Xa Gần Cao Thấp

Thời gian đã chết

......

Phong Niên đã vào Đại học Bắc Kinh, trở thành một trong những người quyết chí con đường học thuật. Dù cũng chọn tham gia vài hoạt động trong câu lạc bộ, nhưng cô không bao giờ hứng thú nổi.

Những học sinh có nền tảng kỹ năng tốt vào các câu lạc bộ như cá gặp nước, những học sinh không có tài nhưng có kỹ năng giao tiếp tốt cũng hoà nhập rất vui vẻ. Phong Niên không mắc chứng sợ xã hội nhưng lại lười chủ động giao tiếp vì quá bận rộn.

Bước chân vào một ngôi trường đại học hàng đầu như thế, cô mới biết mình nhỏ bé đến đáng sợ. Về khả năng học hành, một người chưa bao giờ nghĩ mình tụt hậu như Phong Niên thấy các bạn cùng lớp có thể đọc thuộc những đoạn dài trong cuốn "Văn Tâm Điêu Long", mới nhận ra những gì mình đã đọc chỉ là hạt cát trên sa mạc.

Ngoài đến lớp nghe giảng, phần lớn thời gian còn lại Phong Niên đều dành cho thư viện: đọc nhiều, đọc kỹ, đọc quên ăn quên ngủ, không chỉ đọc mà còn ghi chép và chú thích. Có hai cuốn sách lớn ghi chú bằng tay, trong máy tính cũng có hàng trăm cuốn sách điện tử.

Cha Hoài Tương Long hỏi con có tham gia hội sinh viên làm quan chức bán thời gian không, Phong Niên nói không. Giọng điệu Hoài Tương Long mang hơi hướng bất mãn: "Ban đầu kêu con đăng ký vào Học viện Quản lý Quang Hoa, con phải suy nghĩ đến cơ hội việc làm sau này, chuẩn bị cho công tác thi tuyển công chức."

Trong suy nghĩ của những sinh viên đại học thế hệ trước như Hoài Tương Long những năm 1980, sinh viên chuyên ngành văn học, lịch sử và triết học sau này chỉ có đi dạy học hoặc chuẩn bị làm chính trị.

Có bạn sinh viên hỏi Phong Niên, cậu đã đến những nơi nào ở Bắc Kinh?

Phong Niên ngẩng đầu lên, thấy bầu trời Bắc Kinh không giống bầu trời ở quê hương, nó không xanh như Bách Châu, nhưng chứa đựng nội hàm văn hoá, lịch sử và con người thâm sâu hơn Bách Châu rất nhiều. Sau khi lùi vấn đề đi đâu chơi sang khoảng một năm rưỡi nữa, cũng giống như Du Nhậm, cô tự đánh giá mình không phải người giỏi nhất, chỉ là lấy cần cù bù thông minh mà thôi.

Phong Niên nói vậy đều khiến các bạn sinh viên bật cười: "Mấy người các cậu lúc nào cũng không thoả mãn, đã vào trường danh tiếng mà vẫn lẩy bẩy tự ti."

Thực sự không phải Phong Niên tự xem thường mình, nhiều khi, tầm nhìn là một khả năng thẩm tra và thẩm vấn: "Mang trong mình khả năng này mới biết điều gì thực sự tốt và điều gì thực sự xấu." Người ta cảm thấy bản thân "chỉ tầm tầm thôi" khi chưa đủ năng lực là một điều hiển nhiên, Phong Niên nói với Du Nhậm như thế.

Du Nhậm tán thành sâu sắc, và nói thêm: "Chuyên ngành của chúng ta coi trọng thị hiếu cái đẹp. Thực ra Phong Niên, chúng ta đã dành rất nhiều thời gian thưởng thức cái xấu."

Trò chuyện với Du Nhậm là một trong những điều vui vẻ nhất ngoài thời gian học của Phong Niên, trong số đó, xếp vị trí đầu tiên vẫn là gọi điện thoại với chị Tiểu Anh.

Lần đầu tiên nhận được điện thoại của Phong Niên, Tiểu Anh rất ngạc nhiên, sau đó họ làm quen với tần suất mỗi tháng gọi một lần. Phong Niên muốn nói nhiều hơn, nhưng ai lại muốn bị lỡ việc chỉ để trò chuyện với mình mỗi ngày cơ chứ?

Tiểu Anh bận tối tăm mặt mũi, chị làm thu gom bán buôn hàng tồn ở Ninh Ba, nhiều lần đến xem các công xưởng, công ty và cửa hàng lớn ở địa phương, nhập hàng xuất dư với giá thấp, sau đó tăng giá bán ra trên nền tảng thương mại trực tuyến. Phong Niên nói chị gửi địa chỉ cửa hàng cho em, em xem qua.

Tiểu Anh cho cô địa chỉ, Phong Niên nhìn các khu phân loại mẫu mã và giá cả rõ ràng trên trang, người mẫu chính là Tiểu Anh.

Phong Niên đặt mua mua hai bộ quần áo giá 200 tệ. Tiểu Anh nhanh chóng gọi điện đến: "Hai size đó là đơn xuất dư ngoại thương, chắc chắn quá cỡ đối với em". Chị ấy nói sẽ không thu tiền quần áo của Phong Niên, vì: "Chi phí thực sự không cao."

Vài ngày sau, Phong Niên nhận được một gói hàng lớn chứa đầy quần áo, gồm áo phao, áo nỉ lông cừu và quần dài đủ loại dành cho mùa đông, còn có một tấm thiệp do Tiểu Anh viết tay: "Chị mát lạnh, em ấm áp" với ý nghĩa em tặng chị váy mùa hè, chị tặng em đồ mùa đông.

Chắc chắn nét chữ không đẹp bằng Phong Niên, nhưng cô không nỡ vứt đi, thay vào đó kẹp vào cuốn lịch sử văn học của Viên Hành Bái làm dấu trang.

Cửa hàng của Tiểu Anh có lượng giao dịch kinh doanh tốt, Phong Niên có thể cảm nhận được điều đó qua giọng nói của chị, có lần Tiểu Anh thở dài: "Nhà mẹ chị bị chủ nợ đến quấy phá, bà ấy khăng khăng không chịu dọn đi, chị vẫn phải làm thêm một năm nữa mới trả hết tiền nợ, nhưng điều đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cửa hàng."

Tiểu Anh nói làm cửa hàng trực tuyến bận lắm, chỉ có một mình chị chăm sóc khách hàng, nhập hàng và vận chuyển, thậm chí chị còn tự học thiết kế đồ hoạ để trang trí cửa hàng, cũng phải học cách vận hành nữa. Làm ăn thuận lợi thì không bàn, chỉ sợ nhất những cuộc cãi vã sau khi bán ra, gặp phải những người mua vô lý chỉ muốn gục ngã, đến nửa đêm vẫn lên mạng tranh luận xin lỗi người ta.

Nghe vậy, Phong Niên im lặng một lát, tiếp đó ngập ngừng hỏi: "Bên chị còn thiếu người không? Nghỉ hè em đến chỗ chị làm thêm, sinh viên đại học cũng cần kiếm tiền nuôi thân, bà chủ cho em một cơ hội nhé."

Đầu bên kia, Tiểu Anh cười thoải mái: "Được."

Được. Phong Niên vẫn muốn ở lại Bắc Kinh xem Thế vận hội Olympic, nhưng cô không tranh được tấm vé nào, cũng không đăng ký làm tình nguyện viên, vậy sao không đi giúp đỡ Tiểu Anh trong khoảng thời gian được nghỉ tuyệt vời vào cuối tháng Sáu?

Người đến Ninh Ba sớm hơn Phong Niên là Mão Sinh. Đoàn kịch vẫn đang tiến hành cải chế, Mão Sinh không có đất hát, bèn bàn bạc với mẹ và sư phụ để đến Ninh Ba gặp cô Phượng Tường.

Triệu Lan không muốn nợ ân huệ Phượng Tường, Vương Lê nói đây không phải vấn đề ân huệ, nếu Mão Sinh đến, Phượng Tường sẽ có bạn diễn chung - gần đây Phượng Tường suốt ngày than thở với sư tỷ: "Haiz, rời xa nước rửa chân của đoàn Bách Châu, dạo gần đây em toàn phải hứng mưa xối xả như thác lũ."

Đoàn kịch của Phượng Tường gần đây có chút xui xẻo, cô em vợ của trưởng đoàn - bạn diễn không mấy vui vẻ với cô và cũng là tiểu sinh số một của đoàn, đã mang thai được năm tháng, nếu vẫn tiếp tục lên sân khấu, e rằng không cần hát tiểu sinh nữa, chỉ có thể diễn tướng quân bụng bầu.

Trưởng đoàn vội vàng tìm người thay thế, đó là một tiểu sinh địa phương khá có danh tiếng, đòi mức lương ngang ngửa với hoa đán. Trưởng đoàn cắn răng đồng ý, chỉ cầu vượt qua ngưỡng khó khăn một năm rưỡi này là được.

Tuy nhiên, người này rất khó hoà hợp với Phượng Tường trên sân khấu, thậm chí còn nói thẳng dưới hậu trường: "Tôi và Trần Phượng Tường đó không có cùng lối hát, hay là đổi bạn diễn cũ của tôi đến?" Đây là để chiếm dụng làm tổ trước, sau đó đuổi người ta đi.

Vương Lê từ xưa đến nay rất không vừa mắt những cuộc tranh luận về "lối hát", trong hàng trăm năm lịch sử các loại hí kịch, không thể vắng mặt những người thiên kiến bè phái, đi đâu cũng lấy tên tiên sư ra chứng tỏ bản thân mang danh nối dõi này, đệ ruột nọ.

Vương Lê nói, Phượng Tường, nếu em không muốn ở lại nữa, hãy để chị lo liệu cho em về Bách Châu. Dù chị không còn giữ chức vụ hành chính, nhưng tiếng nói vẫn có sức nặng nhất trong đoàn Việt kịch Bách Châu.

"Không, sư tỷ, em vẫn muốn hát của em, em muốn mọi người nghe thấy giọng của Trần Phượng Tường." Phượng Tường mất bình tĩnh, và cũng gặp chút may mắn.

Trưởng đoàn thầm oán hận, một người như cô mà đến chỉ tay giơ chân dạy tôi cách dùng người ư? Người ta vẫn đang tính giữ chỗ cho em vợ sau khi sinh con về đấy. Thế là đá quả bóng cho Phượng Tường: "Cô tìm được một nghệ sĩ lớn đến không?"

Cũng mang tư tưởng không ưa thiên kiến bè phái, Vương Lê chớp chớp đôi mắt to nói: "Nếu không thể mời nghệ sĩ lớn, vậy thì đệ ruột của tôi - Tiểu Vương Lê của Bách Châu có được không?"

Trưởng đoàn bán tín bán nghi, kêu Phượng Tường liên lạc với Tiểu Vương Lê, đừng nói là Tiểu Vương Lê, ngay cả Tiểu Trái Lê hay Tiểu Tuyết Lê cũng đều được, chỉ cần có thể hút hồn khán giả, kiểm soát sân khấu và không suốt ngày kiếm chuyện thắc mắc về vị trí là được.

Thống nhất xong, Vương Lê muốn đích thân đưa Mão Sinh đến Ninh Ba, cô khuyên Triệu Lan, chị xem vài buổi biểu diễn của con bé, sau khi yên tâm sẽ quay về nhé? Thể diện của chị, ân huệ của chị, em sẽ không nợ Phượng Tường bất cứ điều gì.

Vừa nói, lúm đồng tiền của cô lại lộ ra, như thể nhìn thấu sự kiêu ngạo của sư muội. Hai má Triệu Lan ửng đỏ: "Nếu Mão Sinh có thể, em càng phải đích thân cảm ơn Phượng Tường."

Trong gia đình thu xếp xong xuôi, sau đó là nói chuyện điện thoại với Tôn Điềm. Đầu bên kia không ý kiến gì: "Tiểu Bạch, em đã quyết định phải không? Chị không có ý kiến." Tôn Điềm vẫn thẳng thắn như cũ.

Tối hôm đó Mão Sinh đến quán bar đón Tôn Điềm, không ngờ cô gái này đã uống mấy ly rượu mới loạng choạng ra ngoài, khoác lên người Mão Sinh, cô mới cảm thấy an toàn, không quan tâm đây là giữa đường hay trong nhà, vô tư in dấu son của mình lên mặt Mão Sinh.

"Tiểu Bạch, chị chưa hát đủ!" Mão Sinh giật mình khi nghe câu "hát chưa đủ", cô dìu Tôn Điềm, chúng ta về nhà hát được không?

"Không, chị muốn hát ngay ngoài đường." Tôn Điềm cất cao giọng: "Không bước vào vườn, làm sao biết cảnh xuân có đẹp chăng..." Cô hát bằng điệu tuồng Côn Sơn, bắt chước như thật, chữ "chăng" kéo dài liên miên, ban ngày may ra nghe tiếng Giang Nam ẩm ướt, ban đêm lại có chút đáng sợ.

Mão Sinh ôm cô: "Điềm Điềm, về nhà em hát cùng chị được không? Bây giờ chị lớn giọng sợ sẽ làm phiền người khác."

Tôn Điềm ngây người: "Ồ." Cô dựa đầu vào vai Mão Sinh: "Chị không muốn về." Đôi vợ chồng trẻ nhà bên vốn dĩ có quan hệ rất bình thường với Tôn Điềm, nhưng có lần Tôn Điềm nhắc khéo rằng ban ngày họ cãi nhau quá ồn, làm ảnh hưởng đến giờ nghỉ ngơi của cô, người đó nói, thế các cô không làm ồn à? Bản thân cô là loại người gì cô còn không tự biết sao?

Tôi là loại người gì? Đương nhiên tôi biết rõ, có liên quan đến sự thật rằng mấy người thiếu ý thức công cộng không? Tôn Điềm cãi nhau một trận lớn với họ, bắt đầu chuẩn bị chuyển nhà đi.

Mão Sinh mở ví ra, thấy chỉ còn một tờ 100 tệ và vài đồng tiền lẻ. Cô không thể làm ra chuyện như giữa đêm lấy tiền của bạn gái thuê nhà nghỉ, đành vẫy tay đón taxi đưa bạn gái về nhà.

Đêm đó Triệu Lan trằn trọc mãi không ngủ được vì nghĩ Mão Sinh sắp ra nơi khác, đột nhiên nghe thấy động tĩnh ngoài cửa, cô sợ hãi ôm chặt Vương Lê: "Sư tỷ?" Vương Lê tỉnh dậy trước Triệu Lan, thầm thì nói: "Là Mão Sinh."

"Con bé đưa ai đó về." Triệu Lan gấp gáp kéo đồ ngủ của Vương Lê, sư tỷ mơ mơ màng màng đứng dậy, khóa trái cửa phòng ngủ lại: "Được rồi."

Vương Lê ngáp một cái rồi tiếp tục ngủ, Triệu Lan vểnh tai lắng nghe tiếng động bên ngoài. Có tiếng nước rót, tiếng nước chảy, tiếng va vào sofa và bàn trà, còn có tiếng gọi: "Tiểu Bạch" từ một cô gái nào đó. Một lúc sau, chắc là Mão Sinh đã dìu cô gái đó về phòng đi ngủ, nhưng ánh sáng lọt ra từ khe cửa cho thấy đèn trong phòng khách vẫn bật.

Cuối cùng là tiếng Mão Sinh nằm xuống sofa, ấn công tắc đèn, Triệu Lan không thể tiếp tục ngủ nữa, muốn đứng dậy lấy chăn cho con. Khi vẫn đang loay hoay với chiếc chân giả thì Vương Lê lại tỉnh dậy.

"Em đi lấy chăn cho Mão Sinh, trong phòng con bé chỉ có một cái." Triệu Lan nói.

Sư tỷ nói để chị, em ngủ tiếp đi. Sư tỷ quen tay lần mò đáy tủ quần áo lớn, lấy chiếc chăn điều hòa gấp ra: "Là cái này à?" Được câu trả lời xác nhận, Vương Lê nhẹ nhàng mở cửa, đắp chăn cho Mão Sinh, Mão Sinh mở mắt: "Sư phụ?"

Vương Lê xoa đầu Mão Sinh: "Sao con không vào ngủ trong phòng?"

Mão Sinh cười: "Con sợ sáng mai tỉnh dậy chị ấy sẽ xấu hổ." Sư phụ gãi mũi Mão Sinh: "Sáng mai nhờ con đi mua đồ ăn sáng của cả nhà đấy."

Sáng sớm, Mão Sinh mở mắt ra đi tìm Tôn Điềm, nhưng mở cửa phòng ngủ không thấy bóng dáng cô gái đâu, trong phòng tắm cũng không có ai. Cô tự trách mình ngủ quá say, bấm số Tôn Điềm, cô gái ở đầu dây bên kia đang trên xe buýt ngượng ngùng nói: "Tiểu Bạch, chị dậy từ hơn 5 giờ sáng, chị về trước đây, mẹ em... có lẽ mẹ em không nghe thấy."

Vẫn còn nhiều điều chưa nói rõ ràng giữa họ, chẳng hạn như tại sao Tôn Điềm không muốn gặp Triệu Lan, hay là chuyện giữa Mão Sinh và Ấn Tú, và cả chuyện tại sao lần này Mão Sinh đi nơi khác hát... Tôn Điềm luôn để những chiếc đinh ở yên vị trí của nó, không muốn cạy ra xem.

Tôn Điềm nhìn bầu trời thủ phủ tỉnh lúc bình minh: "Tiểu Bạch, em đã đưa chị về nhà em, chị rất vui." Cô do dự một lát, nói: "Chúng ta hãy xa nhau một thời gian đi, chị muốn tập trung chuẩn bị cho kỳ thi biên chế."

Lại là câu nói đó: "Chúng ta hãy xa nhau một thời gian đi", Mão Sinh hỏi: "Vì em làm tổn thương chị à?"

Đầu dây bên kia im lặng một lúc: "Là do chị đánh giá bản thân quá cao. Chị 24 tuổi mụ, đã đến lúc rồi. Chị không muốn 24 tuổi vẫn đi hát ở quán bar. Gia đình chị cũng không đồng ý, họ nói số tiền này không đẹp mặt, họ không hiểu." Họ đâu có nói đẹp mặt hay không đẹp mặt khi tiêu tiền của con gái.

"Tiểu Bạch, chị thích em lắm. Em có thích chị không?" Tôn Điềm luôn hỏi câu này.

"Thích." Mão Sinh nói.

"Được rồi." Tôn Điềm cúp điện thoại, bật khóc trên xe buýt. Không vào vườn, làm sao biết cảnh xuân có đẹp chăng? Nhưng muôn hồng nghìn tía vẫn chưa nở khắp nơi, cuối cùng Bạch Mão Sinh chỉ nói: "Thích."

Mão Sinh đứng thẫn thờ trước cửa sổ rất lâu, chợt nhớ lại dáng vẻ Tôn Điềm vội vàng lên xe buýt sau khi được mình dạy cách tẩy trang vào ngày hôm đó - chị ấy sẽ không bao giờ lãng phí thời điểm quan trọng. Chị ấy sắp 24 tuổi.

Mão Sinh lau nước mắt, thời gian là gì? Là chỉ thị của hành trình, là khúc hát thôi miên không lời, là thời gian đếm ngược đối với những người không gần cũng không xa tình yêu như cô. Mão Sinh vốn không đặt nặng việc thích con gái bắt đầu cảm thấy bất lực - tình yêu của cô, đều sẽ đóng dấu trước ngày hết hạn vì lý do thời gian sao?

Tôn Điềm cứ thế mà đi sao? Cứ bỏ đi như thế, tuy không có lời nào nói tình cảm đã chết. Nhưng thời gian đã chết.

......


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui