Lê Ngọc Anh tựa như cũng cảm nhận được sự nguy hiểm, nàng giơ tay ra hiệu cho Trần Minh Quân, cả hai người ăn ý thả chậm tốc độ cảnh giác quan sát xung quanh.
Cho đến tận đây Trần Minh Quân mới có cơ hội nhìn rõ những bộ hài cốt trên mặt đất, hắn phát hiện nơi này xuất hiện có hai loại kích thước xương cốt khác nhau nằm đan xen.
Trong những bộ hài cốt này có những bộ kích thước không dài minh chứng cho những người này khi còn sống cũng không phải rất cao, trên ngực còn có một tấm đồng che ngực, bên cạnh người nằm rải rác một số loại binh khí bằng đồng khác như dao găm, giáo, kiếm ngắn.
Xen lẫn với những bộ hài cốt được trang bị đồ đồng này là những bộ hài cốt dài ngắn không đều nhưng có thể dễ phân biệt dựa trên đặc điểm những bộ hài cốt này được bao bọc bởi một lớp áo giáp thống nhất kiểu dáng và được làm bằng sắt, các trang bị khác như kiếm, giáo, khiên cũng tương tự được làm bằng sắt thể hiện một nền văn minh vượt trội trong sự phát triển binh khí hơn phe còn lại.
Trần Minh Quân trong lòng trầm ngâm, ánh mắt hắn đặc biệt quan sát những con dao găm được làm bằng đồng nằm trên mặt đất bởi vì vật trang trí của chúng khiến hắn liên tưởng đến một thời đại hào hùng của quê hương mình.
Những con dao găm này có tạo hình chữ 'T', có cán hình củ hành, lưỡi hình tam giác.....
Hắn càng thêm khẳng định đây là vũ khí được ưa chuộng nhiều nhất và không thể thiếu đối với những chiến minh mạnh mẽ thời kỳ Âu Lạc.
Lại nhìn về phía những bộ hài cốt đã được trang bị vũ khí sắt, trong lòng hắn bắt đầu suy đoán.
Tại quê hương hắn, trong lịch sử hào hùng của dân tộc ghi chép về rất nhiều các công cuộc chống giặc ngoại xâm.
Trong đó có vô số kẻ địch mạnh mẽ, một trong số đó chính là nhân vật nổi danh nhất trong lịch sử Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng.
Quan sát tất cả, hắn đã có thể khẳng định trên mặt đất, một phe binh sĩ thuộc về nhà nước Âu Lạc.
Cho nên nơi này rất có thể đã từng diễn ra cuộc giao chiến giữa những binh sĩ Âu Lạc và kẻ địch ngoại xâm.
Nhưng cụ thể là trận chiến nào hắn cũng chưa thể xác định được.
Âu Lạc là nhà nước cổ đầu tiên của người Việt cổ được thành lập tại miền Bắc Việt Nam bởi một nhân vật hào hùng tên là Thục Phán (An Dương Vương) năm 257 TCN.
Nhà nước này đã thống nhất 2 bộ tộc Âu Việt - Lạc Việt (Sử gọi là Văn Lang) lại với nhau.
Trong lịch sử ghi chép về thời đại này, nước Âu Lạc từng phải chống lại hai cuộc chiến tranh xâm lược.
Lần thứ nhất đấu tranh chống lại quân Tần, lần thứ hai chiến đấu chống Triệu Đà xâm lược.
Năm 221 trươc công nguyên, nước Tần tiêu diệt 6 nước kết thúc cục diện “thất hùng” thời Chiến quốc, thâu tóm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.
Vua Tần là Doanh Chính tự xưng là Tần Thủy Hoàng đế, thiết lập một nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế.
Sau đó, năm 223 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng đã thu phục một bộ phận Bách Việt, lập ra quận Cối Kê và Mân Trung.
Kế tục chủ trương "bình Bách Việt" của các vua Sở thời Chiến Quốc, Thủy Hoàng sai Lâu thuyền tướng quân Đồ Thư mang 50 vạn quân tiến đánh những vùng đất phía nam.
— QUẢNG CÁO —
Sử sách Âu Lạc ghi chép,
Quân Tần do Lâu thuyền tướng quân Đồ Thư làm tổng chỉ huy, trong đội ngũ có một tướng người Bách Việt là Sử Lộc vốn thông thạo đường sá, đất đai phía nam và từng làm chức Ngự sử giám của nhà Tần.
Quân Tần đóng sát các thủy lộ chính, dùng thuyền để chuyển quân cũng như lương thảo.
Tuy nhiên không thể băng qua núi bằng đường sông, nên phải đào kinh Linh Cừ để vận chuyển, khởi công đào từ năm 219 TCN do thiết kế của giám quan Sử Lộc.
Đạo quân nam chinh của Tần Thủy Hoàng đã đào núi làm sông để chuyển lương.
Phỏng đoán là việc đào kinh này tốn khoảng 3 năm (hoàn tất năm 216 TCN).
Theo sách Hoài Nam tử, 50 vạn quân Tần chia làm 5 đạo:
Đạo thứ nhất đóng ở Đàm Thành toạ lạc tại Tịnh huyện (Tịnh châu Miêu tộc đồng tộc tự trị huyện), thuộc Hoài Hóa thị, phía tây nam tỉnh Hồ Nam, một trong 12 thành của quận Kiềm Trung (thời Tần).
Nằm trên bờ sông Nguyên, là thị trấn Tịnh Châu của tỉnh Hồ Nam sau này.
Nơi này một vùng phẳng duy nhất để có thể đủ chỗ cho 100 ngàn quân trú đóng và tiện việc vận chuyển quân lương bằng đường thủy.
Là đèo thuộc đất Thủy An trên núi Việt Thành, Ngũ Lĩnh, trên đường từ Hồ Nam xuống đông bắc Quảng Tây.
Đạo thứ hai đóng ở Cửu Nghi sơn, tọa lạc Vĩnh Châu thị, cách huyện Ninh Viễn khoảng 15 km về phía nam, nằm gần cực nam tỉnh Hồ Nam, một trong những núi thuộc Minh Chử lĩnh (sát ranh giới Hồ Nam – Quảng Đông).
Phía đông núi Cửu Nghi có sông Xuân Lăng, bên bờ sông Xuân Lăng ngày nay có thị trấn Lam Sơn tương đối khá phẳng, đạo quân Tần đã đóng ở đây để tìm cách vượt Ngũ Lĩnh.
Đạo thứ ba đóng ở Phiên Ngung, nằm ở thị trấn Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông sau này.
Quân Tần từ vùng hồ Bá Dương, theo sông Cám tiến về phía nam, đến đóng gần Hoành Phổ quan, rồi vượt Đại Du lĩnh để tiến vào Lĩnh Nam.
Sau khi vượt ải, đạo quân tiến vào Phiên Ngung bằng một chi nhánh chính của Bắc Giang.
Đạo thứ tư đóng ở Nam Dã, thuộc quận Dự Chương về phía cực nam tỉnh Giang Tây, thuộc Tráng (Cám) Châu thị, thị trấn Tráng (Cám) Châu, phía đông bắc của Hoành Phổ quan, tọa lạc trên bờ đông nam của Cám (Cống) sông Dự Chương.
Sông này là thủy lộ chính theo hướng bắc-nam của tỉnh Giang Tây.
Một đạo quân Tần đến đồn trú tại Nam Dã, sau khi đạo quân trước đã tiến vào Lĩnh Nam và chiếm đóng Phiên Ngung.
Đạo thứ năm đóng ở sông Dư Can.
Sông này bắt nguồn từ rặng Vũ Di sơn chảy về phía tây, hợp với một nhánh của sông Cám đổ vào hệ thống sông ngòi phức tạp quanh vùng hồ Bá Dương.
Tọa lạc tại huyện Dư Can của quận Dự Chương tỉnh Giang Tây sau này.
Quân Tần đã dùng thủy đạo đến đóng tại thượng lưu Dư Hãn thủy (Tín giang), gần ranh giới phía đông bắc tỉnh Giang Tây và tây bắc tỉnh Phúc Kiến, để chuẩn bị vượt Vũ Di Sơn tiến vào Mân Việt.
Phỏng đoán quân Tần đã đóng gần thị xã Ưng Đàm ngày nay, tại đây có xa lộ băng qua Vũ Di Sơn tới Nam Bình và Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến (Mân Việt thời Tần).
Khi vừa băng qua Vũ Di sơn là có sông Phú Đồn (nối với sông Mân.
Đây là thủy lộ thuận tiện nối Nam Bình với Phú Châu.
Trong 3 năm (218 – 215 TCN) kể từ khi xuất quân, quân Tần vừa phải đào kênh, vừa phải đối phó với cuộc chiến đấu của người Việt, nên “ba năm không cởi giáp dãn nỏ” (Hoài Nam Tử).
Sau đó, nhờ Linh Cừ, quân Tần theo sông Ly (sông Quế) tiến vào lưu vực Tây Giang là địa bàn người Tây Âu.
Quân Tần đã giết chết một từ trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống, nhưng gặp sức kháng cự quyết liệt của người Việt.
Năm 214 TCN, nhà Tần chiếm được đất Lục Lương, lập ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng.
Nam Hải là vùng Quảng Đông (do đạo quân thứ ba đánh chiếm).
Quế Lâm là vùng bắc và đông Quảng Tây.
Quận Tượng là miền tây quảng Tây và một phần nam Quý Châu.
Như vậy, ba quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng mà quân Tần chiếm được đều nằm trong phạm vi Quảng Đông, Quảng Tây và một phần Quý Châu ở phía nam Trung Quốc.
Khi lập ra các quận Nam Hải, Quế Lâm và quận Tượng thì quân Taàn đã tiến vào lưu vực Tây Giang và về cơ bản đã chiếm được vùng này.
— QUẢNG CÁO —
Trên đà thắng lợi, lại có đường thủy vận lương thuận lợi, dĩ nhiên quân Tần không dừng lại ở đó.
Từ Tây Giang, quân Tần có thể theo Tả Giang và sông Kỳ Cùng tiến sâu vào lãnh địa Bách Việt.
Người Tây Âu và Lạc Việt đã đứng dậy chiến đấu chống quân xâm lược Tần.
Vào thời điểm này, Thục Phán đứng lên thống nhất Tây Âu và Lạc Việt thành lập nhà nước Âu Lạc và chống lại thành công cuộc xâm lược của nhà Tần.
.....
Lê Ngọc Anh trải qua hồi lâu quan sát nói khẽ: "Nơi này từng diễn ra một cuộc chiến tranh."
Trần Minh Quân mỉm cười đầy tự hào nói: "Đúng vậy, không chỉ diễn ra chiến tranh mà còn là một cuộc chiến lấy yếu thắng mạnh."
Nghe hắn nói câu nàng, nàng tò mò: "Ngươi biết?"
Hắn gật đầu nói: "Biết sơ một, hai thôi."
Lê Ngọc Anh càng hiếu kỳ: "Mau kể một chút nha."
Trần Minh Quân mỉm cười, trong đầu cẩn thận hồi tưởng lại về cuộc chiến này.
Trận đánh này tại quê nhà hắn cũng không có ghi chép cụ thể về diễn biến nhưng cũng có lưu giữ lại một vài tư liệu.
Thế là hắn bắt đầu kể lại: " Xưa kia có một cường quốc do Tần Thủy Hoàng đứng đầu, năm 218 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng huy động năm mươi vạn quân chia làm năm đạo đi chinh phục Bách Việt ở phía Nam.
Bách Việt khi bấy giờ nền văn hóa so với Đại Tần kém hơn rất nhiều, binh khí chủ yếu được làm bằng đồng....."
Trước thế mạnh ban đầu của quân Tần, người Việt đều vào rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt.
Đó không phải là một cuộc chạy trốn vì khiếp sợ, thất bại, mà trái lại, là một cách đánh giặc.
Người Việt rút vào rừng là để tránh thế mạnh lúc đầu của quân Tần, là không muốn đánh lớn, không tổ chức quyết chiến khi chưa có lợi.
Trong lúc đó thì “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần” (Hoài Nam Tử).
Rõ ràng, đây là một cuộc chiến đấu kiên cường, thông minh và có tổ chức.
— QUẢNG CÁO —
Người Việt đã biết dựa vào cơ cấu xã hội các chạ – chiềng, các bộ lạc sẵn có của mình, biêt tận dụng địa hình núi rừng để kiên trì một cuộc kháng chiến đấu lâu dài, đánh nhỏ, đánh lén, đánh ban đêm nhằm tiêu hao quân giặc, triệt nguồn cướp bóc lương thực của giặc.
Có thể nói đó là một hình thức phôi phai của lối đánh du kích.
Cuộc kháng chiến mưu trí, bền bỉ của người Việt đã làm cho quân Tần lương thực bị tuyệt và thiếu thốn, đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong.
Quân giặc càng ngày càng bị dồn vào tình trạng căng thẳng, nguy khốn đến như tuyệt vọng.
Lúc đó, người Việt mới tập hợp lực lượng, tổ chức đánh lớn nhằm tiêu diệt sinh lực giặc, đập tan cuộc xâm lược của quân Tần.
Kết quả là người Việt đã “ đại phá quan Tần và giết được Đồ Thư.
Quân Tần thây phơi máu chảy hàng chục vạn người’.
Năm 208 trước công nguyên, nhà Tần phải bãi binh.
....
Nghe xong đoạn truyền thuyết này, Lê Ngọc Anh từ tận đáy lòng cảm khái: "Người Việt thực sự quá tài giỏi, sách lược đánh trận thật sự quá vi diệu!"
Trần Minh Quân tự hào trong lòng thầm nói "Tất nhiên rồi!", trong lịch sử quê hương hắn không phải chỉ riêng chiến thắng một kẻ địch này mà thậm chí những trận chiến chênh lệch về lực lượng, vũ khí vẫn như cũ dựa vào tài chí mà đánh thắng quân địch..