Xuyên Không Sống Một Cuộc Đời Khác

Hồng An vốn định lát nữa một mình tìm Tiểu Ngọc nói chuyện, nhưng Kim Phi hỏi nên anh ta trả lời luôn: “Hồi bẩm tiên sinh, ta mang thư của các huynh đệ từ thành Du Quan về, vốn là muốn nhờ đại nhân Tiểu Ngọc hỗ trợ gửi thư giúp.”

Nghe Hồng An nói thế, không khí trong phòng họp trở nên đông cứng lại.

Giờ việc viết di thư trước trận chiến đã thành truyền thống của tiêu cục Trấn Viễn và quân Trấn Viễn, cho nên bọn họ đều rất rõ ràng những phong thư nhà mà Hồng An mang về có ý nghĩa gì.

Đây có thể là bức thư cuối cùng mà nhân viên hộ tống cùng binh lính nữ đang đóng quân ở thành Du Quan gửi về nhà.

“Những phong thư đó ở đâu?” Kim Phi trầm giọng hỏi.

“Trong túi ở cửa.” Hồng An trả lời.

“Tiểu Ngọc, cô sai người sắp xếp lại chỗ thư nhà đó, mau chóng đưa đến tận tay người nhà của các huynh đệ đi.”

“Vâng!” Tiểu Ngọc gật đầu, dẫn Hồng An rời đi.

Hừng đông, bốn chiếc ca nô rời bến Kim Xuyên khi trời còn đang nhá nhem tối, chúng phi như bay về phía nam.

Đến cửa sông Gia Lăng đổ vào Trường Giang, bốn chiếc ca nô chia làm hai đội.

Hai chiếc chạy đến thành Tây Xuyên để truyền tin cho Khánh Hâm Nghiêu, hai chiếc khác thì lái về phía hạ du, đi tìm Trịnh Trì Viễn.

Cùng lúc đó, Tiểu Ngọc tìm một đội người sắp xếp lại thư nhà của nhân viên hộ thống và binh lính nữ.

Đội quân Bắc phạt được tạo thành từ một nghìn nhân viên hộ tống và ba nghìn quân Trấn Viễn, dù sao nhân viên hộ tống đều là cựu binh trong tiêu cục, đa số họ đều là người Kim Xuyên và các huyện xung quanh, thư nhà của họ đều được đưa đến tòa soạn báo Kim Xuyên.

Khi tòa soạn phát báo cho người xung quanh thì người đưa thư sẽ tiện thể gửi thư đi luôn, đưa đến tận tay người nhà của nhân viên hộ tống và binh lính nữ.

Đây cũng là một trong những công việc của người đưa thư.

Quân Trấn Viễn tham gia đội quân Bắc phạt đều là nhóm quân đã có mặt từ rất sớm, toàn bộ bọn họ đều là dân chạy nạn đến từ dốc Đại Mãng.

Thư nhà của họ đại khái chia làm hai phần, một phần cần đưa đến quê quán Tây Xuyên, phần còn lại thì đưa đến núi Thiết Quán là được.

Trước đây các cô nương là dân chạy nạn ở quê cũ kiếm sống rất khó, một bộ phận người dân tham gia quân Trấn Viễn, một bộ phận khác thì nghe theo sự sắp xếp của Kim Phi, lên núi Thiết Quán, vào nhà máy làm nữ công nhân tạo xà phòng thơm.

Bởi vì chư vương hỗn chiến, xà phòng thơm không thể tiếp tục bán với giá cao ở nước ngoài được, việc làm ăn từng bị sa sút một thời gian.

Thế nhưng xà phòng thơm là đồ dùng vệ sinh, không bán được ở ngoài thì Kim Phi lại bán thông qua hợp tác xã với giá ổn định, bán cho người dân Xuyên Thục, đồng thời còn phổ cập khoa học những lợi ích của việc sử dụng xà phòng thơm, và phương pháp sử dụng chính xác thông qua báo chí.

Thời đại phong kiến rất chú trọng thân thể, cho rằng thân thể được cho bởi cha mẹ, dù là nam hay nữ cũng không cắt tóc, thế nên trên đầu người dân có rận chấy là việc rất bình thường.

Thế nhưng từ khi xà phòng thơm được bày bán trên giá hàng của hợp tác xã, thì không ít người dân Xuyên Thục đã hình thành thói quen dùng xà phòng thơm tắm gội, nếu trên đầu họ có rận thì sẽ bị người khác cười nhạo là không vệ sinh.

Thế nên hiện tại số người Xuyên Thục có rận chấy trên đầu càng ngày càng ít.

Việc làm ăn của nhà máy sản xuất xà phòng thơm trên núi Thiết Quán chỉ bị sa sút trong một thời gian ngắn, rồi càng lúc càng phát triển hơn. truyện kiếm hiệp hay

Cũng may các nữ công nhân càng ngày càng thạo việc, việc sản xuất cũng đáp ứng đủ với số lượng tiêu thụ, mỗi ngày còn có thể rút ra một số người để huấn luyện.

Khi Tiểu Ngọc đưa thư nhà tới núi Thiết Quán, thì vừa đúng lúc các nữ công nhân đang huấn luyện.

Tả Phi Phi đang nói chuyện với phó xưởng trưởng ở rìa giáo trường, cô ấy thấy Tiểu Ngọc dẫn người lên đường núi, vội vàng nghênh đón: “Tiểu Ngọc, hôm nay sao lại có rảnh lên núi Thiết Quán thế?”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui