Xuyên Đến Nữ Tôn Quốc


Năng lực làm việc của Giang Điền thật sự rất mạnh.

Chỉ mới 3 ngày Hiểu Linh ở đây, bà ấy đã có thể tìm ra những người thợ mộc và thợ xây có tay nghề tốt nhất trong vùng đưa đến để cô và Thanh Ngọc chọn lựa.

Về nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng, Giang Điền cũng đã tìm được mối tốt chỉ còn chờ họ vận chuyển tới.

Ngay khi chọn được thợ mộc hợp ý Thanh Ngọc liền yêu cầu đóng một chiếc giường tầng với kích thước thật làm mẫu để xem xét.
Giường được đóng bằng gỗ chắc chắn, tầng trên và tầng dưới cách nhau chừng mét rưỡi, khung dài 2m rộng 1m2.

Phía đuôi giường được đóng thêm một chiếc giương nhỏ.

Đó là nơi cho các học sinh bỏ tư trang cá nhân cũng như gấp gọn chăn gối sau khi ngủ dậy.

Nắp giương có thể trở thành một chiếc bàn gấp.

Phía trên nắp giương có một ô vuông nhỏ gắn đồng để học sinh đặt đèn dầu tránh hỏa hoạn nếu muốn học đêm.
Vốn đã được Hiểu Linh giảng giải kỹ lưỡng từng chi tiết trên mô hình chiếc giường tầng nhưng khi nhìn thấy thành phẩm Thanh Ngọc vẫn không khỏi cảm thán:
- Hiểu Linh tỷ thật sự suy nghĩ quá chu toàn.

Một chiếc giường nhỏ cũng đủ trở thành nơi học bài, nghỉ ngơi của học sinh.
Hiểu Linh chỉ cười không nói.

Bốn năm đại học ở ký túc, cô đã quá quen sinh hoạt với giường tầng cũng như sự tiện lợi cùng bất tiện của nó mang lại.

Chính vì thế cô mới thiết kế thêm nơi để tư trang cá nhân cũng như tích hợp chiếc bàn gấp trở thành nắp giương quần áo.
Giường mẫu được đóng xong, mọi chi tiết được thông qua.

Thanh Ngọc bắt tay ngay vào việc để thợ mộc đóng hàng loạt giường trước khi thay thế vào các gian nhà cho học sinh.
Bên này hừng hực khí thế bàn thảo cho việc xây dựng sắp tới thì bên kia các vị học giả cũng không chịu thua kém.

Ngoại trừ những lúc phải lên lớp, năm vị tiên sinh đều tập trung tại thư phòng của Phan Sư Khương soạn giáo án.

Theo lời gợi ý của Hiểu Linh, mọi người đều viết thư cho các môn sinh của mình đang làm quan hoặc sinh sống ở các vùng miền trên toàn Nam Bình để thu thập tư liệu về địa lý.

Việc soạn giáo án môn thể dục giao lại cho hai vị sư phụ dạy võ thuật.

Môn Toán học cũng khá đơn giản nên giáo án chỉ cần một vị học giả tinh thông là có thể hoàn thành.

Riêng giáo án lịch sử khiến các vị học giả có chút phân vân.

Nam Bình lập nước cũng hai nghìn năm.

Những sự kiện diễn ra trong 2.000 năm này đương nhiên là một con số khổng lồ.

Vậy điều gì thì nên đưa vào giáo án, điều gì không khiến các vị học giả nhiều lần nổ ra tranh cãi kịch liệt.

Rốt cuộc không ai chịu nhường ai.

Bọn họ quyết định viết một chương về thời đại gần đây nhất để Hiểu Linh phân xử.
***
Hiểu Linh có chút khó hiểu khi đột nhiên được gọi vào thư phòng.

Sau ngày đó thư phòng dường như trở thành cấm địa vì các vị học giả thường xuyên lui tới và những trận cãi vã kịch liệt từ nơi đây vọng ra khiến không ai dám lại gần.

Hành lễ với các vị Tào, Giang, Nguyễn, Trần, Lý tiên sinh xong, Hiếu Linh lập tức nhận tới tay một tập giấy từ Phan viện trưởng.
- Hiểu Linh con đọc thử đi.

Đây là những gì chúng ta viết về triều đại gần nhất so với hiện nay.

Đọc xong cho chúng ta cảm nghĩ của con xem hợp lý không.
Hiểu Linh khẽ gật đầu đáp:
- Vâng để con đọc.
Tập giấy đó chỉ cỡ 20 trang nhưng Hiểu Linh càng đọc thì đôi lông mày càng nhíu chặt.

Đây không phải là giáo án mà cô muốn.

Đầu óc sắp xếp ý tứ ngôn từ một lúc Hiểu Linh mới có thể đáp lời:
- Các vị tiên sinh thứ cho học trò nói thẳng tập giấy này không phải là giáo án mà học trò mong mỏi về môn Lịch sử.

Như học trò đã từng nói lịch sử là những bài học nhưng ở đây thứ học trò đọc được lại chỉ là những chuỗi sự kiện.
Hiểu Linh có chút thở dài.

Lịch sử cô đang đọc không khác gì chương trình lịch sử ngày xưa cô được giảng dạy trên nhà trường, chỉ có những sự kiện nối tiếp những sự kiện.

Không sai, lịch sử chính là những chuỗi sự kiện.

Nhưng cái Hiểu Linh muốn truyền đạt tới học sinh là từ những sự kiện ấy trong lịch sử chúng ta có thể rút ra được bài học gì? Hay tại sao sự kiện ấy lại xảy ra? bối cảnh diễn ra của nó là gì?
Phan Sư Khương hỏi:
- Vậy ý trò muốn chi tiết như thế nào?
Hiểu Linh chậm giãi đáp:
- Ví dụ như trong triều đại Càn Nguyên này học trò không cần thiết các vị tiên sinh đưa vào những mốc thời gian sự kiện liên tục như vậy.

Chỉ cần đưa ra những sự kiện có ảnh hưởng quan trọng trong thời đại đó là được.
Tiểu Linh trải 20 trang giấy lên bàn chỉ vào một mốc thời gian rồi nói.
- Thời Càn Nguyên trải qua năm đời vua nhưng theo học trò chỉ cần khái quát ở ba sự kiện chính: sự kiện thứ nhất chính là chuyển giao quyền lực vị vua đầu tiên lên ngôi Càn Thái Tổ.

sự kiện thứ hai là lần kháng chiến chống Bắc Quốc và sự kiện thứ ba chính là thời Càn Nguyên sụp đổ.

Tại ba sự kiện này học trò muốn trên giáo án có thể truyền tải đến học sinh tất cả những sự kiện liên quan tới nó.

Giả như nguyên nhân nào khiến Bắc Quốc xua quân Nam hạ? Càn Nguyên đế cùng triều thần khi đó đã xử lý ra sao? cuộc chiến diễn ra chủ đạo ở những trận đánh nào? Chính sách ngoại giao của chúng ta sau chiến tranh là gì?.
Tào tiên sinh có chút ngập ngừng:
- Như thế này chẳng phải chúng ta đang võ đoán lịch sử sao?
- Theo học trò thấy đây chính là phân tích lịch sử thì đúng hơn.

Các vị học sinh nơi này một ngày nào đó sẽ ra làm quan.

Sự phân tích lịch sử này sẽ đưa cho họ bài học để giả như có một ngày Bắc Quốc lại lấy cớ gây hấn để nam hạ thì cũng có hướng xử lý,ngoại giao.

Tránh cho dân chúng một phen khói lửa binh đao được là điều tốt nhưng nếu cần cũng có phương sách chống giặc.

Các vị tiên sinh lịch sử đã thuộc nằm lòng hẳn có thể dễ dàng nhặt ra những sự kiện quan trọng những dấu mốc cần thiết để ghi nhớ cho học sinh đưa vào giáo án.

Đó mới chính là điều mà học trò mong mỏi.
Phan viện gật gù.
- Được rồi.

Là chúng ta quá ôm đồm, mong muốn học sinh biết cần nhiều về Lịch sử càng tốt nhưng lại quên rằng chưa chắc chúng đã có thể nhớ hết.

Chúng ta sẽ theo ý tưởng của trò lịch sử là những bài học để soạn lại cuốn giáo án này..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui