- Con gái! - Ta chống cằm ngồi lơ đãng nhìn khoảng không vô định. Bác Nguyệt nhẹ nhàng vỗ vai ta.
- Con có tâm sự gì phải không?
- Dạ, con không có ạ.
- Ngày nhỏ, khi Quốc Tuấn ủ rũ, ta hay dỗ dành thằng bé thế này...
- Người nói anh Tuấn nên ăn kẹo mạch nha phải không ạ?
- Quốc Tuấn cũng dỗ dành con bằng cách này ư? Thật may là con không bị sún răng. - Người bẹo má ta.
- Người và cha anh Tuấn...
- Ta với ông già đáng ghét đó ư? Ngày ấy, có một người ngày ngày chen nhau với đám trẻ xếp hàng mua kẹo để gặp ta. Còn hai đứa?
- Chỉ là vừa lúc con ngẩng đầu lên đã thấy anh ấy.
Bác Nguyệt nói để có món kẹo mạch nha ngon nhất thì phải dùng lúa nếp mầm, đem chúng đi ủ rồi phơi khô. Nhưng vì ta không thể ở lại lâu để chờ đến ngày mộng rũ hết trấu trở thành bột mầm nên bác đành làm nhanh kẹo từ đường. Tuy đối với người "sành" kẹo mạch nha, kẹo làm từ đường không thể nào so với từ lúa nếp nhưng người làm kẹo tinh tế một chút cũng khiến kẹo từ đường mà ngon cũng bảy, tám phần kẹo "chính gốc". Khi đun kẹo phải canh đường cho kẹo không bị cứng khi thời tiết lạnh hoặc bị mềm khi gặp thời tiết nóng, đun lửa để rút hết nước, trở về mật, về kẹo. Nếu còn chất nước thì là đường non, đường lỏng, đường bán chè. Hạt đường sau khi được nấu tan ra cho vào thao và được ngâm trong hồ nước dường như sánh lại.
Chỉ mới vài ngày ở đất An Sinh, ta đã biết thêm vô vàn những "bí kíp" từ bác Nguyệt. Khi đi chợ phải biết mặc cả, đại loại như là "Bớt chút đi, tôi mua cả cho". Hay như là khi đi chọn dưa hấu, chỉ cần gõ gõ lên mặt vỏ thấy tiếng vang vang, ta có thể đoán ngay dưa rất mọng nước và đã chín rồi. Cuống dưa hấu cũng rất quan trọng, nếu dưa chín, cuống sẽ không to mà gom nhỏ lại, cuống mà to thì chắc chắn dưa màu hồng hoặc nếu đỏ thì sẽ không ngọt.
Suốt mấy hôm trời, Thiên Thành cứ bám theo mẹ ta như hình với bóng, em ấy chẳng thèm ngó nghiêng đến ta chút nào. Mẹ chồng nàng dâu hòa hợp khiến người ta phải lấy làm ghen tị. Mẹ chỉ cho em ấy cách làm kẹo mạch nha, mẹ hẳn là tâm đắc lắm khi tìm được truyền nhân cho nghề kẹo của mẹ. Có lần ta bâng quơ hỏi mẹ, thường mẹ chồng sẽ trao lại kỉ vật thiêng liêng nào đó cho con dâu, mẹ định trao cho con dâu thứ gì. Mẹ trả lời thế này: "Mẹ trao cho con dâu Quốc Tuấn của mẹ vì con là điều quý giá nhất trong cuộc đời mẹ". Mẹ sẽ không buồn chứ khi con yêu em ấy? Mẹ sẽ không buồn chứ khi con có thể bỏ hết cái vẻ tôn nghiêm mà hờn ghen, mà nhớ nhung một cô gái nhưng con lại chẳng thể bỏ qua cái gọi là "xấu hổ" ấy để nói một câu "Con yêu mẹ!". "Mẹ chồng" và "nàng dâu" đều vì cùng yêu một người mà trở nên đối đầu nhau. Người mẹ chăm chút con trai từ ngày còn đỏ hỏn, ngày nào con còn lẫm chẫm bước những bước đầu tiên, ngày nào con còn vấp ngã, mẹ suýt xoa rồi giục giã con đứng lên bước tiếp mà giờ đây con đã trở thành cậu thiếu niên cao lớn, con không ngã nữa hay nếu có ngã cũng nhất quyết không để mẹ đỡ, nhất quyết không để mẹ lo lắng. Mẹ yêu thương con nhường nào cha mẹ em ấy cũng yêu thương em ấy bấy nhiêu, vậy mà cô gái nhỏ bé ấy vì yêu con mà theo con đến một nơi xa lạ, chấp nhận rời xa gia đình thân yêu của mình. Để rồi "Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều". Ngày xưa lúc ở nhà chẳng phải đụng tay thứ gì, nay về nhà chồng bưng khay trà cũng làm đổ vỡ. Ấm ức, buồn tủi, nhớ nhà cũng chỉ dám ra đứng ngõ sau, một mình giữa không gian quạnh hiu. Mẹ nói mẹ cũng từng làm dâu, mẹ hiểu những nỗi niềm của người con gái, mẹ sẽ yêu thương em ấy như yêu thương con, cả cuộc đời con trai của mẹ sau này không phải đều phải nhờ vả con dâu sao?
- Mẹ với em ấy trông tình cảm thắm thiết nhỉ. - Ta dựa lưng vào cột nhìn về phía mẹ và Thiên Thành.
- Mẹ không định nhận em ấy làm con gái nuôi đấy chứ? Tuyệt đối không được.
- Vậy mẹ nhận em ấy làm con dâu được không?
- Anh Tung không thích người như em ấy đâu.
- Vậy Quốc Tuấn có thích người như em ấy không?
Thiên Thành khẽ nhìn qua ta rồi tiếp tục đặt sự chăm chú vào bức tranh thêu. Sao hả vợ, em muốn anh trả lời mẹ như thế nào? Để ta xem em còn tránh mặt ta được bao lâu?
- Ý Ninh đang gọi con.
- Đôi khi cuộc sống bắt chúng ta đứng giữa những sự lựa chọn, dù các con chọn như thế nào trong lòng cũng đều day dứt về sau này, nhưng chẳng phải tại thời điểm đó, lựa chọn ấy là lựa chọn mà các con cho là đúng đắn nhất rồi sao. Quốc Tuấn, nếu cả mẹ và vợ con cùng rơi xuống nước, con sẽ cứu ai trước?
- Thiên Thành, nếu con là người vợ, con sẽ muốn chồng mình cứu ai? Hai đứa viết câu trả lời ra giấy đi.
Quốc Tuấn: "Con sẽ lấy người vợ biết bơi, hoặc nếu em ấy không biết bơi, con sẽ dạy bằng được. Khoan đã, chẳng phải cha và mẹ luôn bên nhau như hình với bóng sao?"
Thiên Thành: "Con có thể bơi nên anh ấy chắc chắn không cần do dự mà cứu mẹ trước."
- Anh không được nhìn.
- Em biết bơi từ khi nào chứ, thật chứ hả? Ta ném em xuống sông là biết ngay, lúc ấy em lại không ôm chặt lấy anh mà xin tha lỗi đi. Còn nhớ lúc ở bờ sông Nhuệ không?
- Anh này, mẹ đang nhìn kìa.
- Hai đứa có thể đọc được suy nghĩ của đối phương ư?
Sự ăn ý nhất trên thế gian không phải có người hiểu hết hàm ý trong lời nói hay ánh mắt của bạn mà chính là có người quan tâm tất thảy những lời bạn nói đó thôi. Người ấy trông bạn trằn trọc mà trong lòng cũng đắn đo. Anh không thể không cứu mẹ cũng không thể mất em. Em không muốn anh trở thành một cậu con trai bất hiếu nhưng em cũng không muốn vĩnh viễn phải rời xa anh. Vậy nên sự tâm linh tương thông là đều vì nghĩ đến cảm giác của người kia mà hiểu được nhau!