Chương 37
Trans: Cola
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của lustaveland. Bản sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Nếu thời gian không được tính bằng giờ, ngày hoặc năm mà được tính bằng màu sắc, vậy thì thời kỳ ngây thơ của Phương Chước sẽ là màu trắng vô tri, sau đó sẽ nhiễm bụi bặm xám xịt sau những lần vấp ngã rồi lại bò dậy. Bây giờ lại là cả bảng màu bị lật úp. Vì thế thứ màu sắc chỉ có trong định nghĩ cuối cùng đã có sự tồn tại chân thực.
Vô vàn màu sắc khác nhau hòa lẫn cùng nhau, tạo thành một bức tranh sặc sỡ mà bình đạm.
Phải hình dung thế nào về nó đây?
Cô thích đi xuyên qua tán cây sum suê rồi ngẩng đầu nhìn bầu trời trong ngày hạ, nhìn chú chim từ một khe hở nhỏ bay qua, nhìn ánh nắng mặt trời soi tỏ bóng hình cơn gió, nhìn thời gian chầm chậm chảy trôi trong không khí trong lành.
Thế giới được tạo nên từ hai màu xanh lục và xanh lam, nhưng dường như chúng có thể miêu tả tất cả dấu hiêu có ý nghĩa trong cuộc đời.
Tất cả màu sắc của Phương Chước bây giờ, chính là dáng vẻ như vậy.
Cô hơi đắm chìm vào cuộc sống yên ổn và có quy luật như lúc này. Dù cường độ của nó làm người ta cảm thấy mệt mỏi, gần như mỗi một khắc trong bảnh lịch trình đều được sắp sẵn nhiệm vụ học hành, cố gắng phấn đấu hoặc nghỉ ngơi.
Kế hoạch trong ngày hôm nay lẽ ra phải là: cô và Nghiêm Liệt cùng đến quầy đồ ăn của cậu cô, hoàn thành bài tập mục thứ bốn của môn Tiếng Anh, đồng thời giải quyết một số vấn đề liên quan đến thị trường cho Diệp Vân Trình.
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của lustaveland. Bản sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Nhưng khi hai người vừa ra khỏi căng tin, Nghiêm Liệt lại gặp một người nằm ngoài dự liệu của cậu.
Sự xuất hiện của người đàn ông khiến Nghiêm Liệt vừa nãy còn đang nói chuyện lập tức im bặt, nụ cười cũng biến mất.
Biểu hiện bất thường này vô cùng lộ liễu, Phương Chước cũng dừng bước theo cậu, theo ánh mắt của cậu đánh giá người kia một hồi, đoán được đại khái thân phận của đối phương.
Đó là một người đàn ông luống tuổi có tướng mạo ưa nhìn, vóc dáng cao to. Ông mặc bộ vest thẳng thớm, bên ngoài khoác một chiếc măng tô màu đen, mái tóc ngắn đen láy dày sấn lại khiến ông có vẻ trẻ trung.
Thú thực, ông ấy và Nghiêm Liệt không giống nhau lắm, không phải về mặt tướng mạo mà là khí chất.
Nếp nhăn bên mép ông ấy khá sâu, khiến đôi mắt càng sâu hơn, cơ thịt chùng xuống dưới, làm nổi bật lên vẻ mặt nghiêm khắc.
Phương Chước nghĩ bụng sau này chắc chắn Nghiêm Liệt sẽ không thành ra như vậy. Cậu là một người thích cười như thế, dù có già đi thì nếp nhăn sẽ xuất hiện ở khóe mắt trước chứ không phải ở khóe miệng. Cậu sẽ giống một ông lão thân thiện.
Người đàn ông đi đến gần, kéo khóe môi như muốn nở nụ cười ngạc nhiên và nhớ mong, nhưng tiếc là không thành công lắm.
Vẻ mặt mà ông ấy cố tình thể hiện khi đối diện với sự xa cách của Nghiêm Liệt đã gặp thất bại, mà ông ấy không phải người có kỹ năng diễn xuất quá giỏi.
“Bố về rồi đây.” Ông ấy giơ tay xem đồng hồ, nhưng thực ra ánh mắt không dừng ở trên đồng hồ quá lâu, ngẩng đầu lên nói ra mục đích đến đây của mình: “Tầm giờ này vừa kịp, bố dẫn con ra ngoài ăn cơm, mẹ con đang chờ ở khách sạn rồi. Mặc dù muộn một chút nhưng vẫn được tính là gửi lời chúc năm mới cho con.”
Ông ấy gượng gạo nói them một câu: “Chúc con năm mới vui vẻ.”
“Bố vất vả rồi.” Nghiêm Liệt đáp lại: “Con cũng chúc bố năm mới vui vẻ.”
Bố Nghiêm lại hỏi: “Vì sao con không ở trong nhà mà lại ở trong trường? Cảm thấy căn nhà kia cách trường xa quá sao? Hôm nay bố đã gọi điện cho giáo viên của con mới biết, cứ tưởng con chạy đi đằng nào rồi chứ.”
Ông ấy muốn bày tỏ sự quan tâm của mình nhưng lời lẽ lại khiens người ta cảm thấy giống như đang chất vấn hơn. Thế là Nghiêm Liệt cũng trả lời qua quýt: “Trong trường nhiều người, đông vui hơn một chút.”
Một Nghiêm Liệt lạnh nhạt thế này chẳng khác nào cậu bé bút chì Shin khi không quậy phá.
Đờ đẫn mà vô vị.
Nhưng dù dáng vẻ của cậu như người mất hồn, bố Nghiêm cũng chẳng phát hiện ra điều gì bất thường, ông quay sang phía Phương Chước, bắt chuyện với cô: “Cháu là bạn học Chước Chước sao? Chào cháu.”
Phương Chước khom lưng với ông xem như chào lại.
Bố Nghiêm hỏi: “Vừa nãy hai đứa định đi ra ngoài à?”
Phương Chước cảm thấy hai người họ có gì kỳ lạ, cô nói với vẻ đắn đo: “Bọn cháu định đi học Tiếng Anh. Nhưng cũng không quan trọng đâu ạ, nếu hai người có việc thì cháu đi trước đây ạ.”
Nghiêm Liệt suýt chút nữa đã không khống chế được biểu cảm vì câu “không quan trọng” của Phương Chước, cậu đã kéo cô lại khi cô sắp đi, nói: “Để bố tớ đưa cậu qua đó, chắc chắn bố tớ lái xe đến đây.”
Bố Nghiêm quay sang nhìn Phương Chước, nụ cười tự nhiên hơn nhiều, nói: “Được, xe của chú đậu ngay ngoài cổng, vậy đi cùng nhé.”
Ba người lên xem, lái vào trục đường chính, bầu không khí trong xe vẫn bí bách như cũ, từ đầu chí cuối Phương Chước đều không tìm được cơ hội để nói chuyện.
Cô còn đảo mắt qua lại giữa hai người mấy lần, bối rối nghĩ đến vô vàn chủ đề nói chuyện. Cuối cùng cô cảm thấy một việc có độ khó cao như xoa dịu bầu không khí này không phải việc mà cô có thể đảm đương được nên dứt khoát ngậm miệng.
Có lẽ bố Nghiêm cũng không chịu đượng trạng thái như đóng băng này, muốn nói chuyện với Phương Chước để hòa hoãn một chút, nhân tiện nghe ngóng cuộc sống ở trường của Nghiêm Liệt, để rút ngắn khoảng cách giữa hai bố con.
Đi được nửa đường, bố Nghiêm hỏi Phương Chước hai câu hỏi mang tính thủ tục.
Đầu tiên hỏi bố mẹ cô làm nghề gì, Phương Chước nhanh nhạy nói bây giờ cô không ở cùng bố mẹ.
Câu hỏi này dường như đã chạm vào đáy lòng ông, giọng bố Nghiêm to hơn một chút, lại hỏi cô có phải vì công việc của bố mẹ bận bịu quá hay không?
Phương Chước suy nghĩ hồi lâu, trả lời một cách khó khăn, vì gia đình rổ rá cạp lại không đón nhận cô lắm.
Bố Nghiêm nghẹn họng, tất cả những lời chuẩn bị nói đều trôi sạch. Gương chiếu hậu phản chiếu hàng lâu mày cau lại của ông, khiến Phương Chước không khỏi đồng cảm với ông.
Kết quả của cuộc trò chuyện này cũng khiến Phương Chước ngộ ra được hai điều.
--Im lặng là vàng.
--Thay vì hỏi thăm bố mẹ người khác, câu hỏi “Cháu đã ăn gì chưa?” là một chủ đề khôn khéo hơn.
May là quãng đường không xa lắm, cảm giác bí bách ngạt thở này đã được cứu vãn trong tiếng “Đến rồi” của Phương Chước.
Đợi cô xuống xe, bố Nghiêm lại nói hai câu khách sáo với cô rồi khởi động xe, nhập vào dòng xe trên đường cái.
Phương Chước nhìn mãi cho đến khi đuôi xe biến mất khỏi tầm mắt mới gãi đầu, chậm chạp đi về phía quầy bán hàng.
--
Đợi đến khi hai người đến, bên trong đã có một đống người ngồi quanh bàn, món ăn cũng bắt đầu được bưng lên.
Ngoài mẹ Nghiêm ra còn có mấy cô chú lạ mặt khác, đều là bạn bè của bố mẹ Nghiêm Liệt, hôm nay đến đây mở tiệc đón gió tẩy trần cho họ.
“Đi gì mà lâu thế?” Mẹ Nghiêm đứng dậy hỏi han, “Liệt Liệt tới rồi à. Ngồi bên mẹ này, để mẹ xem con có gầy đi không nào.”
Nghiêm Liệt đi đến chỗ bà, lần lượt chào hỏi người ngồi bên bàn, thái độ không lạnh nhạt cũng chẳng niềm nở.
Mẹ Nghiêm bóp vai cậu, gắp một miếng thịt bò cho cậu.
“Là Nghiêm Liệt đấy à? Thế này thì đi trên đường chú cũng chẳng nhận ra nữa, nhoáng một cái đã lớn như này rồi, lần trước gặp mặt cháu vẫn còn là đứa bé tí kia.” Người đàn ông trung niên ngồi phía đối diện cười sang sảng, nói: “Nghe nói bây giờ cháu đang học lớp mười hai, thành tích học tập cực kỳ tốt phải không? Vừa đẹp trai vừa thông minh, giỏi quá, không cần bố mẹ phải nhọc lòng nữa rồi. Chẳng giống cái thằng nhãi nhà chú, lần nào gặp nó chú đều bực vì không thể quất cho nó một trận!”
Nghiêm Liệt cười lễ phép.
Bố Nghiêm nói: “Thành tích đúng là rất tốt nhưng học đến nỗi sắp ngộ sách rồi. Ông xem bộ dạng của nó kìa, ngay cả tôi mà nó cũng chẳng biết nói cái gì.” Người đàn ông trung niên trách: “Ấy, chuyện này tôi phải nói, Lão Nghiêm à là ông không đúng rồi. Con trai ông cũng đã lên lớp mười hai rồi mà ông vẫn còn bôn ba bên ngoài, ông bảo nó nói với ông chuyện gì? Nói cái gì mà đạo hàm à, hay chuyển động tròn?”
Bố Nghiêm cười nói: “Gì kia? Con trai ông nói mấy chuyện này với ông à?”
“Nó không thích nghe tôi nói, chỉ biết cố tình lấy mấy thứ này ra để chặn họng tôi.” Người đàn ông trung niên xua tay, nâng cốc rượu lên nhấp một ngụm. Ngoài miệng thì nói với vẻ bất lực nhưng giọng điệu không thể giấu nổi sự nuông chiều, cười mắng một câu: “Nghĩ tôi chưa từng học đại học sao? Thằng nhãi con.”
Bố Nghiêm nói: “Lần này quay về, chúng tôi ăn Tết xong mới đi.”
“Vậy là được rồi, ráng ở bên con trai ông nhiều hơn.”
Cả đám người đều là bạn bè lâu năm. Nói chuyện làm ăn, nói chuyện con cái, nói về quá khứ, các chủ đề trên trời dưới biển đều được đem ra, cuộc trò chuyện rất vui vẻ.
Chẳng mấy chốc chẳng ai quan tâm đến Nghiêm Liệt nữa.
Mùi rượu thoang thoảng chậm rãi lan tỏa trong phòng.
Nghiêm Liệt ngửi thấy mùi rượu, cảm thấy rất khó chịu, viện cớ đi vệ sinh rời khỏi phòng bao, ra ngoài hóng gió.
Đi đến chỗ thông gió ở cuối hành lang, cậu mới phát hiện không biết trời đã mưa từ khi nào.
Giọt mưa trắng xóa hắt nghiêng xuống, âm thanh khi mưa chạm mặt đất cũng rất êm ả.
Nghiêm Liệt thầm nghĩ, vừa về nhà trời đã mưa, cậu chưa từng thấy một ngày u ám như thế nào bao giờ.
Liệu Phương Chước có thích cơn mưa phùn đã lâu không thấy này không? Vì dù sao cô ấy cũng không cần phải buồn bã vì mình không có ở đấy mà.
Nhất định Phương Chước sẽ buồn, vì không thể buôn bán được nữa.
May là tối qua Diệp Vân Trình đã xem dự báo thời tiết, có chuẩn bị trước nên định mở hàng nửa ngày. Thấy trời sắp mưa, ông đã thu dọn hàng quán trước, chuẩn bị đẩy xe về nhà trọ.
Phương Chước nói nguyên nhân Khương Tư không đến, Diệp Vân Trình cảm thấy rất tò mò về bố mẹ thần bí của Nghiêm Liệt.
“Phải thi chuyển chăn đệm của nó về mới được, nếu không bố mẹ nó thấy trong nhà thiếu đồ đạc, lại nói nó mấy câu thì sao?” Diệp Vân Trình lấy làm lạ hỏi: “Sao bố mẹ nó về mà không nói trước cho nó một tiếng nhỉ?”
Phương Chước đáp: “Cho con mượn điện thoại một lát, con hỏi cậu ấy xem.”
Diệp Vân Trình ngạc nhiên: “Gì mà gấp thế? Tối nay chắc là nó sẽ về trường đúng không? Hôm nay trời mưa, không tiện lắm, con có thể bảo nó trả lời cậu vào mai cũng được.”
Phương Chước chần chừ một lúc, nói: “Hay là bây giờ con cứ hỏi cậu ấy xem sao.”
Nhìn Nghiêm Liệt có vẻ mặt khiến người khác không thể yên tâm nổi.