Hoàng Trung khi dẫn quân đến gần đèo Khâu Vai gặp Vàng A Sinh dẫn bốn trăm quân chặn ngay đầu đèo. Hai bên giao tranh được vài hiệp do yếu thế nên phải dẫn rút quân từ từ nhữ địch, hắn không biết mình hại trúng kế cho người đuổi theo. Qua Đèo Pha Đin, Theo tiếng Thái Pha Đin có nghĩa là “trời và đất”, ý nói nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Không chỉ nổi tiếng bởi những dốc cua hiểm trở, đèo Pha Đin còn có khung cảnh đẹp mê hồn với những bản làng lác đác dưới chân đèo.
có viên phó tướng người Thái lên tiếng:
“Tại hạ thấy thế đèo rất hiểm trở một bên là núi đá, một bên là vực sâu tướng quân nên cẩn thận có mai phục”.
Trung cười nói: “Ngươi biết một mà không biết hai, núi đá kia cây cối thưa thớt làm sao mà giấu được phục binh. Chỗ đó giỏi lắm nấp được 30 người, chỗ người đó không đủ để ta nhét kẽ răng”.
Khi quân của hắn qua được nữa đèo bỗng trên núi vang lên những tiếng nổ lớn, viên đá lớn, nhỏ rơi từ trên núi xuống đè chết không biết bao nhiêu người cắt ngang đội hình của Hoàng Trung làm đầu đuôi không liên lạc với nhau. Không chỉ có vậy mặt đất như rung chuyển do địa lôi nổ làm cho mấy trăm tên lính đi đầu tan xác, mảnh tay chân văng khắp nơi, máu đỏ nhòe cả đường đèo.
Lúc này Hoàng Trung và đội tiên phong chỉ còn khoảng năm trăm quân, lão điên tiết thúc quân tiến lên quyết bắt bằng được Vàng A Sinh để lột da rửa hận. Đuổi theo được một đoạn thấy Vàng A Sinh tụ hội với cánh quân của người Dao và một toán quân ăn mặc kỳ lạ tay cầm súng giống điểu thương Trung nổi giận mắng lớn: “Bọn người Dao dám thông đồng với bọn người Mông làm phản ta sẽ giết hết các ngươi”.
Khi quân Trung đến cách toán quân đối diện khoảng một trăm năm mươi mét thì súng nổ vang quân của Trung chết như rạ. Hắn cố đốc thúc quân tiến lên khi đến khoảng cách hai mươi mét thì toán quân được Kiên chỉ huy ném lựu đạn. Lần đầu tiên thấy những vật giống chày giã cua bay về phía mình quân Thái ngơ ngác không biết tử thần đang đến gần. Những tiếng nổ vang những xác người bị hất tung lên cao làm quân Thái hoảng loạn bỏ chạy. Kiên cho quân đuổi theo bắt những người còn lại, bản thân Hoàng Trung đích thân Kiên ra bắt, hắn không cam tâm và tự tử để không bị mới thông tin.
Sau đó quân Thái bị bắt được Kiên dẫn về trại, đích Thân hai tộc trưởng kia sẽ giao tiếp để mọi thông tin nhưng không mọi được gì. Mất một ngày tin thất trận của tướng Trung về thành làm toàn bộ các thũ lĩnh kinh ngạc, nữ vương nổi giận lên quyết định triệu tập bảy quân còn lại và thủ lĩnh các bộ tộc xung quanh đến hội quân. Một bộ tướng là Vương A Sùng đứng tiến ra can ngăn:
“Xin nữ vương bớt giận, hiện tại Đèo Pha Đin bị đặt chất nổ đất đá đổ ra đèo rất lớn, phải dọn dẹp trong vòng 10 ngày mới mở lối đi được. Mong tộc trưởng lệnh cho các bộ tộc thần phục phái người đến để dọn dẹp đường đi”
Mị nương đồng ý ra chiếu chỉ mỗi bộ tộc cử ba trăm người trong vòng bảy ngày phải dọn xong, chậm một ngày mỗi bộ tộc sẽ bị giết mười người. Sau thêm hai ngày, quân tiếp ứng cũng tới với tướng Lê Văn Duệt được Nguyễn Ánh cử tới làm chủ tướng và Văn Khôi tập hợp quân tại Sơn trại tới ngoài ra còn có một số bản nghe có của tới giúp cũng hưởng ấn làm tổng quân của tôi gần 50.000 quân. Sau đó chúng tôi họp tại một căn nhà, bên trong là các tộc trưởng, các tướng lĩnh và tôi.
“Để làm chậm tiến độ mở đường của quân tộc Thái, các khanh có ý tưởng nào không?”.
“Thần sẽ dẫn đội lính của thần đánh vào hậu phương địch. Nếu thuận lời sẽ đốt phá lương thực và giải cứu những tộc khác” Khôi nói.
Đó gần giống đặc công tấn công hậu phương địch, tôi gật gù với ý kiến đó. Kiên lên tiếng: “thần sẽ chỉ huy đội súng trường bắn tỉa quân canh gác và thỉnh thoảng bắn bị thương người dọn dẹp để gây hoảng loạn trong đội dọn dẹp làm chậm tiến độ”.
“Đó là hai hướng tấn công tốt nếu không có hậu phương vẫn chắc” Duyệt lên tiếng.
“Khanh nói rõ cho mọi người xem nào” tôi nhìn Duyệt rồi nói.
“Bản này nằm phía đông cách đèo khoảng 5 dặm, thành bảo vệ làng dễ công phá nên trước hết phải xây dựng đơn giản bản này lại để tiếp đón quân Thái khi họ sang”.
Khi họp xong ba phương án đều được tính tới và cân nhắc kỹ chi tiết và đưa vào hoạt động. Khôi lo việc tấn công hậu phương, Kiên lo quấy phá quân địch và Duyệt lo việc dựng kiến cố bản. Tối đó chúng tôi được ăn món ăn của tộc người H’mông là món Mèn mén, Thắng cố và rượu ngô. Ba món này là món ăn đặc trưng của tộc H’mông, Mèn mén được làm từ hạt ngô chế biến khá cầu kỳ, còn món thắng cố được chế biến từ tất cả các loại thịt, xương, lòng,… của con ngựa chặt thành miếng rồi đem nấu chung trong một chảo canh. Những món ăn này rất độc đáo và thoải mái khi thưởng thức những món ăn đó.
Đêm khuya tôi nhìn ánh trăng trên cao: “mong rằng trận chiến sẽ kết thúc sớm để ta có thể gặp nàng”.
Tại kinh thành Phú Xuân, Ngọc Châu cũng nhìn trăng từ khi vườn: “mong chàng về sớm và bình an”.