Vương Mệnh


Số phận bắc phương chư tộc
Bắc phương chư tộc là chỉ các tộc sinh sống ở phía bắc Hoàng Hà, gồm Sa tộc, Châm Qua tộc, Hữu Cô tộc, Hữu Hồ tộc, Bao Thị tộc, Thủy Quân tộc, ...!gọi chung là Hoàng tộc (còn gọi là Hạ tộc), đồng tôn Cơ tộc là tôn tộc, địa bàn sinh sống chủ yếu ở cao nguyên Hoàng Thổ và hành lang Hà Tây với nền văn minh du mục, tộc nhân thiện chiến và hiếu chiến.
Khoảng năm 2700 trước Tây Lịch, tôn chủ Hoàng tộc Cơ Hiên Viên thống lĩnh bắc phương chư tộc tấn công Viêm tộc, đánh bại và chiếm lĩnh lãnh địa của Viêm tộc.

Tiếp đó lại liên hợp lực lượng của cả Hoàng tộc và Viêm tộc, tấn công chiếm lĩnh lãnh địa của Cửu Lê tộc.

Đến lúc này, lãnh địa của Hoàng tộc đã mở rộng đến lưu vực sông Hoài.
Hoàng tộc dần dần dung hợp vào văn minh Viêm tộc, từ bỏ cuộc sống du mục mà chuyển sang trồng trọt ngũ cốc.

Vì Hoàng tộc còn gọi là Hạ tộc, Viêm tộc còn gọi là Hoa tộc nên con cháu của những người này tự xưng Hoa Hạ tộc.
Tuy nhiên, cũng có một số bộ tộc thuộc Hoàng tộc vẫn tiếp tục cuộc sống du mục, hình thành nên các nhóm dân tộc ở vùng thảo nguyên phía bắc.
Hữu Hồ tộc sinh sống ở phía bắc cao nguyên Hoàng Thổ, không tham gia nam chinh, vẫn tiếp tục cuộc sống du mục, sau này hình thành Hồ tộc, hay còn gọi là Hung Nô.


Họ rất thiện chiến, một chi của họ do thủ lãnh Attila cầm đầu từng đánh sang tận xứ Gaul (nước Pháp ngày nay), uy hiếp cả Đế quốc La mã.
Thủy Quân tộc sống ở đông bắc cao nguyên Hoàng Thổ, sau chuyển sang đất Đại (khu vực Nhạn Môn Quan), rồi mở rộng dần lên thảo nguyên phía bắc.

Họ vẫn tiếp tục cuộc sống du mục, hình thành nên Ô Hoàn tộc và Tiên Ti tộc (còn gọi là Đông Hồ).

Tiên Ti tộc có một số thị tộc nổi tiếng như Mộ Dung (rất hay gặp trong các truyện kiếm hiệp), Thác Bạt, Nguyên, ...!Trong thế kỷ 2 sau Tây Lịch, người Tiên Ti chiếm cứ lãnh thổ của Hung Nô, xưng hùng tại vùng tái bắc.

Trong thế kỷ 4, sau khi Tây Tấn diệt vong, người Tiên Ti nam chinh, chiếm lĩnh vùng Hoa Bắc, lần lượt thành lập ra các nước Tiền Yên (Mộ Dung thị), Đại (Thác Bạt thị), Hậu Yên (Mộ Dung thị), Tây Yên (Mộ Dung thị), Tây Tần (Khất Phục thị), Nam Lương (Thốc Phát thị), Nam Yên (Mộ Dung thị) và Bắc Ngụy (Thác Bạt thị).

Còn ở vùng ranh giới Mạc Bắc thì một chi xa của người Tiên Ti là Nhu Nhiên cũng xưng hùng xưng bá.


Hãn quốc Nhu Nhiên xưng bá ở vùng biên giới phía bắc cho tới năm 552 thì liên minh tan rã, một bộ phận gọi là Đột Quyết (hỗn hợp Nhu Nhiên và dân bản địa) tiêu diệt bộ phận còn lại (thuần Nhu Nhiên), thành lập Hãn quốc Đột Quyết.

Vào thời điểm hoàng kim, phạm vi thống trị của Đột Quyết trải dài từ phía Bắc Trung Quốc ngày nay tới tận biển Caspi.
Bao Thị tộc và một số tiểu tộc khác sinh sống ở hành lang Hà Tây, vẫn tiếp tục cuộc sống du mục.

Khi Khương tộc của Thần Nông thị bị Hoàng tộc đánh bại, chạy về vùng này.

Họ đã sinh sống hòa bình với nhau.

Các triều đại thời cổ Trung Hoa gọi chung họ là Khương tộc (chỉ chung tất cả các dân tộc sinh sống ở tây bắc).

Đến thời Hán, bộ phận sinh sống bằng trồng trọt (con cháu Khương tộc, Thần Nông thị) được gọi là Đê tộc; bộ phận sinh sống theo kiểu du mục (con cháu Bao Thị tộc và các tiểu tộc thuộc Hoàng tộc) được gọi là Khương tộc.

Biện pháp này của nhà Hán thật thâm độc, khiến Khương tộc (Thần Nông thị) mất tên, nhưng rồi họ vẫn có cách đối phó : hễ ai họ Khương thì đều là con cháu Thần Nông (định nghĩa này đến nay vẫn đúng tại Trung Hoa và cả Việt Nam).
Phần tiếp : Số phận Trung Nguyên chư tộc.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận