Vương Mệnh


Kinh Vương
Hà tộc nội loạn ngày càng trầm trọng.

Hai phe phái ủng hộ Thái tử Lộc Tục và trưởng tử Nghi tranh đấu mãi không thôi.

Nguyên nhân chủ yếu là do Đế Minh quá nhuyễn nhược, thiếu quyết đoán.
Theo thói thường, nội bộ tranh đấu tất cần đến ngoại viện.

Các trưởng lão Hà tộc hỏi cưới con gái của một tiểu tộc ở gần Bình Nguyên, phụ dung của Hà tộc, cho trưởng tử Nghi.


Phe Thái tử cũng không chịu kém, dựa vào quan hệ của họ mẹ Thái tử, đã hỏi cưới con gái Động Đình Quân là Thần Nữ cho Thái tử.

Hồ tộc và Miêu tộc trở thành ngoại viện hùng mạnh cho Thái tử mà cả Hà tộc đều phải nể trọng.
Nội loạn ngày càng khiến Hà tộc thêm suy yếu.

Cuối cùng, để bình ổn tình hình, Đế Minh đã quyết định chia đất phân phong, một biện pháp trung dung.
Trưởng tử Nghi được chia cho phần đất phương bắc, kế tục nối nghiệp Đế Minh.

Lãnh thổ theo danh nghĩa là toàn phần Hoàng Hà về nam, sông Giang về bắc.


Thực tế chỉ có phần đất xung quanh Bình Nguyên.
Thái tử được chia cho phần đất từ sông Giang về nam, với lời hứa, mở mang đến đâu cũng đều là đất của Thái tử.

Nói văn hoa là thế, thực tế cũng như trục xuất Thái tử khỏi Bình Nguyên.
Thái tử được Hồ tộc và Miêu tộc đón về Tương Nguyên.

Lãnh thổ của Thái tử ban đầu chỉ là phần đất của Hồ tộc và Miêu tộc, tức đất Kinh.

Năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch), Thái tử được lưỡng tộc ủng hộ, đăng cơ xưng vương, hiệu Kinh Vương, cải xưng Hồng Bàng thị.
Cũng từ đây, nam phương chư tộc không còn tôn Hà tộc là tôn tộc, dù chỉ là trên danh nghĩa.
Phần tiếp : Cổ đại Cửu Châu


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận