- Em còn định ngồi trong tủ khóc đến khi nào? Có ra không?
- Mặc kệ em. - Ta nhấc cằm Thiên Thành, đặt tay lên môi em ấy, màu son mới phải không?
- Anh quên mất, tủ của em mà, tất cả đều là của em.
Ta cứ để cánh tủ mở toang, lẳng lặng quay ra bàn bày tiếp lược đồ trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Thỉnh thoảng ta nhìn liếc sang lại thấy Thiên Thành mặt lấm lem sũng nước mắt cũng đang nhìn ta. Em ấy đưa tay quệt nước mắt cũng đến tội, dạo này Thiên Thành nhạy cảm lắm, rất hay hờn dỗi vô cớ và mau nước mắt, ta đã nuông chiều em ấy quá rồi phải không?
- Còn không ra đây với anh. - Ta kéo Thiên Thành vào lòng. - Son môi này có vị ngọt hơn trước phải không?
- Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu?
- "Tiên phát chế nhân". "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc".
- Em rất tâm đắc tư tưởng ấy của người (Lý Thường Kiệt).
- Anh biết.
- Em cũng biết. Một ngày nào đó, Quốc Tuấn của em cũng sẽ trở thành một vĩ nhân như thế. Em cảm thấy như vậy. Chỉ là em không chắc rằng em có thể bên anh những tháng ngày oanh liệt nhất của cuộc đời anh hay không. Em sợ rằng tương lai của anh không có em. Vì em là một cô gái bình thường, cuối cùng chỉ có thể đứng từ xa ngưỡng mộ một người phi thường như anh. Anh có biết vì sao em hay đưa tay dọc theo sống mũi anh, lông mày anh không? Vì em muốn nhớ rõ từng đường nét khuôn mặt anh, môi của em, mắt của em, tất cả đều là của em.
- Vị son lại ngọt hơn trước. - Thiên Thành lau vết son lem trên khóe môi ta.
- Em biết tại sao anh cười không? Người ta nói con trai sẽ giống mẹ còn con gái sẽ giống cha. Thằng bé, ý anh là con trai chúng ta nó sẽ rất giống em, có phải nó sẽ suốt ngày bám theo anh làm nũng "Quốc Tuấn, em yêu anh" không?
- Em không muốn vì em mà khiến anh phân tâm, em về đây.
- Ngồi yên. - Khi ta nhắc đến "con trai chúng ta" trông Thiên Thành lúng túng và bối rối lắm, mãi sau này ta mới hiểu tại sao em ấy cư xử như vậy.
- Giai đoạn thứ nhất, tấn công Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu. Đây chính là những nơi tập trung quân lương của nhà Tống.
- Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Vi Thủ An dẫn 700 quân từ Tô Mậu (Quảng Ninh) vào đánh Cổ Vạn, chiếm được trại Cổ Vạn.
Thiên Thành tranh xếp sỏi (để chỉ đường tiến công) với ta, em ấy thích thú với "trò" này lắm. Ra trận thật sự thì quá nguy hiểm nếu em ấy cứ mải mê chăm chăm sao cho xếp sỏi thật đẹp, không khéo tấn công nhầm vào trại của ta.
- Cờ đỏ để chỉ quân ta đã chiếm được trại địch phải không "tướng công"?
"Tướng công", Thiên Thành vừa gọi ta là tướng công, có vẻ như hai đứa bọn ta trông thật giống đám trẻ con chơi trò "vợ chồng". Ta hưởng ứng nhiệt tình theo em ấy:
- "Nương tử" có thể cắm hết số cờ đỏ ấy lên người ta.
- Tiếp theo, các mũi quân phía Tây lần lượt đánh chiếm trại Vĩnh Bình, Thái Bình, các châu Tây Bình, châu Lộc, trại Hoành Sơn.
- Đó là những chiến công của đạo quân bộ do các thủ lĩnh dân tộc thiểu số chỉ huy. Quân Tống bị hút về phía Tây nên lơ là phía Đông, đây chính là kế "Dương Tây kích Đông". Lý Thường Kiệt chỉ huy quân thủy từ Móng Cái (Quảng Ninh) chiếm Khâm Châu mà không phải giao phong một trận nào (30/12/1075).
- 2/1/1076, Liêm Châu thất thủ. Lý Thường Kiệt nhanh chóng đưa quân sang Ung Châu hợp sức với cánh quân của Tôn Đản tấn công thành.
- 10/12/1075, cánh quân đầu tiên do Tôn Đản chỉ huy đã kéo đến Ung Châu. Cánh quân chiếm được Khâm Châu tiến lên Ung Châu. Cánh chiếm được Liêm Châu tiến sang miền Đông Bắc chiếm châu Bạch.
- 18/1/1076, đạo quân của Lý Thường Kiệt cũng tới thành Ung. Tướng giữ thành là Tô Giám thấy thế quân Đại Việt mạnh nên đã áp dụng triệt để chính sách cố thủ để chờ viện quân.
- Một lực lượng cứu viện của Tống do Trương Thủ Tiết chỉ huy đã đi vòng theo đường Quý Châu tới Tân Châu rồi đến giữ ải Côn Lôn giữa châu Tân và châu Ung. Đến cách Ung 40 km thì lực lượng bị Lý Thường Kiệt cho quân đón đánh.
- Để công phá Ung Châu, mấy vạn quân ta bắc thang mây để leo thành. Quân Tống dùng đuốc mà đốt nên không thể bắc gần được. Lý Thường Kiệt lại dùng tên độc mà bắn, người ngựa trên thành chết nằm gối lên nhau. Quân Tống dùng thần tý (một loại nỏ) ra bắn. Thành cao và chắc, quân Lý đánh phá hơn 40 ngày không hạ được. Có tù binh bên Tống hiến kế với Lý Thường Kiệt dùng phép thổ công, tức là trèo qua bao đất vào thành. Quân Đại Việt liền lấy túi cho đất vào, cứ thế đắp vào chân thành. Khi các bao đất cao lên, quân Lý theo đó mà leo lên mặt thành. Lý Thường Kiệt theo đó mà tiến đánh.
- 1/3/1076, sau 42 ngày kiên cường kháng cự, Ung Châu thất thủ.
- Em thích cắm cờ đỏ lắm hả? - Ta bẹo má Thiên Thành.
- Nếu sau này có chiến trận, anh để em theo anh được không?
- Không được!
- Em có thể cải trang thành nam nhi mà, hơn nữa em có thể bắn cung.
- Dứt khoát là không được. Em biết bắn cung, vậy có biết cưỡi ngựa không? Hay em vẫn sợ độ cao. Chưa kịp giương cung chắc đã bị quân địch bắn chết rồi.
Thiên Thành lườm ta cái nhẹ rồi phụng phịu quay đi chỗ khác.
- Biết em bình an anh mới yên tâm mà đánh trận.
- Lỡ anh không trở về thì sao?
- Thì em vẫn phải tiếp tục sống, sống thật hạnh phúc ngay cả khi không có anh.
- Không có chuyện đó đâu. Người xấu thường sống lâu.
- Em nói là ai là người xấu?
- Sáng nay em ngồi lơ đãng một mình, cha anh có đi ngang qua, người hỏi em "Cha ngươi thế nào?". Em đáp cha em vẫn khỏe. Cha anh nói "Người xấu thường sống lâu". Em cảm giác như cha anh vẫn quan tâm đến cha em với tư cách một người anh trai chẳng qua người cứ nói những lời tàn nhẫn ra vậy đó.
- Anh cứ tưởng ông già khó tính ấy sẽ mắng mỏ gì em chứ?
Tục xăm mình của người Việt đã có từ thời Hùng Vương, họ xăm lên mình những hình thủy quái nên không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Trong triều đình (nhà Trần), người trong hoàng tộc hay những người phục dịch đều phải xăm hình lên thân thể, đó là luật lệ phải thi hành. Như quân Thánh Dực chuyên bảo vệ xa giá đều phải xăm lên trán ba chữ Thiên Tử Quân (Quân đội Thiên Tử). Khi Quốc Tuấn nói chuẩn bị đi xăm mình ta đã nhanh chóng đòi đi theo anh ấy, ta cũng muốn có một hình xăm làm kỉ niệm.
- Sao anh lại bịt mắt em thế?
- Em biết người ta đến đây để làm gì mà? Có những thứ em không được nhìn nghe chưa?
- Em cũng muốn xăm.
- Không sợ đau à? - Ta gật đầu nhìn Quốc Tuấn đầy quả quyết.
Quốc Tuấn ngồi xăm sau bức vách bên cạnh ta, anh ấy có vẻ khá thân thiết với hai anh chị chủ quán xăm này.
- Em dâu chị đấy, chị nhẹ tay nhé.
- Thiên Thành, em xăm gì đấy?
- Cậu xin cưới người ta đi, đêm tân hôn rồi sẽ biết. - Chị chủ cũng bông đùa, ta ngượng chết đi được.
- Bí ẩn thế cơ à?
Chị chủ dùng que tre để xăm, nó không gây hại cho da, ít chảy máu và chóng lành. Khi vẽ, chị nhúng mũi xăm bằng tre vào mực 15 giây mỗi lần. Chị chủ nói hình xăm là một thứ mỹ thuật vĩnh viễn, nó nằm lại trên da thịt cho đến khi thân xác chúng ta tan vào hư vô. Chị hỏi ta sau này sẽ không hối hận chứ, ta đinh ninh vào quyết định của mình, đời đời kiếp kiếp đều là vì can tâm tình nguyện.
[ ! ] Tư liệu trận Ung Châu - Khâm Châu - Liêm Châu được tổng hợp từ nhiều nguồn. Tham khảo series phim hoạt hình lịch sử "Hào khí ngàn năm" và "Rạng ngời trang sử Việt" để có hình dung dễ hiểu nhất về trận đánh này.