Xé Mặt Trà Xanh

7.

Không ngu?

Tôi không nghĩ vậy.

Nếu không ngu, bà ta đã không ép con gái mình học vẽ chỉ để sĩ với tôi.

Tôi bắt đầu học từ mẫu giáo, Tần Tuyết bắt đầu học từ lớp 5, nền tảng cơ bản không so sánh sẽ không có đau thương.

Chưa nói đến việc tôi thực sự thích vẽ tranh mà nỗ lực của tôi còn bắt nguồn từ đam mê, càng được thúc đẩy bởi sinh tồn.

Trái ngược với Tần Tuyết chỉ bắt chước theo.

Trương Hồng bắt con gái học vẽ, cơ bản là để tôi đè đầu cưỡi cổ nó.

Cùng một cuộc thi vẽ tranh, tôi dễ dàng vào vòng thi tỉnh nhưng nó thậm chí còn không qua vòng gửi xe.

Hơn nữa, nói đến thành tích học tập, tiểu học lớp 1 lớp 2 không tính, lớp 3 lớp 4 dần có chênh lệch, lớp 5 lớp 6 đã không cùng đẳng cấp.

Tần Tuyết bị tôi double kill cả học tập lẫn vẽ tranh.

Bị đả kích nên cắn ngược, giải lao hay nghỉ trưa đều ném cặp tôi từ tầng bốn xuống, mấy trò nhổ nước miếng vào cốc, trộm tài liệu ôn tập, dùng tiền thuê bạn đánh tôi…..

Mỗi lần nó nhìn tôi đầy thù hận, tôi chỉ cảm thấy thương hại!

Là chị, tôi không thể trơ mắt nhìn em gái mình lầm đường lạc lối, đành nhờ thầy uốn nắn hộ.

Thầy dùng tuyệt chiêu, năm lần bảy lượt mời phụ huynh đến ăn bánh uống trà.

Bố tôi sĩ diện, chưa bao giờ chịu đến.

Lần nào Trương Hồng cũng phải đến nghe mắng.

Có lần tôi ôm tập bài thi đến văn phòng thì tình cờ gặp Trương Hồng.

"Tôi cam đoan không có lần sau! Tôi sẽ dạy lại Tần Tuyết... Đúng đúng, đạo đức quan trọng hơn thành tích."

Tôi cúi đầu và bĩu môi.

Aa, đạo đức ~

Đạo đức của người làm tiểu tam, dạy thế nào?

Tôi liếc thấy Trương Hồng căm hận nhìn tôi, thong dong đặt tập bài xuống, giả vờ không nhận ra bà ta xoay người đi ra ngoài.

Lúc này tôi rất rõ ràng:

Thành tích tốt mới trở nên nổi bật! Càng ưu tú thì càng có thể được! voi! đòi! hai! bà! trưng!

8.

Em trai cùng cha khác mẹ của tôi, Tần Hữu còn tệ hại hơn Tần Tuyết.

Kể từ khi bố biết tôi đứng nhất khối, lần nào họp phụ huynh ông cũng sửa soạn lên đồ, lái Mercedes đeo vòng vàng 24k đến lớp tôi vênh mặt, ưỡn bụng tay chắp sau lưng, cười như Phật Di Lặc.

Mẹ hãnh diện ngồi vào chỗ của tôi.

Còn Trương Hồng đành nhận mệnh.

Một người hai đứa, tất tả trên dưới.

Cố tình thành tích hai đứa đều không tốt, ai cũng bị nhắc phụ huynh ở lại sau cuộc họp.

Mỗi lần mẹ họp về đều rất vui.

“Hôm nay bố con rất đắc ý, còn sợ người khác không biết ông ta là bố của học sinh đầu lớp! "

"Con hồ ly tinh kia sau buổi họp véo tai con cô ta la oái oái, mắng mỏ thậm tệ thật mất mặt! Bố con đi ngang qua còn giả vờ không nhìn thấy.”

"Hừ, sinh con trai thì sao? Còn không bằng con gái mẹ!”

"Huỳnh Huỳnh, con phải cố gắng lên! Sau này thi vào trường đại học tốt khiến bố con phải hối hận!"

Bố tôi có hối hận không thì tôi không biết, nhưng tôi biết mẹ tôi quan tâm đến gia đình đó.

Bà là bại tướng dưới tay Trương Hồng trong cuộc chiến giành đàn ông, nên bà dành hết tâm sức nuôi con thắng Trương Hồng.

Sao Trương Hồng chịu thua kém được?

Tần Hữu là huyết mạch của bố tôi, người thừa kế tương lai của mỏ quặng, là người đảm bảo vinh quang phú quý cho bà ta.

Bà ta bắt nó phải ôn thi Olympic Toán, rèn luyện năng lực thừa kế doanh nghiệp sau này.

Nhưng thi Olympic Toán là khái niệm gì?

Là quái vật trong quái vật đấu trí với nhau, mà người bình thường dựa vào học cật lực để đuổi kịp thì chỉ ngày càng nghi ngờ nhân sinh, nghi ngờ đầu mình để mọc cỏ mà thôi.

Bà ta thành công khiến đứa con trai quý báu của bố tôi ghê tởm việc học.

Cho phép tôi nở nụ cười dần mất đi nhân tính: Ha ha ha.

9.

Mấy năm tiếp theo, Tần Tuyết và Tần Hữu thay nhau đội sổ.

Cũng may bố tôi có tiền, đi cửa sau cho chúng học trường tốt nhất, thuê gia sư nổi tiếng ở địa phương gập ghềnh hộ tống chúng lên cấp 3.

Vẻ ngoài Tần Tuyết ưa nhìn, biết cách ăn mặc nên được bầu làm hoa khôi giảng đường, đi đến đâu cũng được các nam sinh thiên vị.

Tôi thì nhàm chán hơn nhiều, trừ học ra thì chỉ vẽ tranh.

Cũng có người gửi thư tình cho tôi, tôi tiện tay cầm rồi về nhà cất hộp sắt, chưa bao giờ trả lời.

Nhưng tôi vẫn nhớ đó là ai, cũng biết không lâu sau họ đều sẽ trở thành bạn bè của Tần Tuyết.

Tần Tuyết không chỉ nhắm vào những chàng trai thích tôi mà còn lôi kéo những người có mối quan hệ tốt với tôi.

Miệng nó ngọt, xinh đẹp lại hào phóng.

Khi đó tôi 17, 18 tuổi, nói không để ý là nói dối, chỉ có thể không ngừng nhắc nhở bản thân: Không quan trọng!

Cấp 3 không được yêu sớm.

Tinh lực con người có hạn, tôi cũng không phải thiên tài, không nên lãng phí thời gian vô ích.

Dù sao bạn bè như cát chảy sa mạc, chắt lọc tinh luyện mới là vàng.

10.

Ba năm cấp 3.

Tôi nhàm chán, nó rực rỡ.

Về sau tôi thường có ảo giác, nó dành cả đời mình chờ hoa nở, mà cũng vừa lúc vào thời điểm đó đủ độ chín, tỏa sắc khoe hương.

11.

Ngày thi đại học, tôi và Tần Tuyết cùng trường thi.

Bố tôi cũng như hàng nghìn ông bố bà mẹ khác trên thế giới chờ đợi bên ngoài.

Tôi cố ý ra muộn hơn Tần Tuyết mấy phút, nhìn mẹ rồi chạy về phía bà.

Lại nhìn xuyên qua dòng người, bố tôi đang đứng cùng gia đình kia, lúc thì lau mồ hôi lúc thì đưa nước cho Tần Tuyết.

Tôi nhìn về phía đó cười.

Bố nhìn thấy tôi liền cười đắc ý đẩy Tần Tuyết ra rồi đi về phía tôi.

Động tác lau mồ hôi và tiếp nước y như đúc.

Giọng bố tối sang sảng: "Con gái cưng, thi cử thế nào? Thanh Bắc chỉ là chuyện nhỏ thôi đúng không? Bố sẽ mở tiệc linh đình cho con!"

Vô số cặp mắt nhìn sang, một lời khó nói hết.

Tôi im lặng, cái tật thích khoe khoang của bố tôi này…..

Hơn 10 năm, đạt biết bao giải thưởng hội hoạ, bố vẫn không biết tôi muốn thi vào đâu.

"Bố, khiêm tốn." Tôi thì thầm, kéo cánh tay ông.

"Được được, khiêm tốn, nghe lời con gái rượu!"

Khuôn mặt già nua của bố cười nhăn như đít khỉ, thanh âm cũng nhỏ hơn: "Con gái, Thanh Bắc, con đã nghĩ muốn vào đâu chưa?”

"Bố, bố cho rằng vào Thanh Bắc cũng dễ như mua bắp cải à? Con nộp Học viện Mỹ thuật."

"Học viện Mỹ thuật?! Học viện Mỹ thuật làm cái gì?"

Tôi bĩu môi, tốt tính tận tình trả lời bố.

Liếc nhìn đám người Tần Tuyết, cả ba người kia mặt đều tái xanh rồi.

12.

Ngày tôi nhận được thư báo trúng tuyển.

Bố tôi uống rất nhiều rượu, ở lại nhà mẹ con tôi hoa chân múa tay, miệng lưỡi lẩm bẩm:

“Ta tuy thô kệch thế mà lại sinh ra một đứa con gái tài giỏi, quá tự hào! "

Sau đó say quắc cần câu ngã xuống sô pha ngủ thiếp đi.

Tiếng ngáy dài rồi ngắn, thỉnh thoảng lại im lìm không động tĩnh khiến tôi sợ xảy ra chuyện gì, liên tục kiểm tra hơi thở của ông ấy.

Mẹ tôi không quá quan tâm: “Yên tâm, bao nhiêu năm đều như vậy."

13.

Ba ngày sau, bố tổ chức tiệc mừng cho tôi.

Ông đặt khách sạn 5 sao sang trọng nhất, bao trọn cả một tầng.

Từ lối vào khách sạn đến sảnh tiệc đều được trang trí bằng bảng đèn led, biểu ngữ khoa trương, vô số standee cùng bóng bay có tên tôi và trường đại học ở khắp nơi, khiến tiệc cưới dưới tầng một trông thật ảm đạm.

Đâu đâu cũng có tiếng xì xầm:

"Sáng nay còn có cả một đoàn xe diễu hành, toàn là xe sang!"

"Thật có tiền! Tiệc mừng đỗ đại học cũng hận không thể cho cả thành phố đều biết.”

“Con gái lớn của vợ cả Bách Vạn, đại công chúa! Người trước sinh khéo, người sau lại sinh ra hai đứa học rõ ngu."

“Tần Bách Vạn rất hài lòng về cô con gái này, có thể vợ cũ sẽ xoay chuyển tình thế! Đúng là 30 năm Hà Đông, 30 năm Hà Tây, không thể đoán trước."

Về chuyện có tái hợp hay không, tôi đã từng hỏi qua mẹ.

"Nếu bố con muốn tái hợp, mẹ sẽ làm gì?"

"Tái cái đầu bòiii! Bà đây cũng không phải rau ngoài chợ muốn lấy thì lấy, không muốn thì vứt! Bà đây sống độc lập rất vui.”

Tôi rất yên tâm.

Người lo sốt vó là Trương Hồng.

Nhưng bà ta đang yên lành lại muốn tự đâm đầu vào chỗ chet.



Ngay sau khi tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, người thân và thầy cô, bà ta đến.

Ăn mặc trang điểm lộng lẫy như trẩy hội.

Cùng với đứa con gái xinh đẹp như hoa, con trai đẹp trai ngầu lòi, mang theo hộp thức ăn tinh xảo lượn lờ đến tìm cảm giác tồn tại!

Tần Tuyết còn cố tình mặc váy bới tóc giống tôi.

Khác biệt là tôi đeo kính để mặt mộc, đi giày trắng, còn nó trang điểm mắt nhũ vàng lấp lánh như Tôn Ngộ Không, đi giày cao gót, xinh đẹp như một nàng công chúa.

Sắc mặt mẹ tôi tối sầm.

Bà cũng đặc biệt sửa soạn, trước đó rất nhiều ngày đã dưỡng da, đắp mặt nạ các loại, quần áo trang sức cũng là hàng tuyển, hôm nay còn cố ý đến tiệm làm tóc, thuê người trang điểm.

Tuy nhiên, vất vả quanh năm đã sớm ăn mòn da tóc bà, cuộc sống bộn bề lo âu, thiếu tình yêu, mất cân bằng nội tiết…..

Sự vất vả đã in hằn trên khuôn mặt bà, so với người sống trong cảnh an nhàn sung sướng có khác biệt rất lớn.

“Con bé đến phá đám phải không?” Mẹ tôi đi về phía tôi.

Tôi cảm nhận rõ sự căng thẳng của bà, đổi phương khí thế mạnh mẽ khiến người bà căng cứng, len lén níu tay tôi.

Đầu ngón tay lạnh lẽo.

Trong nháy mắt, tôi nhớ lại năm 8 tuổi bị đuổi khỏi nhà, đồ đạc bị vứt vương vãi khắp nơi trên mặt đất, mẹ dắt tay tôi như chó nhà có tang nhặt từng thứ bỏ vào túi vải, tôi nhớ đến cảnh mẹ nửa quỳ dưới đất đi giày cho từng người…..

Quá khứ đều là ác mộng.

Tôi chợt nhận ra: Thì ra bất tri bất giác, tôi đã trở thành chỗ dựa cho mẹ.

Tôi nắm chặt tay bà, thì thầm vào tai bà nói:

"Mẹ, đừng sợ!"


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui