Thời gian dần trôi qua, Nguyễn Long đã đến thế giới này hơn bốn tháng.
Trong thời gian này hắn làm việc cùng rèn luyện cật lực.
Xây dựng gần chục cái lều với đầy đủ thức ăn nước uống.
Ban đầu hắn dự định chỉ dời chỗ ở theo đường thẳng đến bờ hồ, nhưng sau khi suy tính cẩn thận, lỡ như có ai đó phát hiện thì nguy hiểm.
Thế là hắn dựng lều khắp nơi, để lại đủ thứ dấu vết để đánh lạc hướng đồng thời cũng lục lọi phần lớn khu rừng với bán kính hàng chục cây số tính từ vị trí ban đầu.
Có thể nói giờ đây nơi này như lãnh địa của hắn, mỗi gốc cây ngọn cỏ hắn đều quen thuộc.
Hắn gặp qua nhiều loài thú dữ, xém chết biết bao nhiêu lần.
Thú ở đây con nào con nấy đều có kích thước khổng lồ, có loại đã tuyệt chủng ở Trái Đất từ lâu, cũng có loại kỳ lạ chưa từng thấy bao giờ.
Thường thì bọn chúng đều có lãnh địa riêng, nhưng cũng có lúc chúng đánh nhau tranh giành địa bàn hay thức ăn.
Lần kia, Nguyễn Long bị một con mèo rừng khổng lồ có ba đuôi truy đuổi, đối với mèo thì hắn không thể trèo cây để tránh né.
May mắn thay Nguyễn Long đang ở cạnh bờ hồ nên mới trốn thoát một kiếp.
Mèo thiên tính vốn sợ nước, hắn trầm mình dưới nước suốt cả ngày làm nó chán nản bỏ đi.
Hồ nước cũng chẳng an toàn gì cho cam, bên dưới cư ngụ vô số loài to xác hung hăng, một con cá trê bình thường cũng to hơn Nguyễn Long rồi.
Tuy nguy hiểm nhưng cũng có chỗ tốt, ít nhất là thức ăn không phải lo.
Trong một lần chạy trốn một đám trâu điên, Nguyễn Long vô tình lọt vào lãnh địa của báo gấm.
Nó đang đánh nhau với một con heo rừng nên không chú ý đến Nguyễn Long, kết quả là hắn hốt xác được luôn cả hai con nhờ chúng cùng dắt tay lên bàn thờ.
Thế là hắn có luôn một bộ đồ da báo nhìn ngầu lòi ra, một mớ móng vuốt và đống răng nanh sắc nhọn phòng thân.
Về thức ăn, ngoài hạt giấu là món chính, Nguyễn Long cũng tìm được nhiều loại trái dại và rau rừng, thịt cá càng ăn không xuể, dự trữ ăn cả tháng không hết chỉ tiếc không có gia vị hơi nhạt nhẽo nhưng cũng không sao, với một chuyên gia mì gói như hắn thì ăn gì cũng chẳng khác nhau, miễn no là lụm.
Những căn lều của hắn dần trở nên kiên cố, đặc biệt là một hang động hắn tìm được bên kia hồ nước với đầy đủ tiện nghi, mùa hè thì mát còn mùa đông thì ...lạnh.
Những ngày qua, Nguyễn Long chuẩn bị những thứ cần thiết để leo lên dãy núi chót vót phía sau lưng.
Hy vọng bên kia dãy núi là một thế giới khác, mặc dù hắn quen sống một mình nhưng giữa núi rừng âm u này hắn lo lắng mình sẽ trở thành loài thú lạ cho người ta nghiên cứu mất.
Thật sự giờ đây Nguyễn Long nhìn không khác thú là mấy.
Quanh người quấn một tấm da báo, trừ có cái đầu là hắn không đội lên.
Quanh cổ đeo lủng lẳng một vòng cổ toàn răng thú, tóc tai râu ria xồm xoà.
Duy chỉ có thân hình là trở nên lực lưỡng, tay chân chai sạn và đính đầy thẹo.
Mỗi ngày ngoài giờ làm việc hắn đều luyện tập thân thể, từ chạy bộ đến xà đơn, nhảy cao, nhảy xa thậm chí bơi lội và trèo cây cũng được hắn luyện tập thành thục.
Những bài quyền hắn học khi xưa đều đã điêu luyện, hắn bèn chế ra những bài quyền khác phối hợp với nhau.
Hắn cũng bắt chước phong cách săn mồi của một số loại thú mà đưa vào tập luyện.
Ngoài ra, Nguyễn Long còn ủ được mớ rượu giấu giúp giải trí khi đêm về.
Rượu này nồng độ không mạnh, tương tự như rượu sim, hơi chát chát ngọt ngọt.
Hắn đan một cái gùi lớn để đựng thức ăn sau lưng, bên hông treo nhiều bình đựng nước uống.
Thức ăn hắn đem theo toàn bộ là đồ khô.
Thịt báo và heo rừng được hắn hun khói sau đó gói lá cẩn thận, cá hắn đan lưới bắt dưới hồ đem phơi khô, hạt giấu cũng được nướng chín bốc vỏ cẩn thật.
Dây thừng và vũ khí cũng được mài giũa chuẩn bị tốt.
Hắn còn trang bị thêm một cái đạn thun và ít sỏi đá được tuyển chọn, trong đó có cả đá lửa.
Nói là đạn thun nhưng thực chất là một loại dây có tính đàn hồi cao, hắn đặt luôn tên cho cây này là cây thun.
Nguyễn Long còn có cả bao tay và giày để leo núi.
Để làm được chúng Nguyễn Long đã phải tốn biết bao công sức và trí tuệ nghiên cứu đêm ngày.
Giờ đây, có thể nói hắn đã được trang bị đến tận răng.
Sáng ngày hôm sau, Nguyễn Long dậy sớm ăn uống no nê, sắp xếp đồ đạc, rào giậu hang động cẩn thận và bắt đầu lên đường.
Hắn chọn một nơi có độ dốc thấp tương đối dễ đi để bắt đầu.
Trên vai là gùi đồ, thêm trang bị lặt vặt ước chừng hai mươi ký nhưng Nguyễn Long vẫn leo núi hết sức dễ dàng.
Mất tầm ba tiếng, Nguyễn Long đã leo được một phần ba đỉnh núi.
Hăn leo theo đường xuyên nên mất nhiều thời gian hơn.
Để đo thời gian, Nguyễn Long chế ra chiếc đồng hồ năng lượng mặt trời.
Một đầu cây vót nhọn cỡ cây tăm cắm vào miếng gỗ có chia vạch giờ, đặt ở nơi bằng phẳng có ánh mặt trời, bóng tăm ngã tới đâu tới vạch nào thì là giờ đó.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng cũng phải mất rất nhiều công sức để đo đạc phân chia.
Hắn tạo một quả lắc tương đối để đếm giây, sau đó lại đếm từng giây để làm một cái đồng hồ cát, từ đồng hồ cát lại phải đếm từng vạch bóng bắt đầu từ giữa trưa.
Thử nghĩ mà xem, cứ năm phút lại phải phân chia một vạch, còn phải làm đi làm lại nhiều lần để đạt kết quả tương đối thì mất thời gian cỡ nào.
Đồng hồ năng lượng mặt trời nên có mặt trời mới chạy, không có mặt trời nhất định không chạy, ban đêm thì đi ngủ không cần phải coi giờ.
Nguyễn Long còn làm cả lịch để đếm ngày, mốc là khi hắn đến nơi đây, chủ nhật ngày 1 tháng 1 năm 1.
Hắn cắt ba miếng gỗ tròn to nhỏ khác nhau.
Miếng lớn nhất chỉ ngày, chia làm ba mươi mốt ô, miếng thứ hai chỉ tháng chia làm mười hai ô, miếng nhỏ nhất chỉ tuần chia làm bảy ô.
Ghép chúng lại đồng tâm trên một trục gỗ xoay được, lại để một miếng gỗ cố định có đục lỗ bên trên, nhìn vào đó hắn có thể xác định hôm nay là ngày nào miễn là hắn chịu khó "xé" lịch mỗi ngày.
Nói chung cũng là vì hắn ...!rảnh.
Sau khi dừng lại nghỉ ngơi ăn uống, Nguyễn Long tiếp tục lên đường.
"Réeeee .....!reee ....!réeee ....!reee".
Từ trên cao một con đại bàng sảy cánh hơn hai mươi mét lao xuống với tốc độ tên lửa nhắm thẳng vào Nguyễn Long đang leo gần hai phần ba đỉnh núi.
Nguyễn Long tức tốc đạp chân phóng lên phía trên tránh thoát trong gang tấc.
Cũng may hắn leo theo đường xuyên lên trên.
Con đại bàng chụp hụp bèn bẻ lái lượn ra ngoài tránh đâm vào vách núi sau đó lại ngoặt trở về tiếp tục tấn công.
Gió lạnh từ đôi cánh làm thân hình Nguyễn Long chới với.
Canh thời gian đại bàng xà xuống lần nữa hắn lại nhảy vọt lên trên.
Tức tối vì hai lần chụp hụp, nó bay chậm lại dần dần tiếp cận.
Thân hình nó quá to lớn chỉ cần từ từ khoá đường nhảy nhót của Nguyễn Long là được.
Lúc này tay chân Nguyễn Long đã mỏi nhừ.
Leo trèo từ sáng đến giờ cộng với hai lần phát lực lao lên làm hắn hết sức.
Con đại bàng cứ lượn từ từ xung quanh nhưng không thèm tấn công, chỉ cần Nguyễn Long di chuyển là rơi vào móng vuốt sắc bén của nó.
Dù rơi vào đường cùng nhưng Nguyễn Long vẫn cực kỳ bình tĩnh.
Điều chỉnh thân thể chút cho đỡ mỏi, mắt không rời hướng bay của đại bàng phòng nó tấn công bất ngờ đồng thời quan sát vách đá theo đường bay của nó.
Nguyễn Long phát hiện bên dưới cách hắn năm mét theo hướng xéo đối diện hướng hắn trèo lên có một cái hang nhỏ tầm vừa một người lớn nhưng không biết sâu bao nhiêu.
Con đại bàng bay lượn chờ Nguyễn Long động để cho một cú bất ngờ bắt đầu mất kiên nhẫn ré lên từng hồi đinh tai nhức óc.
Nguyễn Long cũng chờ đợi, sinh cơ của hắn nằm ở hang đá phía dưới, chỉ cần đại bàng phát động tấn công lần nữa hắn sẽ buông tay cho rơi xuống.
Rốt cuộc nó cũng không kiên nhẫn bằng Nguyễn Long.
Nó đã động.