Xuyên Đến Cánh Đồng Lúa Xanh Xanh

hai mươi lăm Tháng chạp, vợ Tây Minh Toàn sinh con gái, người khác còn chưa có cảm giác gì thì bà nội đã mừng phát điên. bà cụ sinh ba người con trai, vốn trước Tây Minh Toàn có một đứa con gái nhưng lại không giữ được, sinh ra không vài ngày đã chết yểu.

Bà cụ cảm thấy không có con gái thì ít nhất cũng phải có cháu gái, kết quả nhiều năm rồi mà ba người con dâu sinh đứa nào cũng là nam cả làm cho bà cụ chỉ biết thở dài nói mình không có mạng con gái, thèm thuồng con gái nhà người khác. có đôi khi không có việc gì bà lại đến nhà Vương Tam bà nựng Đại Ny cho đỡ thèm. Thậm chí mấy năm trước còn nhận một người làm con gái, có điều người ta đã đi lấy chồng, nhà chồng lại cách đến hai mươi mấy dặm đường, cho nên vẫn không hay gặp được.

Bây giờ thì tốt rồi, nhà mình cũng đã có cháu gái. Bà nội vội vàng mang y phục mền nhỏ mình chuẩn bị qua, ngay cả trứng gà vẫn tiếc không ăn cũng nhặt một rổ bảo mẹ Tây Viễn đưa đến. thấy bà cụ vui mừng, những người khác trong nhà cũng mừng theo, mọi người nhất trí cho rằng trong nhà thật nên có thêm con gái, chứ không thì lúc một đám người cùng nhau quây quần ăn cơm muốn có con gái để nuông chiều cũng không có.

Cho nên đứa bé gái nhà Tây Minh Toàn được già trẻ lớn bé cả nhà họ Tây nhất trí yêu thích, địa vị không phải cao bình thường. Ngay cả Tây Viễn cũng buông khúc mắc với Tây Minh Toàn, dẫn Tây Vi Vệ Thành đi nhìn coi, khi thím ba đem tiểu nha đầu ôm cho hắn xem, hắn còn đưa tay đụng đụng khuôn mặt nhỏ nhắn của bé.

“Anh ơi, bé con xấu thế, cứ như con khỉ ý.” Tây Vi và Vệ Thành mỗi bên một đứa túm quần anh trai đi về nhà, Tây Vi vô tư phát biểu cái nhìn của mình.

Bé con là ngoại hiệu Tây Viễn đặt cho tiểu nha đầu, bởi vì bé bây giờ đích xác thân thể nho nhỏ, ngũ quan cũng be bé. Chẳng qua đây cũng chỉ là bọn họ gọi mồm vậy thôi, chứ hai vợ chồng Tây Minh vừa thấy người trong nhà đầy nhiệt tình với tiểu nha đầu thì nói sao cũng đòi đặt cho đứa bé một cái tên vừa dễ nghe vừa Phú Quý, người khác cho tên gì cũng một mực gạt đi làm thím hai giận đến liên tục nói thầm với mẹ Tây Viễn chướng mắt vợ lão tam lên mặt. không phải chỉ là một đứa con gái thôi sao, ai mà chẳng sinh được!

Người trong nhà vui vẻ chẳng được mấy ngày thì không còn thường xuyên đến nhà chú ba nữa. Bà cụ cực kì buồn bực: vợ chú ba để mẹ ruột đến chăm sóc trong tháng mà trong trong ngoài ngoài việc gì cũng quản, có người nhà họ Tây có ai đến giúp một tay đều bị nhạc mẫu của chú ba đoạt đi sợ người khác làm không tốt, sợ sợ thiệt thòi con gái mình, luôn mồm việc này phải làm thế này việc kia phải thế kia làm cho tất cả mọi người không muốn rat ay giúp, đến nhà Tây Minh Toàn mà có cảm giác như đến nhà người ngoài.

“Ta đây sống cả đời, tự tay nuôi ba đứa con trai, còn chăm mấy đứa cháu trai, bây giờ lại là cái gì cũng làm không tốt sao?” Bà cụ tức giận đến nói nhỏ với lão đầu tử.

“Không cho bà đụng tay thì bà đừng đụng là được, có thể không làm việc còn không tốt à?” Ông cụ cũng đành chịu, đành phải lấy lời này dỗ dành bà cụ.

“Mấu chốt là hai mẹ con họ phải làm tốt mới được, ông không thấy chứ họ bao chặt đứa nhỏ lại làm tôi lo bọc cho chân không thẳng, sau không khó tìm được chồng.” Bà cụ tiếp tục càu nhàu.

“Bà có phải nghĩ nhiều quá rồi không, đứa bé sinh ra còn chưa được một tháng, bà ngay cả chuyện tìm chồng cũng đã nghĩ tới?” Ông cụ đưa tay giúp bà cụ quệt hồ lên, bà cụ đang dán vản vụn.

“Vậy ông cũng không ngẫm lại đi? Con gái không giống con trai, con trai là cưới về, con gái là gả đi, gả đi không tốt sau này sẽ bị giày vò!” Bà cụ vừa bôi hồ lên mép vải vừa nói.

“Đúng là nên để ý.” Điểm này ông nội lại đồng ý, con gái tới nhà người khác sống, nếu nhà đó không tốt thì cả đời sẽ không dễ chịu.

“Người này, coi như có được mời đến chăm nom trong tháng, cả chúng ta bên này đều không cho động tay, còn khoe khoang bản thân. Nói yêu thương con gái lắm nhưng còn không thấy cho con gái được đồ gì, đem trứng cho vợ thằng ba thế mà còn kéo mẹ ăn ké, lại còn ăn được thật, trong mùa đông cả trứng cũng đắt hơn!”

“Xem miệng bà nói kìa, ăn thì ăn, bà cứ cằn nhằn làm gì!”

“Tôi cằn nhằn thì sao? Tôi có gì mà không được cằn nhằn? Chúng ta đến cho mấy đứa bé ăn cũng không nỡ, nghĩ muốn đem cho vợ thằng ba bồi bổ trong tháng, nào có chuyện làm mẹ đi ăn ké theo? Đây chỉ là vấn đề ăn uống thôi sao? Con dâu cả cầm sáu mươi quả trứng chuẩn bị để vợ lão tam ăn một tháng, bây giờ mới có vài ngày tôi thấy đã vơi đi nữa, nhà có tiền cũng không gánh được tai họa như vậy!”

“Vậy còn không phải ăn như người ở cữ ư?” Ông cụ nghe xong cũng không vui.

“còn không phải ư, sáng sớmhôm nay tôi đã qua, hai mẹ con mỗi người một chén chè đường đỏ xì xụp uống, thấy tôi vào nhà chưa kịp giấu còn nói với tôi là dư ra không nỡ đổ đi. Dư hẳn ra một chén mà còn không tính chắc?” Bà cụ càng nói càng giận.

“chỉ là một chén chè, bà cũng đừng nghĩ nhiều quá.” Ông cụ thấy bà cụ tức giận thì lại đi khuyên.

“Chỉ là chuyện một chén chè đâu thôi sao?” đường đỏ Kia là con dâu cả cầm đến cho, nói là sợ sữa không đủ phải uống chè đường đỏ nên hỏi xin chị dâu cả. Mẹ thằng Viễn đâu giống nàng, cầm qua cho hai cân. Người ta được cho không nên coi tiền như rác mà ăn.”

“Đưa cũng đã đưa rồi, bà cũng đừng cằn nhằn nữa, con dâu cả không phải còn chưa nói gì sao?”

“Nói gì, con dâu cả có thể nói gì? Có chuyện gì ông không chịu nói, con nó còn nói gì được. Ôi, nói chút chuyện với ông mà tốn hết cả hơi!”

“Vậy bà nói, không nói thì có thể thế nào? Chẳng lẽ đồ đã đưa qua còn đòi về?” Ông cụ thấy bà cụ phát hoả với mình thì cũng nhịn không được nữa mà lớn tiếng.

“Ông đang lớn tiếng với tôi đấy à? Ông nói ông đời này chỉ có bản lĩnh lớn tiếng với tôi, ở với ông đúng là cả đời chịu tội, tôi là vì lúc còn trẻ không có mắt nhìn người gả cho người khó chịu như ông.”

“Bà thì chịu tội gì? Bà xem thử cả thôn từ đầu tây sang đầu đông có bà lão nhà nào hưởng phúc như bà, có ăn mặc có nhà ở, có ai hơn nổi bà không?” Ông nội giận đến râu cũng vểnh lên.

“Tôi hưởng phúc? Ông đã quên mấy năm trước trong nhà không có lương thực, mỗi ngày húp cháo cũng phải tính toán, làm cháu tôi đói bụng đến phát khóc! Tôi hưởng phúc? Tôi hưởng phúc cũng không phải hưởng phúc của ông, tôi hưởng phúc c ai trong lòng ông cũng không phải không rõ.”

“Ghét bỏ tôi khó chịu thì đừng sống cùng tôi nữa.” Ông cụ giận đến dùng chân đạp thành kháng, cũng không giúp bà cụ bôi hồ nữa.

“Được, tôi không sống với ông nữa, tôi sống với ông nhiều năm vậy là đủ, ông muốn đi đâu thì đi, nhà này là cháu đích tôn của tôi mùa, tôi sống với cháu đích tôn của tôi.”

“Cha, mẹ, hai người nhìn mình kìa, sao lại thành ra thế này? Có chuyện gì thì nói chuyện là được rồi.” Trong gian giữa mẹ Tây Viễn nghe hai lão nhân làm quá lên thì vội vàng vào nhà khuyên. Nàng sớm đã nghe thấy được, chẳng qua làm con dâu không thể không biết xấu hổ tiến đi vào chen ngàng, giờ thấy hai lão nhân càng nói càng lạc đề, trong lòng cảm thấy vừa buồn cười lại vừa không biết làm sao.

“Bản than cha muốn nói chuyện yên lành, những con xem mẹ con kìa, chỉ biết nói quá lên.”

“Phải, tôi chỉ biết nói quá, chứ không phải nói ông không có bản lĩnh nên ông không muốn nghe.”

“Ừ ừ, là tôi không có bản lĩnh, tôi không có bản lĩnh là được chứ gì.”

“Mẹ, mẹ đừng làm khó cha nữa mà! Nhìn trời cũng sắp lặn rồi mà bọn thằng Viễn sao vẫn chưa trở lại thế?” mẹ Tây Viễn vội nói sang chuyện khác, cách tốt nhất chính là nói đến cháu đích tôn đầu quả tim của ông bà.

“Ờ đúng, có phải tính sổ nên chậm trễ không, hôm nay có thể về đến nhà chớ?” Bà cụ lập tức bị dời lực chú ý.

“Sao không thể trở về, thằng Viễn lúc sáng sớm trước khi đi có nói đến tối là trở về, giờ không còn chưa tới lúc đâu.” Ông cụ cũng thành công bị dời đề tài.

“Ôi, hai đứa bé nói sao cũng phải theo đi bằng được. Mẹ đã nói mùa đông không cho đi nhỡ bị lạnh ốm ra đấy thì làm sao.” Bà cụ lại bắt đầu lo lắng cho Tây Vi và Vệ Thành.

Tây Viễn hôm nay đi theo cha tính toán sổ sách sáu tháng cuối năm, nhân tiện trả luôn khoản nợ một trăm hai mươi lượng tiền xây nhà chưa trả hết chỗ Tôn Diệp.

Nửa năm nay Tôn Diệp bừng bừng kinh doanh Tụ Đức Lâu, Tây Viễn ăn theo được chia hoa hồng nhiều hơn, trừ đi tiền nợ trả Tôn Diệp thì còn thừa lại ba mươi lượng bạc. Rốt cục không còn nợ nần gì! Tây Viễn thở một hơi dài nhẹ nhõm, mặc dù biết số tiền này sớm muộn gì cũng trả được nhưng nhưng trong lòng hắn cứ vấn vương mãi, giờ rốt cục có thể hoàn toàn ổn lại.

Tính toán sổ sách xong, dặn dò Trương Tài các mục công việc cụ thể trước và sau khi ăn tết, Tây Viễn cùng cha dẫn hai đứa bé đến chợ dạo qua một vòng.

Đêm qua Tây Vi và Vệ Thành lien tục nài nỉ anh trai, nói gì cũng muốn đi theo đến Thành Ngạn Tuy, bọn nó đã hơn nửa năm không tới, vừa lúc anh trai muốn vào thành nên cũng muốn theo. Tây Viễn bó tay với hai đứa em trai, đành phải đáp ứng, cái chính là mùa đông năm nay thời tiết quá lạnh, hắn sợ hai đứa bé bị lạnh.

Bởi vì trả hết nợ trong nhà, trong lòng Tây Viễn cũng cảm thấy thoải mái, cho nên chỉ cần Vệ Thành và Tây Vi nhìn trúng cái gì hắn liền không chút do dự mua cho. hai đứa con trai dù đi theo anh trai làm nũng cũng chẳng qua là mấy đứa nhỏ, đòi mua một ít đồ chơi không nhiều tiền lắm, nếu có thứ giá hơi đắt thì không cần người lớn nói, bọn nó đã không chịu mua.

Tây Minh Văn trên lưng đeo sọt, cất đồ chơi hai đứa con trai mua vào trong. Dù tiếc tiền lắm, nhưng giờ trong nhà điều kiện đã tốt hơn chút, chỉ cần con nhỏ không đòi hỏi quá phận thì hắn cũng không để mấy đứa chịu khổ.

Cứ đi mãi, mấy cha con đi đến trước một cửa hiệu bán trang sức, nghĩ đến từ xưa nữ nhân bất luận già trẻ đều có lòng thích cái đẹp, Tây Viễn liền dẫn cha cùng hai đứa bé đi vào. loay hoay trong cửa hàng, Tây Viễn chọn một cái ngân trâm song như ý cho bà nội, lại để cha cũng chọn cho mẹ một cái.

Tây Minh Văn nghĩ đến mẹ Tây Viễn từ khi gả cho mình đến giờ đã sắp mười bốn mười lăm năm, đồ trang sức cái gì cũng không có, đeo ở trên đầu vẫn là cây mộc trâm Tây Viễn mua cho. Trong lòng nghĩ đến người vợ cùng mình trăng trải cuộc sống cho nên không do dự mà bắt đầu chọn, chọn mãi chọn mãi cuối cùng chọn một cây ngân trâm hình nụ hoa sen. Tây Viễn để chủ quán gói cây tram lại rồi ra ngoài tìm chỗ mua một cái điếu thuốc bằng đồng cho ông nội. Mua xong, mấy người mới dẹp đường ngồi xe lừa quay về thôn hoa sen.

Về đến nhà, Tây Viễn đem cây trâm và nõ điếu mua lần lượt đưa cho ông bà cụ, hai lão nhân vốn đang không thèm nhìn nhau, giờ vừa thấy cháu đích tôn hiếu tâm như vậy cũng không tiếp tục bực bội nữa. bà nội cầm cây trâm khoa tay múa chân cắm lên búi tóc của mình, ông nội cầm điếu thuốc lật đi lật lại ngắm êu thích không buông tay, tiếc dùng nhưng vẫn đeo ở trên đai lưng, định bụng sáng mai sẽ khoe khoang với mấ ông bạn già trong thôn.

“Vẫn là cháu đích tôn của ta tốt, trong lòng bà không vui cả ngày, thằng Viễn nhà ta vừa về đến liền thấy thoải mái.”

“Bà ơi, cháu cũng giúp anh chọn, là cháu thấy cây trâm này trước!” Tây Vi vừa nghe bà nội thổi phồng anh trai cũng gấp gáp ra mặt.

“Ừ, mấy đứa nhà ta ai cũng hiếu thuận, bà nội có các cháu là đã thỏa mãn rồi.” Tây Vi và Vệ Thành nghe thấy bà nội cũng thổi phồng hai đứa mình, lúc này mới xoay người đem mặt nạ mua cho Tây Dương và Tây Dũng đưa đến trước mặt hai đứa, một một cái là khỉ, một cái là hổ con.

Tây Dương và Tây Dũng vừa ngạc nhiên nhìn, vừa vội vội vàng vàng đeo lên đầu, Tây Vi và Vệ Thành ở bên cạnh cũng đội cái của mình lên, bốn đứa nhỏ đeo mặt nạ cứ chốc chạy đến trước mặt người lớn a một tiếng. Thế còn chưa thấy đã, mấy đứa trẻ con thương lượng hừa dịp người lớn trong nhà không chú ý liền chạy ra sân, bọn nó muốn đem khoe với những đứa trẻ khác, phía sau mẹ Tây Viễn liên tục kêu cũng không gọi lại được.

“Mấy cái đứa này, sắp ăn cơm đến nơi rồi.” mẹ Tây Viễn bất đắc dĩ nói.

“Không sao đâu mẹ, đến lúc đó bọn nó sẽ tự trở lại, nếu không thì con sẽ ra ngoài tìm.” Tây Viễn nói.

Bên cạnh, Tây Minh Văn cũng đem ngân tram mua cho mẹ Tây Viễn ra, mẹ Tây Viễn kinh hỉ lấy tay cầm lên xem, nhỏ giọng hỏi Tây Minh Văn: “Sao cả tôi cũng được mua vậy?”

“Là thằng Viễn đấy, nói là đặc biệt mua cho nàng và mẹ.” Tây Minh Văn thành thật trả lời.

“Thật dễ nhìn, là thằng Viễn chọn à?”

“Không phải, là tôi chọn cho đấy, Tiểu Viễn nói vợ mình thì phải tự phụ trách.”

“Nói gì thế, cái ông này!” mẹ Tây Viễn thừa dịp người khác không chú ý đánh Tây Minh Văn xuống.

“Nàng đeo thử đi, đeo thứ tôi xem có đẹp hay không.” Tây Minh Văn giục vợ.

“Tôi mới không cho ông xem đâu.” mẹ Tây Viễn mặt đỏ rần, vội vàng đem cây trâm vào trong phòng mình, mở tủ ra cất đi.

Trong phòng, bà nội híp mắt vuốt vẽ hoa văn trên cây trâm, vuốt ve chán chê rồi mới lấy ra một cái khăn vải nhỏ ba tầng trong ba tầng ngoài mà gói cây trâm lại, muốn cất vào trong tủ quần áo.

“Bà ơi, bà cất cây trâm trong tủ làm gì?” Tây Viễn nhìn thấy thì khó hiểu hỏi.

“Thứ đắt tiền như vậy cũng không thể đeo ở trên đầu, nhỡ mất thì sao.” Bà cụ đáp. cây trâm như vậy chắc phải gần một lượng bạc, ai lại đi đeo lên đầu thứ đáng giá như vậy chứ!

“Ôi, bà nội tốt của cháu, bà cứ đeo đi mà. Đây chỉ bạc, không tốn nhiều tiền đâu. Cháu mua chính là để cho bà đeo, bà không đeo vậy coi như mua không công rồi.” Tây Viễn rất bất đắc dĩ.

“Gần một lượng bạc còn nói không có nhiều tiền. Nếu là hai năm trước, một cây trâm này đủ cho chúng ta ăn uống nửa năm.” Bà cụ cảm thán nói.

“Bà cứ đeo đi mà, chúng ta bây giờ sống rất tốt, bà không phải nói nhìn tân nương tử đeo trâm bạc nhìn thấy mà thèm đấy sao?” Tây Viễn nhớ lại một cậu bà nội từng nói.

“Cháu nó mùa cho thì bà cứ đeo đi, còn đem cất làm gì?” Ông cụ vừa gõ điếu vừa nói.

“Có ai giống giống, có cái gì cũng thích đem đi khoe.” Bà cụ vẫn bỏ cây trâm vào trong tủ quần áo, “Tôi giờ không đeo, chờ vào năm mới mới đeo. Tôi đâu phải người cao sang gì, bình thường cũng không thể dung đồ tốt như vậy.”

Ông cụ liếc mắt nhìn cháu đích tôn một cái, tiếp tục bình luận, nhưng có nói gì đi nữa thì bà cụ đều quở ông khó sống chung. Tây Viễn thấy ông bà nội vậy thì cười trộm trong lòng.

Dù nói vậy, ngày hôm sau có người đến nhà ngồi tán gẫu, bà nội vẫn nhịn không được một lần lại một lần đem ngân trâm cháu đích tôn mua cho ra cho đám thôn phụ xem, nhân tiện thổi phồng mấy đứa cháu nahf mình còn nhỏ đã biết hiếu thuận


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui