình yên"