Vị Bắc Xuân Thiên Thụ


Xuân Thiên đứng một lúc trên con đường nhộn nhịp rộn ràng.

Bên tai, trước mắt là phố xá, tiếng nói và dáng điệu xa lạ của những con người đất khách.

Lướt nhẹ qua mặt là hơi thở mùa xuân trong trẻo se se lạnh, chứ không phải cơn mưa xuân ở ngôi lầu nhỏ cùng những rặng hoa hạnh trong ngõ hẻm sâu hút mà nàng quen.

Nàng biết mình là người tùy hứng và bướng bỉnh.

Có điều, chứng kiến nỗi khổ tâm của Lý nương tử, nàng cũng sẽ nhớ lại sự dịu dàng của mẹ dành cho mình.

Liệu mẹ nàng có lo lắng cho đứa con gái không biết tung tích hay không, liệu có ngóng trông nàng về nhà...!Nhưng có lẽ, nàng đã trở thành một sự tồn tại có cũng được, không có cũng chẳng sao rồi...!
Xuân Thiên bất đắc dĩ cười cười.

Ngày hôm đó đúng buổi chợ phiên, cách đó ít xa là thông thương, tiểu thương Hồ Hán tới lui tấp nập.

Trời ngày một ấm lên, chính là thời điểm thuận lợi để buôn bán vải lụa gấm vóc.

Ven đường có cửa tiệm Hồ bán châu báu trang sức, tiểu nhị đứng ngoài cửa tiếp khách là người Hồ mắt nâu mũi rộng, cười híp mắt vẫy tay chào Xuân Thiên sau đó xổ một tràng tiếng Hán lưu loát: "Cô nương, ngọc Vu Điền, mã não Lạt Ma của dân tộc Thổ Phiên, thạch anh thủy tinh, ngọc tê giác, dạ minh châu, toàn là hàng hảo hạng, mời cô vào xem thử."
Xuân Thiên do dự một lát rồi quyết định bước vào, nàng lấy từ trong tay áo ra một tấm khăn trắng, nói với chủ tiệm: "Chủ tiệm, tôi muốn bán ngọc."
Chủ tiệm là người Ba Tư râu bạc mắt xanh, ông ta nhìn quần áo nàng sạch sẽ mộc mạc, không đeo vòng gài trâm, thì nở nụ cười bảo: "Cô nương, chỗ chúng tôi không phải hiệu cầm đồ, cô đi dọc đến cuối con đường này, sẽ thấy một hiệu cầm đồ Trường An lâu đời."
Đôi khuyên tai bằng ngọc xanh trong của nàng đã tháo xuống từ lâu, nàng giở tấm khăn ra cho chủ tiệm xem, "Chủ tiệm, ông xem cái này tầm bao nhiêu tiền?"
Chủ tiệm liếc nhìn khuyên tai trong tay nàng, khẽ hít vào một hơi, nhận lấy ngắm nghía cẩn thận.

Mặt khuyên to khoảng bàn tay trẻ con, màu như nước mùa xuân, trông hình dáng tựa bông tuyết, là loại ngọc bích Vu Điền cực phẩm, kích cỡ thế này, đúng là khá hiếm gặp.

Chủ tiệm quan sát nét mặt nàng, lật lên lật xuống chiếc khuyên, hồi lâu sau mới chậm chạp giơ ngón tay ra dấu: "Mười phiếu trà."
Xuân Thiên nhíu mày, giả vờ bỏ đi, chủ tiệm vội vàng kéo lại: "Cô nương, cô nương, có gì từ từ nói, tôi thêm mười phiếu, tổng cộng là hai mươi phiếu trà, vậy đã được chưa?"
"Hai trăm phiếu."
Chủ tiệm trợn mắt há hốc, loạng choạng kêu lên: "Bà trẻ của tôi ơi, hai trăm phiếu, quan trung còn đánh thuế đấy, cô thế này là làm khó cái thân già tôi rồi.

Cô nương, chất lượng ngọc của cô không cao lắm, nom cũng là đồ cũ, đem đi bán cũng chả được giá ổn, lấy đâu ra tận hai trăm phiếu." Chủ tiệm Ba Tư vểnh râu, cái bụng phệ nệ vì tức giận mà phình ra như cái trống, "Năm mươi phiếu."
Nàng không rành về ngọc, nhưng vẫn biết ngọc này của Tĩnh vương phủ, nghiễm nhiên là đồ tốt.

Tiết phu nhân sai người đưa ngọc đến nhà, nói là quà sinh nhật Tĩnh vương tặng nàng, dò thăm ý nàng.

Nàng nhớ khi đó chị cả Bích Ngọc thích nó cực kỳ, bị mợ la rầy một phen mới vội cầm vào phòng nàng.

Chủ tiệm có ý với món đồ, Xuân Thiên sầm mặt không chịu, rốt cuộc đôi bên đi tới thống nhất mặc cả bằng hai trăm phiếu trà.

Tiếc thay cho miếng ngọc trị giá nghìn lượng bạc, sau cùng lại rơi vào tay chủ khác với số tiền bọt bèo.

Tào Đắc Ninh thấy rất kỳ, từ sau khi Xuân Thiên về, càng nghĩ ông ta càng có cảm giác lạ lùng.


Bản thân ông ta tất nhiên chưa bao giờ gặp mặt Tiết nương tử của Tĩnh vương phủ.

Năm ngoái lão vương phi nhà Tĩnh vương mở tiệc chúc thọ, ông ta theo cậu Kha đi đưa danh sách quà biếu cho vương phủ, Tĩnh vương nhìn trúng chiếc lông vũ dệt kim ngũ sắc của Cao Xương quốc, đặc biệt chọn ra đưa qua hậu viện.

Nghe ý của quản gia vương phủ, trong phủ có vị Tiết phu nhân sắp lâm bồn, vương gia đau lòng hết sức, ngày ngày chọn lựa bao đồ tốt tặng cho Tiết phu nhân.

Nhưng tiểu nữ lang hôm ấy gặp ở Hồng Nhai Châu tại sao lại có dây mơ rễ má với Tiết phu nhân.

Trời cao đất rộng, thực sự có chuyện trùng hợp vậy ư.

Nói là cháu gái và cô, đây là mối quan hệ họ hàng thế nào, chưa từng nghe ai bảo Tiết đại nhân có anh em gì cả, chỉ e nữ lang này đang giở trò bịp bợm cũng không chừng.

Tào Đắc Ninh nghĩ trước nghĩ sau, mài mực đặt bút viết, rồi gọi bồ câu truyền thư đến Đoàn gia Trường An.

Xuân Thiên nhận phiếu trà, lang thang ở chợ nửa ngày trời nên về hơi muộn.

Sắc đen nhá nhem dần thay thế khoảng trời chiều, nàng đi tới đi lui trong ngõ, chợt tình cờ gặp Lý Vị ở đằng trước.

Thất đầu của Lý nương tử đã qua, Lý Vị cởi bỏ áo tang, quấn sợi gai trắng quanh eo, nhìn nàng từ trên xuống dưới, hỏi: "Cô đi đâu thế?"
"Ra ngoài đi vòng vòng thôi ạ." Nàng thấp giọng đáp, hỏi lại, "Đại gia đi đâu giờ này?"
Lý Vị không trả lời, dẫn nàng đi bước dài bước ngắn trong hẻm Người Mù.

Xuân sang lá cây đâm chồi nảy lộc, màu xanh mới lặng lẽ lan ra đầu tường.

Vì Lý gia có tang, đèn lồng trắng treo xuôi con đường hẻm, cành lá mỏng manh hư ảo nhẹ nhàng đong đưa trong làn gió đêm.

Gió xuân tháng tư mềm mại thổi qua người nàng, bỗng dưng nàng thấy đầu óc tỉnh táo hẳn lên.

Lý Vị ở phía trước, nàng ở phía sau, hai người bước đi chẳng ai nói câu gì.

Xuân Thiên vuốt men bờ tường, nhìn bóng lưng hắn, bỗng nàng cất tiếng: "Đại gia, hôm nay tôi đến lầu Khai Nguyên, vốn định tìm Đoàn công tử, nhờ ngài ấy chuyển lời giúp tôi."
"Đoàn công tử không có ở đây." Giọng hắn vững vàng, "Nếu cô có việc thì tìm Tào đại gia cũng được, như nhau cả."
Nàng khẽ đáp: "Tôi biết."
Tự dưng nàng thấy tẻ ngắt, cúi đầu lê bước theo sau Lý Vị.

Lý Vị ngoảnh lại, thấy nàng buồn buồn buông mắt, hắn nghĩ ngợi, cuối cùng vẫn dừng chân, hỏi nàng: "Cô tìm Đoàn công tử muốn nói chuyện gì?"
Nàng hít hơi thật sâu, lắc đầu.

"Không muốn nói à?" Lý Vị xoay người, cặp mắt đen nhánh chứa ý cười nhìn nàng.

Đã không còn dáng vẻ yếu ớt với hàm răng sắc nhọn cắn vào tay hắn hồi đầu năm khi mới gặp, gió đêm chờn vờn lùa qua ống tay áo nàng, đúng là đậm nét thanh xuân tươi trẻ tốt đẹp.


Xuân Thiên nhỏ giọng trả lời: "Tôi không biết nói từ đâu cả."
Hắn nói: "Cô nên về Trường An đi.

Vài ngày nữa có thương đội quay về Trường An, ta sẽ nhờ người quen chiếu cố cô, cô cứ đi theo họ về nhà."
Rốt cuộc hắn bảo: "Cô một thân một mình, lại chưa trải qua nhiều chuyện, Bắc Đình không phải nơi cô nên đi.

Có một số chuyện không phải việc của cô."
Nàng không chịu: "Nếu tôi đã tới đây...!trừ phi chết, bằng không sẽ không có chuyện trở về."
Lý Vị lắc đầu: "E là Bắc Đình sắp bùng nổ chiến tranh, thậm chí Hà Tây cũng đã nổi sóng rồi.

Nơi cô muốn đi lại là đất Hồ, chuyện phát sinh dọc đường đi cô không tưởng tượng nổi đâu."
Nàng đọc qua rất nhiều bút ký của tiền nhân và quan trung về vùng Bắc Đình Tây Bắc, nơi mà tuyết đổ cả đông lẫn hè, gió độc và nắng như thiêu đốt, cát sỏi bay tứ tung, hài cốt vương vãi khắp dưới đất.

Khoảnh khắc lên đường, lòng nàng cũng từng dao động, thiếu nữ vô tri đi từ cẩm tú khuê các ra làm cách nào để đối mặt với thế giới rộng lớn hoang vắng kia.

Thế nhưng đi đến bước đường này, nàng sớm đã không còn sợ hãi điều ấy nữa.

Nàng im lặng hồi lâu.

Hắn nhẹ nhàng thở dài, cũng trầm mặc bấy lâu, nhưng cuối cùng vẫn nói ra lời trong lòng: "Đô úy Tiểu Xuân dưới suối vàng biết cô muốn đi, chỉ sợ không yên tâm nổi."
Thình lình nàng ngẩng phắt đầu, cơ thể run rẩy, nhìn hắn chằm chằm, lại thấy được mỗi gương mặt hắn khuất trong bóng tối lờ mờ, đường nét như dao gọt hiện lên mơ hồ.

Nàng chạm tay vào bức tường gạch nung, sự thô ráp khiến đầu ngón tay đau nhói, nàng cắn môi dưới: "Đại gia biết tôi? Biết cha tôi?"
Hắn đáp: "Ta và đô úy Tiểu Xuân có duyên gặp nhau một lần, may mắn được nghe kể về câu chuyện của ông ấy..."
Giọng Lý Vị trầm trầm, có phần mệt mỏi: "Khi ấy đô úy Tiểu Xuân nhậm chức kiêu kỵ úy của quân Y Ngô, đóng quân ở Y Ngô Cam Lộ Xuyên.

Đó là vào mùa đông năm Cảnh Nguyên thứ sáu, thời tiết rét căm căm, rất nhiều dê bò của dân du mục bị cóng chết.

Đột Quyết kéo quân tiến xuống phía Nam quấy rối, đô úy Tiểu Xuân dẫn một nhánh kỵ binh tinh giáp gồm hai trăm người, không nhận quân lệnh, tự tiện tấn công doanh trại của địch.

Dù tiêu diệt được kha khá kỵ binh Đột Quyết, nhưng kỵ binh của Cam Lộ Xuyên cũng tổn thất nặng nề.

Kể từ đó, quân Y Ngô liên hợp với quân Mặc Ly đóng giữ ở Qua Châu tiến hành đánh gọng kìm quân Đột Quyết, khiến quân Đột Quyết buộc phải lui về tuyến Nha Hải.

Hai trăm kỵ binh kia tuy có lập công, nhưng vì chống đối quân lệnh, nên trong quân không trợ cấp và cũng không truy tước phong hiệu."
Nàng dán mắt nhìn bờ môi đóng mở của hắn, nghe hắn thuật lại từng câu từng chữ về những gì xảy ra trong quá khứ, lòng dạ quặn đau, nuốt lệ nói: "Cha tôi bị oan, ông nghe lệnh hành sự.

Ông làm quân tiên phong, sau có quân cứu viện, nhưng lúc đánh vào doanh trại địch, quân cứu viện vốn đã sắp xếp đâu vào đấy lại chậm chạp không tới.

Cha tôi và hai trăm kỵ binh cố gắng chờ đợi, cuối cùng tắm máu chết trận, thế mà quân đội lại nói ông là độc đoán tự tiện, gây thiệt hại tinh nhuệ, thậm chí hài cốt của ông cũng chẳng thèm nhặt về."
Năm Cảnh Nguyên thứ sáu, quân Mặc Ly của Lý Vị cũng tham gia chiến dịch lần này.


Khi đó Lý Vị vẫn chỉ là một sĩ binh nho nhỏ.

Lúc hắn đi, đô úy Tiểu Xuân đã chết trận sa trường, sau nương theo tình thế của quân đội, đuổi quân Đột Quyết về tuyến Nha Hải.

Giây phút nghe tung tích liên quan đến Trần Trung Tín của một người bạn cũ trong quân, Lý Vị đã chắc chắn thân phận của Xuân Thiên.

Thanh chủy thủ kia là đồ trong quân, thân dao đen sì nặng trịch, chém sắt như chém bùn, được rèn bằng sắt.

Sắt này có vẻ không phải sản xuất ở Trung Nguyên mà là từ lãnh thổ của bộ tộc Hiệp Giáp Tư vùng cực Bắc, là đồ Hiệp Giáp Tư cung cấp cho Đột Quyết.

Nhưng Lý Vị biết Hiệp Giáp Tư cũng âm thầm cung cấp cho quân bộ Bắc Đình rèn binh khí để đối kháng Đột Quyết.

Hắn đã từng thấy loại chủy thủ này ở Y Ngô Cam Lộ Xuyên.

Lý Vị về nhà, lúc Xuân Thiên báo tên họ, nàng nói nàng họ Xuân, tên là Xuân Thiên.

Người mang họ Xuân cực kỳ ít ỏi, chẳng hiểu thế nào, bỗng nhiên hắn nhớ tới đô úy Tiểu Xuân năm xưa.

Tuy có duyên gặp một lần, nhưng hắn nghe nói đô úy Tiểu Xuân có một đứa con gái, nếu tính theo tuổi thì giờ cũng đã độ thiếu nữ tuổi xuân rồi.

Trần Trung Tín có đồng hương cùng trường, bạn thân trong quân, vừa khéo lại là đô úy Tiểu Xuân.

Cho nên, con gái đô úy Tiểu Xuân mang theo đồ của vong phụ, một mình lẻ loi, muốn đi đến Bắc Đình ở ngàn dặm xa xôi.

Là muốn đi tế cha nàng, hay muốn đi lấy hài cốt của ông về, bất luận thế nào, hắn cũng phải ngăn nàng lại.

Lý Vị không đành lòng cho nàng biết, năm đó đô úy Tiểu Xuân truy kích bộ Sa Bát La tới tận sông Duệ Hí thuộc lãnh thổ Đột Quyết, cuối cùng toàn quân diệt vong ở nơi này.

Hiện giờ tới chiến trường tìm, sợ là khôi giáp vùi trong đất, bạch cốt quấn cây cỏ, còn đâu mà phân biệt được thi cốt của ai.

Huống hồ nơi biên thùy, mỗi một biến động nhỏ đều như lâm đại địch, nàng sao có thể vượt một đường khói lửa không chút trở ngại.

Hắn nhìn đôi vai gầy đang run lên của nàng, chỉ cho nàng một lối đi: "Nếu có người đồng ý trao đổi dàn xếp với quân đội, mời thứ sử Y Ngô phái sứ giả tới Đột Quyết đưa hài cốt về thì là chuyện nhỏ rồi, nhất định sẽ được như nguyện."
Hắn đang ám chỉ nhà cậu nàng và Tĩnh vương phủ, chỉ cần nhẹ nhàng buông một lời giao phó cho quân đội thôi, còn nàng cũng không cần phải liều mình lặn lội cả chặng đường dài tít tắp.

Nàng lắc đầu: "Không ai sẵn lòng làm vậy đâu.

Tôi không có anh em chú bác, trên đời này ngoại trừ tôi, có lẽ đã không có ai thương nhớ cha tôi, tôi muốn đưa ông về nhà."
Lý Vị nhìn chằm chằm lồng đèn trắng treo ở góc mái hiên: "Ta sẽ nghĩ cách giúp cô.

Cô không thể đi tới phía Tây nữa...!rất nguy hiểm."
"Cảm ơn đại gia..." Xuân Thiên cắn môi, đợi cảm giác chua xót trong ngực chậm rãi tan đi, nàng dụi dụi mắt, che đầu bước về phía trước.

Trường Lưu chưa dứt cơn ho, qua vài ngày như thế, gương mặt gầy xọp lại nhọn hoắt, làm nổi lên cặp mắt vừa to vừa ngập đầy nỗi bơ vơ, thấy Xuân Thiên về, cậu hỏi: "Chị Xuân Thiên, chị đi đâu thế, cả ngày chẳng thấy bóng."
Trường Lưu yếu ớt, mấy ngày liền được Xuân Thiên chăm sóc, dần dà có phần ỷ lại vào nàng, ngồi xuống cạnh nàng nói, "Chị đói không? Trong bếp có dành cơm tối cho chị đấy."
Bàn tay nàng rờ trán Trường Lưu, đã không còn nóng nữa, giọng nàng khàn khàn: "Chị không đói, em uống thuốc chưa?" Cả ngày nay nàng chưa được hạt cơm giọt nước nào vào bụng, nhưng lại chả thấy đói, bèn bưng chén thuốc đến cho Trường Lưu.

Cách nhật, Lý Vị dẫn Trường Lưu tới trấn Nhược Thủy báo tang.


Trấn Nhược Thủy thôn Tây Sơn là nhà nội của Lý nương tử, dầu rằng thân thích cùng chi đã qua đời, tuy nhiên họ hàng xa đồng tông đồng mạch thì vẫn còn sống.

Lý Vị là cô nhi Lý phụ nhặt được, không thân không thích, nhưng vâng theo ý Lý phụ, sau khi người của Lý gia qua đời hết, sẽ cho Trường Lưu nhập gia phả như huyết mạch của Lý gia.

Lý Vị dặn dò Xuân Thiên: "Buổi tối chúng tôi sẽ về, cô cứ ở trong nhà nghỉ ngơi cho khỏe."
Thảm cỏ Nhược Thủy kéo dài hơn mười dặm, cũng là trại nuôi ngựa nổi tiếng của Cam Châu.

Mùa xuân ngựa con mới sinh, chiều cao của nó chỉ bằng nửa người bình thường, tiếng hí vang trong, khỏe như vâm, quấn lấy ngựa mẹ chạy băng băng trên đồng nội.

Trường Lưu ngồi trước Lý Vị, nhìn đàn ngựa cách đó ít xa, hai mắt tỏa sáng rực rỡ.

"Chú Hách Liên cũng mua cho Gia Ngôn một con ngựa đen nhỏ."
"Con thích con nào thì chọn đi." Lý Vị sờ đầu Trường Lưu nói.

Trước giờ Lý nương tử lo Trường Lưu chạy nhảy rồi va chạm cái này cái kia, chỉ muốn cậu ngoan ngoãn hành xử theo khuôn phép, ít khi nào cho phép Trường Lưu cưỡi ngựa chơi.

Hiện giờ Lý nương tử đã đi, Lý Vị sợ Trường Lưu ngồi nhiều nghĩ nhiều tổn hại tinh thần, nên muốn đưa thằng bé đi vận động nhiều hơn.

Trường Lưu vô cùng vui sướng, chọn trái chọn phải, nhìn trúng một chú ngựa nhỏ bốn vó đen thùi, toàn thân trắng tuyết đi theo đàn ngựa.

Người chăn ngựa đuổi ngựa con ra khỏi chuồng, đang định đeo dây cương cho ngựa, thì bỗng đằng sau có con ngựa lông đỏ sẫm mắt to mi dài chạy đi, đuôi ngựa tung lên, kề sát bên hàng rào cọ cọ cổ ngựa con, cực kỳ thân mật, xua không đi, lấy roi ngựa đuổi cũng chả xi nhê gì.

"Con ngựa đỏ đẹp quá." Trường Lưu vươn tay sờ hai con ngựa, cất giọng đầy ao ước, "Cha ơi, hay là mình mua cho chị Xuân Thiên một con đi."
Người chăn ngựa bên cạnh cười khà khà: "Một con sáu trăm đồng, hai con ngựa cũng mới chỉ một quan tiền.

Đại gia, chi bằng mua hai con về nhà cho hai đứa nhỏ chơi cùng nhau luôn."
Lý Vị gật đầu, trả một quan tiền, dẫn hai con ngựa con về thành.

Đến hẻm Người Mù trời đã tối đen, trong nhà vẫn đốt đèn chong cho Lý nương tử.

Nghe tiếng ngựa hí, Triệu đại nương và Tiên Tiên chạy ra đón người.

Lý Vị mơ hồ cảm thấy có điều bất thường, Triệu đại nương ra đón, câu đầu tiên nói lại là: "Đại gia, Xuân Thiên cô nương đi rồi."
"Đi rồi?" Hai hàng lông mày hắn nhíu chặt, "Đi khi nào thế?"
"Ngay sáng sớm nay, khi đó tôi đưa Tiên Tiên ra ngoài mua thức ăn, không có ở nhà..." Triệu đại nương thở dài, "Tôi vừa đi cái là Xuân Thiên cô nương đã lên đường.

Trước khi đi còn chào thím Hoàng ở đầu hẻm, tặng một hộp điểm tâm, nói là phải đi tìm người thân, còn bảo là trước đó có thương lượng việc này với đại gia rồi.

Tôi mua thức ăn xong về nhà thì thấy chái Tây đã thu dọn sạch sẽ, Xuân Thiên cô nương để lại mấy thứ đồ trên bàn..."
Lý Vị đau đầu, thở hắt ra một hơi.

Trường Lưu quay đầu nhìn cha mình, sốt ruột hỏi: "Có lẽ nào chị ấy có việc gì không cha?"
Triệu đại nương cầm đồ Xuân Thiên để lại qua.

Nàng làm bộ quần áo cùng giày vớ cho Trường Lưu, mua thoa cài tóc cho Tiên Tiên và Triệu đại nương, viết một tờ giấy cho Lý Vị, chỉ ít ỏi một dòng chữ xinh xắn: Nếu may mắn trở về, sẽ báo đáp ơn người.

(còn tiếp).


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận