Những chiếc chiến hạm chạy bằng hơi nước đang đi trên biển, đứng bên lan can đài chỉ huy là tướng Lê Văn Duyệt. Tướng Duyệt đang đứng trên một con tàu với tốc độ và hỏa lực cao, khi hắn cảm nhận con tàu bằng chính bản thân thì hắn biết tại sao Gia Long lại thất bại. Hắn chỉ huy tổng cộng 20 con tàu chiến cỡ lớn chạy bằng hơi nước, các con tàu được cải tạo và nâng cấp mỗi năm nên nó hoạt động rất tốt.
Mỗi tàu chiến chạy bằng hơi nước được đóng rất kỹ với loại thép dày 40 ly. Trọng tải choán nước 5.000 tấn, chiều dài tàu là 70 m, sườn ngang 15 m, mớn nước 8 m, tốc động trung bình 14 Hải lý trên giờ (25,928 km/h) với tầm hoạt động 4 tháng chạy than. Thủy thủ đoàn tối đa là 900 người cùng với 30 khẩu nạp hậu 80 ly, 30 khẩu nạp hậu 60 ly, 20 khẩu súng cối 80 ly và hai bên mạn là hai khẩu súng máy Maxim.
Hắn không bao giờ mơ rằng trong đời cần binh của hắn lại được chỉ huy hạm đội mạnh như vậy, hạm đội được tôi và Nguyễn Ánh đặt tên là Yết Kiêu. Tướng Duyệt đang suy nghĩ vài vấn đề rồi lên tiếng hỏi thuyền trưởng con tàu: “ngươi lái tàu này rồi, từ cảng này đến thành Khâm Châu chúng ta đi mất bao lâu?”.
Thuyền trưởng cấ lời: “Thưa đô đốc với tốc độ của 20 con tàu này thì chưa tới một ngày là tới nơi”.
“Ta biết rồi, giờ thì ta phải lên kế tấn công thôi”.
Đúng như thuyền trưởng đã nói chưa tới một ngày hạm đội Yết kêu gồm 20 tàu chiến chạy hơi nước bọc thép tiến tới cảng Khâm Châu gần thành Khâm Châu. Qua kính viễn vọng Lê Văn Duyệt quan sát trong bến cảng có vô số con tàu đang neo đậu vào buổi tối, trong bến có vài con tàu có trọng tải lớn ít nhất cũng có hơn trăm tấn. Chi chít chen chúc nhau trong bến cảng, cột buồm dày đặc cứ như cây ngô mọc lên từ lòng đất.
Màn đêm bắt đầu phủ xuống, tất cả các con tàu cứ như bị bao phủ trong một tầng ánh sáng lạnh băng thê lương, lúc này gió biển cũng bắt đầu biến thành lạnh nhức da buốt thịt. Cả hạm đội Yết Kiêu trong cơn gió nhẹ được Lê Văn Duyệt cho 12 chiếc bày thành thành hàng ngang, 4 chiếc bên trái và 4 chiếc bên phải xếp thành hàng dọc để phía sau hỗ trợ. 12 chiếc nhắm thẳng các khẩu pháo, súng cối vào các mục tiêu trên cảng.
“Uỳnh! Uỳnh! Uỳnh!”.
Các phao đài trên cảng Khâm Châu khai pháo trước tiên để chiếm ưu thế trước, những tiếng pháo kinh thiên động địa, đinh tai nhức óc nối tiếp nhau hơn nữa khói đen bốc ra khi nòng pháo phát xa cơ hồ đem cả pháo đài bao trùm trong khói súng làm bến cảng Khâm Châu cũng mịt mù khói và ánh sáng.
Những viên đạn to lớn rơi trên mặt biển cách hạm đội Yết Kiêu chừng 300 mét bùng nổ dữ dội, kích lên từng cột nước, sau đó trên mặt biển liền nổi lềnh bềnh vô số thi thể của những con cá nhỏ bị bắn chết.
Lê Văn Duyệt bình tĩnh hạ kính viễn vọng xuống rồi ước trường khoảng cách viên đạn pháo bay ra và rơi xuống nước, từ chỗ đó tới tàu là bao nhiêu rồi ra lên:
“Khai màn bằng việc bắn súng cối đi”.
12 con tàu xếp hàng ngang đồng loạt kích nổ súng cối, quỹ đạo đạn bay đi hình cầu vồng dựng đứng sau đó rơi xuống các mục tiêu. Đạn pháo rơi xuống như mưa, các mục tiêu trên bến cảng bị oánh tạc sau một lần bắn. Sau đó Lê Văn Duyệt phát ra cờ hiệu muốn tất cả tàu bè không liên quan lập tức rời khỏi vùng biển này, đồng thời kéo lên cờ hiệu màu đỏ cảnh cáo, bọn họ mới vội vàng rút đi.
Trong lúc các tàu không liên quan rời đi, pháo kích của các pháo đài vẫn tiếp tục làm một số tàu nổ rồi chìm. 8 con tàu phía sau hỗ trợ cứu người và đi tản các tàu bè đi, khi những con tàu không liên quan rời đi hết, đợt Oanh kích lần hai của hạm đội bao pháo cối cộng thêm đợt pháo nạp hậu 80 ly được lên nòng.
“Tập trung tất cả hỏa pháo, oanh kích hạm đội tàu của kẻ địch trước”.
Sau đó đợt đạn pháo ngấm tới hạm đội trong cảng làm kẻ địch không kịp trở tay. Các phál đài của địch cố gắn bắn để giảm tầm quan sát của hạm đội Yết Kiêu, còn thủy thủ sẽ đi dời đạn và lương từ những con tàu bị hỏng sang tàu còn nguyên vẹn để nhổ neo hạm chiến.
Lê Văn Duyệt châu mày một cái rồi lên tiếng: “tạm thời không cần khai pháo rút ngắn tầm bắn xuống 500 m rồi lên đạn sẵn, mỗi tàu phải lên đạn súng trường đề phòng hạm đội địch đột vây”.
Khi làn khói kết thúc, tàu chiến của địch xong lên bao vây. Lê Văn Duyệt phất cờ về phía trước, động tác đơn giản này là dấu hiệu pháo kích mãnh liệt sắp triển khai.
“Đùng đùng đùng…”.
Vũ nổ khoảng khoảng cách gần làm các con tàu muốn nát ra, họng pháo liên tục phu ra pháo đạn xẹt qua bầu trời đêm tĩnh mịch, truyền tới tiếng xé gió chói tai. Hạm đội hải quân Thanh triều lãnh trọn đợt pháo này, ở trong hạm đội dày đặc kia phát ra ánh lửa chói mắt, tiếng nổ và tiếng kêu gào cùng những mãnh vỡ cũng những con tàu chiến.
Bầu trời đêm cũng dần bị ánh lửa cháy hừng hực chiếu sáng. Những còn thuyền bốc cháy lan sang chiến thuyền xung quanh, làm cho diện tích thiêu đốt ngày càng lớn, mà đạn pháo thình lình giáng xuống càng đem thế lửa lan tới mỗi góc của bến cảng. Chính thức hạm đội thủy quân đã bị loại khỏi cuộc chơi, hạm đội của hải quân Nhà Thanh bị bắn nổ nghiêng ngả.
Nước biển rất nhanh bị nhuộm thành màu đỏ sậm, trên mặt biển nổi lềnh bềnh thi thể và đồ vật ngày càng nhiều. Nhưng những đợt đạn pháo rơi xuống mặt biển, lại đem những đồ vật và thi thể này xé nát, cột nước bị bắn lên tựa hồ đều là màu đỏ sậm, nước biển màu đỏ tràn ra rất nhanh lan tới phụ cận hạm đội Yết Kiêu.
Bến cảng Khâm Châu đang bốc cháy, lúc này 8 tàu phía sau được lệnh tiến vào Khâm giang để đạn vào thành Khâm Châu. Cả thành Khâm Châu cũng đang chấn động trong khi nghe tin bị đột kích và nghe tiếng pháo kích. Các pháo đài tại bến cảng bị phá hủy gần như hoàn toàn, Lê Văn Duyệt lệnh:
“Đem những thứ còn xài được lên tàu. Phá hủy hết những vũ khí và bắt sống những tên này làm tù binh”.
Nhưng mà nhiệm vụ tác chiến của hạm đội Yết Kiêu còn chưa kết thúc, mà nhiệm vụ là chiếm thành Khâm Châu một thời gian để đội đặc nhiệm có thể phá hoại thành Ung Châu. Sau đó 8 con tàu đồng loạt pháo kích, uy lực sức nổ của đạn pháo của súng cối là cực lớn, nhất là khi phát nổ trên tường thành. Trong từng trận pháo kích này, các đài pháo trong thành chỉ có thể phát động phản kích yếu ớt, nhưng tầm bắn của đạn pháo của bọn chúng làm chúng chỉ có thể thành người dự khán. Còn trong thành Khâm Châu đã chìm vào trong hoảng loạn, đối diện với hỏa pháo ùn ùn kéo đến, cư dân thành Khâm Châu có phản ứng đầu tiên là chạy nạn, rất nhiều người còn chạy khắp nơi gào loạn.
Cộng thêm sự hỗ trợ của các con tàu phía sau, các đợt pháo kích được tiếp tục trong suốt cả một đêm, tới sáng ngày hôm sau mới kết thúc, hạm đội Yết Kiêu cũng vào được thành. Nhưng hạm đội chỉ bắt quân lích và tịch thu kho lương, vũ khí chứ không làm hại dân thường.
Lúc này ở tình hình Ung Châu rất hỗn loạn vì dân ở thành Khâm Châu kéo nhau vào Ung Châu tỵ nạn. Các chiến sĩ đặc công của quân đội tôi cũng nhân đó trà trộn vào thành. Vào một đêm khuya, ở kho lương thuộc thành Ung Châu xuất hiện mấy bóng đen, lúc này thời tiết đầu đông đang se lạnh nên lính canh thường trốn vào các góc tường để tránh gió. Những tên chỉ huy sau mấy ngày mệt mỏi vì việc cấp phát cho nạn dân chạy từ Khâm Châu nên cũng lơ là việc đốc thúc quân đi tuần. Những bóng đen này nhanh chóng áp sát kho lương đặt bộc phá rồi châm dây cháy chậm.
Một lát sau các kho lương, vũ khí bị nổ tung, quân Thanh nhốn nháo. Những bóng đen nấp ở những vị trí cao dùng súng ngắm bắn tỉa những quân cứu hỏa đặc biệt là những chỉ huy làm tình hình càng thêm nhốn nháo. Đám lửa nhanh chóng lan sang các kho khác và nhà lân cận làm cả thành Ung Châu bốc cháy. Những doanh lính ở gần đấy định đến ứng cứu thì bị trúng mìn phục kích, những toán lính đặc công dùng súng tiểu liên sten và lựu đạn AT làm tình hình càng thêm nhốn nháo. Đến mờ sáng các bóng đen rút lui để lại những đám cháy, và những tiếng nổ từ các kho thuốc nổ. Nhiệm vụ coi như hoàng thành.