Sáu giờ sáng gần như cũng là lúc nhiệt độ thấp nhất.
Dĩ nhiên Diệp Hiệu cũng thấy lạnh, trong lớp áo jacket cô chỉ mặc một chiếc áo len, chóp mũi, khuôn miệng bị gió lạnh thổi vào khiến cho đông cứng lại như mất cảm giác. Thế nhưng cô cũng giống như những nông dân lao động nhập cư đang đi tới đi lui bên cạnh mình tìm cơ hội việc làm, nhiệt độ này cũng không đáng để than thở, không kiếm được tiền cơm một ngày mới đáng thất vọng, đau khổ.
Có không ít người đến tuyển thợ làm từ sáng sớm, mọi người nói rõ yêu cầu của mình ra, sau đó bằng tốc độ nhanh nhất trao đổi phỏng vấn, tìm được người phù hợp thì tiếp tục bàn bạc, người không thích hợp thì lập tức giải tán.
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Nhưng tình hình vẫn sư nhiều cháo ít*, trông thấy người bên cạnh mình đã được chọn, trời cũng dần dần sáng hơn, tâm trạng lo lắng của những người còn lại rõ ràng cũng trở nên nhiều hơn.
*Sư nhiều cháo ít: Khối lượng công việc ít mà người thì nhiều/miệng ăn nhiều.
Diệp Hiệu có thể nhận ra điều này từ thái độ của những người được phỏng vấn.
Lúc bảy rưỡi, nhiều người di chuyển đổ về quảng trường hơn, hiển nhiên họ đều là những cô dì chú bác hơi lớn tuổi, thậm chí tóc còn hơi bạc, tuổi tác cũng đã khoảng bảy mươi.
Ngô Diệu đi mua chút đồ ăn sáng, sau khi mua xong lại đưa cho Diệp Hiệu một phần bánh bột lọc, anh ta nói: “Tôi lớn đến từng tuổi này rồi, trước nay không biết sáng sớm ở chợ lao động là như vậy.”
Diệp Hiệu nhận lấy bữa sáng, nói một câu cảm ơn, sau đó còn nói: “Vẫn luôn là như thế.”
Ngô Diệu chỉ im lặng, không biết nên nói gì.
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Thật ra, cuộc phỏng vấn cũng không thuận lợi, tất cả mọi người đều muốn tìm việc làm, hoàn toàn không có tâm trạng gì giao tiếp hay tương tác với phóng viên, có người chỉ liếc mắt nhìn hai người họ hoặc phàn nàn hai câu không tìm thấy việc làm rồi bỏ đi luôn.
Trái lại lại có một dì mặt tròn, béo mũm mĩm đã quan sát bọn họ một khoảng thời gian rất lâu. Bà ấy đã đến đây từ rất sớm nhưng mãi vẫn không tìm được công việc phù hợp.
Diệp Hiệu hỏi bà ấy: “Dì có muốn ăn sáng không ạ?”
Bà ấy nói: “Không cần, không cần. Chỉ là dì cảm thấy cháu rất xinh đẹp, nếu con nhà dì có thể có tương lai thành công như cháu thì tốt.”
Ngô Diệu đứng bên cạnh nói tiếp: “Con dì bao nhiêu tuổi rồi ạ.”
“Đang học lớp chín, sắp lên học lên cấp ba luôn rồi, cũng không biết có thể thi đậu hay không nữa.”
Anh quay phim đã tắt máy quay đi, lúc này đang nghỉ ngơi trong xe.
Hai người họ bắt chuyện với bà ấy, người này trông khuôn mặt có vẻ lương thiện lại lạc quan, cũng không keo kiệt chia sẻ kinh nghiệm sống của mình và tình trạng gia đình với hai người.
Bà ấy họ Vương, là người vùng Đông Bắc, có ba đứa con. Hai đứa con trai đều đã lên đại học, con gái út đang học cấp hai, chồng của dì Vương là người tàn tật, áp lực tài chính đè nặng lên người một mình bà ấy.
Diệp Hiệu thấy tuổi tác bà ấy cũng không lớn lắm nên lấy làm lạ hỏi: “Sao dì không tìm mấy công việc như giúp việc gia đình hay là nhân viên quét dọn cửa hàng, mấy công việc đó thu nhập ổn định, hơn nữa môi trường làm việc cũng được.”
Nghe cô nói như vậy, dì Vương ngượng ngùng cười một tiếng, nói với Diệp Hiệu: “Làm gì dễ tìm như vậy chứ, ngay cả chính người địa phương cũng không làm được cơ mà.”
Hai người Diệp Hiệu và Ngô Diệu đều im lặng mất một lúc, trong mắt hai người hai kiểu công việc này cũng coi như là ngưỡng cửa thấp, vả lại cũng có nhu cầu cao.
Dì Vương lại xấu hổ đỏ mặt giải thích: “Dì không có học thức, mới chỉ học đến lớp bốn. Công việc ở thành phố lớn yêu cầu cao, cũng chỉ có thể làm mấy công việc tay chân thôi.”
Lúc này, Ngô Diệu lại hỏi một câu: “Làm việc tay chân có mệt không ạ?”
Diệp Hiệu cảm thấy anh ta đang hỏi thừa, có thể không mệt hay sao, thế nhưng cô cũng không nói gì.
Dì Vương lại cười ha ha: “Cái này có gì mà mệt, thứ mà loại người như bọn dì có thể bỏ ra cũng chỉ có sức lực mà thôi, có thể có cơm ăn là được rồi.”
Ba người lại nói chuyện với nhau một lát, Diệp Hiệu bảo dì Vương dành cho mình chút thời gian để làm một cuộc phỏng vấn chính thức, dì Vương vui vẻ đồng ý, còn nói dẫn bọn họ đến chỗ ở của bà ấy để xem, nơi đó chính là căn cứ của nông dân lao động nhập cư.
Vừa khéo là bọn họ cũng đã gần hoàn thành xong công việc quay phim chụp ảnh ở bên này.
Chỗ ở của bà ấy có hơi xa, lái xe đến đó phải mất một khoảng thời gian dài.
Khi Diệp Hiệu hỏi làm sao dù ấy đi qua chợ lao động được thì dì Vương nói bà ấy đến bằng xe điện ba bánh cùng nhân viên tạp vụ.
Cho dù hơn sáu giờ sáng đến đây tìm việc thì cũng phải đi từ rất sớm, dì Vương lại vô cùng hào hứng nói: “Mùa đông ngủ ở bên ngoài lạnh quá thì dì mới thuê phòng ở, mùa hè thì dì ở dưới gầm cầu, rất mát mẻ,
Lúc nói câu này, bà ấy vẫn nở nụ cười tươi, dường như không hề để ý chút nào.
Trong chốc lát Diệp Hiệu không biết mình nên nói gì.
Ngô Diệu ngồi ở ghế lái phụ nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, thông qua cửa kính xe Diệp Hiệu lại nhìn thấy anh ta vội vàng lau mắt một cái, không biết có phải đã khóc hay không.
Phòng dì Vương thuê là một nhà để xe của một khu nhà tái định cư ở vùng ngoại thành, căn phòng một gian rất nhỏ, bên trong bày đầy mấy đồ phế phẩm, rách nát, dựa vào tường chất thành một chồng giấy vụn, hòm xiểng, chai lọ không.
Nhìn như thế này cũng có thể đoán được, bởi vì quá bận mà chủ nhân của căn phòng không có thời gian dọn dẹp phòng.
Cốc đánh răng và dụng cụ ăn uống được để trên một cái bàn, trong mâm có hai cái bánh bao, dì Vương nói bữa trưa bà ấy sẽ ăn cái này, Ngô Diệu lập tức hỏi: “Dì chỉ ăn bánh bao thôi sao.”
Dì Vương nói: “Bọn dì làm việc ở bên ngoài không cần ăn ngon như vậy làm gì, muốn tiết kiệm nhiều tiền một chút gửi về nhà cho con cái dùng.”
“Bọn trẻ ở trường học cũng không thể ăn mặc quá hà tiện được, nếu không sẽ bị bạn bè cười nhạo.” Năng lực biểu đạt của dì Vương rất tốt, bà ấy giải thích nguyên nhân mình bớt ăn bớt mặc: “Dì cũng không phải bỗng nhiên ăn uống như thế này. Con gái dì nói với dì là nó muốn mua một đôi giày thể thao, lúc thi lên cấp ba thì đi, giá đôi giày là bốn trăm đồng, dì bèn ăn ít một chút để tiết kiệm tiền, con gái lớn rồi là phải đi giày đẹp, tiêu tiền cho con cái dì vẫn sẵn lòng…”
Diệp Hiệu hỏi: “Em ấy có biết dì ở bên ngoài làm công việc gì không?”
Dì Vương lắc đầu, cười nói: “Sao dì có thể nói những chuyện này với con mình chứ, chỉ tố khiến chúng nó lo lắng vớ vẩn. dì nói với mọi người trong nhà là dì làm giúp việc cho người ta, bao ăn bao ở, rất tốt.”
Nói xong, bà ấy lấy điện thoại ra cho Diệp Hiệu xem ảnh chụp con gái mình. Cô bé có khuôn mặt thanh tú, trông rất giống mẹ mình, khuôn mặt cũng mũm mĩm vô cùng đáng yêu, chỉ có điều quần áo mặc trên người không tốt lắm.
Diệp Hiệu hỏi dì Vương liệu bà ấy có bằng lòng để bọn họ đưa tin về câu chuyện của mình không. Dì Vương do dự mất một lúc lâu, sau đó bà ấy nói không sao cả, chuyện nghèo khó này cũng không thể nào giấu diếm được.
Sau khi tắt máy quay, Diệp Hiệu nói sẽ đưa cho dì Vương hai trăm đồng làm tiền bồi thường, dù sao hôm nay cũng đã làm tốn thời gian của bà ấy.
Dì Vương từ chối lời đề nghị của Diệp Hiệu, bà ấy lại nói: “Dì cũng không làm việc cho cháu, cầm tiền của cháu làm gì chứ, dì cũng không khó khăn như vậy, chỉ là đã tiết kiệm thành quen mà thôi…”
Từ chối qua lại một phen, cuối cùng bà ấy vẫn không lấy tiền, trái lại lại vừa ý găng tay của Diệp Hiệu, còn hỏi cô mua ở đâu. Mùa đông bà ấy làm việc ở bên ngoài, ngón tay đều bị nứt da.
Diệp Hiệu cười cưới, dứt khoát cởi găng tay ra đưa cho bà ấy.
*
Trên đường trở về rất yên tĩnh.
Tư liệu sống chuyến đi hôm nay khai thác được khôn tệ, vốn dĩ anh ta nên vui vẻ nhưng Ngô Diệu lại liên tục thở dài hai tiếng.
Diệp Hiệu đeo tai nghe lên nhìn ra ngoài cửa sổ, cô không cảm thấy ngạc nhiên hay rung động giống như Ngô Diệu, bởi vì đối với Diệp Hiệu mà nói thì đây không phải là chuyện của người khác.
Những năm mình học tập ở quê kia, phải chăng Diệp Hải Minh và Đoàn Vân cũng như thế này?
Không học thức, không tay nghề, không có tương lai.
Thế nhưng bất kể ba mẹ vất vả bao nhiêu thì niềm tin duy nhất của bậc làm ba làm mẹ chính là để cho con cái mình bớt khổ sở hơn, chăm chỉ đọc sách, lớn lên thành người.
Chỉ là để được sống thì phải cố gắng hết sức.
Chóp mũi có chút cay cay, cô tự nói với bản thân mình, chỉ cần làm một người kể chuyện khách quan, không nên rơi vào trong luồng cảm xúc tiêu cực, như thế không có lợi cho công việc.
Vì buổi chiều còn phải đến chỗ khác nên cô và Ngô Diệu không quay về văn phòng, hai người tìm một quán cà phê ở gần đây để ăn trưa, nhân tiện nghỉ ngơi một chút.
Hai người lại thảo luận công việc một lúc, sau khi cơm no rượu say Ngô Diệu lại buồn ngủ nên nằm nhoài lên mặt bàn ngủ thiếp đi.
Diệp Hiệu lấy điện thoại ra, chuyển tiền sinh hoạt tháng này cho ba mẹ, lần này cô chuyển thêm năm trăm nữa.
Sau khi trả lời tất cả tin nhắn xong, đầu óc cô lập tức trở nên trống rỗng. Trong đầu cô bỗng nhiên nhớ lại chuyện ăn cơm lần trước, hình ảnh Cố Yến Thanh nói chuyện với người phụ nữ kia cũng hiện lên trong đầu cô, không xua đi được. Diệp Hiệu đoán đối phương có ngoại hình xinh đẹp như thế, chắc hẳn là một người dẫn chương trình.
Tên là gì nhỉ?
Ma xui quỷ khiến thể nào, dục vọng rình mò của bản năng con người lại một lần nữa trỗi dậy, trong lúc cô đang cố gắng kiềm chế suy nghĩ xằng bầy này của mình, ngón tay cô cũng đã bấm mở công cụ tìm kiếm, nhập bính âm của người đó vào.
Công cụ tìm kiếm không khiến cô thất vọng, kết quả tìm kiếm hiện lên đầu tiên chính là người dẫn chương trình của đài truyền hình thành phố B, Lâm Thư.
“...”
Diệp Hiệu nghĩ cô như thế này giống như một gã đàn ông bỉ ổi.
Cô lại nhìn tiếp xuống phần sơ yếu lí lịch cá nhân của Lâm Thứ. Người dẫn chương trình kênh Đô thị của đài truyền hình thành phố B, sinh năm 198X ở thành phố B, đã từng đi du học, lần lượt dẫn chương trình, sản xuất nhiều chương trình ăn khách.
Bản lý lịch rất đẹp, có thể nói, cô ta đã bắt đầu đi theo con đường của người tài giỏi từ khi sinh ra.
Diệp Hiệu nhanh chóng xem lướt qua những thông tin quan trọng, dần dần kéo trang web đến phần cuối.
Bỗng nhiên, lông mày cô nhíu lại.
Trong wiki có một phần những nhân vật liên quan, Trần Quan Nam (chồng cũ) phóng viên, người lập kế hoạch của đài truyền hình thành phố B, hiện tại đang đảm nhiệm vị trí phóng viên trưởng của đài truyền hình thành phố B thường trú ở nước J.
Mười phút sau, Diệp Hiệu hít một hơi thật sâu, cô như này có tính là hóng drama của thần tượng không?
Lúc Ngô Diệu thức dậy, Diệp Hiệu đã tắt điện thoại, vẻ mặt bình tĩnh xem máy tính.
Anh ta hỏi: “Em không thấy mệt sao?”
Diệp Hiệu thản nhiên nói: “Vẫn khỏe, anh nghỉ ngơi xong chưa? Xong rồi thì đi thôi.”
*
Nửa tuần tiếp theo, công việc vẫn bận rộn như trước đây, hai người đi sớm về trễ, màn trời chiếu đất.
Nhưng hai người lại xảy ra ý kiến bất đồng rất lớn trong công việc.
Ngô Diệu muốn phóng đại chuyện dì Vương mua giày cho con gái này, anh ta có tính định hướng thể hiện vào cô con gái còn đang đi học lại nói muốn một đôi giày thể thao mà gia đình không đủ sức chi trả với người mẹ đang làm thuê ở bên ngoài, dùng điều này để tăng cường mâu thuẫn, gia tăng điểm nóng.
Diệp Hiệu lại kiên quyết không đồng ý, cô cho rằng Ngô Diệu đang cố ý dẫn dắt câu chuyện. Con gái của dì Vương cũng không biết mẹ mình làm thuê ở bên ngoài cực khổ như thế nào, cô bé chỉ nói muốn mua một đôi giày tốt một chút dùng để thi thể dục.
Hai người tranh cãi ở trong văn phòng, Ngô Diệu không hiểu tại sao nhìn Diệp Hiệu: “Có gì khác nhau chứ? Dì Vương rất vất vả, chỉ ăn bánh bao dưa muối, tiết kiệm tiền mua giày thể thao cho con gái là sự thật đúng chứ, những thứ tôi viết có sai không?”
Diệp Hiệu hỏi anh ta: “Anh không cảm thấy bản tin của anh mất công bằng sao?” Cô lại nhấn mạnh lần nữa: “Dì Vương vẫn luôn nói với người nhà rằng ở bên ngoài mình sống rất tốt, trong tình huống không biết mẹ mình khó khăn như thế, cô con gái mới nói muốn mua một đôi giày.”
Chỉ cần sai lệch một vài chữ dù rằng rất ít thì tình hình của câu chuyện sẽ hoàn toàn khác nhau.
Ngô Diệu nhìn Diệp Hiệu một lúc, ánh mắt của cô gái vô cùng kiên định, anh ta nói: “Diệp Hiệu, em có thể đừng ‘tính toán chi li’ vào những lúc như này không? Có thể thể hiện được gì chứ?”
Diệp Hiệu nhìn chằm chằm vào Ngô Diệu, không nói câu gì.
Bị cô nhìn như thế, Ngô Diệu im lặng mấy giây, sau đó lại mở miệng lần nữa: “Nói một câu không dễ nghe thì trên vai chúng ta đang gánh vác nhiệm vụ, những gì tôi đưa tin cũng là sự thật, cũng không phóng đại hay nói quá.”